Chép Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện có ý nghĩa gì?

Niết bàn là gì? Ý nghĩa của Niết Bàn trong đạo Phật

Chánh niệm là gì? Cách thực hành chánh niệm trong đời sống

Bát Chánh Đạo là gì?

Tứ Diệu Đế (Tứ Thánh Đế) là gì?

Phật Dược Sư Là ai ? Ý Nghĩa 7 tôn tướng của Phật Dược Sư

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Là Ai ? Những Điều Chưa Biết

Tứ Diệu Đế (Tứ Thánh Đế) là gì?

Tứ Diệu Đế hay còn được gọi là Tứ Thánh Đế, đây chính là giáo lý căn bản và quan trọng trong Phật giáo. Tứ Diệu Đế được Phật Thích Ca Mâu Ni lan truyền Tứ diện đến với chúng sinh hữu duyên. Khi nhập niết bàn, Phật đã căn dặn chúng sinh phải lấy Tứ Diệu Đế làm con đường giúp thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử.

Tứ Diệu Đế được Đức Phật chiêm nghiệm được sau khi trải qua quá trình thiền định 49 ngày dưới gốc Bồ Đề
Tứ Diệu Đế được Đức Phật chiêm nghiệm được sau khi trải qua quá trình thiền định 49 ngày dưới gốc Bồ Đề

Tứ Diệu Đế là gì?

Tứ Diệu Đế được xem là chân chính cốt lõi và là nền tảng cơ bản nhất của hệ thống giáo lý Phật giáo. Từ nền tảng này, các triết lý và bài học trong nhà Phật sau này mới ra đời. Theo nghĩa Hán Việt, Tứ là bốn, Diệu là phép màu và sự kì diệu, Đế là chân lý và sự thật hiển nhiên. Vì thế, Tứ Diệu Đế có nghĩa là bốn chân lý và sự thật màu nhiệm. Bốn điều cơ bản của Tứ Diệu Đế là:

  • Khổ đế: Sự thật về những đau khổ
  • Tập đế: Nguyên nhân cơ bản của sự đau khổ
  • Diệt đế: Sự chấm dứt nỗi đau khổ và tham sân si
  • Đạo đế: Giải phóng con người khỏi sự đau khổ

Trong đó, Khổ đế và Tập đế chính là một trong những nguyên nhân gây ra sự đau khổ của con người. Diệt đế sẽ giúp con người tìm ra con đường giác ngộ, hiểu được nguyên nhân gây ra sự đau khổ để chấm dứt nó. Đạo đế chính là liều thuốc mà bản thân tự kê đơn để tự thoát khỏi sự đau khổ. Giáo lý Tứ Diệu Đế bao gồm cả phần lý thuyết và thực hành. Khi tu tập kết hợp với hệ thống giáo lý Phật giáo sẽ trở thành phương thuốc chữa bệnh diệu kì đối với mọi người.

Tứ Diệu Đế ra đời khi nào?

Đức Phật chính là Thái tử Tất Đạt Đa, Ngài xuất hiện khi Thái tử đắc đạo sau 49 ngày thiền định dưới gốc cây Bồ Đề. Ngay tại thời điểm này, Ngài đã phát hiện ra 4 sự thật của thế gian và được gọi là Tứ Diệu Đế. Sau khi đắc đạo thành Phật, tâm Ngài đã lắng trong thanh tịnh, diệt trừ hoàn toàn mọi đau khổ và phiền não trong tâm.

Nhờ có lòng từ bi vô tận, ngài đã đem sự thật này đi thuyết giảng cho khắp muôn loài, giúp chúng sinh thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Tứ Diệu Đế được Đức Phật thuyết giảng ngay trong bài kinh đầu tiên và thuyết trong bài kinh chuyển Pháp luân khi Ngài đến thành Ba La Nại để độ cho năm anh em ông Kiều Trần Như.

Có thể nói, Tứ Diệu Đế chính là những lời dạy đầu tiên mà Đức Phật muốn truyền lại cho học trò của mình. Và chính những chân lý này đã trở thành lời dạy sâu sắc và quan trọng nhất của Phật giáo sau này.

