Vườn Lâm Tỳ Ni (Nepal) – Nơi Đức Phật Đản Sanh

Thích Ca Phật Đài Vũng Tàu: Lịch sử, kiến trúc và hoạt động

Chùa Đại Tòng Lâm Vũng Tàu: Lịch sử, kiến trúc và hoạt động hoằng pháp

Chùa Xá Lợi (Quận 3): Lịch sử, kiến trúc và hoạt động

Chùa Giác Ngộ: Lịch sử hình thành và hoạt động hoằng pháp

Chùa Vĩnh Nghiêm (Sài Gòn) – Lịch sử, hoạt động và khóa tu

Chùa Việt Nam Quốc Tự: Lịch sử, kiến trúc và hoạt động hoằng pháp

Đôi Nét Về Chùa Đồng Yên Tử

Chùa Việt Nam Quốc Tự: Lịch sử, kiến trúc và hoạt động hoằng pháp

Việt Nam Quốc Tự là ngôi chùa đã có tuổi đời hơn 50 năm và sở hữu rất nhiều cái nhất như diện tích lớn nhất, tháp bảo cao nhất, nằm trên tuyến đường đẹp nhất. Đây là ngôi chùa lớn tại Sài Gòn, được nhiều người đến tham quan và tu tập.

Việt Nam Quốc Tự là ngôi chùa được thành lập lâu đời ở nước ta
Việt Nam Quốc Tự là ngôi chùa được thành lập lâu đời ở nước ta

Giới thiệu chung về chùa Việt Nam Quốc Tự

Việt Nam Quốc Tự được xây dựng vào năm 1964, trải qua nhiều thăng trầm và biến cố nên chùa đã có rất nhiều sự thay đổi so với khi mới thành lập. Khi mới xây dựng, chùa có cấu trúc khá sơ sài. Đến hiện tại, chùa đã được trùng tu nhiều lần nên dần hoàn thiện và trở nên đẹp mắt hơn. Không gian chùa khá rộng rãi, mỗi chi tiết nhỏ đều được chạm trổ và thiết kế tinh xảo.

Chùa Việt Nam Quốc Tự được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng của chùa Việt Nam truyền thống xen lẫn hiện đại, điều này đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của ngôi chùa. Hiện tại, ngôi chùa này sở hữu rất nhiều cái nhất nên được rất nhiều người chú ý. Cụ thể là:

  • Là ngôi chùa có diện tích lớn nhất Sài Gòn: Hiện tại, chùa Việt Nam Quốc Tự có tổng diện tích là 11.000m2, đã trở thành trung tâm văn hóa và hành chính của giáo hội Phật giáo Việt Nam.
  • Chùa có tòa tháp cao nhất Sài Gòn: Việt Nam Quốc Tự được nhiều người biết đến khi sử hữu tòa tháp cao nhất nước ta. Tòa tháp này có 13 tầng với tổng chiều cao là 63m.
  • Chùa nằm trên tuyến đường đẹp nhất Sài Gòn: Chùa tọa lạc tại số 244 đường Ba tháng Hai (quận 10). Đây là tuyến đường đẹp nhất Sài Gòn, có nhiều xe đi lại nên rất sầm uất. Đồng thời, đây còn là khu vực tọa lạc nhiều công trình nổi bật của Thành phố.

Hiện tại, Việt Nam Quốc Tự là một trong những ngôi chùa lớn và nổi tiếng tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Tháp bảo của chùa là nơi bảo quản xá lợi trái tim của vị hòa thượng nổi tiếng Thích Quảng Đức nên có giá trị tâm linh cao. Với cấu trúc xây dựng độc đáo và tọa lạc tại vị trí địa lý đắc địa, chùa có rất nhiều phật tử và du khách đến thăm quan cũng như chiêm bái mỗi năm.

Lịch sử phát triển của chùa Việt Nam Quốc Tự

Việt Nam Quốc Tự trở thành trụ sở của giáo hội Phật Giáo Việt Nam
Việt Nam Quốc Tự trở thành trụ sở của giáo hội Phật Giáo Việt Nam

Việt Nam Quốc Tự được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất xây dựng vào năm 1964 với tổng diện tích nền là 4 hecta. Thủ tướng Việt Nam lúc này là Nguyễn Khánh đã ủng hộ 10 triệu đồng vào việc xây chùa.

Nhưng đến năm 1975 khi mà Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, dưới sự lãnh đạo của nhà cầm quyền mới thì đất của chùa được sử dụng nhằm mục đích xây dựng nhà hát Hòa Bình và làm khu vui chơi Kỳ Hòa.

Năm 1988, sư trụ trì cũ của chùa là hòa thượng Từ Nhơn đã nộp đơn xin lại quyền sở hữu ngôi chùa. Đến năm 1933, lá đơn được giải quyết và diện tích ngôi chùa cũng bị thu hẹp lại, chỉ còn khoảng 3.712m2. Lúc này, ngôi tháp đang còn xây dựng dở dang, chưa hoàn thiện.

Năm 1993, ngôi chùa được trùng tu ở nhiều hạng mục nhưng đến năm 2014 thì chùa được xây mới hoàn toàn. Lễ khánh thành chùa được diễn ra chính thức vào tháng 11/2017.

Kiến trúc của Việt Nam Quốc Tự

Việt Nam Quốc Tự được biết đến với lối kiến trúc ấn tượng, có sự hài hòa của truyền thống cổ xưa và hiện đại. Thiết kế bên ngoài của ngôi chùa được xây dựng theo hướng truyền thống cổ xưa của miền Bắc với tông màu chủ đạo là vàng và mái ngói đỏ nâu. Mái hiên được làm từ đá tự nhiên tạo nên vẻ đẹp lấp lánh và cổ xưa. Bên trong ngôi chùa lại được thiết kế theo lối kiến trúc hiện đại, nội thất được sử dụng một cách tinh tế tạo ra cảm giác thoải mái và dễ chịu. Tại tòa chính điện, dàn đèn trần được bài trí một cách kỳ công, giữa mỗi hộc đèn là một hình tượng hoa sen thể hiện sự lan tỏa của Phật pháp.

Chùa Việt Nam Quốc Tự là ngôi chùa có diện tích rộng nhất cả nước
Chùa Việt Nam Quốc Tự là ngôi chùa có diện tích rộng nhất cả nước

Chùa được xây dựng với nhiều công trình kiến trúc khác nhau với tổng diện tích là 3.700m2. Bao gồm cổng Tam Quan, Chính điện, Tháp bảo, viện Đại học Phương Nam, cô nhi viện Quách Thị Trang, điện thờ phụng và các tượng Phật trong khuôn viên chùa. Quy mô của chùa khá lớn, gồm 4 tầng và 1 hầm. Mỗi tầng sẽ được sử dụng với một mục đích riêng. Cụ thể là:

  • Tầng hầm: Tổng diện tích là 7850m2 được sử dụng với mục đích đỗ xe của du khách và Phật tử.
  • Tầng 1: Tổng diện tích là 730m2 với sức chứa 1000 chỗ và hành lang mở rộng là 3000 người.
  • Tầng 2: Có diện tích 885m2 được sử dụng với mục đích văn phòng.
  • Tầng 3: Tổng diện tích là 580m2 gồm có 15 phòng Tăng.
  • Tầng 5: Tổng diện tích là 2.167m2 gồm khu chánh điện và hậu Tố. Trong đó, khu thờ Phật chiếm khoảng 1.081m2.

+ Kiến trúc tại Tháp Bảo: Tháp Bảo được xây dựng dang dở nhưng đã được trùng tu lại từ  năm 1993 – 1997. Bảo tháp này mang ý nghĩa đoàn kết và thống nhất của 13 tổ chức, hội đoàn, tông phái tham gia thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

  • Tầng trệt của Tháp Bảo là ngôi chánh điện, tượng Đức Phật Thích Ca được thờ ở giữa, hai bên thờ Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Địa Tạng đứng trên tòa sen tôn nghiêm.
  • Khu vực trai đường có lối cầu thang đi lên 7 tầng của tháp. Bên trong thờ tượng phật với thứ tự là tượng Phật Thích Ca, Phật A Di Đà và Phật Dược Sư. Bên ngoài thờ 30 vị Phật đang thiền định trên đài sen. Bốn góc sân thờ Tứ Đại Thiên Vương và phía sau là thờ tượng Di Lặc.

