Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Nguyên tắc đặt bàn thờ Phật và gia tiên cần lưu ý

Mùa an cư kiết hạ là vào tháng mấy? Có ý nghĩa gì?

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Xá lợi là gì? Xá lợi Phật là gì? Có thật không? Ý nghĩa và phước báu khi chiêm bái, đảnh lễ, cúng dường xá lợi Phật? Là những điều được các Phật tử rất quan tâm và muốn tìm hiểu. Trong bài viết này, Phật Tử Việt Nam sẽ dựa trên các Kinh và tài liệu Phật giáo để làm cơ sở đưa ra những thông tin cụ thể, đầy đủ và chính xác nhất chia sẻ đến các Phật tử.

Xá lợi là gì?

Xá lợi (xá lị) trong tiếng Phạn là Sarira. Đây là những hạt có hình dáng giống như ngọc trai, pha lê,… xuất hiện sau lễ trà tỳ (hoả thiêu) Đức Phật và các vị cao tăng đắc đạo của Phật giáo, chúng có nhiều kích thước và đa dạng về màu sắc.

Nếu xuất hiện sau lễ trà tỳ của Đức Phật sẽ được gọi là xá lợi Phật, và không phải ai cũng có thể nhìn thấy, chỉ có một số người có đủ nhân duyên, may mắn, phước đức mới có cơ hội được chiêm ngưỡng, đảnh lễ, cúng dường. Nếu xuất hiện sau lễ trà tỳ các vị cao tăng đắc đạo thì sẽ được gọi xá lợi người tu hành.

Sự khác nhau giữa hai loại xá lợi này là xá lợi Phật rất cứng, có khả năng phát sáng, có ánh hào quang rực rỡ, số lượng cũng rất ít và rất quý hiếm, được xem là “bảo vật” của Phật giáo, linh thiêng và nhiệm màu; xá lợi người tu hành thì sẽ phụ thuộc vào đạo hạnh của các vị cao tăng đắc đạo, do đó sẽ có sự khác nhau về kích thước, hình dáng, màu sắc (ví dụ như xá lợi của Bồ Tát Thích Quảng Đức có màu nâu, xá lợi của Tổ Huệ Năng có sự cứng rắn tồn tại ngàn năm vẫn không hư vỡ, xá lợi của Tổ Ấn Quang nằm trong nhóm ngủ sắc,…), điều này đã góp phần tạo nên sự đa dạng cho xá lợi.

xá lợi Phật
Xá lợi xuất hiện sau lễ trà tỳ (hoả thiêu) Đức Phật hoặc cao tăng đắc đạo và có hình dáng tương tự như pha lê hoặc ngọc trai

Có nhiều giả thuyết về sự hình thành của xá lợi, và đến nay vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng. Bao gồm liên quan đến năng lượng tu hành,năng lượng tinh thần; thói quen ăn chay của Đức Phật, cao tăng; bệnh lý sỏi mật, sỏi thận,…; nhiệt độ hoả táng.

Năng lượng tu hành, năng lượng tinh thần

Quan điểm truyền thống đưa ra ý kiến rằng, giữa sự hình thành của xá lợi và năng lượng tu hành, năng lượng tinh thần liên quan mật thiết với nhau, bởi tu sĩ, người tu hành chân chính sẽ có thể hấp thụ được năng lượng toả ra từ vũ trụ, sau đó biến đổi chúng trở thành xá lợi.

Quan điểm hiện đại cũng đứng về phía ý kiến này. Tiến sĩ Max Planck – người đưa ra thuyết lượng tử lý giải, sự rung động liên tục có thể xảy ra ở mọi vật chất, song song đó vật chất có thể hoán đổi cho năng lượng và ngược lại. Đồng nghĩa con người hoàn toàn có khả năng hấp thụ năng lượng có ở vũ trụ, tuy nhiên chỉ có Đức Phật, cao tăng chân chính mới có thể thực hiện được điều này. Bởi tu luyện thật sự sẽ quay trở về cùng với chân thân, đồng thời đồng hoá cùng với các đặc tính vũ trụ, tạo nên sự kết tinh năng lượng vũ trụ bên trong cơ thể và đến khi đã đạt đến cảnh giới sẽ làm cho một số tế bào cơ thể thay đổi, trở thành vật chất cao năng lượng – xá lợi.

Thói quen ăn chay

Khác với hai quan điểm trên, một số người cho rằng, nguyên nhân hình thành xá lợi đến từ thói quen ăn chay của các Đức Phật, cao tăng. Bởi trong thức ăn chay có nhiều khoáng chất, chất xơ,… nên trong quá trình tiêu hoá, cơ thể đã hấp thụ nhiều muối photphat, cacbonat,…, lâu ngày dẫn đến sự hình thành xá lợi.

Nhiệt độ hoả táng

Nhiệt độ hoả táng cũng được cho là có liên quan. Trong quá trình trà tỳ Đức Phật, cao tăng, khi gặp nhiệt độ thích hợp, sẽ có thể hình thành nên những tinh thể, sau đó biến đổi thành xá lợi.

Bệnh sỏi mật, sỏi thận

Một số người lại cho là sau khi hoả thiêu xuất hiện xá lợi đồng nghĩa với mắc bệnh sỏi mật, sỏi thận,… Nhưng lập luận này đã bị bác bỏ, qua nghiên cứu, nhiều người mắc bệnh không có các hạt này, và Đức Phật, cao tăng có hạt này trước đó đều rất khoẻ mạnh và không mắc bệnh.

Xá lợi Phật là gì? Có thật không?

Như đã đề cập, Xá lợi Phật là những hạt xá lợi cứng, sáng, long lanh, lấp lánh, búa đập không vỡ và lửa thiêu không cháy xuất hiện sau lễ trà tỳ Đức Phật. Tượng trưng cho sự thành đạt tâm linh, đại diện cho hạnh từ bi cùng với trí tuệ đã đạt đến mức phát triển tột cùng.

xá lợi Phật
Xá lợi Phật có đặc điểm là cứng, sáng, long lanh, lấp lánh, và hiện được thờ cúng tại một số ngôi chùa ở Việt Nam và nước ngoài

Vậy xá lợi Phật có thật không? Theo ghi chép trong các tài liệu nghiên cứu và kinh sách Phật giáo thì xá lợi Phật hoàn toàn có thật. Điều này được dẫn chứng cụ thể như sau:

  • Theo kinh sách đạo Phật, sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn và được đem đi trà tỳ thì xuất hiện 84.000 viên xá lợi với nhiều hình dạng, kích thước và có ánh sáng tỏ ra lấp lánh, muôn màu. Hội Phật giáo xem đây là bảo vật linh thiêng và quý báu, vô cùng trân quý và đưa đi tôn thờ nghiêm trang.
  • Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi chép rằng, năm 1034 ở Việt Nam, hai nhà sư Phạm Minh Tâm – Nghiêm Bảo Tính (thời vua Lý Thái Tông) sau khi viên tịch cũng để lại xá lợi. Những hạt tinh thể này sau đó được Vua thờ cúng tại Chùa  Trường Thánh.
  • Năm 1963, trước sự đàn áp từ Mỹ – Diệm, hoà thượng Thích Quảng Đức đã lựa chọn tự thiêu như một cách để chống lại chúng. Đối với một người bình thường, bị lửa thiêu cháy thì sẽ chỉ còn là cát bụi, nhưng với Ngài, trái tim vẫn nóng và mềm, sau đó nguội dần và bắt đầu cứng lại, cuối cùng là biến thành viên xá lợi màu nâu thẫm. Hiện tại, trái tim của Ngài đang được tôn thờ ở Chùa Việt Nam Quốc Tự.
  • Năm 1990, ở Singapore đã tìm thấy 480 viên xá lị có kích thước nhỏ bằng hạt đỗ, màu sắc trong suốt và có ánh sáng lấp lánh sau khi Pháp sư Hoằng Huyền viên tịch.
  • Năm 1991, Hội trưởng của Hội Phật giáo Ngũ Đài Sơn – Trung Quốc sau khi viên tịch đã để lại 11.000 viên xá lợi. Đây là số lượng xá lợi kỷ lục thế giới.
  • Năm 2023, tại Trung Quốc, sau khi trà tỳ hài cốt của Đại sư Tinh Vân thì đã xuất hiện rất nhiều viên xá lợi có bề mặt nhẵn bóng như ngọc và màu sắc vô cùng đa dạng (trắng, đen, vàng,…).

Ý nghĩa và phước báu khi chiêm bái, đảnh lễ, cúng dường xá lợi Phật

Xá lợi Phật là một bảo vật của Phật giáo, và được tôn thờ kính cẩn giống như là một pháp bảo. Xá lợi Phật có số lượng rất ít nên rất hiếm, đa số xá lợi hiện nay đều là xá lợi người tu hành. Một người nếu có cơ hội chiêm ngưỡng, đảnh lễ, cúng dường xá lợi Phật thì chắc chắn bản thân có lòng từ bi và nhân duyên rất lớn, về sau sẽ nhận được rất nhiều phước lành.

Chiêm ngưỡng, đảnh lễ, cúng dường xá lợi Phật là tôn kính đời sống đức hạnh, đời sống tu hành tinh tấn, đời sống tuệ giác cùng với tình thương của các vị Phật và Bồ Tát. Qua đó, bản thân mỗi người sẽ ngày càng thay đổi tích cực hơn, sống thiện lành, nhân hậu, tỉnh thức và yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh. Từ đây có được bình an, hạnh phúc.

ý nghĩa và phước báu khi cúng dường xá lợi phật
Chiêm ngưỡng, đảnh lễ, cúng dường xá lợi Phật có phước báu, công đức vô lượng, cuộc sống bình an, hạnh phúc

Nhiều tài liệu cho rằng, bên trong xá lợi Phật tồn tại một nguồn năng lượng đặc biệt, giống như Đức Phật đang hiện diện, và điều này đã được Nisha J. Manek – Tiến sĩ Y khoa tại Hoa Kỳ kiểm chứng trong một lần có dịp chiêm ngưỡng bảo vật này tại Chùa  Gyuto ở Minneapolis (Hoa Kỳ).

Tiến sĩ Nisha J. Manek chia sẻ: Trong khoảnh khắc bà ở chùa, đứng trước xá lợi Phật, bà cảm thấy bảo vật này đang toả ra năng lượng kết nối đến trung tâm trái tim của bà, nguồn năng lượng này rất tinh tế, trong những trải nghiệm thông thường của bà chưa từng có. Bà cảm nhận là Đức Phật đang có mặt, làm cho bà có trạng thái khó diễn tả, (nó) vừa rộng lớn vừa sâu sắc, song song là sự tĩnh lặng, thời gian như ngưng đọng, tâm trí của bà trở nên vô cùng yên tĩnh.

Ngoài ra, trong các Kinh và tài liệu Phật giáo cũng nhắc rất nhiều đến ý nghĩa và phước báu khi chiêm bái, đảnh lễ và cúng dường xá lợi Phật. Trong đó có thể kể đến:

  • Kinh Sư Tử Hống: Cúng dường Phật Tổ Như Lai và cúng dường xá lợi Phật có công đức tích tụ, cũng như quả gặt hái tương đương nhau.
  • Kinh Kim Quang Minh: Xá lợi Phật chính là một ruộng phước tối thượng. Cung kính đảnh lễ và cúng dường, dù ít hay nhiều, nhỏ hay lớn đều sẽ nhận được vô lượng phước báu và có thể đến được Niết Bàn giải thoát.
  • Các tài liệu Phật giáo: Đứng trước xá lợi Phật và thành kính chiêm bái, đảnh lễ, cúng dường được phước báu thù thắng, sau này sinh lên cõi Trời, chuyển nghiệp nặng thành nhẹ, nhẹ giảm được phần nhiều (dựa trên tư duy nhân quả).

Từ những điều trên có thể thấy, chiêm bái, đảnh lễ và cúng dường xá lợi Phật một cách thành tâm, tôn kính sẽ có công đức và phước báu rất lớn. Phật tử có thể cúng dường bằng nhiều cách khác nhau như tinh tấn tu tập dựa theo những lời dạy của Đức Phật, lau chùi và quét dọn khu vực thờ cúng xá lợi Phật, dâng cúng hương hoa và quả phẩm,…

Kết: Xá lợi Phật có thể giúp cảm hoá tâm người, “nuôi dưỡng” lòng từ bi phát triển, đồng thời tích được nhiều công đức, tăng thêm phước báu nếu có đủ nhân duyên nhìn thấy được bảo vật, đảnh lễ với tâm cung kính và giác ngộ, cúng dường thành tâm và tôn kính. Nếu có cơ hội được chiêm ngưỡng, đảnh lễ, cúng dường xá lợi Phật thì quý Phật tử là người rất nhân từ, tốt bụng, thiện lương, sau này có cuộc sống bình an, viên mãn, hạnh phúc, khoẻ mạnh.

Cùng chuyên mục

tỉnh thức là gì

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Tỉnh thức là trạng thái tập trung hoàn toàn vào hiện tại, không chịu sự chi phối và ảnh hưởng của quá khứ và tương lai, quan sát, trải nghiệm...

Nguyên tắc đặt bàn thờ Phật và gia tiên cần lưu ý

Thờ cúng là văn hóa tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Thờ Phật và thờ gia tiên là hai hành động mang rất nhiều ý nghĩa lớn...

Mùa an cư kiết hạ là vào tháng mấy? Có ý nghĩa gì?

An cư kiết hạ là khóa tu diễn ra vào mùa mưa hàng năm dành cho người tu hành. Khóa tu này có từ thời Đức Phật còn tại thế...

Lễ tắm Phật là để chúng ta tẩy rửa bụi trần, cấu uế của tâm, gột rửa vô mình, phiền não, tham sân, để dễ dàng hiển lộ Phật tính, trưởng dưỡng lòng từ

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Nghi thức tắm Phật là một trong những nghi lễ quan trọng, không thể thiếu trong Đại lễ Phật Đản tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nghi...

Phóng sanh là hành động giải thoát cho loài vật, để chúng được sống, được tự do trong tự nhiên

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Chúng ta thường nghe đến từ phóng sanh nhưng phóng sanh là gì, ý nghĩa của phóng sanh ra sao, như thế nào mới là phóng sanh đúng cách thì...

Giới Định Tuệ được xem là nền tảng căn bản, cốt lõi của Đạo Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Giới, Định, Tuệ là Tam học hay còn gọi là Tam vô lậu học, được nhắc đến trong nhiều bản kinh, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, xuất hiện...

Ẩn