Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Nguyên tắc đặt bàn thờ Phật và gia tiên cần lưu ý

Mùa an cư kiết hạ là vào tháng mấy? Có ý nghĩa gì?

Ngày Vu Lan Báo Hiếu Cha Mẹ là Ngày Nào ? Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa

Vu Lan Báo Hiếu chính là ngày mà mọi người con, Phật tử đều hướng về và thành tâm cầu nguyện trong những ngày này nhằm mong muốn nhớ ơn sinh thành và dưỡng dục. Trong ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu này thường tất cả các Phật tử gần xa sẽ tụ hợp về chùa và cùng làm lễ tạo phước. Những đặc điểm trong ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu cần biết là gì ?

Ngày Vu Lan Báo Hiếu là ngày nào ?

Ngày Vu Lan Báo Hiếu chính là ngày 15/7 âm lịch (hay thường gọi là ngày mười rằm tháng 7 âm lịch). Vào ngày này, những người con sẽ đi lễ chùa để cầu khấn cho cha mẹ được thác sanh vào nơi cõi an lạc. Đồng thời cũng là lễ để tích phước đức cho cha mẹ của mình dù còn sống hay đã chết sẽ bớt được ác nghiệp.

Bản thân một con người khi sinh ra luôn có bản ngã của Phật, tuy nhiên, trong thế giới tham sân hận này khó tránh được không mắc phải bất cứ một tội trạng nào. Ngày lễ Vu Lan chính là ngày mà các chư Phật và chúng tăng hoan hỉ nên cúng dường và tích công đức hồi hướng về Phật sẽ giúp loại bỏ được ác nghiệp, gia tăng phước báu.

Đối với Việt Nam nói riêng, Ngày Vu Lan Báo Hiếu còn là ngày để con cháu nhớ về cội nguồn của tổ tiên. Đây là một trong các tín ngưỡng Phật giáo tốt đẹp của người Việt ta mang đậm nét nhân văn và chỉ dạy cho con cháu sau này biết hiếu nghĩa và luôn nhớ ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

vu lan báo hiếu là ngày nào ? nguồn gốc và ý nghĩa
vu lan báo hiếu là ngày nào ? nguồn gốc và ý nghĩa

Nguồn gốc lễ Vu Lan Báo Hiếu

Lễ Vu Lan Báo Hiếu xuất phát từ một giai thoại có thật trong lịch sử. Lúc đó tôn giả Mục Kiền Liên là đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài có mẹ là bà Thanh Đề, mẹ của Ngài lúc còn sống thường sát sanh, làm nhiều điều ác, còn phỉ báng tam bảo.

Ngài biết rằng tội trạng của mẹ mình rất nhiều nên đã khuyên bà dứt bỏ các ác nghiệp đó. Tuy nhiên bà không nghe mà còn chế giễu. Cho tới ngày bà qua đời, Mục Kiền Liên lúc đó đã được chứng đắc A La Hán có nhãn lực thần thông, nhìn khắp các cõi. Lúc bấy giờ, vì thương mẹ nên Mục Kiền Liên dùng mắt thần để xem mẹ mình đang thác sanh nơi đâu.

Sau khi thấy mẹ đang chịu nhiều nỗi đau thống khổ về thể xác ở trong cõi địa ngục. Ngài thấy thương và đau xót. Ngài dùng tích trượng mở cánh cửa địa ngục, dùng phép mang bát cơm đầy đến cho mẹ của ngài ăn. Tuy nhiên, mẹ của ngài lòng tham chưa dứt, khi nhìn thấy bát cơm đầy liền sinh lòng tham lam muốn hưởng thụ một mình. Bà Thanh Đề lúc ấy lén lút trốn quỷ sai để ăn bát cơm. Khi miếng cơm đầu tiên vừa đưa lên tới miệng thì lập tức biến thành cục than rực lửa.

Tôn Giả Mục Kiền Liên sau khi nhìn thấy vô cùng thương xót cho mẹ của mình. Ngài trở về và thưa với Đức Phật Thích Ca mong người có thể cứu giúp. Đức Phật Thích Ca liền nói rằng “những ác nghiệp mà mẹ của ông tạo ra khá nhiều khó lòng cứu giúp. Nay ta đưa cho ông một phương pháp. Vào ngày 15/7 âm lịch là ngày mà các chư Phật mười phương, và chúng tăng khắp cõi hoan hỉ nhất. Vào ngày này ông hãy dùng những thứ trân quý dâng lên chư Phật và chúng tăng. Sau khi chư Phật và Chúng tặng thọ thực hết thì lúc ấy ông mới được dùng. Dùng phước báu đó hồi hướng về Phật và thỉnh nguyện cứu vớt mẹ của mình thì sẽ được như ước nguyện.”

Mục Kiền Liên khi nghe Đức Phật răn dạy, tới ngày 15/7 âm lịch liền dâng những thứ hoa thơm, thức ăn trân quý lên chư Phật mười phương và chúng tăng trong khắp cõi. Lúc vị tăng cuối cùng thọ thực xong thì ông mới dùng. Sau đó phát lời thỉnh nguyện cầu cho mẹ của mình đang ở cõi địa ngục sẽ được thoát kiếp điaj ngục luận hồi. Mẹ của ông sau khi được phước của con mình tạo đã rời khỏi cõi địa ngục và lên cõi trời. Mục Kiền Liên lúc đó đã phát lời cho chúng sanh khắp cõi ” phàm là chúng sanh, ai muốn báo hiếu cho cha mẹ thì theo cách này mà làm”.

=> Xem thêm: Địa Tạng Bồ Tát là ai ? Mục Kiền Liên là ai ?

vu lan báo hiếu là ngày nào ? nguồn gốc và ý nghĩa
vu lan báo hiếu là ngày nào ? nguồn gốc và ý nghĩa

Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan

Ngày lễ Vu Lan không chỉ là ngày có ý nghĩa tâm linh tôn giáo mà lễ vu lan còn trở thành một trong những ngày đại lễ “lễ hội văn hóa tình người”. Trong ngày này những người con sẽ hướng về cội nguồn của mình nhằm biết ơn và nhớ tới công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Đây là một điều đáng trân trọng và cần được tuyên truyền rộng rãi.

Ngày lễ vu lan còn trùng với ngày xá tội vong nhân. Vào những ngày này cô hồn, dã quỷ không được thờ cúng bị đày trong địa ngục, tất cả những vong linh sẽ có một ngày trở lại nhân gian để. Đây cũng là ngày mà mọi vong linh dưới địa ngục có cơ hội được xá tội và giải thoát. Chính vì thế ngoài ý nghĩa báo hiếu còn có ý nghĩa cúng xá cho những vong linh không nơi nương tựa, những cô hồn dã quỷ không chốn để về có được một ngày tự do đi lại.

Do đó, những phong tục như cúng dường, cúng thí, cúng cô hồn sẽ được bày vào những ngày này. Các gia đình có buôn bán kinh doanh thường sẽ cúng nhiều hơn do không muốn những cô hồn này tới phá công chuyện làm ăn. Mâm cúng cô hồn trong những ngày này thường là cháo, trái cây, bánh kẹo, ngô rang, chè….

Tục lệ này vốn có từ xưa của Việt Nam, đây cũng là một trong phong tục tín ngưỡng hay thể hiện lòng yêu thương đồng loại của nhân dân.

Như vậy ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu chính là ngày mà con cháu, Phật tử thể hiện lòng thành kính của mình, sự biết ơn đối với người sinh thành nuôi dưỡng, cũng chính là ngày xá tội vong nhân.

vu lan báo hiếu là ngày nào ? nguồn gốc và ý nghĩa
vu lan báo hiếu là ngày nào ? nguồn gốc và ý nghĩa

Nghi thức thực hiện lễ Vu Lan Báo Hiếu tại chùa

  • Bước 1 chuẩn bị tư trang trang nghiêm, lịch sự và sạch sẽ
  • Bước 2: Chuẩn bị mâm cúng, lễ vật cúng gồm các thứ hoa thơm, thức an chay như bánh kẹo, xôi oản, trái cây…
  • Bước 3: Cúng dường lên tam bảo, cúng dường chúng tăng
  • Bước 4: Tụng kinh sám hối và tụng kinh cầu phước cho cha mẹ
  • Bước 5: tham gia lễ hội rước đèn và thả đèn hoa đăng
  • Bước 6: Quay về chính điện và ngồi thiền tịnh tâm
vu lan báo hiếu là ngày nào ? nguồn gốc và ý nghĩa
vu lan báo hiếu là ngày nào ? nguồn gốc và ý nghĩa

Lưu ý nên ăn chay trong các ngày Vu Lan Báo Hiếu, luôn giữ tâm thanh tịnh và hướng thiện

Cùng chuyên mục

phật bản mệnh của tuổi ngọ là ai ?

Phật Bản Mệnh Tuổi Ngọ Là Ai ?

Trong 12 con giáp, bất cứ con giáp nào cũng có vị Phật bản mệnh riêng. Vậy Phật bản mệnh tuổi ngọ là ai ? Và vị Phật ấy có...

phổ hiền bồ tát là ai ?

Phổ Hiền Bồ Tát Là Ai? Bồ Tát Có Nghĩa Gì ?

Phổ Hiền Bồ Tát là ai ? Phổ Hiền Bồ Tát đại diện cho trí tuệ thấu hiểu và thông khắp các cõi. Phổ Hiền Bồ Tát trong Phật Giáo...

văn thù sư lợi bồ tát là ai ? những điều nên biết

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Là Ai ? Những Điều Chưa Biết

Đã là đệ tử Phật Pháp, là đứa con của Đức Phật chắc hẳn không ai là không biết đến Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Đây là vị Bồ...

Phật Dược Sư là ai ? Ý nghĩa 7 hình tướng Phật Dược Sư

Phật Dược Sư Là ai ? Ý Nghĩa 7 tôn tướng của Phật Dược Sư

Phật Dược Sư với thệ nguyện cao cả là chữa hết mọi bệnh khổ đau của thế gian. Tuy nhiên trong nhiều hình tướng chúng ta thường thấy có lúc...

sự tích về mục kiền liên

Mục Kiền Liên Bồ Tát là ai? Sự Tích Mục Kiền Liên Cứu Mẹ

Mục Kiền Liên là một trong những vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài cùng với Xá Lợi Phất là 2 vị đại đệ tử...

xá lợi phật là ai ?

Tôn Giả Xá Lợi Phất Là Ai ?

Tôn Giả Xá Lợi Phất là một trong những vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôn Giả Xá Lợi Phất và Tôn Giả Mục Kiền...

Ẩn