Sám hối là gì? Ý nghĩa và lợi ích của việc sám hối
Sám hối là nhìn lại những điều đã làm trong quá khứ, nhận ra lỗi lầm và tiến hành sửa chữa. Hành động này giúp vơi bớt nghiệp xấu, giúp con người tìm lại được sự an yên thực sự trong tâm. Nhờ có sám hối mà con người có thể cải tà quy chính, loại bỏ được gốc rễ tội ác tồn tại sâu bên trong tâm.
Sám hối là gì?
Hiểu theo nghĩa thông thường, sám hối là xin lỗi. Đây là hành vi đạo đức tốt, cần được thực hiện mỗi khi bản thân mắc phải sai lầm và mong muốn được tha thứ. Ngay từ khi còn nhỏ, ai cũng được bố mẹ và thầy cô giáo dục nên nói lời xin lỗi khi mắc lỗi. Xin lỗi đúng lúc và đúng cách giúp nuôi dưỡng tâm hồn và tính cách của mỗi người. Hiểu theo Chánh pháp, sám hối là nhận ra lỗi lầm của bản thân, có thái độ ăn năn sửa lỗi và quyết không tái phạm về sau. Sám hối gồm hai hành vi là tự kiểm điểm bản thân và quyết tâm ăn năn. Nếu có thái độ hối lỗi sau mỗi lần phạm lỗi mà không có ý chí diệt trừ lỗi lầm thì sẽ không có ý nghĩa gì.
Thực chất, sám hối bắt nguồn từ cụm từ posatha hay uposatha trong tiếng Phạn, dùng để chỉ ngày thọ trì bát quan trai giới hay là ngày đọc tụng giới bổn của tỳ-khưu Tăng. Theo Phật giáo Nam tông thì mỗi tháng có 8 ngày đọc bát quan trai giới, tính cả ngày rước và đưa thì có 12 ngày. Mỗi lần như vậy, Phật tử sẽ nguyện giữ 8 giới trong 1 ngày một đêm. Vào dịp này, người theo đạo cũng có cơ hội để sám hối những lỗi lầm mà bản thân đã phạm phải. Tuy nhiên, không phải tội lỗi nào cũng có thể sám hối. Những tội có thể ăn năn hối lỗi là tội lỗi đã làm trong kiếp hiện tại, không phạm ngũ nghịch đại tội, tội xuất phát từ thân – khẩu – ý bất tịnh.
Đức Phật đã dạy, mọi sai lầm và tội lỗi đều xuất phát từ thân – miệng – ý. Nghĩa là thân làm điều sai, miệng nói điều xấu và ý niệm tà ác. Trong kinh Hoa Nghiêm Đức Phổ Hiền có nhắc, nếu tội có hình tướng thì tất cả hư không cũng không chứa hết. Tội phát sinh từ tâm và không mang hình tướng, chúng sanh cần phải diệt trừ tội từ trong tâm và dùng tâm thành kính để hối lỗi.
Các bậc Thánh hiền cũng dạy, khi mắc lỗi thì nên công khai nhận lỗi, tìm ra biện pháp và đưa ra quyết tâm sửa chữa. Thái độ của một người khi đứng trước lỗi lầm sẽ được dùng để làm thước đo tính trung thực, xem họ có đáng để tin cậy và kính trọng không. Nhưng trong thực tế, con người còn có lòng chấp thủ (tính bảo thủ) và chấp ngã (đề cao cái tôi bản thân) nên rất khó khăn để nói ra lời xin lỗi. Với những người này thì từ xin lỗi được xem là nặng nề và không thể nói ra.
Ý nghĩa của việc sám hối
Đức Phật có dạy trong kinh Trường A Hàm, những người biết sám hối và sửa chữa lỗi lầm trong quá khứ thì sẽ tiến bộ hơn trong giáo Pháp Như Lai, đến gần hơn với trạng thái giác ngộ. Theo kinh Tứ Thập Nhị Trường, nếu có lỗi mà không biết sửa chữa và diệt trừ từ trong tâm thì chúng sẽ phạm đến thân và trở nên sâu rộng hơn. Có thể hiểu, người không biết hối lỗi sẽ bị ngập trong vũng bùn tội lỗi, u mê không lối thoát và mất đi tính thiện lành.