Tứ Diệu Đế được xem là giáo lý quan trọng trong Phật giáo, giúp con người thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi
Tứ Diệu Đế được xem là giáo lý quan trọng trong Phật giáo, giúp con người thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi

Ý nghĩa của từng giáo lý trong Tứ Diệu Đế

Như được nhắc ở trên, Tứ Diệu Đế gồm có 4 giáo lý là Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế. Mỗi giáo lý khác nhau sẽ có ý nghĩa khác nhau. Cụ thể là:

1. Chân lý đầu tiên: Khổ đế

Đây là chân lý thứ nhất trong Tứ Diệu Đế và được giải thích là sự khổ đau. Theo Đức Phật, tất cả sinh – lão – bệnh – tử đều mang đến nỗi khổ cho con người. Dù con người có ở địa vị hay vai trò nào đi nữa thì đều không thể thoát khỏi bể đời khổ cực. 8 cái khổ được chỉ ra trong giáo lý Phật giáo là:

  • Sinh là khổ: Sinh khổ là chỉ cả mẹ và con. Người mẹ phải mang nặng đẻ đau, đối diện với nhiều nguy hiểm trong quá trình mang thai. Con trong bụng mẹ được ví là ở trong ngục tù tăm tối và không thể chủ động quyết định mỉ thứ, khi chào đời phải tiếp xúc với mọi thứ khác lạ khiến con đau rát khóc khổ, khi lớn lên phải làm việc vất vả qua ngày để nuôi sống mình.
  • Bệnh là khổ: Bệnh khiến cơ thể suy nhược, không thể tự chăm sóc bản thân. Lúc này, cơ thể sẽ yếu mòn, tinh thần trở nên mệt mỏi và sợ hãi.
  • Già là khổ: Khi già đi, cơ thể sẽ lão hóa và trở nên yếu dần. Điều này đã khiến cho cuộc sống gặp phải nhiều bất tiện. Đây cũng chính là một nỗi khổ của con người.
  • Chết là khổ: Chết nghĩa là chúng ta phải chấm dứt cuộc đời, để lại tất cả và ra đi với hai bàn tay trắng. Ai cũng sợ chết vì không biết sau khi chết sẽ đi về đâu.
  • Cầu bất đắc khổ: Trong cuộc sống, ai cũng có những ước nguyện và ham muốn. Nhưng khi thế giới cư xử chẳng như những gì trông đợi thì con người sẽ dần trở nên nản lòng và trở thành một nỗi khổ.
  • Ái biệt ly khổ: Khi những người yêu thương nhau chân thành mà phải chia lìa cũng là một nỗi khổ. Ví dụ như cha mẹ ly dị, quan hệ bạn bè phải chia xa, tình yêu nam nữ phải rời đi,… Đây đều là những nỗi muộn phiền đau đớn dành cho con người.
  • Oán tắng hội khổ: Đây là nỗi khổ do hận thù và ghét nhau. Trong cuộc sống, không phải ai cũng hợp ý ai và ai cũng có thể làm vừa lòng tất cả mọi người, điều này đã sinh ra lòng oán ghét. Sẽ khổ hơn nếu nhân duyên sắp đặt những người không ưa nhau đến gần với nhau.
  • Ngũ ấm xí thịnh khổ: Năm yếu tố trong ngũ ấm (sắc – thọ – tưởng – hành – thức) quá cường thịnh cũng sẽ trở thành nỗi khổ đối với con người. Ta có thể hiểu đơn giản hơn là khổ do suy nghĩ nhiều khiến cơ thể loạn và khổ do suy nghĩ chưa đủ sẽ khiến cơ thể không tìm ra mấu chốt.
Giáo lý trong Tứ Diệu Đế giúp con người nhận biết được các cái khổ trong cuộc đời
Giáo lý trong Tứ Diệu Đế giúp con người nhận biết được các cái khổ trong cuộc đời

Khi nghe bài giảng Khổ đế, một số người sẽ cảm thấy bi quan và chán nản. Nhưng nếu tìm hiểu kỹ về lời dạy của Đức Phật thì những điều này sẽ không kết thúc bằng sự đau khổ mà chúng ta có thể tự kết thúc chúng để đi đến hạnh phúc. Nhưng để có được những cảm nhận sâu sắc nhất về sự khổ đau trong Khổ đế của Phật giáo thì con người cần phải tư duy và tìm ra nỗi khổ mà bản thân đang gặp phải. Phải biết rằng, vui xướng hay hạnh phúc đều chỉ là giảm tạm, chúng chỉ được xem là biến thể của cái khổ. Để hạnh phúc thì con người cần phải biết cách giảm khổ.

2. Chân lý thứ hai: Tập đế

Chân lý tiếp theo trong Tứ Diệu Đế là Tập đế. Tập là nguyên nhân được hình thành và tích tụ trong thời gian dài. Tập đế chính là sự thật về những nguyên nhân làm nên sự đau khổ của con người. Tứ Diệu Đế đã chỉ ra, sự thật về các lý do dẫn đến đau khổ của con người là do ham muốn. Ham muốn có ba dạng là Ba Gốc Rễ của điều ác, Ba Ngọn Lửa hoặc Ba Ngộ Độc. Ba gốc rễ điều ác là:

  • Tham lam và khao khát được đại diện bởi con gà trống
  • Sự thiếu hiểu biết đại diện bởi con lợn
  • Sự hận thù và phá hoại đại diện bởi con rắn

Phật đã tóm gọn tất cả các phiền não này trong 10 mục chính là tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biện kiến, thường kiến, đoạn kiến, kiến thủ, giới cấm thủ và tà kiến. Con người luôn tìm ra những cái bên ngoài cuộc sống để làm cho bản thân hạnh phúc. Những thứ như tiền tài, danh vọng,… sẽ khiến con người bị ảo tưởng và hình thành cái tôi. Lúc này, họ sẽ bất chấp tất cả để chạm tới mục tiêu đó. Điều này đã dần trở thành lời nói và hành động tiêu cực. Đồng thời, sự hận thù sẽ dần xâm chiếm tâm trí khiến con người thực hiện những hành vi xấu.

3. Chân lý thứ ba: Diệt đế

Chân lý thứ ba trong Tứ Diệu Đế là Diệt đế. Diệt nghĩa là chết, Diệt đế được hiểu là diệt hết các đau khổ trong cuộc đời. Theo như lời dạy của Đức Phật trong Tứ Diệu Đế, để con người dập tắt được sự ham muốn và khổ đau thì cần phải giải thoát cho bản thân mình. Diệt khổ muốn diệt tận gốc thì con người phải diệt trừ nguyên nhân của nó.

Khi bản thân đã thoát khỏi đau khổ và chấm dứt những dục vọng thì có có thể chấm dứt luân hồi sinh tử và đạt được giác ngộ giải thoát chân thật. Lúc này, con người sẽ trở về vãng sanh và về với cõi niết bàn. Niết bàn là trạng thái vắng bóng mọi khổ đau và là nơi con người được thanh thản thoải mái, hoàn toàn không tồn tại cảm xúc tiêu cực hay sợ hãi. Khi đã được giác ngộ của sự niết bàn, ba ngọn lửa trong con người sẽ bị dập tắt.

Giáo lý Diệt đế giúp chúng sanh thoát khỏi cái khổ và đi đến hạnh phúc
Giáo lý Diệt đế giúp chúng sanh thoát khỏi cái khổ và đi đến hạnh phúc

4. Chân lý thứ tư: Đạo đế

Giáo lý thứ tư của Tứ Diệu Đế là Đạo đế và cũng là giáo lý quan trọng nhất của Đức Phật. Khi đã được Đức Phật chỉ dạy nguyên nhân dẫn đến khổ đau, bạn cần suy ngẫm để hiểu rõ giáo Pháp. Khi đã hiểu đúng đắn, con người mới có thể đi đúng hướng trên con đường tu tập. Nếu vẫn chưa nhận thấy một cách sâu sắc về cuộc đời này, chính thân tâm sẽ chịu chi phối của quy luật vô thường, điều này sẽ khiến cho quá trình tu tập không mang lại lợi ích.

Đạo đế trong Phật pháp chính là con đường đi đến cõi niết bàn, nơi không còn nỗi thống khổ. Đạo đế được ví như đơn kê điều trị bệnh của bác sĩ, đây chính là chân lý chấm dứt những đau khổ và là tập hợp những nguyên tắc Bát Chánh Đạo.

Bát Chánh Đạo là những chỉ dẫn của Đức Phật giúp con người thoát khỏi sự ham muốn và khổ hạnh. Đức Phật xem chúng như là phương tiện để giác ngộ, giống như chiếc bè giúp con người vượt qua sông. Khi đã qua đến bờ đối diện, con người sẽ không cần chúng nữa và có thể để lại đằng sau.

Tám nguyên tắc trong Bát Chánh đạo là chánh chi kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Tám nguyên tắc này không được thực hiện theo thứ tự mà chúng sẽ hỗ trợ và củng cố lẫn nhau.

Tầm quan trọng của Tứ Diệu Đế

Tứ Diệu Đế là giáo lý căn bản trong đạo Phật, có vai trò quan trọng đối với cả phái Tiểu thừa và Đại thừa. Điểm đặc biệt của Tứ Diệu Đế là ai cũng có thể tu tập được, không yêu cầu về trình độ học thức hay trí tuệ vững mạnh. Nếu muốn đạt được kết quả chuẩn nhất trong quá trình tu hành thì con người không thể bỏ qua giáo lý này.

Tuy nhiên, tu hành theo Tứ Diệu Đế sẽ không đưa con người đi đến quả Phật, nhưng nếu có sự tinh tấn và quyết tâm thì sẽ chạm đến quả vị A La Hán. Khi đạt đến quả này, các hành giả cần phải tu thêm pháp môn khác trong hệ Đại thừa để tiến tới quả Phật.

Giáo lý Tứ Diệu Đế trong Phật pháp là những chân lý cao quý giúp con người đi đến giác ngộ
Giáo lý Tứ Diệu Đế trong Phật pháp là những chân lý cao quý giúp con người đi đến giác ngộ

Bài viết trên đây là những thông tin cần biết về Tứ Diệu Đế, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hy vọng, chúng sẽ giúp cho bạn có thêm những nhận thức chân thật về cuộc đời để có thêm chính kiến trong việc tu tập. Tứ Diệu Đế là giáo lý căn bản và quan trọng trong Phật giáo, giúp chúng sinh thoát khỏi bể khổ và đến với hạnh phúc vô tận.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Phật Dược Sư là ai ? Ý nghĩa 7 hình tướng Phật Dược Sư

Phật Dược Sư Là ai ? Ý Nghĩa 7 tôn tướng của Phật Dược Sư

Phật Dược Sư với thệ nguyện cao cả là chữa hết mọi bệnh khổ đau của thế gian. Tuy nhiên trong nhiều hình tướng chúng ta thường thấy có lúc...

cách tụng kinh cầu siêu cho người mới mất 49 ngày

Tụng Kinh Cầu Siêu Cho Người Mới Mất 49 Ngày

Tụng kinh cầu siêu cho người mới mất là một việc nên làm. Đặt ở địa vị người thân của người đã mất, họ luôn mong muốn rằng người mất...

phật bản mệnh của tuổi ngọ là ai ?

Phật Bản Mệnh Tuổi Ngọ Là Ai ?

Trong 12 con giáp, bất cứ con giáp nào cũng có vị Phật bản mệnh riêng. Vậy Phật bản mệnh tuổi ngọ là ai ? Và vị Phật ấy có...

Bát Chánh Đạo là gì?

Bát Chánh Đạo là những chân lý tốt đẹp của Tứ Diệu Đế, được xem là con đường dẫn dắt chúng sanh thoát khỏi mọi đau khổ trong trần gian,...

Chánh niệm là gì? Cách thực hành chánh niệm trong đời sống

Phương pháp chánh niệm được áp dụng khá phổ biến trong đời sống và mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thiền chánh niệm giúp nâng cao nhận...

Niết bàn là gì? Ý nghĩa của Niết Bàn trong đạo Phật

Niết bàn là cụm từ thường xuyên xuất hiện trong kinh Phật và giáo lý Phật pháp. Đây là trạng thái làm chủ thân tâm, sống với thực thể vạn...

Ẩn