Hiểu về danh xưng và cách xưng hô trong Phật giáo

Tìm hiểu về 2 tượng Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ Hộ Pháp

Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Phật bản mệnh là gì? Có nên thờ Phật bản mệnh không?

Mỗi con người khi sinh ra ở cõi trần sẽ cầm tinh một con giáp khác nhau và mang trong mình một bản mệnh nhất định, điều này sẽ theo họ đến hết cuộc đời và không thể thay đổi được. Phật bản mệnh là vị Phật phù hộ cho từng con giáp nên sẽ có sự khác nhau ở từng người. Để hiểu rõ hơn về Phật bản mệnh và cách xác định vị Phật chủ quản của từng con giáp thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Phật bản mệnh chính là 8 vị Phật hộ thân tương ứng với 12 con giáp
Phật bản mệnh chính là 8 vị Phật hộ thân tương ứng với 12 con giáp

Phật bản mệnh là gì?

Được biết, 12 con giáp là linh hồn của 12 loài thú được Bồ Tát giáo hóa, chúng đến với cõi trần theo lời Bồ Tát dặn để bảo vệ từng nhóm người khác nhau tương ứng với từng năm tuổi. Do 12 con giáp được nhà Phật giáo hóa nên chúng sẽ mang theo chánh niệm và tâm hồn hướng Phật. Mỗi con giáp sẽ tương ứng với một số mệnh và chúng sẽ chịu sự quản lý của một vị Phật bản mệnh.

Phái Phật giáo Mật tông đã đưa ra thuyết 8 vị Bản tôn chủ quản 12 con giáp thông qua 12 nhân duyên, Thiên can, Địa chi và năm yếu tố cơ bản (đất, nước, gió, lửa và không khí). Mật tông sẽ gọi đó là 8 vị Phật hộ thân hay Phật độ mạng. Mỗi con người ngay từ khi sinh ra đã có một vị Phật hợp tuổi đi theo để phù hộ độ trì. Ngài sẽ đi theo để bảo vệ và che chở cho tính mạng của họ, giúp họ thoát khỏi những khổ đau trong cuộc sống và hoàn thành các tâm nguyện khi còn sống.

Mỗi con giáp sẽ ứng với một vị Phật bản mệnh khác nhau, bạn cần xác định chính xác rồi thành tâm thờ cúng và chiêm bái Ngài, để được Ngài phù hộ. Nhưng để việc thờ cúng tượng Phật hoặc đeo tượng Phật có thể đem lại nhân duyên tốt lành, bạn cần phải biết cách yêu thương nhân loại, sống từ bi bác ái và không làm điều xấu. Phật bản mệnh sẽ không phù hộ cho những người không có lương tâm và sống không có đức độ.

Ý nghĩa của 8 vị Phật bản mệnh

Phật bản mệnh chính là vị Phật độ trì cho bản thân. Việc thờ cúng tượng Phật bản mệnh hoặc sử dụng trang sức có hình Phật bản mệnh có tác dụng mong cầu bình an, nhắc nhở bản thân trên đường tu tập và hướng con người đến những điều tốt đẹp hơn. Đồng thời, đây cũng là vật phẩm phong thủy linh thiêng, ẩn chứa niềm tin và mong cầu bình an của người đeo. Dưới đây là ý nghĩa của 8 vị Phật bản mệnh tương ứng với 12 con giáp bạn có thể tham khảo:

1. Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát: Phật bản mệnh tuổi Tý

Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chính là vị Phật bản mệnh cho những người tuổi Tý. Ngài là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật mang đến bình an và phước lành cho chúng sanh. Ngài có nghìn mắt để có thể nhìn thấy hết những nổi thống khổ của nhân loại, nghìn tay của Ngài sẽ đưa ra ứng cứu cho chúng sanh. Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay sẽ phù hộ cho người tuổi Tý gặp nhiều may mắn, công việc hanh thông và thuận lợi, dễ dàng vượt qua sóng gió, cầu gì được nấy. Đồng thời, giúp họ cải thiện sự khó tính và sự đa nghi của bản thân.

