Vườn Lâm Tỳ Ni (Nepal) – Nơi Đức Phật Đản Sanh

Thích Ca Phật Đài Vũng Tàu: Lịch sử, kiến trúc và hoạt động

Chùa Đại Tòng Lâm Vũng Tàu: Lịch sử, kiến trúc và hoạt động hoằng pháp

Chùa Xá Lợi (Quận 3): Lịch sử, kiến trúc và hoạt động

Chùa Giác Ngộ: Lịch sử hình thành và hoạt động hoằng pháp

Chùa Vĩnh Nghiêm (Sài Gòn) – Lịch sử, hoạt động và khóa tu

Chùa Việt Nam Quốc Tự: Lịch sử, kiến trúc và hoạt động hoằng pháp

Đôi Nét Về Chùa Đồng Yên Tử

Vườn Lâm Tỳ Ni (Nepal) – Nơi Đức Phật Đản Sanh

Vườn Lâm Tỳ Ni là khu di tích cổ nằm dưới chân dãy núi Himalaya, thuộc lãnh thổ đất nước Nepal. Thánh tích Phật giáo này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1997. Đây là một trong những địa điểm hành hương được rất nhiều tín đồ Phật giáo mong muốn được đặt chân đến.

Vườn Lâm Tỳ Ni là một trong tứ thánh tích gắn liền với cuộc đời Đức Phật nơi trần thế
Vườn Lâm Tỳ Ni là một trong tứ thánh tích gắn liền với cuộc đời Đức Phật nơi trần thế

Giới thiệu chung về vườn Lâm Tỳ Ni

Tiền thân của Đức Phật là thái tử Tất Đạt Đa – con của vua Tịnh Phạn và hoàng Hậu Ma Da. Vườn Lâm Tỳ Ni chính là nơi Hoàng hậu Ma Da đã sinh ra thái tử Tất Đạt Đa – người sau này trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vào hơn 2600 năm về trước. Năm 249 TCN, vua A Dục đã hành hương đến thăm khu di tích này và cho dựng hàng bia tại đây để ghi lại sự kiện Đức Phật sinh ra, mong muốn đời sau có thể chiêm bái những dấu tích quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật. Đoạn văn khắc trên trụ đá được xem là bản khai sinh của Thái tử Tất Đạt Đa, đây là bằng chứng quan trọng chứng minh Đức Phật là nhân vật có thật trong lịch sử.

Hiện tại, vườn Lâm Tỳ Ni nằm tại quận Rupandehi thuộc vùng đồng bằng Terai, thuộc miền nam Cộng hòa dân chủ liên bang Nepal, cách biên giới Sonauli Ấn Độ khoảng 36km. Khu vườn này tọa lạc trên một ngọn đồi thấp dưới chân dãy Himalaya, cách kinh thành Ca Tỳ La Vệ xưa khoảng 25km về phía đông và cách thủ đô Nepal Kathmandu 320km.

Vườn Lâm Tỳ Ni là một trong bốn nơi quan trọng và gắn liền với cuộc sống của Đức Phật nơi trần thế. Vì thế, đây là một trong bốn thánh tích quan trọng của Phật giáo. Những di tích còn sót lại ở đây là bằng chứng cho thấy trung tâm hành hương Phật giáo Lâm Tỳ Ni đã tồn tại từ thế kỷ 3 TCN. Hiện tại, nơi đây đang phát triển thành trung tâm hành hương Phật giáo với các di tích liên quan đến sự ra đời của Đức Phật, thu hút được đông đảo khách du lịch. Do đây là nơi Đức Phật sinh ra nên rất linh thiêng, sẽ mang lại nhiều phước báu cho những người thành tâm đến chiêm bái.

Truyền thuyết về vườn Lâm Tỳ Ni – Nơi Đức Phật đản sanh

Trong Kinh Phật có kể lại, Đức Phật chính là con của Vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da, người trị vì vương quốc thuộc dòng tộc Thích Ca họ Cồ Đàm, thuộc phía Bắc Ấn Độ ngày nay. Trong một lần nằm mộng thấy voi trắng sáu ngà cùng với luồng ánh sáng bay đến nhập vào thân thì hoàng hậu thụ thai. Khi gần đến ngày sinh, Hoàng hậu xin phép Đức vua trở về quê nhà sinh nở theo đúng cổ tục.

Khi nghỉ ngơi tại vườn Ngự Uyển Lâm Tỳ Ni cách thành Ca Tỳ La Vệ khoảng 15 km, hoàng hậu nhìn thấy đóa hoa Vô Ưu màu trắng nở trên thân cây cổ thụ gần đó. Hoàng hậu giơ tay định hái thì bào thai chợt động và lúc này hoàng tử được sinh ra đời ngay từ bên nách trái của hoàng hậu. Sau khi sinh ra, hoàng tử đã bước đi 7 bước và mỗi bước đi của Ngài đều có 1 đóa sen nâng đỡ. Đồng thời, tay trái của hoàng tử chỉ lên trời tay phải chỉ xuống đất và nói rằng:

Thiên thượng địa hạ
Duy ngã độc tôn
Nhất thiết chúng sinh
Giai hữu Phật tính.

Câu nói trên có nghĩa là:

Trên trời dưới đất
Chỉ có ta là duy nhất
Hết thảy chúng sinh
Đều có tính Phật.

Vườn Lâm Tỳ Ni chính là nơi hoàng hậu Ma Da hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa
Vườn Lâm Tỳ Ni chính là nơi hoàng hậu Ma Da hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa

Hoàng tử chào đời khiến Vua Tịnh Phạn rất vui, ngay sau đó Ngài đã mời đạo sĩ đến xem tướng cho hoàng tử. Ai cũng cho rằng Hoàng tử có đủ 32 tướng tốt trên đời, nếu làm vua sẽ trở thành Đại đế, nếu xuất gia học đạo sẽ trở thành bậc Đại Thánh Giá. Nghe được điều này, Đức Vua đã đặt tên cho hoàng tử là Tất Đạt Đa và phong làm thái tử nối ngôi. Sau 7 ngày sinh ra Hoàng tử thì Hoàng hậu Ma Da qua đời, hoàng tử được trao cho dì Maha Ba Xà Ba Đề nuôi nấng.

Vào thời Đức Phật còn tại thế, Lâm Tỳ Ni là khu vườn xinh đẹp nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Câu Lợi, được bao phủ bởi màu xanh của cây cối. Sau này, vườn Lâm Tỳ Ni đã được bao phủ bởi các tu viện. Phía Đông là tu viện của Phật giáo nguyên thủy, phía Tây là tu viện của Phật giáo Đại Thừa và Kim Cương Thừa. Đến thời điểm hiện tại, Vườn Lâm Tỳ Ni đã tồn tại hơn 2600 năm, được xem là cái nôi của văn minh nhân loại và là nơi khởi nguồn của Đạo Phật.

Vườn Lâm Tỳ Ni ở thời điểm hiện tại

Đức Phật sinh ra vào năm 623 TCN tại vườn Lâm Tỳ Ni thuộc vùng đồng bằng Terai nằm ở miền nam Nepal. Năm 1896, hàng loạt cuộc khai quật đã diễn ra tại khu di tích này. Thông qua các di vật khảo cổ được, các nhà chuyên môn đã xác nhận đây chính là nơi Đức Phật đản sinh. Trong quá trình khai phá, họ đã phát hiện ra văn bia do vua A Dục cho xây dựng nhằm ghi lại sự kiện Phật đản sanh. Vào năm 1997, vườn Lâm Ty Ni chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới.

Cho đến thời điểm hiện tại, Lâm Tỳ Ni đang là khu vườn rộng khoảng 2,5km và chỉ còn lại các di tích cổ như hồ tắm Puskarini cổ – nơi hoàng hậu Maya đã làm lễ tẩy trần trước khi hạ sanh thái tử, cây bồ đề linh thiêng, trụ đá do vua A Dục dựng lên, đền Mayadevi được xây vào thế kỉ 3 TCN – nơi có phiến đá in dấu chân Phật đánh dấu chính xác vị trí Thái tử đản sanh, các tịnh xá được xây từ thế kỉ 5 – 3 TCN, di tích tháp mộ xây dựng từ thể kỷ 3 TCN – thế kỷ 15 TCN. Tuy nhiên, Vườn Lâm Tỳ Ni vẫn thể hiện được giá trị độc đáo của mình thông qua các di tích khảo cổ học khai quật được.

Vườn Lâm Tỳ Ni – Nơi mang lại nhiều phúc báu

Vườn Lâm Tỳ Ni là một trong bốn thánh tích linh thiêng của Phật giáo nên mang lại rất nhiều phước báu. Nếu chúng sanh hành hương đến thăm vườn Lâm Tỳ Ni với niềm xúc cảm mãnh liệt và lòng thành kính đối với Đức Phật thì sẽ nhận được rất nhiều lợi ích và xây dựng căn lành để tu tập. Một giọt nước mắt cảm xúc rơi khi đến thăm thánh tích sẽ giúp chúng sanh tiêu trừ rất nhiều tội lỗi và làm tăng trưởng thiện căn. Để có được sự xúc động chân thành này thì Phật tử phải nghe – học – hiểu kiến thức Phật pháp và thực hành lời dạy của Ngài.

Đặc biệt, những ai trong quá trình chiêm bái thánh tích mà từ trần với tâm hoan hỷ thì sẽ được sinh lên cõi Trời hưởng sung sướng. Còn những ai chưa có duyên đến thăm miền Phật nhưng khởi tâm biết ơn khi xem thánh tích Phật giáo cũng sẽ nhận được phước báu. Ngược lại, nếu chỉ đến thăm thánh tích với mục đích tham quan, không có cảm xúc vui mừng, không ghi nhớ và không mến mộ thì sẽ không nhận được lợi ích.

Vườn Lâm Tỳ Ni là nơi mang lại nhiều phước báu và tăng thiện căn cho người tu hành
Vườn Lâm Tỳ Ni là nơi mang lại nhiều phước báu và tăng thiện căn cho người tu hành

Công cuộc bảo vệ di tích và di vật khảo cổ

Hiện tại, Khu di tích vườn Lâm Tỳ Ni đang được bảo vệ theo Đạo Luật Bảo Quản Các Công Trình Cổ Đại ban hành vào năm 1956. Toàn bộ khu di tích và vùng đệm bảo vệ xung quanh đều thuộc quyền sở hữu của chính phủ Nepal, do quỹ tín thác Phát triển vườn Lâm Tỳ Ni quản lý – đây là tổ chức phi lợi nhuận độc lập. Vào giai đoạn 1972 – 1978, vườn Lâm Tỳ Ni được xếp trong khu vực quy hoạch tổng thể dưới sự khởi xướng và hỗ trợ của Liên Hợp Quốc, do giáo sư Kenzo Tange đảm nhiệm.

Công cuộc khai quật và bảo tồn các di vật khảo cổ tại khu di tích này hiện đang được ưu tiên hàng đầu nhưng phải đảm bảo khu vườn vẫn giữ được nét đẹp ban sơ lúc đầu. Các di vật phát hiện trong quá trình khảo cổ sẽ được kiểm tra, giám sát và bảo tồn một cách tích cực, tránh tình trạng xuống cấp do tác động của thiên nhiên và số lượng du khách đến thăm. Tuy nhiên, việc phát triển công nghiệp ở khu vực sẽ trở thành mối đe dọa trong việc giữ gìn nguyên bản khu di tích này.

Từ khi Đức Phật sinh ra cho đến nay, vườn Lâm Tỳ Ni đã trải qua rất nhiều thăng trầm lịch sử. Tuy nhiên, giá trị văn hóa và tâm linh của khu vườn này vẫn luôn được nhân loại tôn vinh. Nơi đây đã trở thành địa điểm mà tín đồ Phật giáo khắp nơi trên thế giới lựa chọn đến để hành hương. Theo lời dạy của Đức Phật, những ai hành hương đến Tứ Động Tâm bằng lòng hoan hỉ và thành kính thì sẽ gặp được phước báu và duyên lành.

Có thể bạn quan tâm:

REVIEW CÙNG CHUYÊN MỤC

Ẩn