Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Nguyên tắc đặt bàn thờ Phật và gia tiên cần lưu ý

Mùa an cư kiết hạ là vào tháng mấy? Có ý nghĩa gì?

Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn: Hình tượng và ý nghĩa thờ cúng

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát hay còn gọi là Phật Bà nghìn mắt nghìn tay, ngài có vô số con mắt và vô số cánh tay. Hình tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn rất dễ bị nhầm lẫn với Chuẩn Đề Bồ Tát. Tuy nhiên, hai vị này không phải là một, hình tượng và ý nghĩa thờ cúng cũng khác nhau.

Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn là ai?

Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn còn gọi là Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại, Thiên Thủ Thánh Quan Âm, Thiên Tý Quán Âm, Thiên Thủ Thánh Quán Âm, Thiên Thủ Thiên Tý Quán Thế Âm… Ngài là một trong những vị Bồ Tát quan trọng, được thờ phụng vô cùng phổ biến trong Phật giáo Đại Thừa.

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát là vị Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay
Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát là vị Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay

Danh xưng của ngài có thể được hiểu như sau:

  • Thiên: nghìn, nhiều, vô số
  • Thủ: Tay
  • Nhãn: Mắt
  • Quan: Thấu suốt
  • Thế: trần gian
  • Âm: Âm thanh

Tức là, vị Bồ Tát có vô số cánh tay và con mắt, có thể thấu suốt hết thảy âm thanh của thế gian. Ngài được cho là một trong những hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát, vị Bồ Tát của cõi Tây Phương Cực Lạc, nơi Phật A Di Đà làm giáo chủ, thường trụ ở cõi Ta Bà để cứu độ chúng sinh.

Ngài là vị Bồ Tát có vô số cánh tay, vô số con mắt, có thể lắng nghe tiếng khổ của chúng sinh, tùy thời tầm thanh mà cứu độ. Ngài có năng lực soi thấu hết cõi trần, lắng nghe trăm ngàn lẽ đời, thấu hiểu những nỗi khổ đau, bi phẫn của chúng sinh. Có trí tuệ sáng suốt, quán xét mọi âm thanh khổ đau để cứu độ.

Theo kinh Thiên Thủ, kinh Thiên Quang Nhãn, kinh Mẫu Đà La Ni thì Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát là hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngài đại diện cho tinh thần Đại Bi, sự giác tha của Phật giáo, vì chúng sinh mà nói chú Đại Bi để chúng sanh được an vui, sống lâu, giàu có, được trừ tất cả bịnh, được diệt các nghiệp ác tội nặng, xa lìa chướng nạn, được thành tựu thiện căn, tiêu tan tất cả sự sợ hãi.

Hình tướng của Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát

Theo các kinh điển Phật giáo, Bồ tát Thiên Thủ Thiên Nhãn được mô tả với hình tướng vô số cánh tay, trên mỗi cánh tay là một con mắt. Đôi khi tượng ngài thể hiện đầy đủ nghìn cánh tay, đôi khi có tượng sẽ thể hiện 40 cánh tay lớn, mỗi cánh tay có một con mắt, phía sau là vô số cánh tay nhỏ.

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát
Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát

Hai tay chính của tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn đưa về phía trước, tạo ấn hiệp chưởng, 38 cánh tay hai bên cầm nhiều pháp khí, pháp bảo Phật giáo như kiếm, búa, tịnh bình, tràng hoa, bánh xe pháp, chày kim cang, châu báu… Trên mỗi cánh tay là một con mắt nên ngài được gọi là Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay.

Phần đầu của ngài có 11 khuôn mặt, tượng trưng cho 11 quả vị giác ngộ. Các khuôn mặt được sắp xếp theo 5 tầng, tượng trưng cho Ngũ Trí Phật. Trong đó:

  • Tầng trên cùng: Tượng trưng cho Pháp thân – Đức Phật A Di Đà là biểu tượng của chính đẳng giác
  • Tầng thứ hai: Tượng trưng cho Báo thân – Đức Kim Cang Thủ, tướng phẫn nộ

Ba tầng dưới cùng tượng trưng cho Hóa thân, tương ứng với 9 phần đầu còn lại. Trong đó, 3 khuôn mặt ở giữa biểu trưng cho Đại viên cảnh trí (tức Phật A Súc Bệ ở phương Đông). Ba khuôn mặt này hiền lành, từ bi, vì thấy chúng sinh làm thiện mà sinh tâm an lạc.

Ba khuôn mặt bên phải tượng trưng cho năng lực thuyết pháp của Phật A Di Đà. Quan Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát trợ tuyên đắc lực của Phật A Di Đà tại cõi Tây Phương Cực Lạc. Ba khuôn mặt bên phải tượng trưng cho Bình Đẳng Tính Trí, cho năng lực hàng phục ngã ác của Bảo Sanh Như Lai ở phương Nam. Ba khuôn mặt này thể hiện tướng phẫn nộ, vì thấy chúng sinh làm ác. Đồng thời cũng là để hàng phục những chúng sinh cang cường khó độ.

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát được mô tả với thân sắc trắng, tượng ngài thường được thể hiện với 42 cánh tay lớn tượng trưng cho 42 thành vị tu chứng cứu độ chúng sinh, tức là 42 thánh vị mà ngài phải trải quá để thành tựu giác ngộ. Các cánh tay ở lớp ngoài cùng đại diện cho Hóa thân Phật đến khắp các nẻo luân hồi để cứu độ chúng sinh.

Ý nghĩa của Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát tượng trưng cho sự viên mãn vô ngại. Ngài đại diện cho từ bi, trí tuệ, sự vô biên vô lượng, mang đến cho chúng sinh sự bình đẳng tuyệt đối, có thể cứu vớt chúng sinh khỏi khổ não, được sớm ngày phá mê khai ngộ. Ngài cũng có đủ năng lực để hàng phục yêu ma, thoát khỏi các trói buộc của cảnh tránh, có trí tuệ sáng suốt thấu suốt cõi người, cõi trời.

Ngài đã phát thệ nguyện: “Nếu trong đời vị lai, tôi có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sinh với thần chú ngày (chú Đại Bi), thì xin khiến cho thân tôi liền sanh ra ngàn tay ngàn mắt. Khi tôi phát thệ nguyện rồi, thì ngàn tay ngàn mắt đều hiện đầy đủ nơi thân, lúc ấy, cõi đất mười phương rung động sáu cách, ngàn đức Phật trong mười phương đều phóng ánh quang minh soi đến thân tôi, và chiếu sáng mười phương vô biên thế giới.

Hình tướng nghìn mắt nghìn tay của ngài thể hiện sự vô biên vô lượng của lòng từ bi và trí tuệ. Bàn tay ngài tượng trưng cho hành động, con mắt tượng trưng cho trí tuệ. Dù ở bất kỳ nơi nào, ngài cũng có thể thấu suốt, nghe rõ tường tận, có năng lực tức thời ứng hiện và cứu độ.

Do đại nguyện mang đến sự an vui cho chúng sinh, giúp chúng sinh được tiêu trừ bệnh tật, ác nghiệp, xa lìa chướng nạn, thọ mệnh dài lâu, có được đầy đủ các căn lành với thần chú Đại Bi đã tựu thành nên thân ngài sinh ngàn mắt ngàn tay. Nghìn mắt nghìn tay của Quan Âm Bồ Tát tượng trưng cho sự viên mãn vô ngại. Trong tay ngài có nhiều pháp bảo pháp khí, tượng trưng cho năng lực khắc chế sự trói buộc của cảnh trần, mang đến sự bình đẳng tuyệt đối cho chúng sinh.

Người thờ Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát, thường trì niệm danh hiệu ngài, thường tụng trì chú Đại Bi một lòng tôn kính, không sinh lòng nghi thì sẽ được ngài hộ trì, dùng ngàn mắt chiếu soi, ngàn tay nâng đỡ. Việc tôn thờ tượng ngài sẽ được phước báu vô lượng và nhiều lợi lạc lớn.

Chú Đại Bi và lợi ích của việc trì tụng thần chú này

Theo kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn, chúng sinh tụng trì thần chú Đại Bi sẽ không bị đọa vào ba đường ác, được sanh về các cõi Phật, được vô lượng Tam Muội biện tiện, tất cả sự mong cầu trong đời hiện tại được vừa ý, trừ những việc bất thiện, trừ kẻ tâm không chí thành. Người tụng trì chú Đại Bi nếu chán ghét thân nữ kiếp sau sẽ được chuyển thành thân nam, được diệt trừ các nghiệp ác tội nặng đã phạm. Người trì tụng chú này nếu còn sanh chút lòng nghi thì sẽ không được toại nguyện.

Nếu hàng trời, người tụng trì thần chú Đại Bi thì không bị 15 việc chết xấu gồm không bị chết do đói khát khốn khổ; gông từ đánh đập, oan gia thù địch, quân trận chém giết nhau, cọp sói cùng ác thú tàn hại, rắn rít độc cắn, loài sâu trùng độc làm hại. Không bị chết vì nước trôi lửa cháy, bởi phạm nhằm thuốc độc, vì điên cuồng mê loạn, do té cây té xuống núi, do người ác trù ếm, do tà thần, ác quỷ làm hại. Không bị chết vì bịnh ác lâm thân, vì phi mạng tự hại.

Người tụng trì chú Đại Bi sẽ được 15 chỗ sanh tốt gồm gặp đấng Quốc vương hiền lành, sanh ở cõi nước an lành, thường gặp bạn lành, thường gặp thời đại tốt. Được căn thường đầy đủ, đạo tâm thuần thục, không phạm cấm giới, quyến thuộc hòa thuận, có ân nghĩa. Được thức ăn, vận dụng đầy đủ, được người cung kính giúp đỡ, tiền của châu báu không bị kẻ khác cưới đạt, những việc mong cầu được toại nguyện. Được Long Thiên, thiện thần theo ủng hộ, được thấy Phật nghe Pháp, được nghe chánh pháp ngộ giải nghĩa sâu.

Phật Bà nghìn mắt nghìn tay và chú Đại Bi
Phật Bà nghìn mắt nghìn tay và chú Đại Bi

Để trì tụng chú này, thiện nam, thiện nữ phải phát tâm Bồ Đề rộng lớn, thề độ tất cả muôn loài, giữ gìn trai giới, với chúng sinh khởi lòng bình đẳng, thường trì tụng không gián đoạn. Nên ở tịnh thất, tắm gội sạch sẽ, mặc y phục sạch, đốt đèn, treo phan, dùng hương hoa, buộc tâm một chỗ, y pháp mà tụng.

Bồ Tát cũng nói rằng, khi có người nhất tâm trì tụng chú này, sẽ có Nhựt Quang Bồ Tát, Nguyệt Quang Bồ Tát cùng vô lượng thần tiên đến chứng minh. Đồng thời, ngài cũng dùng ngàn mắt chiếu soi, ngàn tay nâng đỡ giúp cho người đó về sau có thể hiểu suốt tất cả sách vở thế gian, các điển tịch và các pháp thuật ngoại đạo.

Chỉ cần trì tụng thần chú này một biến thì tất các các quỷ thần, quỷ vọng lượng làm loạn phá hoại đều bị trói buộc. Khi trì tụng đúng pháp, khởi lòng thương xót chúng sinh thì sẽ được Kim Cang Mật Tích, Long Vương Thiện Thần thường theo ủng hộ, không rời bên mình.

Cách thỉnh và thờ tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn

Để thờ Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát, trước hết chúng ta cần chọn được mẫu tượng thờ phù hợp. Sau đó chọn vị trí bố trí bàn thờ, chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm cần thiết cho bàn thờ Phật, Bồ Tát như bàn thờ, bộ sứ thờ cúng. Khi đã chuẩn bị bàn thờ, bày biện vật phẩm thờ, gia chủ tiến hành thỉnh tượng thờ với mẫu tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát đã chọn.

Đối với tượng Phật, Bồ Tát, trước khi thờ, nếu đủ duyên có thể gửi tượng vào chùa hoặc thỉnh các sư về nhà làm lễ khai quang điểm nhãn và lễ an vị. Sau khi đã làm lễ an vị Phật, gia chủ có thể thờ cúng bình thường. Cách thờ Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn như sau:

  • Tượng Bồ Tát cần đặt cao hơn đầu gia chủ, nếu ở nhà Phố thì bàn thờ đặt ở gian cao nhất, nếu nhà ở thông thường thì bàn thờ Bồ Tát cần đặt ở nơi trang nghiêm, thanh tịnh.
  • Vào những ngày như mồng 1, 14, 15, 30 âm lịch, nên ăn chay, niệm Phật, siêng tụng niệm chú Đại Bi và trì niệm danh hiệu Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát. Đồng thời cần siêng làm điều thiện, việc thiện, khởi lòng thương xót chúng sinh.
  • Ngày vía Quan Âm Bồ Tát là các ngày 19/2 (ngày đản sinh), ngày 19/6 (ngày thành đạo), ngày 19/9 (ngày Quan Âm xuất gia). Vào những ngày này, người thờ Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát tuyệt đối không được sát sinh, cần ăn chay, thực hành bố thí, thường trì niệm danh hiệu của ngài cũng như chú Đại Bi.
  • Đồ cúng Phật, Bồ Tát là đồ chay, nước cúng là nước suối hoặc nước lạnh, không cúng nước đun sôi để nguội, nước trà hoặc các loại nước có màu.
  • Hoa, quả cúng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát phải là hoa tươi, trái cây tươi, tuyệt đối không dùng hoa trái giả, không đặt hoa héo, trái cây héo, hư hỏng trên bàn thờ.

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát – Phật bản mệnh của người tuổi Tý

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát cũng là vị Phật độ mệnh của những người tuổi Tý. Ngài có oai lực mạnh mẽ, có năng lực nghe thấu trăm lẽ ở đời, có huệ nhãn sáng suốt, soi rõ khắp bốn phương tám hướng, thấy đạt những nỗi khổ đau, bi phẫn của con người. Không chỉ vậy, Ngài còn vô cùng nổi danh với lòng từ bi vô lượng, cứu khổ cứu nạn, độ hóa chúng sinh.

Những người tuổi Tý là người sinh năm 1948, 1960, 1972, 1984, 1996, 2008, 2020… Người tuổi này thường thông minh, tuệ mẫn, có trí tuệ sáng suốt nhưng lại thiếu sự quyết đoán, cuộc đời thường gặp sóng gió. Khi thờ Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát và được ngài độ trì sẽ có cuộc sống bình yên, suôn sẻ, gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống, vượt qua những sóng gió trắc trở của cuộc sống, không đưa ra các quyết định sai lầm.

Người tuổi Tý thường có khát vọng lớn, nếu nhận được sự phù hộ của Phật bản mệnh sẽ có cuộc sống thuận lợi, sự nghiệp ngày càng đi lên, tiến tới. Đồng thời, cũng giúp người tuổi Tý gặp dữ hóa lành, chuyển nguy thành an, gặp nhiều may mắn.

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát là vị Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay, là hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngoài ra, một số tài liệu khác còn cho rằng, ngài là Thân sở hóa của Đại Nhật Như Lai, là hậu thân của Chánh Pháp Minh Như Lai. Không chỉ vậy, Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát cũng là Phật bản mệnh của người tuổi Tý.

Xem thêm:

Cùng chuyên mục

Tháp xá lợi là gì? Tháp xá lợi có ý nghĩa gì trong Phật giáo?

Tháp xá lợi là vật phẩm linh thiêng trong Phật giáo, minh chứng cho kết quả tu tập của các vị cao tăng. Tháp xá lợi thường được thờ tại...

Hoa Nghiêm Tam Thánh gồm những vị nào? Ý nghĩa và thờ cúng

Hoa Nghiêm Tam Thánh gồm có ba tôn tượng tượng trưng cho chân lý, trí tuệ và hạnh nguyện. Các Ngài đã dùng chân lý và trí tuệ để giúp...

Ngồi thiền tại nhà đúng cách cho người mới bắt đầu

Ngồi thiền là phương pháp tập luyện được nhiều người áp dụng tại nhà để giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống và chuyển hóa năng lượng xấu bên trong...

Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma: Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma là người truyền giáo cho rất nhiều người dân, giúp họ tu thành chánh quả và thoát khỏi bể khổ trần gian. Vị Bồ...

Nghi thức và bài niệm kinh Phật hằng ngày cho phật tử tu tại gia

Niệm kinh Phật hàng ngày là hình thức tu tập rất quen thuộc đối với phật tử. Đây là cách để phật tử duy trì tâm thanh tịnh, tích lũy...

Mùa an cư kiết hạ là vào tháng mấy? Có ý nghĩa gì?

An cư kiết hạ là khóa tu diễn ra vào mùa mưa hàng năm dành cho người tu hành. Khóa tu này có từ thời Đức Phật còn tại thế...

Ẩn