2. Hư Không Tạng Bồ Tát – Phật bản mệnh tuổi Sửu và Dần

Hư Không Tạng Bồ Tát còn được gọi là Khổ Tàng Kim Cương. Ngài là vị chủ tôn của Hư Không Tạng – viện thứ 10 trong 12 đại viện của Mạn đà la Thai tạng giới. Ngài là vị Phật được người đời ca tụng bởi công đức vô lượng, trí tuệ vô biên và sở hữu những đức tính cao cả. Ngài xuất hiện với hình tượng ngồi trên Bảo liên hoa, đầu đội Ngũ phật quan, tay phải cầm bảo kiếm, tay trái cầm nhánh hoa sen gắn với ngọc như ý.

Ngài là vị Phật bản mệnh cho người tuổi Sửu và Dần, phù hộ cho những người tuổi này gặp nhiều may mắn, tài vận hanh thông, tích lũy được nhiều của cải, luôn có quý nhân phù trợ, cuộc sống bình yên và hạnh phúc.

Hư Không Tạng Bồ Tát chính là vị Phật hộ mệnh cho người tuổi Sửu và tuổi Dần
Hư Không Tạng Bồ Tát chính là vị Phật hộ mệnh cho người tuổi Sửu và tuổi Dần

3. Văn Thù Bồ Tát – Phật bản mệnh tuổi Mão

Văn Thù Bồ Tát còn được gọi là Pháp Vương Tử. Vị Phật này nổi tiếng về trí tuệ sắc bén và khả năng hùng biện xuất chúng. Ngài xuất hiện với hình hài như Đồng tử, mặc tên mình bộ đồ màu tím ánh kim, đỉnh đầu có 5 xoáy và tóc búi cao. Ngài cưỡi trên lưng sư tử, tay phải cầm Kim cương bảo kiếm và tay trái cầm búp sen xanh có cuốn kinh kim cương.

Những người tuổi Mão được Ngài phù hộ sẽ có trí tuệ thông suốt, đạt thành tích cao trong con đường học vấn, đường công danh rộng mở, sự nghiệp thuận lợi và phúc lợi đầy nhà. Đồng thời, họ còn được Ngài phù hộ trong việc phát triển năng khiếu, có khả năng sáng tạo tốt và ý chí kiêng cường, thúc đẩy sự nghiệp không ngừng thăng tiến.

4. Phổ Hiền Bồ Tát – Phật bản mệnh tuổi Thìn và Tỵ

Phổ Hiền Bồ Tát là thị giả đứng bên cạnh Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài còn được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh với lòng từ bi và bao dung rất lớn. Phổ Hiền Bồ Tát xuất hiện với hình tượng cưỡi Voi trắng sáu ngà, tay cầm 1 nhánh sen và tay còn lại mang gậy như ý. Hình ảnh của Phổ Hiền Bồ Tát rất hùng dũng, Ngài đại diện cho cả trí tuệ và sức mạnh, luôn vượt được mọi chướng ngại.

Ngoài ra, vị Phật này còn có công đức và tình yêu thương bao la. Ngài có thể hiện thân ở mười phương pháp giới để phổ độ cho chúng sanh mà không phân biệt tuổi tác, giới tính,… Ngài chính là vị Phật bản mệnh cho những người sinh tuổi Thìn và Tỵ. Giúp bảo vệ họ khỏi tai họa bệnh tật, tránh xa kẻ tiểu nhân, cả đời bình an và sức khỏe tốt.

5. Đại Thế Chí Bồ Tát – Phật bản mệnh tuổi Ngọ

Đại Thế Chí Bồ Tát là vị Phật đại diện cho ánh sáng và trí tuệ. Hình tượng của Ngài là ngồi trên đài sen và tay cầm nhánh hóa sen màu xanh. Ngài sẽ dùng ánh sáng trí tuệ để soi sáng khắp nhân gian, giúp chúng sinh thoát khỏi cuộc đời tối tăm đau khổ và trừ ma quỷ. Năng lượng của Ngài là vô thượng, mang lại những điều tích cực đến với chúng sanh.

Đại Thế Chí Bồ Tát sẽ phù hộ cho những người sinh tuổi Ngọ giúp họ tăng cao con đường học vấn, sự nghiệp thuận lợi, tích lũy tiền bạc, gặp nhiều bình an và may mắn. Ánh sáng của Ngài sẽ soi soi đường dẫn lối cho người tuổi Ngọ, giúp họ phát huy hết khả năng của bản thân.

6. Như Lai Đại Nhật – Phật bản mệnh tuổi Mùi và Thân

Như Lai Đại Nhật chính là Pháp thân của Phật Thích Ca, được xem là vị Phật cấp cao nhất trong phái Mật tông và là đức Phật khởi sinh trong phái Phật giáo này. Phật Như Lai Đại Nhật đứng đầu và chỉ huy tất cả các đức Phật và Bồ Tát khác. Ngài xuất hiện với hình tượng khoác vải choàng lụa ngang vai, ngồi xếp bằng trang nghiêm trên tòa sen, tay cầm bảo pháp luân với thần thái khoang thai và đưa mắt quan sát khắp bốn phương.

Vị Phật này đại diện cho trí tuệ Phật giáo tối cao. Ánh sáng trí tuệ của Ngài sẽ soi sáng vạn vật, giúp loại bỏ hết chỗ u ám và mang đến cuộc sống hạnh phúc hơn. Ngài sẽ phù hộ cho những người tuổi Mùi và Thân đạt được thành tựu cao trong sự nghiệp, cuộc đời may mắn và an vui, tinh thần minh mẫn, cuộc sống bình yên và trừ mọi ma quỷ.

Như Lai Đại Nhật là vị Phật đại diện cho ánh sáng trí tuệ tối cao trong Phật giáo
Như Lai Đại Nhật là vị Phật đại diện cho ánh sáng trí tuệ tối cao trong Phật giáo

7. Bất Động Minh Vương – Phật bản mệnh tuổi Dậu

Bất Động Minh Vương chính là sứ giả bất động, thể hiện cho tâm từ bi bền vững theo thời gian và ánh sáng của trí tuệ. Hình tượng của vị Phật này rất dễ nhận biết. Ngài có vẻ mặt ngoài giận dữ và nhìn thẳng, tay phải cầm kiếm, tay trái cầm dây và đằng sau lưng là ngọn lửa đang cháy.

Những người sinh ra vào tuổi Dậu sẽ được Bất Động Minh Vương phù hộ. Giúp họ phân biệt được điều đúng sai, tỉnh táo trong mọi vấn đề, nắm bắt được cơ hội tốt đối với bản thân, cách vượt qua khó khăn trong sự nghiệp để đi đến thành công,…

8. Phật A Di Đà – Phật bản mệnh tuổi Tuất và Hợi

Phật A Di Đà là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong phái Phật giáo Đại thừa. Ngài xuất hiện với hình tượng tóc búi cao, mặc áo hở ngực và đứng trên tòa sen. Tay trái của Ngài cầm đài sen và tay phải duỗi thẳng để tiếp dẫn chúng sanh. Phật A Di Đà là vị Phật có công đức vô biên, Ngài tượng trưng cho trí tuệ minh mẫn và tấm lòng từ bi. Đồng thời, Ngài còn là giáo chủ của giới Tây phương cực lạc. Thờ tượng Phật A Di Đà sẽ phù hộ cho những người hợp mệnh có trí tuệ siêu việt, giải quyết vấn đề một cách dễ dàng, giúp xua tan phiền não và mệt mỏi, mang đến cuộc sống an lạc về sau.

Có nên thờ Phật bản mệnh tại nhà không?

Thờ Phật bản mệnh đang trở thành nét đẹp tâm linh của người Việt. Việc tiến hành thờ cúng và chiêm bái vị Phật bản mệnh với lòng thành tâm sẽ giúp gia chủ được hưởng nhiều phước lành. Sức mạnh từ lòng tin với Phật sẽ giúp bạn thoát khỏi các chướng ngại vật trong cuộc sống và có cuộc sống trần gian viên mãn. Một số lợi ích mà việc thờ Phật bản mệnh mang lại là:

  • Giúp bản thân thể hiện lòng thành kính đối với Đức Phật. Được Đức Phật soi đường dẫn lối, giúp bản thân thoát khỏi những đau khổ trong cuộc sống và hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn.
  • Nhìn Phật để tu sửa các tính xấu của bản thân, nhắc nhở bản thân phải có tâm hướng thiện và làm nhiều việc tốt, không được gây nghiệp ác.
  • Tôn thờ Phật bản mệnh có tác dụng bảo vệ bản thân được bình an, tiêu trừ bệnh tật và chướng ngại, giúp gia chủ luôn an vui tự tại.
  • Gia tăng tài lộc của bản thân, giúp đường công danh sự nghiệp rộng mở và thành công hơn trong cuộc sống.

Bên cạnh việc thờ cúng, nhiều người còn sử dụng trang sức có hình Phật bản mệnh để bảo hộ bình an, duy trì tâm từ bi và nhắc nhở bản thân phải tu tập nhiều hơn. Ngoài ra, hành động này còn mang lại một số lợi ích sau đây:

  • Người lớn tuổi sử dụng trang sức có hình Phật bản mệnh để nhắc nhở bản thân phải thành tâm niệm Phật, giữ Thân – Nghiệp – Ý và Sự Bình Yên trong lòng.
  • Người trẻ tuổi sử dụng trang sức có hình Phật bản mệnh giúp hóa dữ thành lành, phát triển công danh sự nghiệp, cuộc sống gia đình luôn hạnh phúc và viên mãn.
  • Những người thường xuyên làm việc ở nơi âm khí lạnh, đeo trang sức có hình Phật bản mệnh để che chở bản thân không bị tà khí xâm nhập và tránh ma quỷ.
Nên tiến hành khai quang tượng Phật bản mệnh trước khi thờ cúng tại nhà
Nên tiến hành khai quang tượng Phật bản mệnh trước khi thờ cúng tại nhà

Theo Phật giáo Kim Cương Thừa, mỗi con giáp sẽ được một vị Phật bản mệnh quản lý. Để nhận được sự phù hộ từ các vị Phật bản mệnh, bạn cần xác định chính xác vị Phật bản mệnh của bản thân rồi tiến hành thỉnh về nhà để thờ cúng. Việc thờ cúng diễn ra một cách thành tâm sẽ giúp bản thân được Phật bảo hộ và mang đến may mắn trong cuộc sống. Ngoài ra, họ cũng có thể nương nhờ vào ánh hào quang của Phật để sửa đổi bản thân, giữ cho tâm hồn luôn trong sạch và thanh tịnh. Nhưng nếu tiến hành thờ Phật mà trong lòng không có thành ý thì việc thờ Phật bản mệnh cũng trở nên vô nghĩa.

Cách thỉnh Phật bản mệnh

Phật Bản mệnh là vật phẩm phong thủy rất linh thiêng, việc thỉnh Phật bản mệnh nên được thực hiện với mục đích bảo hộ và cầu bình an. Sau khi đã chọn được mặt Phật bản mệnh phù hợp, bạn cần tiến hành khai quang để linh vật nhận chủ, giúp tượng có thể phù hộ và che chở cho người sở hữu. Dưới đây là hai cách thỉnh Phật bản mệnh bạn có thể tham khảo:

Thỉnh Phật bản mệnh tại chùa

  • Chuẩn bị một số vật dụng cần thiết cho việc thỉnh Phật bản mệnh như tượng Phật bản mệnh, thông tin người sở hữu, nước tinh khiết, khăn sạch, dầu thơm, lễ chay,…
  • Đến chùa và nhờ sư thầy khai quang tượng Phật. Nên tiến hành vào buổi sáng vì đây là thời điểm âm khí và dương khí trung hòa.
  • Sắp xếp lễ vật đã chuẩn bị dưới sự hướng dẫn của sư thầy, dùng dầu thơm để làm sạch linh vật rồi để lên Đạo tràng.
  • Người sở hữu sẽ tiến hành cúng bái và sư thầy sẽ tiến hành khai quang tượng Phật.
  • Sau khi hoàn tất việc khai quang tượng, bạn cần phải giữ gìn tượng ở trạng thái tốt nhất.

Thỉnh Phật bản mệnh tại nhà

Nếu không thể lên chùa khai quang tượng Phật, Phật tử cũng có thể tiến hành tự khai quang tại nhà và người thực hiện chính là người sở hữu. Tuy nhiên, việc tự khai quang tại nhà cần phải có tâm đủ lớn mới đem lại hiệu quả. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị những thứ được kể ở trên rồi tiến hành khai quang bằng cách đọc chú hô thần nhập tượng.

Chú hô thần nhập tượng dùng để khai quang tượng Phật hộ mệnh tại nhà
Chú hô thần nhập tượng dùng để khai quang tượng Phật hộ mệnh tại nhà

Những lưu ý khi thỉnh Phật bản mệnh

Thỉnh Phật bản mệnh về nhà để thờ cúng hoặc đeo bên mình mang lại nhiều lợi ích cho bản thân. Tuy nhiên, bạn cần thờ chính xác vị Phật bản mệnh tương ứng với tuổi tác của bản thân để được Phật độ trì, mang lại nhiều may mắn, bình an trong cả thể xác và đời sống tâm linh. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi thỉnh Phật bản mệnh về nhà để tránh phạm vào đại kỵ:

  • Thờ cúng tượng Phật bản mệnh với lòng thành kính và tôn trọng, không được khinh nhờn hay vô lễ khi thỉnh Phật. Cần giữ mặt Phật sạch sẽ và không để bụi bẩn bám vào mặt tượng.
  • Thực hiện đầy đủ các lễ cúng cần thiết trước khi nhập tượng Phật, giúp tượng trở nên linh thiêng hơn. Tiến hành cất giữ hoặc thờ cúng ở nơi trang nghiêm, tránh những nơi có năng lượng xấu.
  • Trường hợp làm mất hoặc vỡ mặt đá có hình Phật bản mệnh được xem là hiện tượng ứng kiếp, bạn không cần quá lo lắng. Sau đó, bạn hoàn toàn có thể thỉnh mặt Phật mới về đeo.
  • Không đeo mặt Phật trên người khi đang sinh hoạt vợ chồng hàng ngày. Không để người lạ đụng chạm vào tượng Phật bản mệnh để tránh bị ảnh hưởng năng lượng xấu từ người đó.
  • Với những tượng Phật đeo bên mình, cần tháo ra và cất giữ ở nơi sạch sẽ khi đến những nơi uế khí như bể phốt, nhà vệ sinh, phòng tắm,… Nếu tượng bị dính nước bẩn, cần vệ sinh sạch sẽ với nước và dùng khăn bông sạch lau khô.
  • Người đeo tượng Phật bản mệnh phải có tấm lòng từ bi và nhân hậu, luôn có hành vi giúp đỡ người khác thì mới được đức Phật che chở.
Tượng Phật hộ mệnh cũng có thể đeo bên mình để mong cầu bình an
Tượng Phật hộ mệnh cũng có thể đeo bên mình để mong cầu bình an

Phật Bản Mệnh là những vị Phật độ mạng cho tất cả chúng sanh. Việc thờ cúng Phật bản mệnh cũng là một trong những hành động thể hiện lòng thành kính với Ngài, giúp Ngài phù hộ cho bản thân bình an và gặp thuận lợi trong cuộc sống. Tuy nhiên, bạn nên đeo Phật bản mệnh khi đã được khai quang và trí chú. Nếu chỉ đeo Phật Bản mệnh hàng ngày như một món đồ trang sức bình thường thì không nên.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Phật Như Lai Đại Nhật là ai? Hình tượng và thờ cúng

Phật Như Lai Đại Nhật có ý nghĩa rất quan trọng đối với vũ trụ quan trong Phật giáo. Ngài đại diện cho ánh sáng trí tuệ vẹn toàn, soi...

Tứ Thánh Quả là gì? Ý nghĩa các quả vị trong Phật giáo

Tứ Thánh Quả là bốn cấp độ giải thoát trong Phật giáo được xếp từ thấp lên cao. Khi chúng sanh chứng được một trong bốn quả Thánh thì sẽ...

Ngày vía Phật có ý nghĩa đặc biệt trong Phật giáo

Ngày vía Phật là gì? Những ngày vía Phật trong năm nên biết

Chúng ta thường nghe đến các ngày vía Phật, ngày vía Bồ Tát. Thế nhưng ngày vía Phật là gì, đâu là những ngày vía Phật quan trọng và nên...

Đức Phật A Di Đà là ai? Có thật hay không?

A Di Đà là vị Phật tôn kính của phái Phật giáo Tịnh độ nên được thờ phụng phổ biến tại các chùa theo phái giáo này. Ngài là giáo...

Hư Không Tạng Bồ Tát là ai? Hình tượng và cách thờ cúng

Hư Không Tạng Bồ Tát là vị Bồ Tát trang nghiêm có công đức to lớn, trí tuệ vô biên, tâm tĩnh lặng và lòng nhẫn nại. Tâm niệm thờ...

Tam Đa Phúc Lộc Thọ là ai? Thờ tượng 3 ông có ý nghĩa gì?

Trưng bày Tam Đa Phúc Lộc Thọ là hành động mang lại may mắn, hạnh phúc, tài lộc và sức khỏe cho gia đình. Hình tượng Tam Đa Phúc Lộc...

Ẩn