Hiểu về danh xưng và cách xưng hô trong Phật giáo

Tìm hiểu về 2 tượng Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ Hộ Pháp

Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Hiểu về danh xưng và cách xưng hô trong Phật giáo

Trong Phật giáo, danh xưng và cách xưng hô có vai trò và ý nghĩa quan trọng, không chỉ thể hiện được sự tôn trọng và sùng kính dành cho những vị xuất gia mà còn đảm bảo sự đúng mực khi giao tiếp, tránh tâm lý lúng túng, lo lắng gọi sai hoặc xúc phạm. Ngoài ra, điều này cũng làm nổi bật được mối quan hệ gắn bó sâu sắc giữa hàng xuất gia với nhau và giữa hàng xuất gia với Phật tử tại gia. Do đó, cần hiểu và dùng chính xác.

Tìm hiểu về danh xưng trong Phật giáo

Theo một số tài liệu, danh xưng có thể được hiểu đơn giản là tên gọi thể hiện được cấp bậc, chức phận, quyền hạn,… của mỗi người. Trong Phật giáo, có các danh xưng như chú tiểu, Sa di / Sa di Ni, Đại đức / Sư cô, Thượng toạ, Hoà thượng, Ni sư, Ni trưởng, Đại lão Hoà thượng,…

Danh xưng trong Phật giáo phụ thuộc khá nhiều vào tuổi đời, tuổi đạo và được phân chia thành các phẩm trật. Tuổi đời là tuổi được tính bắt đầu từ năm được sinh ra, Tuổi đạo hay còn được gọi là tuổi hạ hoặc hạ lạp, được tính kể từ năm thọ cụ túc giới và mỗi năm đều phải tùng hạ tu học theo chúng, đến khi đạt đủ tiêu chuẩn thì sẽ được tính 1 tuổi hạ.

danh xưng trong phật giáo
Trong Phật giáo có các danh xưng như chú tiểu, Sa di, Đại đức, Thượng toạ, Hoà thượng,…

Cụ thể, danh xưng trong Phật giáo sẽ được quy định như sau:

  • Chú tiểu: Hay còn được gọi là điệu. Danh xưng này được dùng để chỉ những vị đồng chân nhập đạo, tuổi đời dưới 20, được gia đình gửi gắm vào chùa tu tập, hoặc bản thân tự phát tâm xuất gia. Những vị này khi ở chùa sẽ được giao các việc khác nhau tùy thuộc vào số tuổi, song song đó là học tập kinh kệ và nghi lễ.
  • Sa di / Sa di Ni: Là danh xưng sau khi chú tiểu (điệu) đã thụ 10 giới. Đối với nam là Sa di. Đối với nữ là Sa di Ni.
  • Đại đức / Sư cô: Khi Sa di / Sa di Ni được 20 tuổi đời hoặc hơn, bản thân chứng tỏ được có khả năng tu học và đạt đủ điều kiện trong khía cạnh tu tập thì sẽ được thụ giới cụ túc. Lúc này, nam sẽ được 250 giới tỳ kheo và danh xưng Đại đức, nữ là 348 giới tỳ kheo Ni và được gọi là Sư cô. Tuy nhiên, trên giấy tờ, sẽ được thay thế là Tỳ kheo (đối với nam) và Tỳ kheo Ni (đối với nữ), vị trí là đặt ở trước pháp danh vị xuất gia.
  • Thượng tọa / Ni sư: Theo Hiến chương trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, khi được 45 năm tuổi đời và 25 tuổi đạo, Tỳ kheo sẽ được gọi là Thượng toạ, Tỳ kheo Ni là Ni sư.
  • Hoà thượng / Ni trưởng: Danh xưng Hoà thượng được dùng khi Tỳ kheo được 60 năm tuổi đời và 40 tuổi đạo. Tương tự, với Tỳ kheo Ni là Ni trưởng.
  • Đại lão hoà thượng: Hoặc có thể gọi là Trưởng lão hoà thượng. Danh xưng này dành cho những vị Hoà thượng có trên 80 tuổi đời, đang điều hành và quản lý những cơ sở Giáo hội Phật giáo từ cấp địa phương đến trung ương, Tu viện, Đại tùng lâm hoặc Phật học viện. Những vị này thường sẽ được Hội đồng chứng minh tối cao (trong phạm vi cấp Giáo hội), Hội đồng trưởng lão,… cung thỉnh. Mặc dù có danh xưng và cấp bậc cao, nhưng các vị này vẫn theo tinh thần Phật giáo, đề cao sự khiêm nhường, chỉ dùng danh xưng Tỳ kheo / Sa môn khi ký thông bạch hoặc những văn bản chính thức.

Đây đều là những danh xưng chính thức trong hệ thống tổ chức Giáo hội, được Hội đồng giáo phẩm với thẩm quyền và quyền hạn liên quan xét duyệt, đồng ý chấp thuận. Đồng thời, sẽ được cấp cho giáo chỉ tấn phong ở những dịp như mùa an cư kiết hạ, Đại lễ / Đại hội Phật giáo,… hoặc trong các giới đàn. Những danh xưng này sẽ được sử dụng chủ yếu khi điều hành Phật sự và sẽ không có giá trị nếu tự xưng, tự phong hoặc tự thăng cấp.

Các cách xưng hô trong Phật giáo phổ biến nhất

Xưng hô được định nghĩa là tự xưng mình và cách gọi người khác khi giao tiếp. Trong Phật giáo, hệ thống xưng hô rất đa dạng và được chia thành hai nhóm, gồm xưng hô giữa những vị xuất gia và xưng hô giữa Phật tử tại gia đối với hàng xuất gia hoặc ngược lại.

1. Xưng hô giữa những vị xuất gia

Xưng hô giữa những vị xuất gia sẽ dựa theo cấp bậc, chức vụ và nguyên tắc “bên Ni trọng bên Tăng”. Cùng bên Tăng hoặc cùng bên Ni, sư phụ sẽ được gọi là nguyên bản là sư phụ, hoặc thay đổi thành ân sư, thầy, tôn sư,… Nếu là Tăng trẻ tuổi, khi tôn xưng với Ni lớn tuổi thì cũng sẽ gọi các vị Ni này là thầy hoặc tuân theo phẩm trật.

Đối với những vị xuất gia có cùng sư phụ hoặc chung một tông môn thì sẽ xưng hô với nhau là sư đệ, sư muội, sư huynh hoặc sư tỷ. Nếu gặp những vị xuất gia có vai vế ngang bằng sư phụ thì sẽ gọi là sư bá hoặc sư thúc. Ngoài ra, nếu cùng theo đạo có thể gọi nhau là đạo hữu, hoặc là pháp hữu nếu cùng nhau tu tập theo giáo pháp của Phật giáo.

cách xưng hô trong Phật giáo
Cách xưng hô ở hàng xuất gia trong Phật giáo sẽ dựa trên cấp bậc, chức vụ,…

2. Xưng hô giữa Phật tử tại gia và những vị xuất gia

Phật tử tại gia thường xưng con và gọi những vị xuất gia là thầy (đối với Tăng) hoặc cô (đối với Ni). Đây là cách gọi đơn giản, nhưng vẫn thể hiện được sự kính trọng dành cho các vị Tăng Ni, đặc biệt là trong trường hợp không biết chính xác hoặc không muốn gọi theo phẩm trật của những vị xuất gia.

Bên cạnh xưng con, các Phật tử tại gia cao tuổi cũng có thể xưng là tôi hoặc chúng tôi khi gặp những vị Tăng Ni trẻ tuổi. Điều này vừa tránh cho cả hai cảm thấy ngại ngùng khi giao tiếp bởi khoảng cách tuổi tác, vừa bảo vệ được tinh thần Phật giáo là người thụ nhiều giới được tôn kính bởi người thụ ít giới hơn, không lấy tuổi đời làm thước đo, luôn khiêm cung, kính Phật và trọng Tăng Ni, không ngừng cố gắng tu tập để có thể đạt tới Niết Bàn vô ngã, dẹp bỏ bản ngã và tự ái.

Trong trường hợp Phật tử tại gia đã quy y Tam Bảo và thụ ngũ giới thì sẽ có riêng thầy Bản sư – thầy truyền giới. Các thành viên trong gia đình có thể có những thầy Bản sư khác nhau, nhưng cũng có thể có chung một thầy Bản sư và cùng nhau gọi là thầy.

Đối với các chư Tăng Ni, khi giao tiếp với người thân, gia đình, cư sĩ và Phật tử tại gia thì sẽ tuỳ tình huống mà sẽ xưng là tôi, chúng tôi, thầy / cô, bần Tăng / bần Ni, nhà chùa hoặc xưng bằng pháp danh, pháp hiệu,… và gọi đối phương là đạo hữu, quý đạo hữu hoặc cũng là pháp danh đi cùng với tiếng xưng hô ở trong thế gian (hoặc không), hoặc chỉ gọi bằng những cách gọi ở thế gian. Nguyên tắc xưng hô này được áp dụng phổ biến trong các hoạt động hằng ngày, nếu dùng trong các văn bản hành chính hoặc trong những nghi thức quan trọng sẽ có thể có một số khác biệt.

Trong thực tế, quý vị tại gia còn được các chư Tăng Ni gọi là quý Phật tử. Cách xưng hô này không đúng cũng không sai, nhưng nếu xem xét kỹ thì là chưa phù hợp bởi cả hai đều là Phật tử, điểm khác nhau là một bên tu tập tại nhà, một bên xuất gia tu tập ở chùa, tịnh xá,… Ngoài ra, còn có một cách xưng hô khác cần lưu ý là Phật tử xuất gia ít tuổi xưng thầy và gọi Phật tử tại gia nhiều tuổi là con. Bởi với truyền thống phương Đông, cụ thể hơn là ở Việt Nam thì tuổi tác là vấn đề rất được coi trọng, không nên gọi như vậy để tránh bị tổn phước, nếu nghe thấy cách xưng hô này cũng không nên bất bình sẽ rất dễ bị loạn tâm, mọi việc đều nên hoan hỉ.

Khi Tăng Ni gặp gỡ, tiếp xúc riêng với các Phật tử tại gia, bao gồm người thân, gia đình trong hoàn cảnh không thuyết giảng, không có vai trò chính thức,… thì cách xưng hô sẽ không quá ràng buộc, có thể xưng hô dựa trên tuổi tác, quan hệ,… một cách trân trọng, giống với người đời. Các Phật tử tại gia khi đã quy y Tam Bảo và thụ ngũ giới thì sẽ được gọi chung danh xưng là cư sĩ. Cao hơn nữa là những vị cư sĩ phát tâm tu tập, đóng góp cho việc hoằng pháp Phật giáo thì sẽ được gọi là Ưu bà di đối với tín nữ, cận sự nữ hoặc là Ưu bà tắc nếu là thiện nam, cận sự nam.

Theo cách xưng hô dân gian, đối với hàng xuất gia hoặc bán thế xuất gia (trước khi theo đạo đã thành gia lập thất) sẽ được gọi là sư chú, sư bác, sư ông / sư bà hoặc sư cụ. Cụ thể như sau:

  • Sư chú: Những vị đã xuất gia tại chùa và chưa thụ giới.
  • Sư bác: Đã xuất gia và đã thụ giới Sa di hoặc Sa di Ni.
  • Sư ông / sư bà hoặc sư cụ: Áp dụng với hàng xuất gia đã thụ giới Tỳ kheo hoặc Tỳ kheo Ni. Cách xưng hô này cũng có thể dùng để gọi chư tôn đức với hạ lạp cao (nhiều đệ tử xuất gia, tại gia) hoặc là sư phụ của sư phụ.

Ngoài những cách xưng hô trên, còn có danh xưng pháp sư, sư tổ, tổ sư. Trong đó, pháp sư là những Tăng Ni với mong muốn và khả năng thuyết pháp độ sinh. Sư tổ là các chư tôn đức còn tại thế đứng đầu các tôn phái, ngược lại tổ sư là những vị đã viên tịch, có công lao lớn trong việc duy trì – phát triển đạo và danh xưng này được truy phong bởi hậu thế. Trường hợp thuộc bậc cao Tăng thạc đức, ở tại tự viện thì sẽ được người trong đạo gọi bằng tên của ngôi nhà lam để thể hiện sự tôn trọng và lòng kính ngưỡng, không gọi bằng pháp hiệu / pháp danh.

Kết lại, hệ thống danh xưng và cách xưng hô trong Phật giáo rất đa dạng và được quy định bởi những nguyên tắc cơ bản, nhưng cũng sẽ có thể linh hoạt thay đổi tuỳ từng trường hợp, tình huống thực tế hoặc các yếu tố liên quan đến tuổi tác, quan hệ,… Theo thời gian, những danh xưng và cách xưng hô ở hiện tại sẽ có thể biến đổi, nhưng chắc chắn rằng, phẩm hạnh và phẩm chất, đức độ và sự nỗ lực tu tâm dưỡng tánh của những vị xuất gia và Phật tử tại gia sẽ luôn được giữ vững, đạt đến giác ngộ, giải thoát.

Cùng chuyên mục

tượng mật tích kim cang lực sĩ hộ pháp

Tìm hiểu về 2 tượng Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ Hộ Pháp

Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ là một vị hộ Pháp của nhà Phật. Ngài được tôn kính, thờ cúng bởi những phát nguyện và những điều tốt đẹp đã...

Tam Pháp Ấn là ba pháp ấn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong Phật Giáo

Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Tam Pháp Ấn là một trong hai loại Pháp Ấn của Phật Giáo, được nhắc đến chi tiết trong Kinh Pháp Ấn, Bất Liễu Nghĩa Kinh, trong đó, tam Pháp...

500 lạy hồng danh quán thế âm (ngũ bách danh)

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Lễ Ngũ Bách Danh (500 lạy hồng danh Quán Thế Âm) là một nghi thức trong Phật giáo với ý nghĩa thể hiện sự tôn kính, tôn vinh dành cho...

Ẩn