Hư Không Tạng Bồ Tát là ai? Hình tượng và cách thờ cúng
Hư Không Tạng Bồ Tát là vị Bồ Tát trang nghiêm có công đức to lớn, trí tuệ vô biên, tâm tĩnh lặng và lòng nhẫn nại. Tâm niệm thờ cúng Ngài sẽ làm gia tăng phước báu và phúc đức của bản thân, được Ngài phù hộ đồ trì và tránh gặp phải vận hạn trong cuộc sống.
Hư Không Tạng Bồ Tát là ai?
Hư Không Tạng Bồ Tát còn được gọi là Hư Không Quang, Hư Không Dựng. Trong tiếng Phạn, Ngài có tên là Akasagarbha, được hiểu là “viên ngọc quý của bầu trời”. Vị Bồ Tát này được thờ phụng phổ biến tại các quốc gia Đông Á, trong đó có Việt Nam. Ngài được biết thông qua lời kể của Phật Thích Ca trong kinh Đại Bảo Tích. Ngài được Phật Thích Ca khen là có trí tuệ và công đức to lớn bao trùm cả hư không, tâm tĩnh như núi và lòng nhẫn nại như kim cương. Đôi mắt của Ngài sẽ hướng chúng sanh đến với những điều lành việc thiện, tránh phạm phải những sai lầm to lớn trong cuộc đời.
Theo truyền thuyết, vị Bồ Tát này có rất nhiều thân phận và mỗi thân phận sẽ mang một ý nghĩa riêng. Ngài từng là trợ thủ đắc lực của Phật Thích Ca Mâu Ni tại Thích Ca Mâu Ni Viện với hiệu là Vô Tận Kim Cương. Có khi là chủ tôn của Viện Hư Không Tạng với mật hiệu là Như Ý Kim Cương. Ngài còn là một trong 16 vị Bản tôn hiền kiếp với mật hiệu là Phú Quý Kim Cương hoặc Viên Mãn Kim Cương. Trong một số tài liệu, Hư Không Tạng Bồ Tát còn được xem là em song sinh của Địa Tạng Vương Bồ Tát, Vị Bồ Tát này được đề cập đến trong Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát bổn nguyện, là vị Bồ Tát sáng suốt và có trí tuệ vô biên.
Hư Không Tạng Bồ Tát là một trong tám vị Bồ Tát có nhiệm vụ ban bình an cho chúng sinh. Ngài đã lấy Đại trang nghiêm để tự trang nghiêm, dùng các tướng tốt để trang nghiêm thân mình, hết lòng vì chúng sanh và giảng dạy pháp lành có giá trị cho chúng sanh. Hư Không Tạng Bồ Tát là biểu tượng của trí tuệ và công đức nên được rất nhiều gia đình thờ cúng. Một số tài liệu giải thích ý nghĩa tên gọi của Ngài là kho tàng trí tuệ và ngôn từ vô tận.
Sự tích về Hư Không Tạng Bồ Tát
Theo ghi chép, Hư Không Tạng Bồ Tát là con trai của Chuyển Luân Thánh Vương Công Đức Trang Nghiêm. Vị Vua này có hai người con trai tên là Sư Tử Tiến và Sư Tử Dũng Độ, cả hai đều có căn tính là hóa sinh từ nguyện lực. Vì thế, Vua đã rất vui mừng và tiến hành cúng dường chư Phật để tỏ lòng biết ơn. Lớn lên, hai vị hoàng tử này đều xuất gia tu hành và đạt được những thành tựu Phật pháp cao thâm.
Trong một lần độ hóa Tâm kiêu mạn của Vua Chuyển Luân Thánh Vương, Ngài đã hiện vô lượng Thần Biến. Trong hư không tuôn mưa báu với các loại vật màu nhiệm như hương, hương bột, hoa, hương xoa bôi, phướng, phan, thức ăn uống, quần áo, các loại trân bảo,… Các vật báu này xuất hiện phủ khắp ba ngàn Đại Thiên Thế Giới khiến chúng sinh rất vui mừng. Cùng lúc đó, các vị Thiên Thần cũng đã vui mừng hớn hở và xướng lên: “Vị Bồ Tát này đã đạt được nhiều thành tựu công đức, xứng đáng với danh hiệu Hư Không Khố Tạng, đáp ứng nguyện vọng và cứu giúp chúng sanh”. Từ đó, tên gọi Phật Hư Không Tạng Bồ Tát chính thức ra đời.
Hư Không Tạng Bồ Tát là vị Phật đại diện cho lòng từ bi bác ái. Ngài có tấm lòng thương xót cho tất cả chúng sanh và muốn ban phước lành cho họ. Đôi mắt của Ngài sẽ giúp chúng sanh tránh xa điều ác và luôn đi đúng trên con đường hướng thiện. Nếu chúng ta thành tâm lễ bái và xưng tán danh hiệu của Ngài thì Ngài sẽ hiện thân và phù hộ độ trì. Từ xa xưa, Bồ Tát Hư Không được thờ cúng trong nhiều gia đình để cầu mong thăng tiến phúc đức và trí tuệ, tránh gặp phải vận hạn trong cuộc đời.
Ý nghĩa hình tượng Hư Không Tạng Bồ Tát
Hư Không Tạng Bồ Tát là vị Phật được thờ phụng rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tại Việt Nam, hình ảnh của Ngài cũng xuất hiện khá phổ biến trong các chùa chiền. Như đã biết, Hư Không Tạng Bồ Tát có nhiều thân phận và hình tượng của Ngài cũng sẽ biến đổi tùy theo từng thân phận. Một số hình tượng của Ngài được mô tả trong sách là:
- Trong Quán Hư Không Tạng Bồ Tát kinh: Hình tướng của Ngài được phác họa là sắc thân màu tím ánh kim, đầu đội thiên quan gắn Ngọc Như Ý
- Trong Mạn Đà La Kim Cương giới: Ngài là một trong 16 vị Bản tôn hiền kiếp. Hình tướng của Ngài là thân màu trắng da người, tay trái nắm lại đặt bên hông, tay phải cầm hoa sen có gắn bảo châu.
- Trong Mạn Đà La Thai Tạng giới: Ngài là chủ tôn của Viện Hư Không Tạng. Hình tướng của Ngài là thân màu trắng da người, đầu đội mũ Ngũ Phật, tay phải gập lại cầm bảo kiếm có ngọn lửa, tay trái được đặt bên hông cầm nhành hoa sen gắn Ngọc Như Ý. Ngài ngồi uy nghi trên một bảo tọa bằng hoa sen, tượng trưng cho trí tuệ và phúc đức.
- Trong tài liệu khác: Ngài là thị giả bên cạnh Phật Thích Ca. Hình tướng của Ngài ở thân phận này là đứng trên tòa sen, thân khoát thiên y và mặt hơi nghiêng nhẹ về phía bên trái. Tay phải cầm Phất Trần trắng, tay trái đặt bên rốn cầm hoa sen có gắn Ngọc Như Ý màu xanh.
Hư Không Tạng Bồ Tát là vị Phật tượng trưng cho trí tuệ, sự khôn ngoan và phúc đức vô biên. Ngài có lòng từ bi vô lượng và luôn ban bình yên đến cho chúng sinh nên rất được người đời tôn kính. Nếu thành tâm thờ cúng Ngài sẽ giúp gia chủ gia tăng trí tuệ, giàu phước báu và phúc đức, có được sự sáng suốt của Ngài và hạn chế gặp vận hạn trong cuộc sống.
“Nam Mô Hư Không Tạng Bồ Tát“ là câu thần chú Hư Không Tạng được sử dụng khá phổ biến. Khi gia đình gặp khó khăn hoạn nạn, bạn chỉ cần nhất tâm xưng niệm tên, danh hiệu và câu chú của Ngài thì Ngài sẽ thị hiện và giúp đỡ. Câu thần chú này được ví như nước và đất còn thiện nghiệp là hạt giống, đây là những điều kiện cần và đủ để biến mong cầu thành hiện thực.
Hư Không Tạng Bồ Tát hợp với tuổi nào?
Hư Không Tạng Bồ Tát được xem là một trong 8 vị Phật bản mệnh của 12 con giáp. Được biết, Ngài chính là vị Phật phù trợ cho người có tuổi Sửu và Dần. Những người sinh vào hai con giáp này nếu thường xuyên trì niệm danh hiệu của Ngài sẽ được Ngài đi theo độ trì về trí tuệ và công đức, nâng cao trí nhớ và phát triển tài năng nghệ thuật, giúp gia tăng sự may mắn và giàu có. Đồng thời, Ngài còn giúp họ thoát khỏi những khó khăn và vất vả trong cuộc sống, tăng cường nhân duyên và cải thiện những khiếm khuyết trong tính cách. Cụ thể là:
- Những người đang trong độ tuổi học tập, Ngài sẽ hỗ trợ khai thông trí tuệ giúp học nhanh hiểu sâu, phát triển khả năng sáng tạo.
- Những người đang kinh doanh, Ngài sẽ hỗ trợ phát triển trí khôn ngoan để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt, nhanh gặt hái được thành công.
- Những người đang mờ mịt về tương lai, Ngài sẽ định hướng và giúp họ tìm ra con đường sáng suốt để phát triển bản thân.
- Được Ngài ban cho tấm lòng nhân ái, tính cân bằng cảm xúc, bớt nóng giận và có quý nhân phù trợ trong cuộc sống.
Hư Không Tạng Bồ Tát là vị Phật mang tâm đại từ bi và đại nguyện lực. Nếu thành tâm cầu nguyện Ngài, sẽ giúp bản thân thoát khỏi khổ nạn và đến được với vãng sanh ở cõi tịnh độ sau khi lâm chung.
Cách thờ cúng Hư Không Tạng Bồ Tát
Thờ cúng tượng Hư Không Tạng Bồ Tát là một trong những cách để thể hiện lòng kính ngưỡng đối với Ngài. Đặt lòng tin vào Ngài sẽ được Ngài phù hộ độ trì, giúp gia đạo luôn êm ấm và bình an, sức khỏe ổn định và thăng hoa sự nghiệp. Thờ cúng Ngài tại nhà còn giúp gia chủ phát triển con đường tài lộc, đặc biệt là những người hợp với bản mệnh của Ngài. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thờ cúng Hư Không Tạng Bồ Tát bạn có thể tham khảo:
+ Cách đặt bàn thờ:
- Chọn hướng và vị trí của bàn thờ sao cho phù hợp. Bàn thờ Phật Hư Không Tạng cần được đặt ở những nơi yên tĩnh, trang nghiêm và sạch sẽ. Không hướng mặt bàn thờ vào nhà tắm, nhà vệ sinh, phòng ngủ,…
- Gia chủ có thể làm bàn thờ treo hoặc bàn thờ đứng đều được. Với nhà lầu, nên thờ Phật ở tầng cao nhất và hướng mặt bàn thờ ra ban công.
+ Cách thỉnh tượng:
- Chọn tượng hoặc tranh thờ phù hợp. Nên thỉnh tượng và tranh thờ ở những địa chỉ chuyên nghiệp và uy tín để đảm bảo chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm.
- Tiến hành khai quang cho tượng, có thể khai quang tại chùa hoặc nhờ người hướng dẫn khai quang tại nhà.
- Đặt vật phẩm cơ bản và cần thiết lên bàn thờ. Ví dụ như bát hướng, đèn thờ, mâm đồng, ống hương, chân nến,…
- Chọn ngày tốt để thỉnh tượng về nhà, an vị tượng lên bàn thờ, bày mâm lễ rồi làm lễ an vị tượng.
+ Cách thờ cúng:
- Vật phẩm cúng phải là đồ chay. Tuyệt đối không cúng đồ mặn hoặc đặt giấy tiền vàng mã lên bàn thờ.
- Trường hợp có thờ Phật và các vị Bồ Tát khác, nên đặt tượng Phật ở chính giữa và cao nhất rồi mới đến các tượng Bồ Tát khác. Không nên thờ quá 3 tôn tượng trên một bàn thờ.
- Trong quá trình thờ cúng cần hương hỏa, trái cây tươi và hoa tươi đầy đủ. Thường quét dọn sạch sẽ và lau chùi cẩn thận để giữ bàn thờ luôn sạch sẽ.
- Hoa và trái cây khi héo úa cần được thay mới. Trái cây sau khi cúng xong cần chia cho người trong gia đình cùng ăn, không vứt bỏ.
+ Lưu ý khi thờ cúng:
- Việc thờ cúng Phật cần được thực hiện từ tâm chân thành, lấy lành tránh dữ và tích phúc đức cho bản thân. Không được làm những điều gian dối hoặc suy nghĩ việc tà ác. Thờ Phật nhưng tâm xấu xa sẽ không được Phật chứng và độ trì.
- Nên làm lễ khai quang để khai mở linh lực cho tượng trước khi thỉnh tượng về để thờ cúng. Việc thờ cúng tượng đã khai quang mới mang lại bình an cho gia đình và hiện thực mong cầu.
- Khi thờ Phật bản mệnh, cần giữ tượng thật chu đáo, không để người khác chạm vào khiến tượng bị hư hỏng. Thường xuyên lau chùi tượng Phật bản mệnh bằng nước sạch và khăn sạch.
- Vào Ngày vía Phật, gia chủ nên tăng cường làm việc thiện để tích đức cho bản thân, thực hiện ăn chay và phóng sinh, thường xuyên niệm thần chú của Ngài để được phù hộ,…
Hư Không Tạng Bồ Tát là chỗ dựa tinh thần cho những người tin đạo. Đặt đức tin vào nơi cõi Phật là một trong những cách giúp cuộc sống trở nên bình an và hạnh phúc, nhanh chóng thoát khỏi những điều bất hạnh bất ngờ. Những người đang học tập và phấn đấu cho sự nghiệp, nên thành tâm khấn niệm Hư Không Tạng Bồ Tát để được Ngài phù hộ độ trì, giúp hanh thông trong còn đường tài lộc.
Có thể bạn quan tâm: