Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Là Ai ? Những Điều Chưa Biết
Đã là đệ tử Phật Pháp, là đứa con của Đức Phật chắc hẳn không ai là không biết đến Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Đây là vị Bồ Tát với hạnh nguyện trí tuệ lớn và nhìn thấu khắp cõi. Ngài dùng trí tuệ này để đánh dẹp tất cả mọi chướng ngại phiền não, đau thương.
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Là Ai
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là vị Bồ Tát đại diện cho diệu đức, diệu cát tường với trí tuệ nhìn thấu khắp cõi. Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là vị Bồ Tát quan trọng của Phật Giáo Đại Thừa. Người đứng cùng 4 vị Đại Bồ Tát quan trọng.
Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát còn được gọi là Mạn Thù Thất Lỵ được hiểu là mọi công đức đều tràn đầy. Ngài xuất hiện trong hầu hết các ấn phẩm kinh sách Phật giáo như Thủ Lăng Nghiêm, Duy Ma Cật, Pháp Hoa…Pháp khí luôn bên người Ngài chính là giáp nhẫn nhục, kinh bát nhã và thanh gươm đang bốc lửa. Có đôi khi ta sẽ thấy ngài cầm một bông hoa sen.
=> Xem thêm: Quan Âm Bồ Tát là ai ?
Sự Tích Về Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Nói về sự tích Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thì có rất nhiều, trong đó tiêu biểu là giai thoại về Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát của bản thể thái tử Vương Chúng, Giai thoại tại núi Thanh Lương với sư Đạo Nhất và Sư Viên Nhân
Sự Tích Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Ở hằng sa kiếp trước. Thời đức vua Vô Trách Niệm, người có người con trai thứ 3 tên là thái tử Vương Chúng. Thái tử từ nhỏ đã thích cúng dường Phật Bảo Tạng và thường xuyên lắng nghe kinh Phật. Ngài có lúc cúng dường Phật Bảo Tạng 3 tháng và nguyện dâng công đức phổ độ chúng sanh.
Nhà Vua Trách Niệm sau khi thấy con trai có lòng hướng Phật như vậy liền nói với Thái tử rằng con có lòng như vậy thì hãy đem công đức hồi hướng về Phật và chứng bồ đề để có thể tịnh độ thêm nhiều chúng sanh hơn. Lúc đó công đức của con sẽ trải rộng bao la.
Thái tử khi nghe vua cha nói như vậy liền đem công đức ấy mà hồi hướng về Phật Bảo Tạng và thệ nguyện chứng quả Bồ Tát. Phật Bảo Tạng khi nghe thế thì rất vui mừng, liền thọ ký và tuyên bố rằng ngài sẽ trải qua hằng sa kiếp số mà cứu vớt chúng sanh, sau này sẽ đến thế giới Phật ở thanh tịnh Vô Cấu Bảo Chi, thuộc cõi tịnh độ phương nam. Lấy hiệu là Văn Thù.
Sự Tích về Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ở núi Thanh Lương
Sư tích kể lại rằng. Một ngày nọ có vị sư tên Đạo Nhất thực hiện chuyến tu hành lên núi Thanh Lương (núi nằm ở phía Đông Bắc). Hiện tại chính là núi Ngũ Đài. Trên đường đi ông gặp một lão tăng cưỡi trên mình một con sư tử. Ông trông thấy mà sợ hãi, tuy nhiên vị lão sư đó lại nói rằng ngày may ông sẽ được gặp Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Nói xong vị lão sư biến mất, Đạo Sư lúc đó cảm thấy rất vui mừng. Sáng sớm ngày hôm sau ông đã lên núi và lúc này ông lại gặp vị lão sư kia. Lão sư đó lại chỉ tay lên hướng núi và kêu ông đi tiếp.
Sau khi lên núi ông thấy một dinh thự bằng vàng, tất cả đều rất trang nghiêm và lộng lẫy. Ông biết được rằng vị lão sư ông gặp chính là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát . Nhà sư vui mừng và đưa ra những câu hỏi trong lòng về Phật Pháp. Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát liền giải thích cho ông nghe. Sau đó Bồ Tát rời đi, khi ông ngoảnh lại nhìn thì không thấy tòa dinh thự thếp vàng đâu nữa, chỉ còn lại núi non, cây cối. Ông liền đem câu chuyện về thưa với vua Đường Huyền Tôn. Sau đó nhà vua đã cho xây dựng ngôi Kim Cát Tự chính là ngôi chùa nổi tiếng hiện nay về thờ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Sự Tích Văn Thù Sư Lợi hiển thế ban hình tướng
Cũng trong một giai thoại khác của nhà sư Viên Nhân. Ông cùng với 10 chúng tăng đang trên đường hành hương tới núi Ngũ Đài. Ông đã ở đây hơn 2 tháng và ghi lại những sự kiện mà ông từng thấy. Vào một buổi sớm tinh mơ, ông cùng 10 chúng tăng khác đã nhìn thấy một thứ ánh sáng phát ra từ bên ngọn núi. Lúc đầu ánh sáng ấy nhỏ như một quả bóng , sau lớn lên và to như một ngôi nhà.
Các chúng tăng đều quỳ xuống và niệm danh hiệu Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thì bỗng nhiên thấy xuất hiện một luồng sáng nhỏ tới gần. Tiếp đó 2 luồng sáng cùng đi ra xa và biến mất.
Về sau ông đã gọi thợ đến để cho tạc tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cưỡi sư tử. Tuy nhiên vì chưa thấy được chân thân của Người nên tượng đúc tới lần thứ 7 vẫn chưa được. Lúc này người thợ tạc tượng liền nhắm mắt niệm danh hiệu của Người và cầu xin người ban cho hình tướng mà người muốn chúng sanh thấy.
Sau đó Văn Thù Sư Lợi xuất hiện trên lưng một con sư tử trông rất siêu nhiên. Người thợ tạc tượng lúc ấy cảm thấy vui mừng và cảm kích. Cuối cùng cũng có thể thành công hoàn thành bức tượng.
Văn Thù Sư Lợi Trong Bộ Hoa Nghiêm Tam Thánh
Chúng ta thường thấy Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thường đứng chung với Phổ Hiền Bồ Tát, chính giữa là Phật Thích Ca Mâu Ni. Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thường đứng ở vị trí là người đại diện, hoặc tuyên pháp thay Đức Thế Tôn, có đôi lúc cũng là người dẫn trình toàn bộ quá trình thuyết pháp.
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ngồi Sư Tử
Trong rất nhiều hình tướng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát chúng ta thường gặp nhiều nhất chính là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cưỡi sư tử. Sư tử là một thú đại diện cho sức mạnh phi thường, dũng mãnh. Ngài Văn Thù ngồi trên lưng sư tử tượng trưng cho sức mạnh vô cùng lớn lao. Sức mạnh này có thể dẹp tan mọi phiền não cũng như u sầu để chúng sanh có thể trở về với an lạc.
Văn Thù Sư Lợi cưỡi sư tử thường mang theo pháp khí là hoa sen, và tay bắt ấn. Điều này đại diện cho sức mạnh của trí tuệ trải khắp hằng sa kiếp số.
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ngồi Hoa Sen
Trong hình tướng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ngồi bồ đoàn bằng hoa sen. Đây là biểu tượng cho sự trong sáng và thanh khiết của trí tuệ. Ở hình tướng này chúng ta thường thấy Ngài cầm một thanh gươm đang rực lửa – điều này tượng trưng cho vũ khí sắc bén sẽ tiêu diệt được mọi sự phiền não, mọi đau buồn đang xâm chiếm lấy chúng sanh.
Một tay khác Ngài cầm hoa sen xanh là đại diện cho sự giác ngộ, sự giải thoát. Thờ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ở hình tướng này mới mong cầu sẽ xóa hết được tham, sân, hận trong lòng.
Ai Có Thể Thờ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Tất cả mọi Phật tử, những người con của Phật Pháp đều có thể thờ đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Thờ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát để mong dưới ánh sáng trí tuệ vô biên của Người có thể xóa bỏ những phiền muộn, những khó khăn, đau khổ từ đó tìm đến sự giác ngộ và tỉnh thức.
Đặc biệt những người tuổi Mão thờ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát sẽ được che trở và thông suốt giúp cho trí tuệ được khai thông và đạt được nhiều thành tựu như mong muốn. Bởi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát chính là Phật Bản Mệnh của người tuổi mão