Chép Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện có ý nghĩa gì?

Sám hối là gì? Ý nghĩa và lợi ích của việc sám hối

Ngày vía Phật là gì? Những ngày vía Phật trong năm nên biết

Niết bàn là gì? Ý nghĩa của Niết Bàn trong đạo Phật

Giác ngộ là gì? Ý nghĩa của giác ngộ trong Phật giáo

Chánh niệm là gì? Cách thực hành chánh niệm trong đời sống

Bát Chánh Đạo là gì?

Tứ Diệu Đế (Tứ Thánh Đế) là gì?

Phật, Bồ Tát là gì? Tên các vị Phật Bồ Tát thường gặp

Ý nghĩa biểu tượng Bánh Xe Pháp Luân trong Phật giáo

Phật, Bồ Tát là gì? Tên các vị Phật Bồ Tát thường gặp

Dù theo đạo Phật hay không thì chắc hẳn chúng ta ít nhất đã một lần nghe đến những từ như Phật, Phật Đà, Bồ Tát, Đẳng giác Bồ Tát. Trong hệ thống Phật Giáo có rất nhiều vị Phật, Bồ Tát khác nhau. Nếu bạn đang băn khoăn không biết Phật, Bồ Tát là gì, đâu là các vị thường gặp, thường được thờ phụng thì có thể tham khảo những thông tin dưới đây.

Phật, Bồ Tát là gì?

Chúng ta thường nghe đến chư Phật, Bồ Tát và tên gọi của một số vị Phật, Bồ Tát quen thuộc. Thế nhưng lại không có nhiều người hiểu được Phật, Bồ Tát là gì, phân bậc Bồ Tát được chia ra như thế nào.

Khái niệm về Phật

Phật, tiếng Phạn là Buddha, dịch nghĩa là Giác ngộ. Thông thường, chúng ta hiểu Phật là danh từ để chỉ cho các bậc giác ngộ, đã thoát khỏi sinh tử luân hồi và không còn tái sinh thêm lần nào nữa. Tuy nhiên, Phật có hàm nghĩa rất rộng, không phải là từ chỉ dùng để chỉ cho các bậc giác ngộ toàn giác mà bao hàm nhiều nghĩa.

Các nghĩa này là tự mình giác ngộ, giác ngộ và giác ngộ cho người khác. Phật có thể thấy được quá khứ, hiện tại, tương lai, thấy biết tất cả, không có gì là không thấy biết. Do đó, các vị Phật còn thường có danh hiệu khác như Nhất biến tri, Chính biến tri.

Chúng ta thường nghe đến Phật, Bồ Tát nhưng ít khi hiểu được Phật, Bồ Tát là ai
Chúng ta thường nghe đến Phật, Bồ Tát nhưng ít khi hiểu được Phật, Bồ Tát là ai

Ngày nay, chúng ta thường dùng từ Phật để nói đến các bậc giác ngộ, các vị Chánh Đẳng Chánh Giác đã thành tựu giác ngộ. Đạt đến sự vĩ đại tinh khiết, hiểu rõ về vũ trụ nhân sinh, hoàn thiện về đạo đức lẫn trí tuệ, có lòng từ bi vô lượng với chúng sinh.

Phật giáo được du nhập trực tiếp vào nước ta theo ngả nam truyền, từ các nhà sư người Ấn băng qua đường biển đến vịnh Bắc Việt vào kinh đô Luy Lâu của nước Việt (được xem là kinh đô thứ 2 sau Cổ Loa) để truyền đạo Phật. Phát âm của các nhà sư Ấn chữ Phật là “Buddha”, phiên âm trực tiếp là Bụt.

Phật có lòng từ bi vô lượng, luôn sẵn lòng cứu độ chúng sinh, có sự thấu hiểu và thông suốt tường tận mọi điều. Khi Phật Giáo được truyền vào Trung Quốc, dưới sự ảnh hưởng của Phật Giáo Đại Thừa ở Trung Hoa, từ Bụt ở nước ta dần được thay thế bằng Phật.

Khái niệm về Bồ Tát

Bồ Tát là từ được phiên âm từ tiếng Phạn Bodhisattva, được dịch là Bồ Đề Tát Đỏa. Trong đó, Bodhisattva nghĩa là giác tuệ, trí tuệ; còn Sattva có nghĩa là chuyên chú, gia tăng thêm nhiều công năng nhằm phụng sự cho lý tưởng nào đó. Bồ Đề được hiểu là giác, Tát Đỏa là hữu tình. Như vậy Bồ Đề Tát Đỏa là bậc giác ngộ hữu tình, hiểu về nỗi khổ của chúng sinh, cảm thông, đồng tình với những nỗi khổ ấy. Đồng thời phát nguyện để cứu giúp chúng sinh thoát khỏi khổ nạn, khốn khó.

Trả lời cho thắc mắc Phật Bồ Tát là gì, có thể hiểu Bồ Tát là từ để chỉ cho những vị chứng quả thâm diệu, tuy nhiên còn tâm nguyện muốn độ hóa chúng sinh nên còn lưu lại trong tam giới để thực hiện đại nguyện này. Bồ Tát là các vị tu hành đạo Phật, đã chứng quả nhưng còn lưu lại tam thế. Các Ngài vẫn còn dưới chư Phật một bậc, cần tu thêm một kiếp nữa là sẽ trở thành Phật.

Khái niệm Bồ Tát là từ để chỉ cho những chúng sinh dốc chí tu hành để đạt được “Tuệ Giác” và lập lời chú nguyện theo con đường Chính đẳng, chính giác. Họ là những vị hành giả hành trì Ba La Mật Đa, đã chứng Phật quả, tương lai sẽ thành Phật. Do hạnh nguyện cứu độ chúng sanh, khi chúng sanh chưa được giác ngộ thì sẽ không nhập Niết Bàn, chưa thành Phật.

Bồ Tát mang hạnh nguyện cao cả, luôn dấn thân vào chốn hồng trần để cứu độ chúng sanh và bổ túc cho pháp tu, công hạnh của mình. Bồ Tát phải có đại nguyện và đại hạnh, luôn không ngừng cứu độ chúng sinh theo hạnh nguyện của mình. Cuối cùng sẽ đi đến viên mãn, thành tựu Phật Quả.

Các vị Phật thường gặp hiện nay

Trong Kinh Phật chủng tính có ghi chép 7 vị Phật quá khứ và bổ sung thêm danh tự 21 vị Phật hợp thành 28 vị Phật. Trong kinh văn Phật Giáo Đại Thừa cho rằng đã có và sẽ có vô số vị Phật. Trong các tài liệu Phật Giáo, có đề cập đến danh xưng của vô số vị Phật, tuy nhiên phổ biến nhất là các vị sau đây:

1. Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Thích Ca Mâu Ni còn gọi là Phật Đà, Phật Tổ, Đức Thế Tôn… Ngài là vị Phật có thật trong lịch sử, được ghi chép trong các tài liệu lịch sử. Trước khi xuất gia tu hành, ngài là Thái tử Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Mahamaya của vương quốc Thích Ca.

Phật Thích Ca Mâu Ni còn được gọi là Phật Tổ, Phật Đà
Phật Thích Ca Mâu Ni còn được gọi là Phật Tổ, Phật Đà

Ngài là bậc đạo sư giác ngộ viên mãn, thành Phật vào tháng 4 năm 588 TCN, là giáo chủ của cõi Ta Bà. Phật Thích Ca Mâu Ni đã dùng 49 năm để không ngừng thuyết pháp, nói cho chúng sinh biết được chân tướng của vũ trụ. Ngài cũng là người đã đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ của Phật Giáo. Thích Ca Mâu Ni Phật tạ thế vào một mùa mưa, năm ấy ngài 80 tuổi.

Hình tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được thể hiện với tư thế đứng hoặc ngồi trên tòa sen. Trên đầu Ngài có nhục kế, mắt mở ba phần tư, thường mặc áo cà sa, áo choàng qua cổ, nếu hở ngực thì trước ngực không có chữ Vạn.

2. Phật A Di Đà

Phật A Di Đà vô cùng nổi tiếng trong Phật Giáo Đại Thừa. Tên của Ngài là Vô Lượng Thọ Vô Lượng Quang, tức là vị Phật có thọ mệnh, ánh sáng và công đức vô lượng. Do đó, Phật A Di Đà còn được gọi là Đức Phật Ánh Sáng, được biết đến qua lời kể của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Phật A Di Đà có cõi nước là cõi Tây Phương Cực Lạc, nằm ở phía Tây cách cõi Ta Bà mười muôn ức phật. Có tài liệu ghi chép rằng trước khi thành Phật, Ngài là hoàng tử Kiều Thi Ca, con vua Nguyệt Thượng Luân cùng Hoàng hậu Thù Thắng Diệu Nhân. Có tài liệu viết rằng, ngài là chuyển luân vương Vô Tránh Niệm dưới thời Đức Bảo Tạng Như Lai.

Hình tượng Đức Phật A Di Đà được xây dựng khá giống với Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên, điểm khác biệt là Phật A Di Đà thường mặc y áo hở ngực, trước ngực có chữ Vạn. Ngoài ra, trong tay Ngài thường cầm một chiếc bát, là dấu hiệu tượng trưng cho giáo chủ.

Phật A Di Đà rất có duyên với cõi Ta Bà. Ngài thường cùng Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát cứu độ chúng sinh của cõi Ta Bà. Nếu chúng sinh muốn sau khi chết được sinh về cõi Cực Lạc thì khi sống cần thường xuyên niệm A Di Đà Phật và siêng làm việc thiện, điều thiện.

3. Phật Dược Sư

Phật Dược Sư cũng là một trong những vị Phật thường được thờ phụng hiện nay. Phật Dược Sư trong tiếng Phạn là Bhaisajya-Guru Vaidurya-Prabharajyah, tên đầy đủ là Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai. Ngài là vị Phật có danh hiệu thầy thuốc, có sự thông suốt với tất cả các loại y dược trên thế gian.

Ngài cùng Nguyện Quang Biến Chiếu và Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát trụ ở cõi Đông Phương Lưu Ly, thường cứu độ chúng sinh trong cõi Ta Bà. Phật Dược Sư thường được thờ cúng để cầu bình an, may mắn, phước thọ, giúp các thành viên trong gia đình không ốm đau bệnh tật. Ngài có thể giúp chữa khỏi các bệnh về thân và tâm do tham, sân, si gây ra.

Phật Dược Sư có thân sắc màu xanh lưu ly, trên thân khoác 3 tấm y giải thoát, trước ngực có một chữ Vạn. Trong tay Ngài thường cầm thân cây Myrobalan/Aruna, bình bát chứa đựng thần dược, tháp văn xương hoặc lọ mật hoa… Có thể thờ 1 tượng Phật Dược Sư hoặc 7 tượng Phật Dược Sư.

4. Phật Di Lặc

Phật Di Lặc còn được gọi là Phật Cười, Phật Tương Lai. Ngài là vị Phật của tương lai, theo lời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vào thời kỳ mạt pháp, khi Phật Giáo dần bị lãng quên, Phật Di Lặc sẽ giáng sinh, tiếp nối Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp, được giác ngộ hoàn toàn và giảng dạy Pháp cho chúng sinh.

Phật Di Lặc còn được gọi là Phật Cười, Phật Hạnh Phúc, Phật Tương Lai
Phật Di Lặc còn được gọi là Phật Cười, Phật Hạnh Phúc, Phật Tương Lai

Theo kinh điển Phật Giáo, Phật Di Lặc hiện đang là một trong bốn vị Bổ Xứ Bồ Tát ngụ tại cung trời Đâu Suất, đến kiếp tăng thứ mười sẽ giáng sinh tại Trái Đất, trong nhà của một vị Bà La Môn. Phật Di Lặc trong tiếng Phạn là maitreya, tức Từ Thị, nghĩa là chủng tính từ bi, có năng lực làm cho Phật chủng được nối tiếp, không bị đứt đoạn ở thế gian.

Phật Di Lặc tại Ấn Độ được mô tả với thanh hình thanh mảnh, tuấn tú, mặc trang phục hoàng gia. Trong khi đó, tại Việt Nam và Trung Quốc, hình tượng Ngài được xây dựng là theo hình tượng Bố Đại hòa thượng. Có tướng mập tròn, bụng to, trên vai đeo túi vải, rất yêu thích trẻ con. Ngài vô tư tự tại, khuôn mặt phúc hậu, lúc nào cũng nở nụ cười vui vẻ trên môi.

>> Bạn quan tâm: 99+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc đẹp nhất

5. Ngũ Phương Trí Phật

Ngũ Phương Trí Phật còn được gọi là Ngũ Thiền Định Phật, Ngũ Phật, Ngũ Trí Như Lai. Đây là bộ 5 vị Phật tượng trưng cho năm tính cách, khía cạnh khác nhau, được thờ phổ biến và được nhiều người biết đến hiện nay. Năm vị Phật này bao gồm:

  • Phật Tỳ Lô Giá Na: Còn gọi là Đại Nhật Như Lai, Tỳ Lư Xá Na Phật, được cho là pháp thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật Tỳ Lô Giá Na trong đàn tràng Ngũ Phương Phật thường ở vị trí trung tâm, ngồi trên bảo tòa được tám sư tử nâng đỡ, thân tỏa ra ánh sáng trắng. Ngài là hiện thân của trí tuệ, đại biểu cho pháp giới thể tính trí.
  • A Súc Bệ Như Lai: Còn có tên gọi khác là Phật Bất Động, được thờ rộng rãi trong Phật Giáo Đại Thừa và Kim Cang Thừa. Cõi tịnh độ của ngài là Diệu Hỷ, nằm ở phía Đông của cõi Ta Bà. Ngài được mô tả với thân sắc màu xanh dương, ngồi trên bảo tòa do tám con voi nâng đỡ. A Súc bệ Như Lai là hiện thân của trí tuệ bản lai Đại viên cảnh trí, chày kim cương đơn là biểu tượng của Ngài.
  • Bảo Sinh Như Lai: Còn được gọi là Bảo Sanh Như Lai, Bảo Tướng Như Lai, là chủ của Bảo sinh bộ trong Ngũ Bộ. Ngài lấy phước báu Ma Ni để tích tụ công đức, đại biểu cho Bình đẳng tính trí, thế giới của Ngài toàn là báu vật. Bảo Sanh Như Lai ngồi trên bảo tòa được tám tuấn mã nâng đỡ, thân sắc màu vàng, trên thân có rất nhiều trang sức.
  • Bất Không Thành Tựu Phật: Còn được gọi là Bất Không Thành Tựu Như Lai. Ngài chuyển hóa ghen tị, đố kị thành sở tác trí, có mối liên kết đặc biệt với năng lượng, là chủ của Nghiệp bộ. Ngài được mô tả với thân sắc tỏa ánh sáng xanh lục, trên thân có nhiều trang sức báu thân, an tọa trên bảo tòa do tám mệnh lệnh điểu nâng đỡ.
  • Phật A Di Đà: Như đã đề cập, Phật A Di Đà là tôn chủ cõi Tây Phương Cực lạc. Trong Ngũ Trí Phật, Ngài được mô tả với thân sắc đỏ, đại diện cho trí tuệ bản lai Diệu quan sát trí. Ngài ngồi trên bảo tòa do tám khổng tước nâng đỡ.

Ngoài ra, theo Thai Tạng Giới Ngũ Phật thì 5 vị Phật này bao gồm Đại Nhật Như Lai tọa vị trung ương; Bảo Tràng Như Lai tọa vị Đông phương (tương ứng với Phật A Súc Bệ); Khai Phu Hoa Vương Như Lai tọa vị phương Nam (tương ứng với Phật Bảo Sanh); Vô Lượng Thọ Như Lai (Phật A Di Đà) tọa vị phương Tây và Thiên Cổ Lôi Âm Như Lai tọa vị phương Bắc (tương ứng với Bất Không Thành Tựu Phật).

Các vị Bồ tát thường gặp

Ngoài việc thắc mắc không biết Phật, Bồ Tát là gì, hẳn có nhiều bạn sẽ băn khoăn không biết đâu là những vị Bồ Tát thường gặp. Có vô số vị Phật và cũng có vô số vị Bồ Tát. Quá trình làm Bồ tát được chia thành 52 vị, có thêm Đẳng giác và Diệu Giác Bồ Tát. Trong đó, Đẳng giác là những vị Bồ Tát sắp thành Phật, Diệu Giác là các vị đã là Phật rồi. Dưới đây là một số vị Bồ Tát thường gặp nhất:

1. Quan Thế Âm Bồ Tát

Có thể chúng ta không biết Phật Bồ Tát là gì nhưng chắc hẳn đã không ít lần nghe đến danh xưng của vị Bồ Tát này. Quan Thế Âm Bồ Tát hay Quán Thế Âm Bồ Tát, Quán Tự Tại Bồ Tát, mẹ hiền Quan Âm, Phật Bà Quan Thế Âm là vị Bồ Tát được thờ phụng vô cùng vô biến tại Việt Nam.

Quan Thế Âm Bồ Tát tượng trưng cho tinh thần Đại Bi trong Phật Giáo
Quan Thế Âm Bồ Tát tượng trưng cho tinh thần Đại Bi trong Phật Giáo

Trước khi thành Phật, theo kinh Đại Bi, Ngài là thái tử Bất Huyền, con vua Vô Tránh Niệm (Đức Phật A Di Đà) sau này. Còn theo một thuyết khác , tiền thân của Ngài là công chúa Diệu Thiện, con gái thứ ba của vua Diệu Trang Vương.

Quan Âm Bồ Tát tượng trưng cho tinh thần Đại Bi của Phật Giáo, đại diện cho đức hạnh kham nhẫn, từ bi. Ngài dùng sự nhẫn nhục, tĩnh yêu để cứu vớt chúng sinh, mang đến những điều tốt đẹp hơn. Ngài thường được thể hiện trong hình tướng nữ bạch y hành giả, trong tay cầm bình tịnh thủy, tay kia cầm nhành dương liễu.

2. Địa Tạng Vương Bồ Tát

Địa Tạng Vương Bồ Tát được tôn là bậc giáo chủ của cõi U Minh, là một trong những vị Bồ Tát được tôn sùng nhất Phật giáo Đông Á. Ngài nổi tiếng với lời nguyện địa ngục chưa trống thề không thành Phật, chúng sanh độ hết mới chứng Bồ Đề. Địa Tạng Vương Bồ Tát là vị Bồ tát không thể không nhắc đến khi giải đáp thắc mắc Phật Bồ Tát là gì, những vị Bồ Tát thường gặp.

Ngài là vị Bồ Tát đại từ đại bi, có công đức vô lượng tích lũy qua muôn vàn kiếp. Được nhiều người biết đến với tấm lòng hiếu nghĩa qua câu chuyện Quang Mục Cứu mẹ. Địa Tạng Vương Bồ Tát có hạnh nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi, nhất là những linh hồn sa vào địa ngục.

Kinh Địa Tạng thường được trì tụng để siêu độ vong linh, giúp người trì tụng và thờ Ngài có cuộc sống bình yên, thoát khỏi hiểm nguy, kiếp sau có thể có được thân xinh đẹp. Đặc biệt, Ngài cũng được tin rằng sẽ luôn bảo hộ phụ nữ có thai, trẻ em, những thai nhi bị vứt bỏ, những đứa trẻ bất hạnh mạng yểu…

Địa Tạng Vương Bồ Tát thường được mô tả với khuôn mặt từ bi, đầu đội mão tỳ lư, đứng hoặc ngồi trên tòa sen, đôi khi ngồi trên con Đề Thính. Tùy khí của Ngài là viên ngọc như ý, tay kia cầm tích trượng, được xem là vật để mở cửa địa ngục. Địa Tạng Vương Bồ Tát thường được thờ cùng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Quan Thế Âm Bồ Tát trong bộ Ta Bà Tam Thánh.

3. Đại Thế Chí Bồ Tát

Đại Thế Chí Bồ Tát cùng Quan Thế Âm Bồ Tát là hai vị thị giả trợ tuyên đắc lực của Đức Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương Cực Lạc. Ngài còn có tên gọi khác là Linh Cát Bồ Tát, Vô Biên Quang Bồ Tát, có hạnh nguyện đại hùng đại lực, đại từ bi.

Đại Thế Chí Bồ Tát đại diện cho Trí, thường dùng ánh sáng trí tuệ để soi sáng, cứu độ giúp chúng sinh trong ba đường ác được giải thoát. Theo kinh Bi Hoa, tiền thân của Đại Thế Chí Bồ Tát là hoàng tử Ni Ma, con của chuyển luân vương Vô Tránh Niệm.

Hình tượng Đại Thế Chí Bồ Tát thường được thể hiện trong tư thế đứng hoặc ngồi trên tòa sen, trong tay cầm hoa sen xanh. Hoa sen xanh trong tay ngày được xem là biểu tượng của sự thanh khiết, của ánh sáng trí tuệ, có thể giúp chúng sinh thoát khỏi mê chướng. Đại Thế Chí Bồ Tát thường được thờ cùng Quan Âm Bồ Tát và Phật A Di Đà trong bộ Tây Phương Tam Thánh.

4. Phổ Hiền Bồ Tát

Phổ Hiền Bồ Tát là Đẳng giác Bồ Tát, được xem là hộ vệ của người tuyên giảng đạo pháp. Ngài nắm giữ định đức, hạnh đức, lý đức của chư Phật, cũng là đại diện cho lý, định, hạnh, bình đẳng tính trí, có năng lượng hiện thân khắp mười phương Pháp giới.

Phổ Hiền Bồ Tát thường được thờ cùng Đại Nhật Như Lai và Văn Thù Bồ Tát
Phổ Hiền Bồ Tát thường được thờ cùng Đại Nhật Như Lai và Văn Thù Bồ Tát

Theo kinh Bi Hoa, trước khi thành Phật, Ngài là con trai thứ tư của chuyển luân vương Vô Tránh Niệm. Phổ Hiền Bồ Tát thường được nhắc đến trong nhiều kinh phật như Kinh Mạn Đà La Bồ Tát, kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm và có vị trí quan trọng trong Mật tông.

Phổ Hiền Bồ Tát thường được mô tả trong tư thế ngồi trên tọa kỵ là voi trắng sáu ngà. Trong đó, voi trắng là biểu tượng cho trí huệ vượt qua chướng ngại, có thể chiến thắng 6 giác quan. Ngoài ra, pháp khí của ngài là viên bảo châu, canh hoa sen, ngọc như ý hoặc trang sách ghi thần chú Phổ Hiền.

5. Văn Thù Bồ Tát

Một trong những vị Bồ Tát không thể không nhắc đến khi giải đáp cho thắc mắc Phật, Bồ Tát là gì, những vị Bồ Tát nào thường gặp nhất chính là Văn Thù Bồ Tát. Tên gọi đầy đủ của Ngài là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, đại diện cho Đại Trí, trí tuệ, sự thấu triệt tường tận mọi chân lý.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thuộc hàng thượng thủ Bồ Tát, cũng là Đẳng giác Bồ Tát. Ngài thường được nhắc đến trong Kinh Hoa Nghiêm, Duy Ma Cật, Pháp Hoa, Thủ Lăng Nghiêm… Văn Thù Bồ Tát có sự thấu hiểu với cả ba đức Phật tính là Pháp thân, Giải thoát, Bát Nhã.

Văn Thù Bồ Tát thường được thể hiện trong tư thế cưỡi sư tử xanh hoặc ngồi kiết già trên bồ đoàn bằng hoa sen. Trong tay cầm một lưỡi gươm đang bốc lửa, có ý nghĩa trí tuệ chặt đứt gông xiềng trói buộc, đoạn phiền não vô minh, đưa con người đến trí tuệ viên mãn. Tay kia của Ngài cầm cuốn kinh Bát Nhã, tượng trưng cho giác ngộ, tỉnh thức. Tượng Văn Thù Bồ Tát thường được thờ cùng tượng Đại Nhật Như Lai và Phổ Hiền Bồ Tát trong bộ Hoa Nghiêm Tam Thánh.

6. Phật Mẫu Chuẩn Đề

Phật Mẫu Chuẩn Đề được xếp vào hàng Bồ Tát, tôn vị trong Quan Âm Bộ. Ngài là một trong 4 vị Bồ Tát thân cận của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và được xem là “mẹ của các Phật”, đồng thời được xếp ngang hàng với Quan Thế Âm Bồ Tát. Phật Mẫu Chuẩn Đề còn có những tên gọi khác như Thất Câu Chi Phật Mẫu, Thất Câu Đê Phật Mẫu, Phật Mẫu…

Phật Mẫu Chuẩn Đề là vị Bồ Tát có trí tuệ sâu xa, hay tế độ, hộ mệnh, giúp chúng sinh ngộ giải Phật quả. Ngài thị hiện trong sáu đường sanh tử, hộ trì Phật Pháp, hộ mệnh cho chúng sinh có thọ mạng ngắn ngủi, nghiệp chướng sâu dày, thân mang nhiều bệnh tật.

Hình tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề được thể hiện với thân sắc vàng lợt điểm trắng, có 3 con mắt gồm Phật Nhãn, Tuệ Nhãn và Pháp Nhãn. Toàn thân Ngài có 18 cánh tay, trên các cánh tay là vô số pháp khí như búa, chày, hoa sen, hộp kinh, dải lụa, móc câu…

7. Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát còn có tên gọi khác là Thiên Thủ Thánh Quán Âm, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm, Thiên Tý Quán Âm… Ngài là vị Bồ Tát có nghìn mắt nghìn tay, có thể soi thấu chốn trần, nghe thấu trăm lẽ, hiểu thấu những nỗi bi ai, khổ đau của chúng sinh.

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát có nghìn mắt nghìn tay tượng trưng cho sự viên mãn vô ngại, xuất phát từ hạnh nguyện cứu độ chúng sinh của Ngài. Trong tay Ngài có nhiều pháp khí, có đủ năng lực khắc chế mọi sự trói buộc của cảnh trần, không khuất phục trước các thế lực tà giáo. Ngài cũng mang đến sự bình đẳng tuyệt đối, cứu giúp hết thảy chúng sinh.

Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp thắc mắc Phật, Bồ Tát là gì và các vị Phật, Bồ Tát thường gặp nhất hiện nay. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về các vị Phật, Bồ Tát trong hệ thống Phật Giáo hiện nay.

Xem thêm:

Cùng chuyên mục

Bánh xe Pháp Luân được xem là biểu tượng cho Pháp trong Phật Giáo

Ý nghĩa biểu tượng Bánh Xe Pháp Luân trong Phật giáo

Khi tiếp xúc với đạo Phật, chúng ta thường nghe nhắc đến bánh xe Pháp Luân, đây cũng là một món pháp khí thường được cầm trong tay một số...

xá lợi phật là ai ?

Tôn Giả Xá Lợi Phất Là Ai ?

Tôn Giả Xá Lợi Phất là một trong những vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôn Giả Xá Lợi Phất và Tôn Giả Mục Kiền...

sự tích về mục kiền liên

Mục Kiền Liên Bồ Tát là ai? Sự Tích Mục Kiền Liên Cứu Mẹ

Mục Kiền Liên là một trong những vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài cùng với Xá Lợi Phất là 2 vị đại đệ tử...

Phật Di Lặc hợp với tuổi nào là thắc mắc chung của nhiều người

Phật Di Lặc hợp với tuổi nào, mệnh nào trong 12 con giáp?

Tượng Phật Di Lặc không chỉ được thờ rộng rãi trong Phật Giáo mà còn có ý nghĩa quan trọng trong phong thủy, được nhiều người thờ cúng để được...

Trì tụng thần chú 100 âm sẽ giúp tịnh hóa bệnh tật, phiền não, chướng ngại

Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát là ai? Hình tượng và ý nghĩa thờ cúng

Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát là vị Bồ Tát truyền thống trong Phật Giáo Đại Thừa, nổi tiếng với khả năng tịnh hóa, tiêu trừ ác nghiệp, giúp tâm...

khất thực là gì ? vì sao sư thầy đi khất thực

Khất Thực Là Gì ? Vì Sao Sư Thầy Đi Khất Thực

Trong cuộc sống có đôi lúc chúng ta sẽ thấy các vị sư Thầy thường đi khất thực, trợ duyên. Trên tay các Ngài ôm một bình bát, đi chân...

Ẩn