Vườn Lâm Tỳ Ni (Nepal) – Nơi Đức Phật Đản Sanh

Thích Ca Phật Đài Vũng Tàu: Lịch sử, kiến trúc và hoạt động

Chùa Đại Tòng Lâm Vũng Tàu: Lịch sử, kiến trúc và hoạt động hoằng pháp

Chùa Xá Lợi (Quận 3): Lịch sử, kiến trúc và hoạt động

Chùa Giác Ngộ: Lịch sử hình thành và hoạt động hoằng pháp

Chùa Vĩnh Nghiêm (Sài Gòn) – Lịch sử, hoạt động và khóa tu

Chùa Việt Nam Quốc Tự: Lịch sử, kiến trúc và hoạt động hoằng pháp

Đôi Nét Về Chùa Đồng Yên Tử

Chùa Vĩnh Nghiêm (Sài Gòn) – Lịch sử, hoạt động và khóa tu

Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của văn hóa Phật giáo của nước ta, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại. Đây còn là điểm đến linh thiêng quen thuộc đối với du khách thập phương và giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt.

Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn là công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo của nước ta
Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn là công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo của nước ta

Đôi nét về chùa Vĩnh Nghiêm, Sài Gòn

Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa theo hệ phái Đại Thừa nổi tiếng tại Sài Gòn. Chùa được xây vào năm 1964 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1971. Đây là địa chỉ sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng và tổ chức hoạt động thiện nguyện giúp đỡ cộng đồng quen thuộc tại Sài Gòn. Đồng thời, chùa còn là điểm tựa tinh thần lớn đối với người dân nơi đây.

Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc mái ngói cong vút với đường nét chạm trổ và điêu khắc tỉ mỉ, đây chính là nét kiến trúc đắt giá của ngôi chùa này. Khuôn viên của chùa Vĩnh Nghiêm rộng khoảng 6.000m2. Không gian bên trong chùa khá mát mẻ và thoáng đãng, thích hợp để thư giãn và tĩnh tâm.

Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa cách khu vực trung tâm thành phố chỉ khoảng 3km. Ngày thường, chùa sẽ mở cửa đón khách tham quan và lễ Phật từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối. Vào những ngày đặc biệt như lễ, tết, rằm,… thì lượng khách đổ về chùa sẽ nhiều hơn nên thời gian hoạt động cũng sẽ có sự thay đổi cho phù hợp.

Lịch sử chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn được hai vị hòa thượng là Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiểm cho xây dựng trong một chuyến hành hương truyền giáo từ Bắc vào Nam. Mục đích xây dựng chùa là làm chốn thiền môn cho Phật tử ở miền Nam. Chùa được quyết định xây dựng theo khuôn mẫu của chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang (đây chính là trung tâm Phật giáo của thiền phái Trúc Lâm được thành lập từ thời vua Lý Thái Tổ).

Trước khi xây dựng, bản vẽ của chùa được kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng và cộng sự hoàn thành. Mức kinh phí xây dựng chùa khoảng 98 triệu đồng do Phật tử đóng góp. Năm 1964, khu vực đất thấp bên rạch Thị Nghè được san lấp mặt bằng để xây dựng chùa. Năm 1971, quá trình xây dựng đã hoàn thành các hạng mục quan trọng như tòa nhà trung tam, tháp Quán Thế Âm, cơ sở hoạt động xã hội. Đây cũng là thời điểm chùa chính thức đi vào hoạt động. Khoảng thời gian hoạt động sau này, chùa cho xây dựng thêm một số công trình đặc biệt khác như Tháp Vĩnh Nghiêm, tháp Xá Lợi Cộng Đồng, Khách Đường,…

Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn còn có một điểm đặc biệt, chính là nơi đón nhận quả đại hồng chung Hòa Bình do Chùa Entsū-in (thuộc Giáo hội Phật giáo Nhật Bản) cung tiến trước năm 1975 nhằm mục đích cầu nguyện Việt Nam sớm được hòa bình.

Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn được xây dựng vào năm 1964 và hoàn thành vào năm 1971
Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn được xây dựng vào năm 1964 và hoàn thành vào năm 1971

Kiến trúc chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa Vĩnh Nghiêm là một trong những ngôi chùa có lối thiết kế độc đáo tại Sài Gòn. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc chùa cổ ở miền Bắc nhưng dựa trên kỹ thuật và vật liệu xây dựng hiện đại. Không gian của chùa có sự hài hòa giữa thiết kế và cảnh quan nên đã trở thành một trong những công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của Việt Nam trong thế kỷ XX. Một số công trình kiến trúc đặc trưng của chùa là:

1. Cổng tam quan: Ở bên ngoài nhìn vào sẽ thấy cổng tam quan của chùa rất đồ sộ. Cổng được thiết kế theo lối truyền thống với mái ngói đỏ uốn cong. Hai bên cổng chùa là hai câu đối được chạm trổ tinh tế, bên trên là dòng chữ “Chùa Vĩnh Nghiêm” màu vàng rất trang nghiêm.

2. Khuôn viên chùa: Từ cổng tam quan nhìn vào bạn sẽ thấy chùa có khuôn viên rất rộng rãi.  Khu vực nhà trong của khuôn viên chính là nơi thờ tổ Bồ Đề Đạt Ma. Ngoài ra, khuôn viên chùa còn được sử dụng để giảng đạo Phật, làm văn phòng và thư viện.

3. Tòa nhà trung tâm: Tòa nhà trung tâm nằm ở sau tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Tòa trung tâm gồm 1 tầng trệt cao 3,2 m và một tầng lầu cao 4,2m. Đây là công trình rất kiên cố có 3 cầu thang rộng dẫn đi lên Phật điện, Tháp Quán Thế Âm và sân thượng.

  • Phật điện được thiết kế theo lối kiến trúc chữ “Công”, các góc mái cong theo kiểu chùa miền Bắc. Giữa nóc Phật Điện là bánh xe pháp luân là 4 góc là linh thú. Không gian phật điện được chia thành 3 là Bái Điện, Bản Điện và Địa Tạng Đường. Đây cũng chính là nơi đặt bàn thờ Phật, bàn thờ các vị Bồ Tát, tranh các vị La Hán và tượng Kim Cang.
  • Sân thượng rộng khoảng 10m, phía bên tay phải của sân thượng là nơi trên chiếc đại hồng chung.
  • Tầng trệt của tòa nhà trung tâm và một phần nằm dưới Phật điện được sử dụng làm giảng đường, thư viện, nhà thờ tổ,…

4. Tháp Quán Thế Âm: Tháp Quán Thế Âm là bảo tháp nằm ở bên trái Phật điện và là biểu tượng của chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn. Tòa tháp này được xây dựng cùng lúc với chùa, là một trong những bảo tháp đồ sộ nhất ở nước ta. Tháp cao 7 tầng với tổng chiều cao khoảng 40m. Kiến trúc của tháp rất cầu kỳ, đỉnh tháp có 9 bánh xe tượng trưng cho long xà và quy châu.

Tháp Quán Thế Âm được xem là biểu tượng của chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn
Tháp Quán Thế Âm được xem là biểu tượng của chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn

5. Tháp Xá Lợi Cộng Đồng: Tòa tháp này được xây này bắt đầu xây dựng vào năm 1982 và hoàn thành năm 1984. Vị trí chính xác của tháp là phía sau và bên trái Phật điện. Đây chính là nơi đặt di cốt của Phật tử. Tháp Xá Lợi Cộng Đồng cao 4 tầng với tổng chiều cao là 4m. Hàng ngày có rất nhiều người dân đến tòa tháp này để thăm viếng và tưởng nhớ những người đã khuất.

6. Tháp Vĩnh Nghiêm: Tháp Vĩnh Nghiêm nằm ở bên phải cổng tam quan. Công trình này được làm hoàn toàn bằng đá, khánh thành vào năm 2003 với tổng chiều cao là 14m. Tòa tháp này được xây dựng nhằm mục đích tưởng nhớ hai vị hòa thượng có công xây dựng chùa. Tháp Vĩnh Nghiêm là ngôi tháp đá lớn nhất và cao nhất nước ta.

Hoạt động cộng đồng ở chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa Vĩnh Nghiêm là một trong những ngôi chùa đặc biệt ở Sài Gòn. Mỗi ngày, chùa phải tiếp đón rất nhiều khách hành hương, khách du lịch và phật tử đến viếng chùa. Ngoài ra, chùa còn thường xuyên tổ chức các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng. Khách du lịch hoàn toàn có thể đến tham gia hoạt động từ thiện ở chùa để tích thêm công đức và góp phần hỗ trợ cho các hoàn cảnh khó khăn. Các hoạt động cộng đồng điển hình của chùa là:

  • Nấu 500 suất cơm từ thiện mỗi ngày để phục vụ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người vô gia cư, hộ nghèo,…
  • Phát thực phẩm miễn phí cho người khó khăn dưới tên “siêu thị 0 đồng” gồm gạo, mì ăn liền, dầu ăn và nước tương. Các phần quà này do chính phật tử và mạnh thường quân quyên góp.
  • Tổ chức Lễ quy y Tam bảo, đây là buổi lễ có ý nghĩa quan trọng trong đạo Phật, đánh dấu thời điểm tu hành và chính thức trở thành phật tử.
  • Tổ chức hiến máu nhân đạo, có sự tham gia trực tiếp của Thượng toạ Thích Thanh Phong – chính là Trụ trì Chùa Vĩnh Nghiêm.
  • Tặng quà Tết cho những người có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương vào mỗi năm. Hoạt động này có ý nghĩa chia sẻ một phần khó khăn vất vả với bà con mỗi khi Tết đến.

Lưu ý khi đến chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa Vĩnh Nghiêm là chốn trang nghiêm, cần mặc trang phục lịch sự khi đến thăm viếng
Chùa Vĩnh Nghiêm là chốn trang nghiêm, cần mặc trang phục lịch sự khi đến thăm viếng

Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn là chốn an yên bình lặng giữa lòng thành phố xô bồ, được nhiều người đến thăm viếng để duy trì đời sống tâm linh và xua tan đi mệt mỏi của đời sống thường nhật. Do đây là chốn tôn nghiêm nên khi đến đây bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Chỉ nên thắp 1 nén hương để tỏ lòng thành kính của bản thân, không nên thắp quá nhiều nhang hay đốt nhiều vàng mã. Điều này có tác dụng giữ cho không khí chùa trong lành và thoáng đãng, hạn chế gây ảnh hưởng đến những người thăm viếng khác.
  • Khi đến chùa dâng hương, chỉ nên dâng lễ chay, không dâng lễ mặn.
  • Trang phục khi đến chùa phải lịch sự và kín đáo, không mặc quần áo cộc.
  • Nên giữ im lặng và không cười nói lớn tiếng gây mất trật tự trong chùa. Khi chụp hình tại khuôn viên chùa nên pose dáng hợp lý, không tự ý bẻ cây hoa trong chùa.
  • Khi đi qua cổng tam quan, nên đi vào bằng cửa bên phải và đi ra bằng cửa bên trái. Cửa giữa chỉ dành cho Thiên tử và bậc cao tăng, nên kiêng kị.

Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa nổi tiếng tại Thành Phố Hồ Chí Minh, hàng ngày phải tiếp đón rất nhiều du khách đến viếng thăm. Tại đây có rất nhiều công trình kiến trúc nổi bật và đã được công nhận là di sản văn hóa của nhân loại. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống, tạo nên nét đẹp cổ xưa giữa lòng thành phố phồn hoa.

Có thể bạn quan tâm:

REVIEW CÙNG CHUYÊN MỤC

Chùa Việt Nam Quốc Tự: Lịch sử, kiến trúc và hoạt động hoằng pháp

Việt Nam Quốc Tự là ngôi chùa đã có tuổi đời hơn 50 năm và sở hữu rất nhiều cái nhất như diện tích lớn nhất, tháp bảo cao nhất,...

Chùa Giác Ngộ: Lịch sử hình thành và hoạt động hoằng pháp

Chùa Giác Ngộ tại Sài Gòn nổi tiếng về sự linh thiêng, được phật tử Phật môn từ khắp nơi trên cả nước đến chiêm bái. Chùa tọa lạc tại...

Chùa Xá Lợi (Quận 3): Lịch sử, kiến trúc và hoạt động

Chùa Xá Lợi đã có tuổi đời hơn 50 năm, được xây dựng nhằm mục đích thờ Xá Lợi Phật và làm nơi sinh hoạt của Hội Phật học Việt...

Chùa Đại Tòng Lâm Vũng Tàu: Lịch sử, kiến trúc và hoạt động hoằng pháp

Chùa Đại Tòng Lâm - Vũng Tàu là một trong những ngôi chùa nổi tiếng về sự linh thiêng, được đông đảo người dân và khách du lịch đến hành...

Ẩn