Đức Phật đã dạy, ý thức của mỗi người sẽ kéo theo hành động và lời nói, mọi tội lỗi đều xuất phát từ thân – khẩu – ý. Người ở cõi phàm nghĩa là đang sống trong cõi u minh tăm tối và bị chi phối bởi nghiệp lực. Điều này đã khiến họ dễ phát sinh ý nghĩ và hành động sai trái, gây tổn thương đến mọi người xung quanh. Cũng theo Phật giáo, tội nghiệp của mỗi người được hình thành từ nhiều kiếp trước, khiến chúng sanh mãi luân hồi để trả lại tội nghiệp theo luật nhân quả.
Sám hối trong Phật giáo là hành vi mang ý nghĩa giáo dục rất lớn. Là một người hiếu đạo và có đạo đức thì ăn năn sám hối là hành động cần phải thực hiện khi cần thiết. Ý nghĩa của hành động này là:
- Sám hối giúp con người hướng đến vẻ đẹp chân thiện mỹ, nâng cao phẩm giá và phẩm hạnh của bản thân.
- Chuyển hóa nghiệp báo và tiêu trừ tội lỗi, giúp cuộc sống ngày càng thăng hoa và mang lại nhiều lợi ích khác.
- Diệt trừ tâm xấu và ngăn chặn phát sinh tội lỗi trong tương lai, nuôi dưỡng nhân tốt và tạo ra nhân quả tốt đẹp trong tương lai.
- Giúp tâm hồn trở nên thư thái và nhẹ nhàng hơn, tránh xa muộn phiền và âu lo. Từ đó, cuộc sống trở nên an vui và hạnh phúc hơn, đây là điều kiện căn bản để đi đến giải thoát.
Lợi ích của việc sám hối
Trong đời sống, ai cũng mắc phải sai lầm nhưng với nhiều mức độ khác nhau. Vì thế, hành động sám hối cũng còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của lỗi lầm. Ví dụ như cúng sám hối, làm từ thiện, ăn chay, thiền định,… Tuy nhiên, việc làm này cần phải xuất phát từ sự tự nguyện. Sám hối có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần của mỗi người. Khi ta biết lỗi và dùng lòng chân thành để sám hối sẽ mang lại các lợi ích sau đây:
- Nuôi dưỡng tâm trong sạch và thanh thản, chấm dứt tội lỗi và sinh phúc, tăng cường phước lành và công đức. Điều này đã giúp cho cuộc sống trở nên thuận lợi hơn, loại bỏ bớt trái ngang và nghịch cảnh vất vả.
- Lễ Phật sám hối cũng là một trong những cách để nuôi dưỡng trí tuệ sáng suốt, biết cách giữ mình trước điều xấu và hạn chế số lần mắc sai lầm.
- Phát triển đức hạnh thành thật, đây là đức hạnh tốt của các bậc Thánh hiền. Sám hối còn giúp cải thiện sức khỏe, hỗ trợ cho việc tu luyện thiền định.
Lạy Phật giúp Phật tử tưởng nhớ đến công hạnh của chư Phật và mong muốn được noi theo các Ngài. Lễ Phật trong sám hối cũng là một trong những cách để tiêu trừ bệnh tật. Sám hối có được công năng lớn như vậy là do tội lỗi được giảm bớt hoặc tiêu trừ hoàn toàn trong quá trình ăn năn hối lỗi. Nhưng để đạt được lợi ích từ việc sám hối thì hành động sám hối cần phải xuất phát từ sự thành tâm. Trong một xã hội, nếu mỗi cá nhân biết ăn năn sám hối và xóa bỏ lỗi lầm thì đời sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.
Các cách sám hối trong Phật giáo
Nền tảng căn bản của việc sám hối trong Phật giáo là lạy Phật với lòng tôn kính, mong được nương nhờ vào phước điền vô tận của các Ngài. Thường xuyên lạy Phật và sám hối sẽ tiêu trừ bớt tội nghiệp và tăng trưởng công đức. Khi sám hối, chúng ta cần kể tội của bản thân để xin được tha thứ và chấp nhận trả nghiệp một cách bình thản, đây được xem là bản lĩnh của đệ tử Phật môn. Một người gặp phải tai nạn mà không mong qua hết nạn, chỉ mong không ai gặp nạn như mình sẽ được xem là siêu đằng của sự sám hối.
Ngày 14 âm lịch và 30 âm lịch hàng tháng được xem là ngày sám hối trong Đạo Phật. Lúc này, Phật tử sẽ đến chùa để làm sám hối đúng Pháp, gồm có đọc kinh và lạy hồng danh 108 Đức Phật. Thông qua kinh kệ, chúng ta có thể xem xét lại bản thân và đưa ra quyết tâm không phạm phải lỗi lầm. 4 hình thức sám hối cơ bản trong Đạo Phật là:
+ Tác Pháp sám hối: Khi phạm lỗi, chúng sanh sẽ thỉnh cao tăng đến nhà để làm chú nguyện. Lúc này, người sám hối cần phải thành tâm bày tỏ lỗi lầm của bản thân. Sự thành khẩn ăn năn kết hợp với lời chú nguyện của chư tăng sẽ giúp bản thân đẩy lùi bớt tội nghiệp và đạt được sự thanh tịnh.
+ Hồng danh sám hối: Đây là phương pháp sám hối được thực hiện ở hầu hết các chùa. Hồng danh sám hối là sám hối bằng cách trì niệm danh hiệu Phật. Thông qua cách sám hối nay, tâm xấu trong mỗi người sẽ dần chuyển biến thành tâm thiện đẹp. Hồng danh sám hối có cách thực hiện khá đơn giản, người sám hối cần quỳ lạy 108 lần. Con số 108 đại diện cho 108 phiền não mà con người đang trải qua.
+ Thủ tướng sám hối: Thủ tướng sám hối cần được thực hiện bởi những người có trình độ tu hành cao hoặc thực hiện ở chỗ không có chư Tăng. Pháp sám hối này khó thực hiện hơn so với hai pháp sám hối ở trên và không phải ai cũng có thể thực hiện được. Đầu tiên, người sám hối cần quỳ lạy trước tượng Phật, thành tâm lễ bái và liệt kê lỗi lầm bản thân đã phạm phải. Sau đó, phát nguyện ăn năn và chừa bỏ, quyết không lặp lại các lỗi làm trên. Pháp sám hồi này sẽ có hiệu quả khi người khấn nguyện thấy được hào quang hoặc thấy được Phật Bồ Tát đến xoa đầu.
+ Vô danh sám hối: Đây là pháp sám hối có độ khó cao nhất. Vô danh chỉ các bậc Thánh đã thoát khỏi vòng luân hồi và thanh tịnh hoàn toàn. Vì thế, vô danh sám hối chỉ có các bậc thượng căng mới có thể thực hiện được. Thực tế, hiếm có người phàm nào có thể thực hành phương pháp sám hối này.
Sám hối đúng Pháp là cách để tiêu trừ nhân xấu và làm nhẹ nghiệp xấu. Lúc này, chúng sanh sẽ nhờ vào trí tuệ và ánh sáng của Phật pháp để nhận rõ lỗi lầm của bản thân, phát nguyện từ bỏ việc ác này mãi mãi từ đây. Từ đó, họ sẽ thoát khỏi tình trạng tội lỗi chồng chất. Với những ai thắng duyên, sám hối sẽ từ bỏ được toàn bộ tham sân si và sống trong cuộc đời không còn khổ đau.
Có thể bạn quan tâm: