Hiểu về danh xưng và cách xưng hô trong Phật giáo

Tìm hiểu về 2 tượng Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ Hộ Pháp

Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Chúng ta thường nghe đến từ phóng sanh nhưng phóng sanh là gì, ý nghĩa của phóng sanh ra sao, như thế nào mới là phóng sanh đúng cách thì không phải ai cũng biết. Phóng sanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong Phật Giáo, giúp giải thoát loài vật, nuôi dưỡng lòng từ bi, tăng trưởng phước báu cho bản thân.

Phóng sanh là gì?

Phóng sanh là hành động phóng thích, giải thoát cho những loài vật bị giam cầm, tra tấn, hành hạ… Giúp chúng được tự do, thoát khỏi giam cầm, ràng buộc, thoát khỏi tình trạng nguy hiểm, đe dọa tính mạng như bị nhốt trong lồng chậu, nhà giam, bị tra tấn, hành hạ, bị mắc bẫy, bị đánh đập hoặc sắp bị giết chết…

Phóng sanh là hành động giải thoát cho loài vật, để chúng được sống, được tự do trong tự nhiên
Phóng sanh là hành động giải thoát cho loài vật, để chúng được sống, được tự do trong tự nhiên

Phóng sanh là khi chúng ta nhìn thấy một sinh mạng bị kinh hoàng lúng túng, chịu đau đớn khốn khổ, mạng sống trong phút giây nguy ngập… liền phát lòng từ bi, thương xót mà tìm cách cứu chuộc. Hành phi giải thoát, phóng thích, cứu sống loài vật trong lúc này gọi là phóng sinh.

Phóng sinh là một trong những cách thể hiện tâm từ bi của con người, nhất là người Phật tử. Hoạt động này dựa trên tinh thần từ bi, ý thức về sự bình đẳng giữa muôn loài và quan niệm nhân quả của sinh tử luân hồi. Phóng sinh là một phương tiện để tu tập, như kinh Chánh pháp niệm có dạy rằng, tạo một ngôi chùa chẳng bằng cứu một sinh mạng.

Phóng sanh là hành động đẹp đẽ, cao cả, xuất phát từ tình thương, từ tâm từ bi, từ ý thức về sự bình đẳng giữa chúng sinh. Là một giá trị đẹp, nhân văn mà con người nói chung và người theo Đạo Phật luôn hướng đến. Bởi lẽ, đạo Phật được xây dựng trên nền tảng của từ bi và trí tuệ. Trong đó, từ bi là căn bản của đạo Phật, “từ năng dữ nhứt thiết chúng sinh chi lạc, bi năng bạt nhứt thiết chúng sinh chi khổ”. Phóng sinh là vì thương xót, vì tâm từ bi, vì tôn trọng sinh mạng của muôn loài, không nên vì một mục đích tư lợi nào khác.

Ý nghĩa của hành động phóng sanh

Trong  Luận Đại Trí độ có dạy rằng: “Trong tất cả các tội ác, tội sát sinh là nặng nhất. Trong tất cả các công đức, không giết hại là công đức lớn nhất.” Phóng sanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong Phật giáo, người tu Phật phải giữ 5 giới gồm không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không uống rượu, không nói dối. Trong đó, không sát sanh được nhắc đến trước tiên, tất cả các loài có sinh mạng, dù lớn hay nhỏ cũng không được giết. Nếu giữ được 5 giới, lại biết cách phóng sanh, làm điều thiện thì công đức vô lượng.

Phóng sanh là hành động đẹp, nhân văn, vừa có ý nghĩa với loài vật vừa có ý nghĩa với người phóng sanh
Phóng sanh là hành động đẹp, nhân văn, vừa có ý nghĩa với loài vật vừa có ý nghĩa với người phóng sanh

Nếu bạn không biết ý nghĩa của phóng sanh là gì thì trước hết, phóng sanh là một hành động đẹp, giúp cứu mạng cho chúng sinh. Phóng sanh là thả loài vật để chúng được tự do, thoát khỏi nguy cơ bị giết hại, bị vây hãm, tước đoạt quyền tự do, không bị tra tấn đày đọa, được giải thoát đúng cách. Phóng sanh là hành động vô cùng nhân văn, là việc nên làm và được khuyến khích làm bất kể lúc nào.

Phóng sanh vừa giúp loài vật được giải thoát, vừa là cách để chúng ta trưởng dưỡng lòng từ bi. Khi chúng ta vô tình gặp một con vật bị bắt nhốt, bị mắc lưới, bị câu… chuẩn bị bị giết thịt, mạng sống đe dọa, ngay lúc đó, chúng ta xin mua để phóng sanh. Hành động này xuất phát từ tình thương, từ lòng thương xót, vô cùng ngẫu hứng, chỉ vì muốn cứu loài vật ấy, không vì bất cứ mưu đồ, mục đích nào khác. Đây cũng là một trong những ý nghĩa của phóng sanh mà ai cũng nên biết, nên hiểu.

Phóng sanh không chỉ là biểu hiện của lòng từ bi, đức hiếu sinh, thể hiện tư tưởng sáng suốt, tôn trọng sinh mạng mà đôi khi còn giúp ta giải oán thù, trả nghiệp nợ của bản thân. Phóng sanh liên quan mật thiết đến nhân quả, đôi khi loài vật gặp cảnh khốn cùng, rơi vào tay chúng ta là để trả nợ cho ta. Thay vì để chúng chết đi, hoặc sát hại chúng, ta chọn cách giải thoát, cho chúng thêm cơ hội sống, xóa bỏ mọi thù hận.

Hành động phóng sanh cũng giúp chúng ta kết thiện duyên, gieo nhân lành, nhắc nhở bản thân cố gắng gieo trồng thiện nhân để gặt thiện quả, nhận được những điều tốt lành trong cuộc sống. Trong kinh Ưu Bà Tắc có đoạn: “Nhân quả báo ứng như bóng theo hình. Sát sinh thì oan oan tương báo đời đời kiếp kiếp không dứt. Khi phóng sinh là ta đã cứu mạng chúng sinh, tức là đã gieo trồng thiện nhân. Một khi đã gieo trồng thiện nhân thì nhất định sẽ được thiện quả. Nếu ai phê bình, cản trở người phóng sinh là trồng ác nhân ắt sẽ bị quả ác báo.”

Phóng sanh giúp giảm ác nghiệp, tăng trưởng và tích lũy phước báu. Việc giải phóng cho một con vật đang cận kề cái chết có thể giúp giảm bớt tội nghiệp đã phạm phải trong nhiều kiếp. Đối với mỗi người, nếu giữ gìn 5 giới, không sát sanh và siêng làm điều thiện, việc thiện, biết phóng sanh đúng cách thì phước báu tăng lên gấp bội, không chỉ tăng phước đức cho bản thân mà còn tăng phước đức cho con cháu đời sau.

Ngoài ra, phóng sanh cũng là một cách giúp con người kết nối với tự nhiên và chu kỳ sống. Việc thả loài vật về môi trường sống tự nhiên của chúng sẽ tạo điều kiện cho chúng sống trong điều kiện tự nhiên, từ đó giúp gắn kết con người với sự sống và sự thay đổi của vũ trụ.

Phóng sanh thế nào cho đúng?

Phóng sanh là một hành động đẹp, nhân văn, có ý nghĩa cao cả mà người tu đạo Phật và kể cả những người không tu đạo đều nên làm. Đạo Phật luôn khuyến khích mọi người hãy cố gắng phóng sanh, làm điều thiện, việc thiện như vậy sẽ giúp tăng trưởng lòng từ, con đường tu tập tinh tấn, giảm sát nghiệp, ác nghiệp và tăng trưởng phước báu. Chỉ khi hiểu được ý nghĩa của phóng sanh thì chúng ta mới biết cách phóng sanh sao cho đúng.

Phóng sanh với tâm từ bi, hoan hỷ, không câu nệ hình thức, không câu nệ số lượng
Phóng sanh với tâm từ bi, hoan hỷ, không câu nệ hình thức, không câu nệ số lượng

Thế nhưng, phóng sanh dường ở một số nơi dường như trở thành một nghi thức, bị biến tướng, biến chất. Nhiều người thường mua chim, mua cá, bẫy chim, bẫy thú, họ không thả liền mà đem vô chùa, chờ các sư thầy làm lễ chú nguyện rồi mới thả, nếu sư thầy bận thì chúng sẽ bị nhốt đến khi nào làm lễ song mới thả. Thậm chí có những người, để có được danh tiếng tốt, vào những ngày đầu năm, những dịp đặc biệt như lễ cầu an, cầu siêu, Phật Đản, sẽ đặt trước số lượng chim, cá… để chuẩn bị phóng sanh. Người ta cho rằng, số lượng càng nhiều thì công đức càng lớn.

Thực tế, phóng sanh như vậy hoàn toàn không đúng chánh pháp, không đúng với những điều Phật dạy. Chúng ta phải hiểu rằng, phóng sanh đúng cách là như sau:

  1. Phóng sanh phải xuất phát từ lòng từ bi, thương xót chúng sinh, xót xa trước tình cảnh của chúng mà nảy lên suy nghĩ muốn giải thoát chúng. Từ đó xuất hiện hành động mua, cứu chúng, rồi thả chúng ra ngoài môi trường phù hợp. Việc phóng sanh xuất phát từ tâm từ bi mới là đúng đắn, nếu vì mưu cầu được sống thọ, cầu may mắn, tài lộc, cầu giải trừ bệnh tật… thì phóng sanh chỉ là hình thức, không hề có ý nghĩa.
  2. Phóng sanh không câu nệ hình thức, cách thức, không màu mè, không mưu cầu vụ lợi cho bản thân. Phóng sanh là hành động của tâm và thân, không nên đặt nặng vấn đề hình thức, không nhất thiết phải mang vật vào chùa, để các sư thầy làm lễ chú nguyện rồi mới mang đi thả. Hành động phóng sanh cần được thực hiện nhanh nhẹn, ngắn gọn, thời gian càng kéo dài thì các sinh vật các khốn khổ, bất an, thậm chí chưa kịp phóng sinh thì chúng đã chết.
  3. Phóng sanh đúng hoàn cảnh, đúng môi trường, hiểu về loài và môi trường sống của chúng. Chúng ta phải hiểu về loài vật mà chúng ta phóng sanh, biết được chúng thích hợp với môi trường nào. Có những trường hợp, người phóng sinh không quan tâm đến môi trường sống của loài vật, cá nước ngọt lại đem thả ở nước mặn, cá nước mặn lại thả ở nước ngọt khiến loài vật được phóng sanh không thể sống được. Ngoài ra, cũng cần phóng sanh đúng hoàn cảnh, không nên phóng sanh những loài nguy hiểm, có thể đe dọa mạng sống của các loài khác.
  4. Không đặt nặng vấn đề về số lượng của loài vật được phóng sanh. Phóng sanh thuận theo duyên mới là tốt nhất. Việc phóng sanh cần xuất phát từ trái tim, từ tình thương, thuận duyên mà làm, không nên cho rằng phóng sanh số lượng càng nhiều thì phước đức càng dày. Thực tế, nếu bạn đặt mua các loại vật để phóng sanh, khiến loài vật bị săn lùng nhiều hơn, được thả ra rồi bắt vào thì chẳng những không nhận được phước báu mà còn dễ rước phải tai họa.
  5. Không nên mang tâm lý sợ người khác bắt lại khi phóng sanh. Đối với việc phóng sanh, chúng ta nên tìm môi trường tốt nhất, an toàn nhất để thả loài vật nếu có điều kiện. Không nên mang tâm lý sợ mình thả rồi sẽ bị người khác bắt mất, hãy làm hết khả năng của mình, đừng quá đặt nặng và lo nghĩ quá nhiều.

Tóm lại, đối với việc phóng sanh, chúng ta cần hiểu rằng, phóng sanh phải xuất phải từ tâm từ bi, hỷ xả, nên thuận duyên mà làm. Không nên câu nệ về hình thức và số lượng, tránh làm khổ bản thân, làm khổ chúng sinh.

Cách phóng sanh tại nhà đơn giản, dễ thực hiện

Với việc phóng sanh, chúng ta chỉ cần cứu lấy loài vật rồi mang đi thả ở môi trường phù hợp với chúng là được. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chuẩn bị nghi thức phóng sanh để giúp nuôi dưỡng lòng từ bi của bản thân, hồi hướng công đức cho người thân, gia đình, hóa giải nghiệp xấu từ nhiều kiếp trước.

Hành động phóng sanh cần được thực hiện đúng cách thì mới có ý nghĩa và giá trị
Hành động phóng sanh cần được thực hiện đúng cách thì mới có ý nghĩa và giá trị

Các bước phóng sanh loài vật tại nhà rất đơn giản:

  • Bước 1: Chuẩn bị đồ lễ cần thiết, gồm có con vật được phóng sinh, 1 mâm cơm chay, 1 bình hoa, 1 đĩa trái cây, 1 bát gạo, nhang, đèn, đĩa bánh cúng, thau nước sạch hoặc lồng chim.
  • Bước 2: Chọn không gian yên tĩnh, thích hợp để đọc bài văn khấn, cầu nguyện cho loài vật và cho bản thân cũng như gia đình của mình. Trước khi cúng phóng sinh thì cần trình báo lên gia tiên.
  • Bước 3: Đặt con vật lên vị trí phù hợp, dưới đất, trước mặt mình rồi chắp tên lên đọc bài văn khấn bạch Phật.
  • Bước 4: Hồi hướng công đức, tam tự quy y rồi thả vật phóng sanh. Khi thả vật thì đọc: “Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Gia đình chúng con tác lễ (đọc tên lễ: cầu an cho…; hoặc tuần thất cho:…) chúng con đã tác lễ cứu mạng chúng sinh (đọc tên loài vật), giờ này con thả chúng đi, xin chư Phật gia trì, cho con được nói lời kết duyên Phật Pháp cho chúng.”

Văn khấn bạch Phật: 

Hướng dẫn hồi hướng công đức:

Cách hồi hướng công đức đúng cách
Cách hồi hướng công đức đúng cách

Tam tự quy y: 

Hoặc đơn giản, khi phóng sanh, bạn chỉ cần khấn ngày tháng, tên họ, địa chỉ rồi phát nguyện nay con xin phóng sanh cho con vật…, sau đó niệm “Nam mô A Di Đà Phật” trước những con vật này là được. Có thể đọc thêm bài văn khấn cúng phóng sanh, và văn khấn phóng sanh.

Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp thắc mắc về ý nghĩa của việc phóng sanh và cách phóng sanh sao cho đúng mà bạn có thể tham khảo. Phóng sanh là một hành động đẹp, giàu ý nghĩa nhân văn. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý rằng, chỉ khi phóng sanh đúng cách, đúng chánh pháp thì phước đức mới tăng trưởng, hành động phóng sanh mới là đúng đắn.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Lễ tắm Phật là để chúng ta tẩy rửa bụi trần, cấu uế của tâm, gột rửa vô mình, phiền não, tham sân, để dễ dàng hiển lộ Phật tính, trưởng dưỡng lòng từ

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Nghi thức tắm Phật là một trong những nghi lễ quan trọng, không thể thiếu trong Đại lễ Phật Đản tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nghi...

xá lợi phật

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Xá lợi là gì? Xá lợi Phật là gì? Có thật không? Ý nghĩa và phước báu khi chiêm bái, đảnh lễ, cúng dường xá lợi Phật? Là những điều...

tỉnh thức là gì

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Tỉnh thức là trạng thái tập trung hoàn toàn vào hiện tại, không chịu sự chi phối và ảnh hưởng của quá khứ và tương lai, quan sát, trải nghiệm...

Giới Định Tuệ được xem là nền tảng căn bản, cốt lõi của Đạo Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Giới, Định, Tuệ là Tam học hay còn gọi là Tam vô lậu học, được nhắc đến trong nhiều bản kinh, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, xuất hiện...

Cúng dường ánh sáng là một trong những loại cúng dường mạnh mẽ, mãnh liệt nhất trong Đạo Phật

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Cúng dường đèn hay dâng đèn cúng Phật được xem là một trong những loại cúng dường mãnh liệt, có ý nghĩa nhất trong các phương pháp tích lũy công...

500 lạy hồng danh quán thế âm (ngũ bách danh)

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Lễ Ngũ Bách Danh (500 lạy hồng danh Quán Thế Âm) là một nghi thức trong Phật giáo với ý nghĩa thể hiện sự tôn kính, tôn vinh dành cho...

Ẩn