Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Nguyên tắc đặt bàn thờ Phật và gia tiên cần lưu ý

Mùa an cư kiết hạ là vào tháng mấy? Có ý nghĩa gì?

Cách đặt tượng 3 ông Phúc Lộc Thọ trong nhà chuẩn phong thủy

Phúc Lộc Thọ là ba ông thần tượng trưng cho ba mong cầu lớn nhất của mỗi người. Tượng của ba ông thần này cần được đặt trong nhà theo đúng vị trí phong thủy để mang lại hiệu quả tốt nhất, tránh gây hao tán tài lộc và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Nếu đang băn khoăn không biết đặt tượng 3 ông Phúc Lộc Thọ ở vị trí nào cho phù hợp thì bạn hãy tham khảo bài viết bên dưới đây.

Phúc Lộc Thọ là những vị thần tượng trưng cho mong cầu hạnh phúc của con người
Phúc Lộc Thọ là những vị thần tượng trưng cho mong cầu hạnh phúc của con người

Ba ông Phúc Lộc Thọ là ai?

Tượng 3 ông Phúc Lộc Thọ còn được gọi là tượng Tam Đa. Người đời biết đến ba vị thần này với hình ảnh ông già có bộ râu dài và miệng mở nụ cười hoan hỷ. Đây là ba ông thần đại diện cho những điều cơ bản trong đời sống mà con người luôn khao khát có được. Cụ thể là:

  • Ông Phúc là vị thần tượng trưng cho sự may mắn và tốt lành, gia đình hạnh phúc, con hiền cháu thảo,… Tượng ông Phúc được phác họa với hình tượng ông già bế đứa bé tươi cười trên tay.
  • Ông Lộc hay còn gọi là ông thần tài, vị thần tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng. Vị thần này được phác họa với hình tượng đầu đội mũ quan, tay cầm ngọc như ý.
  • Ông Thọ là ông tiên già có trán cao và râu tóc bạc trắng, tay trái cầm trái đào tiên và tay phải chống gậy có buộc quả hồ lô chứa tiên đơn. Ông Thọ đại diện cho sức khỏe tốt và sự trường thọ để hưởng phúc.

Cách đặt tượng 3 ông Phúc Lộc Thọ trong nhà

Một người bình thường có nhiều tài lộc và tuổi thọ nhưng vô phúc thì cuộc sống cũng không thể nào viên mãn. Vì thế, tượng của 3 vị thần này cần được trưng bày cùng với nhau để tượng trưng cho hạnh phúc viên mãn, tuyệt đối không trưng bày riêng lẻ một hoặc chỉ hai ông. Trưng bày hoặc thờ cúng tượng Tam Đa trong gia đình được rất nhiều người thực hiện. Ý nghĩa của việc làm này là mong cầu cuộc sống viên mãn và giúp gia chủ nhận được cả ba điều trên. Tượng Tam Đa sau khi thỉnh về cần được đặt đúng chuẩn phong thủy để được các vị phù hộ. Dưới đây là hướng dẫn cách đặt tượng bạn có thể tham khảo:

Thứ tự sắp xếp tượng Tam Đa

Ba tôn tượng này cần được sắp xếp theo đúng thứ tự, tuyệt đối không được đặt tùy ý theo sở thích của bản thân. Hai cách được sắp xếp phổ biến hiện nay là:

  • Sắp xếp tượng theo lối cổ: Thứ tự tượng được tính từ phải qua trái là Phúc – Lộc – Thọ
  • Sắp xếp tượng theo phong thủy hiện đại: Thứ tự tượng từ phải qua trái Thọ – Lộc – Phúc.

Do cấp bậc của ba vị thần là như nhau nên khi bài trí, gia chủ cần phải đặt tượng theo hàng ngang và thẳng hàng với nhau. Tránh đặt tượng Tam Đa theo hình vòng cung hay hình tam giác. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đặt các tượng với khoảng cách đều nhau để tượng phát huy tối đa công dụng, mang đến tài lộc và sức khỏe cho gia chủ.

Các vị trí đặt tượng trong nhà

Vị trí đặt tượng trong nhà cũng là điều mà gia chủ cần phải lưu ý. Theo chuyên gia, bạn nên đặt tượng Tam Đa ở những nơi sang trọng và sáng sủa để tượng có thể phát huy tối đa công năng. Một số vị trí đặt tượng chuẩn phong thủy trong gia đình là:

1. Đặt tượng ở phòng khách

Đặt tượng Tam Đa trong phòng khách giúp thu hút cát khí cho gia đình
Đặt tượng Tam Đa trong phòng khách giúp thu hút cát khí cho gia đình

Phòng khách là vị trí đặc biệt thích hợp để đặt tượng Tam Đa vì đây là nơi có linh khí dồi dào và tập trung nhiều năng lượng. Đặt tượng Tam Đa trong nhằm mục đích mong cầu tài lộc và vượng khí, giúp gia đình gặp nhiều may mắn và công việc trở nên thuận lợi hơn.

Khi đặt tượng bên trong phòng khách, nên đặt mặt tượng hướng vào bên trong. Vị trí đặt tượng tốt nhất là nơi thuộc cung Thiên Lộc hoặc cung Quý Nhân. Tránh để tượng quay mặt về các hướng xấu và hướng kỵ với tuổi để tránh gây hao tổn của cải và dính vào chuyện thị phi.

2. Đặt tượng ở hai bên cửa chính

Theo phong thủy, đặt tượng Tam Đa ở hai bên của chính sẽ có tác dụng thu hút tài lộc và cát khi, mang đến may mắn và tài lộc cho gia đình. Gia chủ tuyệt đối không được đặt tượng hướng ra ngoài cửa chính hay cửa sổ. Đặt tượng ở những vị trí này sẽ mang ý nghĩa tiễn thần, khiến ba vị thần đi khỏi nhà nhanh hơn. Lúc này, gia chủ sẽ gặp phải tình trạng mất tài lộc, giảm phúc khí và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

3. Đặt tượng trong phòng làm việc

Phòng làm việc là vị trí đặt tượng yêu thích của nhiều gia chủ. Nếu đặt tượng ở vị trí hợp mệnh sẽ giúp công việc của gia chủ trở nên thuận lợi và suôn sẻ hơn, nhanh chóng thăng quan tiến chức. Bạn cũng có thể đặt tượng sau bàn làm việc để mong cầu sức khỏe, phúc khí và vững vàng hơn trong công việc và cuộc sống.

4. Các vị trí đặt tượng khác

Ngoài các vị trí đặt tượng thường gặp ở trên thì tượng 3 ông Phúc Lộc Thọ còn được đặt ở những vị trí sau đây:

  • Đặt trong phòng thờ: Khi đặt tượng Tam Đa trong phòng thờ, gia chủ nên để mặt tượng hướng ra bên ngoài cửa phòng thờ. Đồng thời, đặt tượng ở nơi cao ráo, sạch sẽ và dễ quan sát.
  • Đặt trong ô tô: Taplo ô tô cũng là một trong những vị trí thích hợp để đặt tượng Tam Đa. Đặt tượng ở vị trí này nhằm mục đích mong cầu bình an và giúp bản thân an toàn khi tham gia giao thông. Khi đặt tượng ở taplo ô tô, bạn nên để mặt tượng hướng vào phía người lái.

Những kiêng kỵ khi đặt tượng 3 ông Phúc Lộc Thọ trong nhà

Đặt tượng Tam Đa trong nhà theo đúng phong thủy sẽ mang đến hạnh phúc, tài lộc và sức khỏe cho gia chủ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải kiêng kỵ những điều sau đây khi bài trí hoặc thờ tượng ba ông:

Nên trưng bày tượng Tam Đa có thần thái vui tươi và sang trọng
Nên trưng bày tượng Tam Đa có thần thái vui tươi và sang trọng
  • Đặt mua tượng tại các cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng của tượng, có thể sử dụng trong thời gian dài. Tượng dùng để thờ và bài trí nên có tướng diện đẹp và thần thái vui vẻ, tránh các tượng có vẻ mặt giận dữ và không toát lên được thần thái sang trọng.
  • Vị trí đặt tượng cần phải sạch sẽ và nhiều ánh sáng, không đặt ở nơi ô uế và nhiều bụi bẩn để tránh ảnh hưởng đến phúc khí và tài vận của các thành viên trong gia đình. Sau khi đã chọn được vị trí đặt tượng phù hợp gia chủ mới tiến hành thỉnh tượng, khai quang tượng và làm lễ an vị tượng.
  • Không đặt tượng ở nơi quá cao và quá thấp, nên đặt tượng cách mặt đất từ 80 – 100cm là được. Tuyệt đối không đặt tượng cao hơn đầu gia chủ quá nhiều vì chỉ có thờ Phật mới phải thờ cao hơn đầu.
  • Trường hợp đã thờ Phật thì chỉ nên trưng bày tượng Tam Đa trong gia đình. Không đặt tượng chung với bàn thờ gia tiên và không đặt ngang hàng với tượng phật. Tránh đặt cạnh các mẫu tượng trấn thạch phong thủy. Tượng sau khi đặt cần hạn chế tối đa việc dịch chuyển vị trí.
  • Không đặt tượng hướng mặt ra bên ngoài, hướng vào phòng ngủ, hướng vào nhà vệ sinh, hướng vào nhà kho, hướng vào gầm cầu thang,… để tránh làm giảm công năng của tượng, khiến gia đình gặp phải một số vấn đề về sức khỏe và tài lộc. Tuyệt đối không đặt tượng ở trên hoặc đối diện bể cá. Theo phong thủy, thần hạ thủy là việc tối kỵ, gây tiêu tán vượng khí và tài lộc.
  • Việc thờ cúng tượng Tam Đa cần có đủ nhang đèn, lư hương, hoa tươi và đồ cúng ba ông. Nên tiến hành khai quang điểm nhãn và hô thần nhập tượng trước khi thờ cúng. Không nên thờ cúng tượng chưa khai quang.

Bài viết trên đây là hướng dẫn cách đặt tượng 3 ông Phúc Lộc Thọ trong nhà theo chuẩn phong thủy bạn có thể tham khảo. Phúc Lộc Thọ là ba vị thần được nhiều người bài trí trong không gian gia đình nhằm mục đích mong cầu hạnh phúc, tiền tài và tuổi thọ. Tuy nhiên, bạn cần phải đặt tượng đúng cách để tránh gây phản tác dụng.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Tam Đa Phúc Lộc Thọ là ai? Thờ tượng 3 ông có ý nghĩa gì?

Trưng bày Tam Đa Phúc Lộc Thọ là hành động mang lại may mắn, hạnh phúc, tài lộc và sức khỏe cho gia đình. Hình tượng Tam Đa Phúc Lộc...

Hư Không Tạng Bồ Tát là ai? Hình tượng và cách thờ cúng

Hư Không Tạng Bồ Tát là vị Bồ Tát trang nghiêm có công đức to lớn, trí tuệ vô biên, tâm tĩnh lặng và lòng nhẫn nại. Tâm niệm thờ...

Đức Phật A Di Đà là ai? Có thật hay không?

A Di Đà là vị Phật tôn kính của phái Phật giáo Tịnh độ nên được thờ phụng phổ biến tại các chùa theo phái giáo này. Ngài là giáo...

Đại Thế Chí Bồ Tát là ai? Ý nghĩa thờ cúng Đức Bồ Tát

Đại Thế Chí Bồ Tát là thị giả của Đức Phật A Di Đà, Ngài đứng bên bên cạnh Đức Phật, tay cầm hoa sen xanh tượng trưng cho ánh...

Diêu Trì Địa Mẫu là ai? Cách thờ cúng Mẹ Địa Mẫu tại nhà

Diêu Trì Địa Mẫu là vị thần đã tạo ra con người và vạn vật nên rất được người đời kính trọng. Tượng của bà thường được thờ trong điện...

ứng hóa thân bồ tát

33 Ứng hóa thân của Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát

Bồ Tát Quán Thế Âm là hiện thân cho sự từ bi, bát ái cứu vớt chúng sinh khỏi phải trầm luân bể khổ của giáo lý nhà Phật. Trong...

Ẩn