Ấn tượng về kiến trúc

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đặt trong chánh điện của chùa có kích thước rất lớn, tạo nên độ trang nghiêm
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni có kích thước đặt trong chánh điện tạo nên sự tôn nghiêm ở nơi đây
  • Sở hữu tòa tháp 13 tầng, đây là công trình tôn giáo dùng để kỷ niệm cho cuộc đấu tranh bất bạo động đòi bình đẳng tôn giáo của Phật giáo năm 1963. Các tài liệu lịch sử về cuộc đấu tranh này sẽ được lưu giữ tại tòa tháp sau khi hoàn thành.
  • Bên trong chánh điện của chùa đặt bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng cao 7,5m và nặng 35 tấn, đây là pho tượng đồng đặt trong chánh điện lớn nhất nước ta.
  • Chùa sở hữu quả chuông cao gần 3m và nặng khoảng 3 tấn, đây là quả chuông cực lớn và cũng là quả chuông lớn nhất ở nước ta.
  • Khuôn viên chùa rộng, đặt rất nhiều bức tượng có liên quan đến Phật pháp như Thái tử xuất gia, Thái tử thành đạo, Bồ tát Quán Thế Âm,…

Hoạt động hoằng pháp tại chùa Việt Nam Quốc Tự

Việt Nam Quốc Tự là ngôi chùa nổi tiếng tại thành phố mang tên Bác. Hàng năm, chùa tiếp đón rất nhiều tăng ni và phật tử đến từ nhiều nơi trên cả nước. Tại đây được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết để phục vụ cho các ngày lễ lớn của Phật giáo, giới tăng ni và phật tử hoàn toàn có thể yên tâm khi tìm đến địa chỉ tâm linh này để tu tập. Để đáp ứng nhu cầu tu tập văn hóa của người dân, chùa có tổ chức hoạt động hoằng pháp vào ngày chủ nhật mỗi tuần, kéo dài từ 7 giờ đến 16 giờ với các hoạt động cụ thể là:

  • Niệm Phật
  • Nghe Pháp
  • Tụng Kinh
  • Thọ trai
  • Chỉ tịnh
  • Thiền tọa
  • Pháp đàm
Việt Nam Quốc Tự tổ chức nhiều hoạt động hoằng pháp cho những người có nhu cầu tu tập
Việt Nam Quốc Tự tổ chức nhiều hoạt động hoằng pháp cho những người có nhu cầu tu tập

Hiện tại, Việt Nam Hoằng Pháp đã trở thành cơ sở 2 của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam – cơ quan giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì đời sống văn hóa của người dân thành phố. Nơi đây thường xuyên diễn ra các hoạt động thuyết giảng đạo lý, giao lưu văn hóa,… nên đã trở thành địa chỉ tu tập văn hóa tâm linh quen thuộc của người dân thành phố. Ngoài ra, chùa còn là địa điểm chụp hình và khám phá thú vị của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm:

REVIEW CÙNG CHUYÊN MỤC

Chùa Vĩnh Nghiêm (Sài Gòn) – Lịch sử, hoạt động và khóa tu

Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của văn hóa Phật giáo của nước ta, đã được UNESCO công nhận là di...

Chùa Giác Ngộ: Lịch sử hình thành và hoạt động hoằng pháp

Chùa Giác Ngộ tại Sài Gòn nổi tiếng về sự linh thiêng, được phật tử Phật môn từ khắp nơi trên cả nước đến chiêm bái. Chùa tọa lạc tại...

Chùa Xá Lợi (Quận 3): Lịch sử, kiến trúc và hoạt động

Chùa Xá Lợi đã có tuổi đời hơn 50 năm, được xây dựng nhằm mục đích thờ Xá Lợi Phật và làm nơi sinh hoạt của Hội Phật học Việt...

Ẩn