Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Nguyên tắc đặt bàn thờ Phật và gia tiên cần lưu ý

Mùa an cư kiết hạ là vào tháng mấy? Có ý nghĩa gì?

Đại Thế Chí Bồ Tát là ai? Ý nghĩa thờ cúng Đức Bồ Tát

Đại Thế Chí Bồ Tát là thị giả của Đức Phật A Di Đà, Ngài đứng bên bên cạnh Đức Phật, tay cầm hoa sen xanh tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ. Phật A Di Đà, Đại Thế Chí Bồ Tát và Quan Thế Âm Bồ Tát được xem là Tây Phương Tam Thánh của Thế giới Tây phương Cực Lạc, rất được tôn kính trong phái Tịnh độ.

Đại Thế Chí Bồ Tát là vị Bồ Tát tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ soi sáng khắp muôn phương
Đại Thế Chí Bồ Tát là vị Bồ Tát tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ soi sáng khắp muôn phương

Đại thế Chí Bồ Tát là ai?

Đại Thế Chí Bồ Tát còn được gọi với nhiều danh vị khác như Linh Cát Bồ Tát, Vô Lượng Quang Bồ Tát, Đắc Đại Thế Bồ Tát, Thế Chí,… Đại Thế Chí Bồ Tát là vị bồ tát của trí tuệ, Ngài đã dùng hạnh nguyện của mình để tiếp độ chúng sinh cang cường trong cõi bà ta. Ngài là vị Bồ Tát có thứ bậc cao nhất trong Phật giáo Đại Thừa nên rất được tôn kính.

Theo Phật Giáo Trung Hoa, Đại Thế Chí Bô Tát được gọi là Zhi Pu Sa, là một trong ba Tam Thánh Phật (gồm có Đức Phật A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát). Theo Phật giáo Tây Tạng, Đại Thế Chí Bồ Tát được gọi là Bồ Tát Kim Cương Thủ và là vị thần bảo hộ của Phật Thích Ca. Ngoài ra, Ngài còn có tên gọi khác là Seishi Bosatsu, là một trong 13 vị Phật của trường phái Phật giáo Mật Tông Shingon Nhật Bản.

Đại Thế Chí Bồ Tát là vị Bồ Tát lâu đời và quyền lực nhất. Trong tiếng Phạn, tên của Ngài mang ý nghĩa là sự xuất hiện sức mạnh to lớn và vĩ đại. Sức mạnh ở đây được hiểu là ánh sáng trí tuệ vĩnh hằng, chiếu sáng khắp muôn phương. Trong phái Tịnh Độ, Ngài giữ vai trò rất quan trọng trong việc dẫn dắt chúng sanh về cõi tịnh độ Tây phương cực lạc

Trong kinh Lăng Nghiêm có nhắc đến, Đại Thế Chí Bồ Tát đạt được sự giác ngộ thông qua việc thực hành quán niệm Phật và liên tục chánh niệm danh hiệu Phật. Theo kinh Quán Vô Lượng Thọ, Ngài đã dùng ánh sáng trí tuệ để soi sáng khắp mười phương, cứu vớt chúng sanh khỏi điều ác và giúp chúng sinh trong ba đường ác được giải thoát.

Sự tích cuộc đời Đại Thế Chí Bồ Tát

Khi chưa xuất gia tu đạo, Đại Thế Chí Bồ Tát có tên là Mi Ha. Ngài là Thái tử thứ hai của vua Chánh Niệm và là em của Thái tử Bất Huyền. Sau này, vua Chánh Niệm trở thành Phật A Di Đà và Thái tử Bất Huyền trở thành Quan Thế Âm Bồ Tát.

Vua Chánh Niệm là người có tâm hướng Phật nên đã khuyên con mình phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và chư Tăng trong ba tháng. Khi đó, có một vị Đại thần tên là Bảo Hải cũng đã khuyên nhủ Thái Tử nên vì chúng sanh mà cầu đặng Nhứt Thiết trí và đem công đức đó hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề. Điều này sẽ giúp cho phước báu của Thái Tử trở nên vô tận và tâm nguyện cũng được đặng viện mãi mãi mãi muôn đời. Nghe thấy lời khuyên của Bảo Hải rất thấu tình đạt lý nên Thái Tử đã chú tâm vào các hạnh tu là:

  • Ba nghiệp của ý gồm không tham nhiễm danh lợi và sắc dục, không hờn giận oán cừu và không si mê ám muội.
  • Ba Nghiệp của thân gồm không sát hại chúng sinh, không trộm cướp của người đời và không tà dâm.
  • Bốn nghiệp của miệng gồm không ăn nói láo xược, không nói những lời thêu dệt, không nói lời hai chiều và không ăn nói lời độc ác.

Cùng với đó, Ngài tiếp tục tu Bồ Tát Đạo và làm việc Phật sự, dạy dỗ người đời làm những việc có ích, mục đích cầu mau đặng hoàn mãn những công hạnh mà Ngài đã thệ nguyện. Khi Đức Phật Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quan Minh Sang Vương Như Lai nhập Niết Bàn, Thái Tử Ni Ha sẽ thành đạo và kế ngôi Phật để truyền chánh pháp và hóa độ cho chúng sinh.

Đại Thế Chí Bồ Tát dúng ánh sáng trí tuệ để cứu vớt chúng sanh khỏi vùng bùn tăm tối
Đại Thế Chí Bồ Tát dúng ánh sáng trí tuệ để cứu vớt chúng sanh khỏi vùng bùn tăm tối

Sau khi phát lời thề nguyện, Phật Bảo Tạng và Đức Phật mười phương đều thọ ký cho Thái Tử. Điều này đã khiến cho Thái Tử rất vui mừng và thành tâm tu tập những gì bản thân đã giác ngộ, tránh xa con đường tội lỗi. Sau này, khi đầu thai sang nhiều kiếp khác thì Ngài vẫn luôn giữ bổn nguyện và quyết chí tu hành, mang trí tuệ đến với chúng sanh và dẫn dắt chúng sanh đến bờ giác ngộ. Đại Thế Chí Bồ Tát chính là vị Bồ Tát dùng ánh sáng trí tuệ để soi sáng đến muôn phương, giúp chúng sinh không phạm phải đường ác để được giải thoát.

Hạnh nguyện của Đại Thế Chí Bồ Tát

Hạnh nguyện của Đại Thế Chí Bồ Tát thuộc về giới tâm thức và các hạnh tu tâm dưỡng tính, giúp con người có một tâm hồn thành thản và thoát khỏi muộn phiền khổ đau. Từ đó, tất cả chúng sinh phát đại nguyện sẽ được an trụ trong cảnh giới chư Phật. Để tu theo vị Bồ Tát, chúng ta cần phải tu tập thiền định để có trí tuệ sáng suốt rồi mới chuyển sang phát đại nguyện phổ độ chúng sinh.

Trong đạo Phật, hạnh nguyện của Đại Thế Chí Bồ tát chính là sự tinh khiết và mang lại cho chúng sinh rất nhiều lợi ích. Đây cũng là pháp tu tượng trưng cho sự nổ lực kiên trì và chân chính để đi đến con đường giác ngộ.

Đại Thế Chí Bồ Tát là vị Bồ Tát có tâm vô ngã và chính trực. Ngài dùng cuộc đời của mình để cứu độ chúng sinh mà không có dụng tâm muốn được người đời tán dương hay khen ngợi. Bên cạnh đó, Ngài cũng không tỏ ra ngạo mạn với những công đức mà mình đã làm và cũng không cầu về danh vọng.

Hình tượng Đại Thế Chí Bồ Tát

Từ bi và trí tuệ là hai yếu tốt quan trọng bắt buộc phải có ở mỗi vị Phật, nếu thiếu một trong hai thì không thể thành Phật. Đại Thế Chí Bồ Tát là vị Phật dùng cả hai điều này để cứu vớt chúng sanh thoát khỏi những phiền não để đến với cõi Tịnh Độ.

Trong Phật Pháp, Đại Thế Chí Bồ Tát là vị Bồ Tát đứng bên Phải của Đức Phật A Di Đà. Ngài mang hình dạng nữ, đeo chuỗi anh lạc trên cổ, tay cần bó sen màu xanh. Hoa sen xanh là biểu tượng của sự thanh tịnh, thuần khiết và đoạn đứt. Màu xanh của hoa sen sẽ tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ chiếu sáng khắp thế gian. Đại Thế Chí Bồ Tát tượng trưng cho trí tuệ vô lượng của Chư Phật, Ngài sẽ dùng trí tuệ để dứt hết mọi phiền não ô nhiễm, cứu giúp chúng sinh thoát khỏi vũng bùn ác trược.

Trong Mandala của Phái Mật Tông, hình tượng của Đại Thế Chí Bồ Tát là ngồi trên tòa hoa sen đỏ, thân có màu trắng, tay cầm hoa sen mới nở và tay phải thủ ấn Trì Luân Kim Cương. Theo kinh Quán Vô Lượng Thọ, Ngài có thân hình cao tám mươi ức na do tha do tuần, làn da màu vàng tử kim. Trong thiên quan của Ngài được đặt 500 hoa báu, trên mỗi hoa có 500 đài báu và quốc độ tịnh diệu của mười phương chư Phật sẽ hiện lên trong mỗi đài báu.

Nhiều dòng truyền thừa Phật giáo mô tả, Ngài là vị Bồ Tát đại diện cho trí tuệ và có đặng tính giống với Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi. Tuy nhiên, do phẩm chất trí tuệ của Ngài ít được quan tâm hơn so với lòng từ bi của Quan Thế Âm Bồ Tát nên Ngài ít được biết đến trong cộng đồng Phật tử Phật giáo.

Đại Thế Chí Bồ Tát dùng từ bi và trí tuệ để cứu độ chúng sanh
Đại Thế Chí Bồ Tát dùng từ bi và trí tuệ để cứu độ chúng sanh

Ý nghĩa thờ cúng Đại Thế Chí Bồ Tát

Sau khi Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Sơn Vương Như Lai nhập Niết bàn, Đại Thế Chí Bồ Tát sẽ tiếp quản chánh Pháp cùng với thế giới Tây Phương Cực Lạc. Khi thành Phật, Ngài có Phật hiệu là Thiện Trụ Trân Bảo Sơn Vương Như Lai. Thông thường, Đại Thế Chí Bồ Tát ít khi được thờ đơn độc. Phật tử đi theo Tịnh Độ Tông sẽ thờ Tây Phương Tam Thánh gồm có Đức Phật A Di Đà, Đại Thế Chí Bồ Tát và Quan Thế Âm Bồ Tát.

Đại Thế Chí Bồ Tát là vị Bồ Tát đại diện cho sức mạnh trí tuệ soi sáng khắp mười phương. Thờ cúng Ngài sẽ giúp gia chủ có được sự sáng suốt khi quyết định bất cứ việc gì mà không bị cám giỗ che mắt, Ngài còn soi sáng và dẫn dắt chúng sanh đi đúng hướng. Ngoài ra, Đại Thế Chí Bồ Tát còn có sức mạnh loại trừ ô nhiễm và phiền não để chúng sanh có thể vãng sanh về cõi tịnh độ. Ngài được ví như ngọn đèn, soi sáng chúng ta trong cõi Ta Bà đau khổ, dẫn dắt gia chủ đi đúng hướng để đến với giác ngộ và giải thoát.

Tam Phương Thánh là ba vị Phật hội tụ đày đủ những đức hạnh tốt đẹp và là tấm gương sáng cho tu giả trong con đường tu tập. Để có thể về cõi Tây Phương Cực Lạc sau khi đã vãng sanh, con người nên làm nhiều việc thiện, siêng cúng dường chư Phật và thành kính với Tam bảo. Điều này cũng giúp cho chúng sanh được Đức Phật và Bồ Tát dẫn dắt tiếp tục tu hành cho đến khi đắc chứng Thánh quả sau khi đã về cõi Tây Phương.

Theo Phong thủy, Đại Thế Chí Bồ Tát là vị Phật bản mệnh của những người tuổi Ngọ. Gia chủ tuổi Ngọ nếu thành tâm thờ cúng Ngài sẽ gặp hung hóa cát, gặp may mắn và bình an trong cuộc sống, giúp phát huy trí tuệ tri thức của bản thân. Còn trong công danh sự nghiệp, họ sẽ gặt hái được nhiều thành công và công việc thuận buồm xuôi gió.

Lưu ý khi thờ tượng Đại Thế Chí Bồ Tát

Thành tâm thờ cúng và đảnh lễ Đại Thế Chí Bồ Tát sẽ giúp chúng sanh thấy được ánh sáng trí tuệ để thoát khỏi phiền não trong cuộc sống. Bạn có thể thờ Đại Thế Chí Bồ Tát riêng lẻ hay thờ chung với Tây Phương Thánh đều được. Tuy nhiên, trong quá trình thờ cúng gia chủ cần phải lưu ý những điều cấm kỵ sau đây:

  • Đặt bàn thờ Bồ Tát hướng ra ngoài cửa chính để Ngài cứu độ và giải trừ đau khổ cho người thân đã khuất, giúp họ được siêu thoát. Không đặt bàn thờ ở những nơi dễ bị nhiễm uế khí như gần nhà bếp, gần nhà vệ sinh, phòng ngủ, góc vầu thàng, hướng quay về nhà tắm,…
  • Không thờ Đại Thế Chí Bồ Tát chung với các Tây phương Tam Thánh khác để tránh phạm phải điều cấm kỵ trong nhà Phật. Nếu thờ Tam Thánh Phật, nên đặt tượng của hai vị Bồ Tát ở hai bên tượng Phật. Vị trí của bàn thờ phải ở nơi cao nhất trong nhà, đỉnh tượng Bồ Tát phải cao hơn đỉnh đầu của gia chủ.
  • Trường hợp có bàn thờ gia tiên, nên đặt bàn gia tiên ở tường nhà trên trái hoặc bên phải bàn thờ Phật. Đồng thời, không đặt tượng Bồ Tát thấp hơn bàn thờ gia tiên, không dùng chung bát hương với bàn thờ gia tiên.
  • Vật phẩm thờ Bồ Tát là hoa quả, nên đặt trong đĩa đựng trái cây trước khi dâng lễ. Trái cây dâng cúng không được dùng trong việc khác và không cúng cùng với bàn thờ gia tiên. Chú ý lau chùi bàn thờ mỗi ngày và dùng khăn sạch để vệ sinh bàn thờ.
Đại Thế Chí Bồ Tát là một trong ba Tam Thánh Pháp
Đại Thế Chí Bồ Tát là một trong Tam Thánh Phật

Trên đây là những thông tin cần biết về Đại Thế Chí Bồ Tát và ý nghĩa của việc thờ cúng bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Đại Thế Chí Bồ Tát là vị bồ tát đại diện cho ánh sáng trí tuệ, dùng ánh sáng trí tuệ để dẫn dắt chúng sanh thoát khỏi vũng bùn tội lỗi và đi đến cõi Tây Phương Cực Lạc khi vãng sanh. Đồng thời, Ngài còn là vị Phật bản mệnh của người tuổi Ngọ, việc thành tâm thờ cúng Ngài sẽ mang lại nhiều lợi ích cho gia chủ.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Cách đặt tượng 3 ông Phúc Lộc Thọ trong nhà chuẩn phong thủy

Phúc Lộc Thọ là ba ông thần tượng trưng cho ba mong cầu lớn nhất của mỗi người. Tượng của ba ông thần này cần được đặt trong nhà theo...

Tam Đa Phúc Lộc Thọ là ai? Thờ tượng 3 ông có ý nghĩa gì?

Trưng bày Tam Đa Phúc Lộc Thọ là hành động mang lại may mắn, hạnh phúc, tài lộc và sức khỏe cho gia đình. Hình tượng Tam Đa Phúc Lộc...

Hư Không Tạng Bồ Tát là ai? Hình tượng và cách thờ cúng

Hư Không Tạng Bồ Tát là vị Bồ Tát trang nghiêm có công đức to lớn, trí tuệ vô biên, tâm tĩnh lặng và lòng nhẫn nại. Tâm niệm thờ...

Diêu Trì Địa Mẫu là ai? Cách thờ cúng Mẹ Địa Mẫu tại nhà

Diêu Trì Địa Mẫu là vị thần đã tạo ra con người và vạn vật nên rất được người đời kính trọng. Tượng của bà thường được thờ trong điện...

ứng hóa thân bồ tát

33 Ứng hóa thân của Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát

Bồ Tát Quán Thế Âm là hiện thân cho sự từ bi, bát ái cứu vớt chúng sinh khỏi phải trầm luân bể khổ của giáo lý nhà Phật. Trong...

Thiên Hậu Thánh Mẫu là ai? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Thiên Hậu Thánh Mẫu là vị thần của biển cả, có ý nghĩa quan trọng trong tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa. Người đời thờ cúng bà để mong...

Ẩn