Niết bàn là gì? Ý nghĩa của Niết Bàn trong đạo Phật
Niết bàn là cụm từ thường xuyên xuất hiện trong kinh Phật và giáo lý Phật pháp. Đây là trạng thái làm chủ thân tâm, sống với thực thể vạn pháp và tâm thanh tịnh tuyệt đối. Để hiểu rõ hơn về Niết Bàn cũng như ý nghĩa của Niết Bàn trong đạo Phật thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.
Niết Bàn là gì?
Niết Bàn có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau dựa vào góc nhìn của mỗi người. Theo tâm lý học, Niết Bàn là sự xóa bỏ tự ngã. Theo quan điểm đạo đức, Niết Bàn là hành động diệt tham – sân – si. Theo nghĩa đen, Niết Bàn là không trói buộc. Theo góc nhìn đơn giản của phật tử, Niết Bàn là sự giải thoát của các bậc đắc đạo.
Chúng ta có thể hiểu đơn giản hơn, cõi Niết Bàn là nơi hoàn toàn trái ngược với thế giới phàm tục, là cảnh giới cao nhất mà những người chưa được giải thoát mong muốn đạt được. Chưa được giải thoát sẽ khiến bản thân bị chìm đắm trong đau khổ, buồn tủi, bệnh tật,… Nhưng đến khi nhập Niết Bàn, con người sẽ không còn vướng phải những tình cảnh cực khổ này nữa. Đây là trạng thái ngoài đau khổ, không có vĩnh cửu hóa cũng không có bị diệt vong.
Thực chất, từ trước đến nay có rất ít người có thể đạt được trạng thái đại Niết Bàn, ngoại trừ những bậc cao thánh nhân. Mọi người chỉ biết đến cõi Niết Bàn dựa theo sự truyền đạt của những bậc chứng ngộ và một phần suy luận của bản thân. Tuy nhiên, các bậc chứng ngộ cũng rất ít khi nhắc đến cõi Niết Bàn. Vì khi đã nhập Niết Bàn nghĩa là họ đã chấp nhận từ bỏ cuộc sống hồng trần để đến chốn an trụ, nơi không vướng bận điều gì. Và chỉ khi con người đã chứng ngộ thì mới cảm nhận được đại Niết Bàn chính là chốn an lạc và yên vui.
Có thể nói, khái niệm Niết Bàn thuộc về tiềm thức và tâm linh, được hiểu là sự viên tịch, vô sanh và giải thoát. Cụm từ này dùng để chỉ trạng thái an lạc và thanh thản từ bên trong mỗi người.
Bản chất của Niết Bàn
Niết Bàn không phải là không gian, sự vật hay hiện tượng mà con người có thể nhìn thấy được. Niết Bàn cũng không phải là cõi an lạc có không gian thời gian cụ thể. Niết Bàn được hiểu là cõi an cư, dùng để chỉ một trạng thái mà con người đạt được từ trong tâm. Lúc này, tâm của người Niết Bàn đã thanh tịnh tuyệt đối.
Nhập Niết Bàn nghĩa là con người đã đạt được cảnh giới cao của sự vô thường. Theo lời dạy của Phật, bản chất của Niết Bàn là không sinh, không phát triển và cũng không có giới hạn. Hiểu đơn giản hơn là sự vô định về tất cả mọi mặt, trạng thái không có điểm bắt đầu và không có kết thúc. Thực tế, không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết khái niệm Niết Bàn này.
Niết Bàn không phải là nơi nào đó ở tận cùng thế giới mà chúng sẽ thể hiện trong tâm hồn của mỗi người. Đến với Niết Bàn là điều không dễ dàng. Để đạt được trạng thái này, con người phải giải thoát sự vô minh, giác ngộ quy luật vô thường và vô ngã. Đồng thời, thực hành giới định tuệ hoàn hoàn. Khi đã tìm được bản chất của mình thông qua giới định tuệ thì sẽ hướng đến bản chất Niết Bàn.
Ý nghĩa của Niết Bàn trong đạo Phật
Niết Bàn nghĩa là loại trừ dục vọng trong con người để dứt bỏ nghiệp báo luân hồi, giúp cho tâm trở nên thanh tịnh và bình yên. Giải thích trừu tượng hơn, Niết Bàn là trạng thái ngưng đọng không gian và thời gian trong tâm linh con người một cách vĩnh cửu.
Hiểu theo Phật giáo, Niết Bàn là cõi hư vô cực lạc không thể xác định vị trí, là chốn thiên đường rộng lớn của Phật giáo. Khi con người đạt được trạng thái Niết Bàn sẽ khiến cho tâm hồn trở nên thanh thản và yên tĩnh. Điều này đã giúp họ có suy nghĩ sáng suốt, không còn dục vọng, không còn đau khổ và không còn phiền muộn.
Người bình thường sẽ nghĩ rằng Niết Bàn là viễn cảnh vĩnh cửu và chỉ có được trong kiếp sau. Còn theo Phật giáo, Niết Bàn không phải là trạng thái chỉ khi chết mới có thể đạt được. Phật giáo chia niết bàn thành bốn loại sau đây:
- Dư niết bàn: Là trạng thái các vị thánh nhân đắc chứng được khi còn sống, ngay trong thân xác ngũ uẩn.
- Vô dư niết bàn: Là trạng thái mà các bậc Thánh A La Hán đạt được sau khi từ bỏ thân xác, không còn ngũ uẩn.
- Tự tính thanh tịnh niết bàn: Là trạng thái niết bàn mà con người đạt được nhưng bị che lấp bởi vô minh, ái dục,… nên không thể nhìn thấy.
- Vô trụ xứ niết bàn: Đây là trạng thái niết bàn dành cho các bị Bồ tát. Mặc dù các ngài đã chứng đạt niết bàn nhưng vẫn tiếp tục vào lục đạo luân hồi để cứu độ chúng sinh.
Chốn Niết Bàn là nơi nghĩ chân cuối cùng mà rất nhiều người muốn tìm đến. Nhưng để đến được cõi Niết Bàn, con người cần phải bỏ đi tất cả những ảo tưởng trong cuộc sống trần tục, tìm ra sự hòa hợp và bình tĩnh ở sâu trong tâm trí. Đức Phật đã nhập Niết Bàn khi đạt được cảnh giới cao nhất trong tu hành và đây cũng là cảnh giới mà các nhà tu hành mong muốn tiến đến.
Làm sao để đạt được cảnh giới Niết Bàn?
Niết Bàn có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng đây vẫn là mục đích tu hành của mọi trường phái Phật giáo. Nhập Niết Bàn là trạng thái diệt tận tham – sân – si trong cuộc đời, chỉ khi chấm dứt được những yếu tố này thì con người mới đạt được trạng thái hạnh phúc tuyệt đối. Theo lời dạy của Đức Phật, để đạt được cảnh giới này thì người tu hành phải hiểu rõ và thực hành thành thạo Bát Chánh Đạo. Giáo lý này gồm có 37 phẩm trợ đạo, người tu hành cần phải chánh niệm và thiền định thường xuyên.
Vạn vật trong cuộc sống sẽ luôn di chuyển và không có bản chất riêng. Con đường đến với cõi Niết Bàn chỉ xảy ra khi ta nhận thức được vạn vật là vô thường và vô ngã. Nếu người tu hành còn chấp ngã, chấp pháp thì sẽ bị kẹt mãi trong vòng tròn sinh tử và luân hồi nhân quả. Đồng thời, giải thoát chỉ xảy ra khi con người không còn nghiệp báo luân hồi, không còn các thói xấu tham – sân – si và giác ngộ cuộc đời. Vì thế, con người phải tập cho bản thân thói quen tự tu tâm và tích đức, giữ cho tâm thanh tịnh và không còn ham muốn trần tục.
Ý nghĩa của Niết Bàn trong cuộc sống hiện tại
Thực tế, Niết Bàn không chỉ dùng trong Phật giáo, chúng còn thường xuyên xuất hiện trong đời sống hàng ngày. Một người bình thường vẫn có thể hướng tâm đến cảnh giới Niết Bàn. Tuy nhiên, quá trình này mất rất nhiều thời gian, có thể là suốt cuộc đời. Khi thực hiện, con người sẽ biết được cách loại bỏ các ham muốn trần tục để tìm cho bản thân sự an nhiên và bình thản trong tâm hồn. Dù có gặp khó khăn hay thách thức, con người vẫn có thể bình tĩnh nhìn nhận mà không làm thay đổi tâm hồn và nhân cách.
Hiện nay có rất nhiều người áp dụng triết lý sống theo Niết Bàn vào cuộc sống đời thường với hy vọng tìm được chốn bình yên và an lạc để trở về. Để trở thành người Niết Bàn, bạn cần ngưng tạo nghiệp và tích cực gieo nhân tốt. Cụ thể là loại bỏ thói ganh ghét và hơn thua với người khác, dùng tình yêu và sự chân thành để đối đãi với vạn vật xung quanh.
Có thể bạn quan tâm: