Hiểu về danh xưng và cách xưng hô trong Phật giáo

Tìm hiểu về 2 tượng Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ Hộ Pháp

Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Hoa Nghiêm Tam Thánh gồm những vị nào? Ý nghĩa và thờ cúng

Hoa Nghiêm Tam Thánh gồm có ba tôn tượng tượng trưng cho chân lý, trí tuệ và hạnh nguyện. Các Ngài đã dùng chân lý và trí tuệ để giúp người tu tập thoát ra khỏi vòng luân hồi nghiệp báo, sớm chặt đứt ưu phiền, duy trì tâm trong sáng và thanh tịnh.

Hoa Nghiêm Tam Thánh là bộ tượng được thờ phổ biến hiện nay
Hoa Nghiêm Tam Thánh là bộ tượng được thờ phổ biến hiện nay

Hoa Nghiêm Tam Thánh gồm những vị nào?

Hoa Nghiêm Tam Thánh là một trong những bộ Tam Thánh được thờ phụng phổ biến hiện nay. Bộ Tôn tượng này gồm có 3 vị Phật là Phật Thích Ca Mâu Ni ở giữa, Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi trắng sáu ngà bên trái và Văn Thù Bồ Tát cưỡi sư tử xanh bên phải. Do ba vị Phật này được miêu tả trong kinh Hoa Nghiêm nên mới được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh.

Thực ra, bộ tượng này được nhiều người nhắc đến với cái tên khác là Thích Ca Tam Thánh. Gồm ba vị Phật đại diện cho chân lý, trí tuệ và hạnh nguyện. Tôn thờ Hoa Nghiêm Tôn Thánh sẽ được các Ngài chỉ đường và dẫn dắt ra khỏi vòng luân hồi nghiệp báo, giữ tâm thanh tịnh để vượt qua phiền não.

Bộ Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh đẹp

Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Thích Ca còn được gọi là Phật Tổ Như Lai, Đức Thế Tôn,… Trong tiếng Phạn, tên của Ngài có ba nghĩa là tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn. Phật Thích Ca chính là người sáng lập ra Phật giáo ở cõi Ta Bà.

Được biết, Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Phật lịch sử, Ngài từng sống trên đời với thân phận là Thái tử Tất Đạt Đa của vương quốc Sakya thuộc Ấn Độ ngày nay. Từ nhỏ, Thái tử đã được sống trong nhung lụa và vinh hoa phú quý, tinh thông học vấn. Khi dạo chơi ở các cửa Thành, Thái tử thấy được 4 hình ảnh đại diện cho những cái khổ của con người. Vì thế, Ngài quyết định từ bỏ cuộc sống phú quý trong Hoàng cung để đi theo con đường tu hành năm 29 tuổi.

Khi thiền định dưới gốc cây Bồ Đề, Ngài đã nhìn thấy được kiếp trước của bản thân và chúng sanh, thấy được sự hình thành và hủy diệt của thế giới. Tháng 4 năm 588 TCN, Ngài đạt được giác ngộ hoàn toàn và trở thành Phật. Lúc này, Ngài đã thoát khỏi quy luật sinh tử luân hồi và không còn tái sinh thêm lần nào nữa.

>> Bạn quan tâm: + 42 Mẫu Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Đẹp Hoan Hỉ

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất

Văn Thù Bồ Tát

Văn Thù Bồ Tát thường xuất hiện với tư thế ngồi trên tòa sen hoặc kiết già trên bồ đoàn, tay phải cầm lưỡi dao đang bốc lửa dương cao hơn đầu, tay trái cầm kinh Bát Nhã ôm vào giữa trái tim. Văn Thù Bồ Tát được xếp vào nhóm Bồ Tát thượng thủ và là vị Bồ Tát đại diện cho trí tuệ.

Văn Thù Bồ Tát đại diện cho sức mạnh trí tuệ
Văn Thù Bồ Tát đại diện cho sức mạnh trí tuệ

Văn Thù Bồ Tát còn được gọi là Mạn Thu Thất Lỵ. Tên của Ngài mang ý nghĩa Diệu Đức, Diệu Cát Tường, tức là đức tròn đầy. Ngài là vị Bồ Tát quan trọng trong Phật giáo phái Đại Thừa. Trước khi xuất gia, Văn Thù Bồ Tát có tên là Vương Chúng và là con trai thứ ba của vua Vô Tránh Niệm. Nghe lời khuyên bảo của vua cha, Ngài đã phát tâm cúng dường chư Phật và chúng sinh, phát nguyện độ sinh và được Phật Bảo Tạng thọ ký.

Trải qua nhiều kiếp khác nhau, kiếp nào Ngài cũng giữ đúng bổn nguyện và tâm trí thanh tịnh, luôn tạo phước lành cho chúng sinh. Đến thế giới Vô Cấu Bảo Chi thuộc phương Nam thì Ngài thành Phật với hiệu là Phật Văn Thù. Văn Thù Bồ Tát là nhân vật thân cận nhất với Đức Phật và thấu hiểu ba đức tính của Phật (gồm Phát thân, Bát nhã và Giải thoát). Đôi khi, Ngài sẽ thay mặt Đức Phật diễn Chánh Pháp, điều khiển chương trình giới thiệu cho thính cùng về thời pháp quan trọng,…

Phổ Hiền Bồ Tát

Phổ Hiền Bồ Tát là thị giả bên cạnh Phật Thích Ca và là một trong bốn vị Bồ Tát quan trọng nhất trong Phật giáo. Ngài xuất hiện với tư thế cưỡi voi trắng sáu ngà, tay cầm viên bảo châu hoặc cành hoa sen. Pháp khí này mang ý nghĩa biểu trưng cho việc chiến thắng 6 giác quan. Có thể nói, Ngài là vị Bồ Tát đại diện cho lý – định- hạnh. Trong hệ thống Ngũ Phật, Phổ Hiền Bồ Tát thuộc nhóm Phật Đại Nhật với biểu tượng là ngọc như ý, hoa sen hoặc sách ghi thần chú.

Tượng Phổ Hiền Bồ Tát trong bộ hoa nghiêm tam tháh đẹp

Trước khi xuất gia, Phổ Hiền Bồ Tát có tên là Năng đà nô và con trai thứ tư của vua Tránh Niệm. Nghe lời khuyên bảo của vua cha, Ngài đã phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và chúng sinh trong 3 tháng. Khi đứng trước Đức Phật, Ngài đã nguyện phát tâm Bồ Đề và tu hạnh Bồ Tát để giáo hóa chúng sanh thành Phật. Lời phát nguyện ấy đã được Kim Cang Trí Huệ Quang Minh Công Đức thọ ký. Trải qua nhiều kiếp làm Phật sự và độ hóa chúng sinh, đến thời Bất Huyền thì Ngài thành Phật với hiệu Phổ Hiền Như Lai.

Ý nghĩa Hoa Nghiêm Tam Thánh

Trước khi muốn thờ cúng bất kỳ tôn tượng nào, gia chủ cần phải hiểu rõ ý nghĩa cũng như biểu pháp giáo dục của tôn tượng đó. Dưới đây là ý nghĩa cũng từng tôn tượng trong bộ Hoa Nghiêm Tam Thánh bạn có thể tham khảo:

+ Tượng Phật Thích Ca: Phật Thích Ca được phác họa với nhiều hình tượng khác nhau nhưng xuất hiện nhiều nhất là ngồi trên tòa sen với ánh mắt đăm chiêu. Hình ảnh này tượng trưng cho sự thanh tịnh, giải thoát và giác ngộ. Hành động tu tập nương theo hình tướng của Ngài sẽ giúp bản thân phát hiện ra chân lý cuộc sống, buông bỏ cái xấu, tăng cường tích đức và sớm tu hành chứng đạo.

Tượng Phật Thích Ca Trắng đẹp nhất

+ Phổ Hiền Bồ Tát: Phổ Hiền là vị Bồ Tát đại diện cho bình đẳng tính trí, thấu hiểu cái nhất thể của sự khác biệt và đồng nhất. Ngài cưỡi trên voi trắng sáu ngà, đây là hình ảnh tượng trưng cho lục độ (gồm Bố thí, Tinh tấn, Trì giới, Thiền định, Trí huệ, Nhẫn nhục). Trong hệ thống Ngũ Phật, Phổ Hiền Bồ Tát đại diện cho hạnh nguyện và chân lý, giúp chúng sanh rời xa vọng tưởng để trở về với chân lý. Thành tâm thờ cúng Ngài giúp bản thân nhìn được chân lý thông quá trí tuệ, gạt bỏ vô minh và giác ngộ Phật đạo.

+ Văn Thù Bồ Tát: Văn Thù Bồ Tát được mô tả với vẻ ngoài trẻ trung, cưỡi sư tử và tay cầm thanh gươm bốc lửa. Thanh gươm đang bốc lửa tượng trưng cho sức mạnh trí tuệ, có thể chặt đứt mọi gông xiềng bó buộc để đến với trí tuệ viên mãn. Còn hình ảnh Ngài sẽ cầm ngọc như ý hoặc hoa sen xanh sẽ biểu trưng cho hành động dùng trí tuệ để loại bỏ ô nhiễm tham ái. Thờ cúng Văn Thù Bồ Tát giúp chúng ta hướng đến trí tuệ có sẵn, thoát ra mọi khổ đau và không bị chìm trong vòng luân hồi sinh tử. Ngài giúp chúng sanh thức tỉnh để quay về trí tuệ sẵn có, dùng trí tuệ để loại bỏ tham ái và vượt qua bể khổ.

Cách thờ cúng Hoa Nghiêm Tam Thánh

Thờ cúng Hoa Nghiêm Tam Thánh là một trong những cách để giới Phật tử thể hiện lòng thành kính của bản thân đối với chư Phật, mong muốn được các Ngài dẫn dắt trên con đường tu đạo. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thờ cúng và lưu ý khi thờ cúng bạn cần phải nắm rõ:

Thờ cúng Hoa Nghiêm Tam Thánh cần được thực hiện đúng cách để tránh phạm phải điều tối kỵ
Thờ cúng Hoa Nghiêm Tam Thánh cần được thực hiện đúng cách để tránh phạm phải điều tối kỵ
  • Việc thờ cúng Phật và Bồ Tát cần xuất phát từ lòng tri ân đối với các Ngài. Vì thế, tượng thờ cúng to hay nhỏ đều không quan trọng, gia chủ cần lựa chọn kích thước tượng dựa vào điều kiện tài chính và không gian thờ phụng, không cần quá cầu kỳ xa hoa.
  • Khi thờ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh cần được đặt đúng vị trí. Ở giữa là tượng Phật, bên trái là tượng Phổ Hiền Bồ Tát và bên phải là tượng Văn Thù Bồ Tát. Đồng thời, không nên thờ quá nhiều tượng Phật gây mất cân bằng và thiếu sự hài hòa, đây là điều không tốt trong phong thủy
  • Đặt bàn thờ Phật ở trung tâm ngôi nhà và có độ cao phù hợp, sau bàn thờ không có cửa sổ và không gian phòng thờ không có phòng khác đè lên. Bàn thờ Phật cần phải cao hơn đầu gia chủ để thể hiện lòng thành kính đối với chư Phật. Nếu gia đình có bàn thờ thánh và bàn thờ gia tiên thì phải ở hai bên bàn thờ Phật.
  • Không đặt bàn thờ ở nơi ẩm ướt và tối tăm. Không đặt bàn thờ đối diện với phòng ngủ, nhà vệ sinh,… Không gian thờ phải vắng lặng, tránh xa nơi ăn uống và tiếp khách,… Chỉ nên trưng dụng không gian thờ để ngồi thiền, tụng niệm,…
  • Trong quá trình thờ cúng phải thường xuyên dâng hương, trà nước và cúng dường. Vật phẩm cúng phù hợp là mâm cơm chay, hoa quả và trái cây tươi. Không đặt giấy tiền, vàng mã và bùa chú lên bàn thờ Phật.
  • Thờ Phật nhằm thể hiện lòng thành kính đối với Phật, mong cầu bình an và học tập theo Ngài. Không nên thờ Phật để cầu danh lợi, giàu sang và phú quý.

Bộ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh tượng trưng cho chân lý và sự giải thoát, giúp chúng sanh sớm nhận ra chân lý cuộc sống và phá mê khai ngộ. Từ đó, ta sẽ dùng trí tuệ để nhìn ra chân lý, loại bỏ xiềng xích trói buộc ta trong đau khổ và thoát khỏi luân hồi nghiệp báo. Hành động thờ Hoa Nghiêm Tam Thánh còn giúp gia chủ trường thọ và gặp an yên trong cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Ngồi thiền tại nhà đúng cách cho người mới bắt đầu

Ngồi thiền là phương pháp tập luyện được nhiều người áp dụng tại nhà để giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống và chuyển hóa năng lượng xấu bên trong...

Ta Bà Tam Thánh là ai? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Ta Bà Tam Thánh gồm có ba vị Phật biểu trưng cho chân lý, từ bi và lòng hiếu đạo. Các Ngài có khả năng chuyển hóa đau khổ, cứu...

Tượng Tây Phương Tam Thánh Phật: Ý nghĩa và cách thờ cúng

Tây Phương Tam Thánh Phật gồm có các vị Phật rất được tôn kính trong Phật giáo. Tượng Tây Phương Tam Thánh Phật được thờ khá phổ biến tại các...

Tháp xá lợi là gì? Tháp xá lợi có ý nghĩa gì trong Phật giáo?

Tháp xá lợi là vật phẩm linh thiêng trong Phật giáo, minh chứng cho kết quả tu tập của các vị cao tăng. Tháp xá lợi thường được thờ tại...

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát là vị Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay

Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn: Hình tượng và ý nghĩa thờ cúng

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát hay còn gọi là Phật Bà nghìn mắt nghìn tay, ngài có vô số con mắt và vô số cánh tay. Hình tượng Bồ...

Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma: Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma là người truyền giáo cho rất nhiều người dân, giúp họ tu thành chánh quả và thoát khỏi bể khổ trần gian. Vị Bồ...

Ẩn