Vườn Lâm Tỳ Ni (Nepal) – Nơi Đức Phật Đản Sanh

Thích Ca Phật Đài Vũng Tàu: Lịch sử, kiến trúc và hoạt động

Chùa Đại Tòng Lâm Vũng Tàu: Lịch sử, kiến trúc và hoạt động hoằng pháp

Chùa Xá Lợi (Quận 3): Lịch sử, kiến trúc và hoạt động

Chùa Giác Ngộ: Lịch sử hình thành và hoạt động hoằng pháp

Chùa Vĩnh Nghiêm (Sài Gòn) – Lịch sử, hoạt động và khóa tu

Chùa Việt Nam Quốc Tự: Lịch sử, kiến trúc và hoạt động hoằng pháp

Đôi Nét Về Chùa Đồng Yên Tử

Chùa Xá Lợi (Quận 3): Lịch sử, kiến trúc và hoạt động

Chùa Xá Lợi đã có tuổi đời hơn 50 năm, được xây dựng nhằm mục đích thờ Xá Lợi Phật và làm nơi sinh hoạt của Hội Phật học Việt Nam. Hiện tại, đây là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng và gắn liền với nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng của nền Phật giáo nước ta. 

Chùa Xá Lợi Quận 3 là một trong những ngôi chùa lớn của Thành Phố Hồ Chí Minh
Chùa Xá Lợi Quận 3 là một trong những ngôi chùa lớn của Thành Phố Hồ Chí Minh

Lịch sử phát triển chùa Xá Lợi

Chùa Xá Lợi là một trong những ngôi chùa lớn bậc nhất Sài Gòn và được xếp trong danh sách di tích lịch sử cấp thành phố. Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 5/8/1956 trên khu đất rộng 2500 do kiến trúc sư Trần Văn Đường và Đỗ Bá Vinh thiết kế, được kỹ sư Dư Ngọc Ánh và Hồ Tố Thuận giám sát. Năm 1958 thì quá trình xây dựng chùa đã hoàn thành. Do chùa được xây dựng nhằm mục đích thờ Xá Lợi Phật Tổ nên sư trụ trì đã đặt tên là chùa Xá Lợi để hợp lòng dân.

Chùa được nhiều người biết đến thông qua sự kiện tu sĩ Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật tử của chế độ Ngô Đình Diệm vào năm 1963. Chùa là trụ sở chính của Hội Phật học Việt Nam ở giai đoạn 1951-1981 và là trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam giai đoạn 1981-1993. Năm 2000, chùa được trùng tu và cải tạo lại nhưng vẫn giữ được nét đẹp kiến trúc từ thuở sơ khai. Năm 2005, Chùa được công nhận là di tích cấp thành phố.

Chùa Xá Lợi Quận 3 còn là nơi lưu giữ nhiều pháp khí quý giá gắn liền với lịch sử như Bức hoành phi đề chữa “Đông thùy pháp vũ” do thái hậu Từ Hy viết, Tháp bạc đựng ngọc Xá Lợi do Pháp sư Diễn Bồi (Đài Loan) tặng, tháp đồng được thiết kế theo kiến trúc Ấn Độ do lãnh sự quán Ấn Độ trao tặng, pho kinh Pali trên lá buôn cổ xưa với hơn 1000 năm tuổi có ghi chép lời của Đức Thế Tôn khi Ngài chuyển bánh xe pháp luân.

Kiến trúc của chùa Xá Lợi

Chùa Xá Lợi được xây dựng theo lối kiến trúc mới tại Việt Nam, ở trên là bái đường và ở dưới là giảng đường. Tổng khuôn viên chùa rộng khoảng 2500m2. Một số công trình kiến trúc nổi bật của chùa là cổng tam quang, chánh điện, giảng đường, tháp chuông, vườn cảnh,… Được biết, chùa được Câu lạc bộ xây dựng và chuyển nhượng lại với số tiền tượng trưng là 1 đồng bạc Việt Nam.

Tòa chánh điện

Tòa Chánh Điện là khu vực có lối kiến trúc đặc trưng nhất của chùa. Tổng diện tích của khu vực chánh điện là hơn 400m2, khu vực này đón ánh sáng tự nhiên từ hệ thống cửa sổ cao và dài nên rất thoáng.

Trong Chánh điện thờ tượng Phật Thích Ca lớn do trường Mỹ Nghệ Biên Hòa đắp tạo. Năm 1969, tượng được thếp lại toàn thân bằng vàng và có hình dáng như ngày nay. Trước tượng Phật đặt tháp ngọc nhỏ được thiết kế với hình dáng chiếc lá bồ đề, bên trong có đặt ngọc Xá Lợi linh thiêng. Ngoài ra, khu vực chánh điện còn lưu giữ 15 bộ tranh mô phỏng lại cuộc đời của Phật Thích Ca từ khi Đản sinh cho đến khi nhập niết bàn.

Cổng tam quan

Cổng tam quan của chùa Xá Lợi có màu chủ đạo là vàng với mái ngói màu đỏ
Cổng tam quan của chùa Xá Lợi có màu chủ đạo là vàng với mái ngói màu đỏ

Chùa có hai cổng tam quan, cổng chính nằm trên đường Bà Huyện Thanh Quan và cổng phụ nằm ở đường Sư Thiện Chiếu. Cổng tam quan của Chùa là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc tam quan và hoa văn trang trí cổ, được phối màu theo phong cách hiện đại nên trông rất ấn tượng. Phía trước cổng, hai lan ca hai bên được thiết kế với đường cong uốn lượn mềm mại và đặt 3 gốc cau cảnh. Phầm mái cổng tam quan có tông màu vàng với hoa văn trang trí màu xanh nên trông rất nổi bậc.

Tháp chuông

Từ cổng tam quan đi vào bên trong khuôn viên chùa sẽ thấy được tháp chuông bảy tầng cao 32 mét và mỗi tầng thờ một vị Phật khác nhau. Tháp chuông này được khởi công xây dựng vào ngày 15/12/1960, khánh thành ngày 23/12/1961 và là tháp chuông cao nhất Việt Nam hiện nay.

Tháp chuông của chùa được thiết kế theo hình bát giác, sơn màu vàng và mái màu đỏ hồng. Xung quanh tháp chuông được trang trí bằng những chi tiết uốn lượn màu xanh lá với đường viền màu trắng nên rất độc đáo, khác hoàn toàn với lối kiến trúc chùa phía Bắc. Kiến trúc chùa bị ảnh hưởng bởi văn hóa hội quán Trung Hoa nên phần đỉnh tháp được thiết kế như chiếc xá lợi lớn, có màu chủ đạo là xanh lá và vươn thẳng lên trời.

Tầng cao nhất của tháp sẽ là cổ lầu, bên trong đặt đại hồng chung làm bằng đồng nặng 2 tấn với đường kính 1.2m và cao 1.6m. Đại hồng chung được đem lên tháp vào ngày 17/12/1961 dưới sự chứng minh của cố hòa thượng Thích Tịnh Khiết.

Hoạt động của chùa Xá Lợi

Chùa Xá Lợi là nơi thờ tự linh thiêng và rất nổi tiếng trong cộng đồng Phật tử. Ngoài ra, đây còn là nơi diễn ra rất nhiều hoạt động giáo dục và sinh hoạt Phật giáo dành cho Phật tử và người dân trong thành phố. Một số hoạt động hoằng pháp có diễn ra tại chùa là:

  • Thuyết giảng Phật pháp vào buổi sáng Chủ Nhật mỗi tuần
  • Mở các lớp giáo lý dành cho các Phật tử tu tại gia vào Chủ nhật hàng tuần
  • Tổ chức dạy thư pháp vào thứ 2, thứ 3 và chủ nhật hàng tuần dưới sự giảng dạy của nhà thư pháp Chinh Trung.
  • Thư viện của chùa mở cửa từ thứ 2 đến chủ Nhật. Chùa có hơn 3000 đầu sách về phật pháp, đặc biệt là hai bộ Đại tạng kinh bằng chữ Hán.

Ngoài các lễ quan trọng trong năm thì chùa còn có thêm hai ngày lễ lớn là giỗ kỵ ông Hội trưởng Chánh Trí Mai Thọ Truyền (15/3 âm lịch) và ngày Đàn Dược Sư (rằm tháng Giêng). Với những cặp đôi là Phật tử, chùa còn tổ chức thêm lễ hằng thuận cho họ.

Hình ảnh Chùa Xá Lợi quận 3 khi mới xây dựng
Hình ảnh Chùa Xá Lợi quận 3 khi mới xây dựng

Những lưu ý khi đến chùa Xá Lợi

Chùa Xá Lợi là địa điểm viếng và cúng bái của nhiều Phật tử Phật giáo, trở thành điểm tựa tâm linh cho người dân thành phố và Phật tử tứ phương. Dưới đây là một số điều cần phải lưu ý khi đến chùa bạn cần nắm rõ:

  • Khi chiêm bái chùa, chỉ nên thắp một nén hương để cầu nguyện. Không nên đốt quá nhiều nhang để tránh ảnh hưởng đến không gian chùa.
  • Chùa là nơi linh thiêng và trang nghiêm, khi thăm viếng bạn cần mặc trang phục cho phù hợp, không nên cười đùa hay to tiếng.
  • Khi tham quan chùa, không nên dùng tay sờ vào hiện vật có trong chùa, không vứt rác bừa bãi và chụp ảnh có ý thức.
  • Vào những ngày lễ lớn, chùa tiếp đón rất nhiều người đến thăm viếng, bạn cần chú ý tự bảo quản đồ dùng cá nhân.

Có thể bạn quan tâm:

REVIEW CÙNG CHUYÊN MỤC

Chùa Giác Ngộ: Lịch sử hình thành và hoạt động hoằng pháp

Chùa Giác Ngộ tại Sài Gòn nổi tiếng về sự linh thiêng, được phật tử Phật môn từ khắp nơi trên cả nước đến chiêm bái. Chùa tọa lạc tại...

Chùa Vĩnh Nghiêm (Sài Gòn) – Lịch sử, hoạt động và khóa tu

Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của văn hóa Phật giáo của nước ta, đã được UNESCO công nhận là di...

Chùa Việt Nam Quốc Tự: Lịch sử, kiến trúc và hoạt động hoằng pháp

Việt Nam Quốc Tự là ngôi chùa đã có tuổi đời hơn 50 năm và sở hữu rất nhiều cái nhất như diện tích lớn nhất, tháp bảo cao nhất,...

Chùa Đại Tòng Lâm Vũng Tàu: Lịch sử, kiến trúc và hoạt động hoằng pháp

Chùa Đại Tòng Lâm - Vũng Tàu là một trong những ngôi chùa nổi tiếng về sự linh thiêng, được đông đảo người dân và khách du lịch đến hành...

Thích Ca Phật Đài Vũng Tàu: Lịch sử, kiến trúc và hoạt động

Thích Ca Phật Đài là quần thể kiến trúc Phật Giáo nổi bật tại Vũng Tàu. Công trình này được xây dựng trên ngọn đồi cao, bao quanh bởi cảnh...

Ẩn