Chùa Đại Tòng Lâm Vũng Tàu: Lịch sử, kiến trúc và hoạt động hoằng pháp
Chùa Đại Tòng Lâm – Vũng Tàu là một trong những ngôi chùa nổi tiếng về sự linh thiêng, được đông đảo người dân và khách du lịch đến hành lễ và dâng hương. Ngoài ra, chùa còn nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc hoành tráng, đạt được nhiều kỷ lục ở nước ta.
Lịch sử chùa Đại Tòng Lâm Vũng Tàu
Chùa Đại Tòng Lâm có tên đầy đủ là Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự. Chùa nằm trên Quốc lộ 51, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Việt Nam). Ngôi chùa này còn được gọi là “Vạn Phật Quang” vì có khoảng 10.000 tượng Phật ốp trên các vách điện. Các bức tượng này được Phật tử từ khắp nơi quyên góp và xây dựng.
Chùa được hòa thượng Thích Thiện Hòa cho xây dựng vào năm 1964 với tổng diện tích là 54 hecta. Chùa tọa lạc ở không gian yên tĩnh, được bao bọc bởi cây xanh um tùm. Đây là nơi quy tụ nhiều quần thể kiến trúc khác nhau như chùa, thiền viện, tịnh thất, trường cao đẳng Phật học,…
Mục đích xây dựng chùa của hòa thượng là mở Phật học viện, quy tụ tăng ni từ mọi nơi về tu học và đào tạo lực lượng kế thừa sự nghiệp hoằng pháp. Sau khi hòa thượng mất thì vị trụ trì kế tục tiếp tục thực hiện ý nguyện của Ngài. Hiện tại, Đại Tòng Lâm là ngôi chùa có nhiều công trình quy mô hiện đại và đang là ngôi chùa lớn nhất nước ta.
Cho đến thời điểm hiện tại, chùa Đại Tòng Lâm được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập 6 kỷ lục sau đây:
- Xác nhận là ngôi chùa có ngôi chính điện lớn nhất nước ta vào ngày 2/1/2006
- Xác nhận là ngôi chùa có nhiều tượng Phật nhất nước ta vào ngày 31/5/2007
- Xác nhận ngôi chùa có tượng Phật Di Lặc nguyên khối tạc bằng đá hoa cương lớn nhất nước ta vào ngày 21/3/2009
- Xác nhận ngôi chùa có số lượng tăng ni tham dự khóa An cư kiết hạ nhiều nhất nước ta vào ngày 30/11/2007
- Xác nhận là ngôi chùa có bộ tượng Tam Thánh tạc bằng đá hoa cương lớn nhất nước ta vào ngày 20/12/2010.
Kiến trúc chùa Đại Tòng Lâm
Chùa Đại Tòng Lâm tọa lạc giữa không gian yên tĩnh được bao bọc bởi cây xanh um tùm và có tổng diện tích gần 100 héc ta. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc của hệ Phật giáo Bắc tông, kết hợp giữa nét đẹp truyền thống và hiện đại. Mái ngói chùa chạm khắc hình rồng khéo léo, tạo cảm giác như đang bay lượn trên bầu trời xanh thẳm. Tất cả các hồ nước trong chùa đều được thả sen, mang lại sự nhẹ nhàng và thanh thoát ở chốn tôn nghiêm thanh tịnh.
Ngôi chính điện của chùa được xây dựng vào năm 2002 với tổng chiều dài là 91cm, chiều rộng 46cm và cao 2 tầng. Ngôi chính điện được Hòa thượng Thích Quảng Hiền tổ chức xây dựng và do kiến trúc sư Lê Quang Mẫn thiết kế. Điện Phật tầng lầu là nơi tôn thờ 9 pho tượng lớn được làm bằng đá hoa cương, 9 pho tượng đó là:
- Bộ tượng Di Đà Tam Tôn (gồm Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí Bồ Tát).
- Bộ tượng Thích Ca Tam Tôn (gồm Phật Thích Ca Mâu Ni, Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Sư Lợi)
- Hai tượng Hộ Pháp
- Tượng Tổ Sư Đạt Ma
Mặt tường quanh điện Phật được trang trí bằng 10.000 tượng Phật nhỏ theo kinh Vạn Phật. Tầng trệt của điện Phật thờ Phật A Di Đà. Khi bước vào ngôi chánh điện bạn sẽ cảm nhận được sự tôn nghiêm và thanh tịnh. Đứng từ chánh điện nhìn ra bốn phía sẽ thấy màu xanh của cây cối và bầu trời, tạo cảm giác thanh thản và bình yên trong thâm tâm. Du khách tới hành hương sẽ có cảm nhận như một làn gió mát, giúp tâm hồn trở nên thư thái hơn.
Phía trước ngôi chính điện là Đài Phật Di Lặc với pho tượng nặng 4 tấn và cao 5,1m. Bức tượng này được tạc từ đá hoa cương nguyên khối có nguồn gốc xuất xứ từ Cam Ranh. Cạnh Đài Phật Di Lặc là vườn tượng Cửu Phẩm Cực Lạc gồm có 48 tượng Phật A Di Đà tạc từ đá hoa cương. Ở giữa là một pho tượng Phật A Di Đà đứng trên đài hoa sen cao 18m được xây bằng bê tông, hai bên là các tượng nhỏ.
Đứng ở vườn tượng Cửu Phậm Cực Lạc, bạn sẽ thấy tượng đài Tam Thánh Tây phương ở ngay bên cạnh. Gồm có ba pho tượng to lớn đứng sừng sững và bên dưới là hồ cá trong xanh. Ngoài ra, chùa còn có thêm nhiều công trình kiến trúc đặc sắc khác như Tháp Đa Bảo, Vườn Lâm Tỳ Ni, tượng Phật Thích Ca niết bàn trên tòa sen,…
Khuôn viên chùa có đặt Trường Phật học Đại Tòng Lâm xây dựng vào năm 1995 với sức chứa lên tới hàng nghìn người. Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thường tổ chức Đại giới đàn Thiện Hòa tại đây khoảng 3 năm/lần. Bệnh viện đa khoa Phật giáo Đại Tòng Lâm đầu tiên của Phật giáo Việt Nam cũng đang được xây dựng tại đây với quy mô 500 giường bệnh trên diện tích tổng thể 14ha.
Hoạt động hoằng pháp chùa Đại Tòng Lâm
Hàng năm, chùa Đại Tòng Lâm đón tiếp hàng triệu du khách đến tham quan và chiêm bái. Tại đây, du khách có thể thấy được lối kiến trúc Phật giáo đương đại mang đậm nét văn hóa dân tộc. Được biết, chùa Đại Tòng Lâm mở cửa đón khách từ 5:00 – 21:00 vào mỗi ngày trong tuần. Vào những ngày có sự kiện thì thời gian mở đóng cửa chùa sẽ được thay đổi linh hoạt. Từ 11:30 – 13:00 là thời gian nghỉ trưa nên khu chánh điện và khu tháp sẽ đóng cửa trong thời gian này.
Do chùa Đại Tòng Lâm là chốn linh thiêng và tôn nghiêm của Phật giáo nên khi đến đây tham quan và khấn bái bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Khi đến thăm chùa cần mặc trang phục thoải mái nhưng đảm bảo lịch sử, trang nghiêm và phù hợp với chốn Phật linh thiêng. Không nên mặc trang phục quá màu mè hay phản cảm, làm mất đi tính trang nghiêm và thiêng liêng của chùa.
- Do chùa có diện tích rất rộng, để tiện cho việc di chuyển tham quan thì bạn nên mang giày thể thao êm ái, mặc trang phục có độ thấm hút mồ hôi tốt, mang theo ô hoặc mũ rộng vành để che nắng.
- Vào những ngày lễ lớn, chùa tiếp đón rất nhiều du khách đến tham quan. Bạn cần phải cẩn trọng trong việc giữ gìn đồ cá nhân, đề phòng bị mất trộm.
- Không tự ý đụng chạm hay lấy bất kỳ đồ vật nào trong chùa khi chưa có sự đồng ý của ban quản lý chùa. Nên xin phép ban quản lý chùa trước khi quay phim hay chụp ảnh.
- Không vứt rác bừa bãi, dẫm đạp lên cây cối – hoa cỏ – bàn ghế để tránh làm mất đi cảnh quan nhà chùa. Không nên đùa giỡn hoặc nói lớn tiếng làm mất đi vẻ thanh tịnh của chùa.
Đại Tòng Lâm Vũng Tàu là ngôi chùa được xây dựng với quy mô hoành tráng, thi công chỉnh chu và lối kiến trúc độc đáo. Đây là địa điểm tu tập tôn giáo quen thuộc của người dân khu vực và được Phật tử khắp nơi trên cả nước tìm đến đến khấn bái.
Có thể bạn quan tâm: