Quan Âm Bồ Tát là ai? Sự Tích Quan Thế Âm
Quan Âm Bồ Tát là một vị Bồ Tát với hạnh nguyện từ bi mà luôn cứu vớt các chúng sanh. Quan Âm Bồ Tát cũng được thờ ở rất nhiều nước trong đó nổi bật phải kể đến Trung Quốc, Việt Nam, Nepal,…
Quan Âm Bồ Tát là ai?
Quan Âm Bồ Tát là vị bồ Tát xuất hiện dưới hình tướng là một người bà, một người mẹ luôn có lòng từ bi và bao dung cho chúng sanh. Quan Âm Bồ Tát được hiểu chính xác là vị Bồ Tát có thể nghe thấy tất cả những nỗi khổ đau của chúng sanh, từ đó người phát đại nguyện cứu vớt.
Quán Thế Âm Bồ Tát được hiểu theo đúng như tên gọi của Người:
- Quán : tức là xem xét, trông thấy,
- Thế: tức là cõi thế gian, trần thế
- Âm: tức là nghe thấy
Quán Thế Âm Bồ Tát tức là nghe thấy những lời cầu nguyện của các chúng sanh khắp cõi trần thế. Quan Thế Âm Bồ Tát cũng chính là một trong 4 vị đại bồ tát quan trọng của Phật Giáo Đại Thừa cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát.
=> Xem thêm: Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai ?
Quan Thế Âm Bồ Tát thường đứng cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát để thuyết pháp bên cạnh đức Phật A Di Đà.
Các sự tích về Quan Thế Âm Bồ Tát
Thường chúng ta hay nghe nhắc nhiều nhất là Quan Âm Diệu Thiện và Quan Âm Thị Kính. Quan Âm Thị Kính xuất hiện ở kiếp thứ 10 và Quan Âm Diệu Thiện xuất hiện ở kiếp cuối. Đây là 2 giai thoại về Quan Âm được phổ biến rộng rãi nhất hiện nay.
Sự Tích Quan Âm Thị Kính
Tương truyền rằng trong kiếp giảm thứ 9 và cuối kiếp thì Phật Thích Ca có xuất hiện với hình tướng là một nữ nhân đến ép vị tỳ kheo kết duyên. Vị Tỳ kheo bị ép vào thế không thể không kết duyên nên sau đó lập thệ nguyện rằng nếu có kiếp sau thì nhất định chứ kiếp này ông đã thệ nguyện tu trì không thể nào kết hôn được. Cũng chính vì lời thệ đó mà trong kiếp thứ 10 ông đầu thai làm thân nữ ở một gia đình nhà họ Sùng.
Nhà họ Sùng vốn nổi tiếng là gia đình khá giả nhưng đã lâu mà chưa có con. 2 ông bà chăm chỉ lên chùa cầu nguyện cuối cùng cũng được thành toại. Bà sùng có thai và sinh ra được một cô con gái đặt tên là Thị Kính.
Thị Kính từ nhỏ đã yêu thích việc đọc sách, nàng thường đọc nhiều sách trong đó có các cuốn sách nói về kinh Phật. Cho tới tuổi lấy chồng, cha mẹ tìm cho nàng một mối hôn ước chính là gia đình Thiện Sĩ ở làng kế bên, cũng là một trong các gia đình khá giả.
Nàng khi nghe cha mẹ nhắc như vậy không cảm thấy vui mừng, ngược lại còn thấy buồn phiền và lo lắng. Chính vì gia cảnh neo người, nàng lại là con gái thì sau này cha mẹ già lấy ai chăm sóc.
Tuy nhiên khi ông bà Sùng biết được tâm tư của nàng thì liền nói. Con gái lớn tới tuổi lấy chồng, theo chồng là quy luật xưa nay, con nếu ở cùng cha mẹ như vậy cha mẹ lại càng cảm thấy buồn phiền hơn. Hơn nữa, gia đình chồng con cũng ở ngay làng bên, về sự thăm hỏi và đi lại cũng rất dễ dàng.
Thị Kính sau khi nghe lời cha mẹ như vậy thì cũng đồng ý gả sang nhà Thiện Sĩ. Nàng về làm dâu vô cùng thảo hiền. Trong một ngày nọ lúc đang ngồi may, Thiện Sĩ đọc sách kế bên nhưng ngủ quên lúc nào không biết. Lúc này nàng ngắm nhìn Thiện Sĩ kỹ hơn, vì bình thường không dám nhìn chồng trực diện. Nàng thấy trên khuôn mặt của Thiện Sĩ có một cọng râu mọc ngược, nàng vì đọc nhiều sách tướng nên hiểu rõ nếu để cọng râu này trên mặt thì tướng số sau này sẽ không tốt.
Đang lúc may đồ nên sẵn cây kéo kế bên nàng liền có ý định lấy kéo cắt bỏ. Tuy nhiên ngay khi vừa chạm kéo xuống thì Thiện Sĩ bừng tỉnh. Chàng ta thấy nàng đang cầm kéo tiến sát về phía mình nên tưởng Nàng có lòng giết chồng. Thiện Sĩ hô lớn lên làm cho cha mẹ và hàng xóm cùng tới. Cha mẹ Thiện Sĩ không nghe sự giải thích của nàng mà khăng khăng rằng nàng đã có tư tình bên ngoài nên muốn giết chồng.
Mặc sự giải thích và khóc lóc của nàng, cha mẹ chồng vẫn quyết kêu bằng được thông gia sang để trả lại con gái. Vợ chồng ông Sùng khi nghe thấy thế bèn la rầy con gái sau đó lãnh về nhà. Thị Kính sau khi về nhà thấy cha mẹ vì mình mà phải lo sầu nhiều. Nàng ngay ngày hôm sau đã quyết định phải rời khỏi nơi này. Sáng sớm tinh mơ, nàng giả trang nam nhi rời bỏ quê hương.
Nàng đi trong vô định, không biết nơi mình tới, cũng chẳng biết nơi mình sẽ đi. Bỗng nàng đi ngang một ngôi chùa, khi nghỉ chân ở đó nàng thấy sư ông đang ngồi giảng pháp. Nàng chăm chú lắng nghe và cảm thấy bản thân mình lúc này có cơ duyên để tu. Nàng tiến đến và xin sư ông cho mình được xuống tóc đi tu.
Sư ông lấy làm lạ, một thân nam nhi, tuổi còn trẻ, thân trang lại đẹp đẽ như vậy thì có thể tu được bao lâu. Nhưng dưới tấm lòng thành kính của mình thì cuối cùng sư ông cũng xuống tóc đi tu cho nàng và cho nàng pháp hiệu là Kính Tâm
Kính Tâm hàng ngày sinh sống tại chùa, nàng thường phụ sư ông các công việc lặt vặt như thắp nhang, đánh chuông, quét lá. Vì vốn mang thân nữ nhi nên khi xuống tóc làm sãi trong chùa thì diện mạo vẫn đoan trang. Cũng chính vì thế nên có rất nhiều nữ khi đi chùa thường buông lời trêu ghẹo Kính Tâm. Trong số đó có con gái của Phú Ông tên Thị Màu, nàng ta vô cùng yêu mến Kính Tâm nên thường viện cớ lên chùa để được gặp,. Tuy nhiên dù nàng ta có sử dụng cách gì chăng nữa thì Kính Tâm lòng vẫn không đổi.
Thị Màu dụ dỗ Kính Tâm không được nên về tư tình với người ở trong nhà dẫn đến có bầu. Khi bụng bầu lớn thì Phú ông biết chuyện nên hỏi. Nàng ta vì sợ nên khai là do Kính Tâm làm. Lúc này Kính Tâm bị Quan kêu lên hỏi chuyện, Dù cho Kính Tâm một mực kêu oan nhưng vì Thị Mầu khẳng định là con của Kính Tâm nên Quan cho dùng hình để ép hỏi. Nhìn thấy Kính Tâm bị đánh đập nhưng miệng vẫn kêu oan, Sư ông nhìn không nổi bèn đứng ra bảo lãnh cho Kính Tâm
Sư ông đưa Kính Tâm sang một am nhỏ gần chùa để tu tránh điều tiếng về nàng. Nàng sống cuộc sống yên bình ở đây cho đến khi Thị Mầu lại đem con của mình đến trước cửa am mà bỏ.
Nàng ta nói rằng : con của ngươi nay ta trả lại cho ngươi. Kính Tâm vì thương xót cho thân phận đứa bé nên đã cưu mang nó. Sư ông biết chuyện liền tới rầy la. Kính Tâm đáp rằng: con luôn vâng theo lời sư dặn, hành thiện, tích đức. Nay đứa bé này không có nơi nương tựa cũng không ai thu nhận nên con đem nạp nuôi dưỡng. Sư thầy nghe vậy liền để Kính Tâm tự quyết định. Sau đó Kính Tâm cũng xin ở lại am và không trở về chùa.
Bẵng đi được 3 năm, Lúc này đứa trẻ vừa biết nói biết chạy. Kính Tâm thấy rằng mình sắp rời khỏi nơi cõi trần này nên viết 2 bức thư kể rõ sự tình. Một bức nàng gửi về quê nhà cho cha mẹ nàng, một bức nàng gửi cho sư ông. Lúc này nàng liền tạ thế.
Sư ông sau khi đọc thư liền cho vài ni cô sang am để kiểm nghiệm lại. Các sư cô sau đó liền nói rằng quả Kính Tâm chính là thân nữ. Lúc này Sư ông liền mang theo bức thư đến gặp Quan, xin quan minh xét lại chuyện 3 năm trước. Quan cho gọi cha con Thị Mầu lên. Thị Mầu biết lúc này không thể nói dối được nên bèn kể lại sự tình và nàng ta sau hôm đó cũng tìm đến cái chết để tránh khỏi khổ nhục
Cha mẹ của nàng sau khi đọc thư liền cùng với Thiện Sĩ tới đám tang của nàng. Thiện Sĩ sau khi biết hết sự tình cũng liền xin đi tu.
Nói về Bồ Tát sau khi nhập niết bàn liền trở về cõi Phật. Người đã tịnh độ để đứa trẻ con của thị màu, cùng cha mẹ và thiện sĩ được trở về cõi Phật.
Sự Tích Quan Âm Nam Hải – Quan Âm Diệu Thiện
Trong đời kiếp cuối cùng của Bồ Tát Quan Âm. Quan Âm hóa thân là con gái thứ 3 của đức vua Diệu Trang lấy hiệu là Diệu Thiện. Ngay từ nhỏ Diệu Thiện đã tỏ rõ là một ái nữ xinh đẹp và thông minh. Bên cạnh đó nàng còn có tấm lòng lương thiện.
Thủa nhỏ Diệu Thiện thường theo 2 chị là Diệu Thanh và Diệu Âm ra ngoài thành dạo chơi. Năm lên 7 tuổi trong một lần ra ngoài thành nàng thấy được cuộc sống đói khổ của dân chúng. Nàng thấy trên đường là vô số những người đi ăn xin, một bà mẹ khóc lóc thảm thiết khi chứng kiến đứa con của mình chết vì đói ăn.
Đứng trước tình cảnh đó nàng không ngần ngại lấy sạch toàn bộ số đồ ăn của mình đem chia cho dân chúng.
Những lần tiếp theo ra khỏi thành nàng đều lén mang theo nhiều lương thực để phân phát cho dân chúng. 2 chị của nàng cũng ngầm đồng ý với cách làm của nàng nên thường hỗ trợ hoặc giúp sức.
Cho tới khi Diệu Thanh và Diệu Âm được gả đi, lúc này trong cung chỉ còn một mình nàng. Nàng lại lớn lên vô cùng xinh đẹp nên Đức Vua Diệu Trang rất muốn chọn cho nàng một hoàng tử cũng xứng tầm.
Tuy nhiên ở thời điểm đó nàng thường xin Đức Vua cho nàng được xuất gia đi tu, tạo phước cho chúng sanh khắp cõi. Lúc đó Vua Diệu Trang vô cùng tức giận. Ngài hạ lệnh cho nhà chùa phải ra sức khuyên can công chúa.
Lúc công chúa Diệu Thiện lên chùa tu, nàng lại thấy vô cùng thoải mái, giống như cá gặp nước, nàng thoải mái tu tập và học đạo. Các vị sư cũng dốc lòng vì nàng. Sau khi biết tin Vua Diệu Trang vô cùng tức giận. Ngài hạ lệnh xử trảm công chúa.
Khi công chúa chết đi thì liền xuống cõi địa ngục. Ở đây nàng tiếp tục tu dẫn và cứu tịnh độ các chúng sanh. Diêm vương sai người đưa nàng lên tái sinh tại núi Phổ Đà, bên cạnh là biển đông. Nàng thường giúp và phổ độ các chúng sanh trên biển.
Vua Diệu Trang sau khi xử trảm con gái thì liền mắc bệnh nặng. Mắt và tay chân của Đức Vua càng ngày càng bị teo và biến dạng. Ngày ngày than đau đớn và thống khổ. Diệu Thiện sau khi biết tin về vua cha, nàng liền trở về cung điện. Thấy trước mắt mình là người cha đang chịu đau đớn, nàng sẵn sàng cắt thịt đắp lên cho cha. Sau đó nàng nhập niết bàn và trở về cõi Phật.
Đức Vua vì thấy ăn năn cũng như biết tới ơn nghĩa của nàng nên cho lập nhiều tượng đài để thần dân được biết tới nàng nhiều hơn.
Còn rất nhiều thuyết khác về Quán Thế Âm Bồ Tát ở các đời kiếp khác. Nhưng nhìn chung Quan Thế Âm Bồ Tát vẫn là một vị Phật với tấm lòng từ bi luôn muốn phổ độ hết các chúng sanh đang còn đau khổ, bệnh tật.
Hình tượng Quan Âm Bồ Tát tại Việt Nam
Không chỉ riêng Việt Nam mà đối với hầu hết các hình tướng thờ cúng Phật Quan Âm đều được khắc họa với hình tướng ngồi hoặc đứng. Quan Âm Bồ Tát có tới 33 ứng thân và hiện tại nhiều chùa Việt Nam cũng thờ các ứng thân của Quán Thế Âm Bồ Tát.
Tiêu biểu nhất chính là hình tướng Quan Âm ngồi trên đài sen, một tay cầm nhành dương liễu, một tay cầm bình cam lộ biểu thị cho việc ban phát nước xóa tan mọi khổ đau và bệnh tật. Tượng Quan Âm Bồ Tát hiện nay đa số là các mẫu bằng đồng, đá, sứ, composite…
Quan Âm Bồ Tát là nam hay nữ
Trong hầu hết các hình tướng Phật Quan Âm chúng ta từng thấy thì luôn thấy người xuất hiện dưới thân tướng là nữ. Tuy nhiên Đức Quan Âm từ hằng hà sa kiếp đã được chứng thành Phật và trong vô lượng kiếp ngài luôn xuất hiện dưới hình tướng là nữ nhân vì hạnh nguyện của ngài chính là từ bi. Điều này rất giống với trong hình tướng của người mẹ, người bà. Chính vì vậy nên Ngài thường được gọi là Phật Bà Quan Âm, Mẹ Quan Âm, Quan Thế Âm Bồ Tát, Quan Âm Như Lai….
Bạn quan tâm: