Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Nguyên tắc đặt bàn thờ Phật và gia tiên cần lưu ý

Mùa an cư kiết hạ là vào tháng mấy? Có ý nghĩa gì?

Tôn Giả Xá Lợi Phất Là Ai ?

Tôn Giả Xá Lợi Phất là một trong những vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôn Giả Xá Lợi Phất và Tôn Giả Mục Kiền Liên có thể nói là 2 vị trợ thủ đắc lực cho Đức Phật. Xá Lợi Phất Tôn Giả thường xuyên thay Đức Phật thuyết pháp cho chúng tăng.

Tôn Giả Xá Lợi Phất Là Ai?

Xá Lợi Phất có tên phiên âm tiếng hán là 舍利弗 hay còn gọi là xá lợi tử. Xá Lợi Phất có mẹ là Sà-Rì. Ngài thuộc dòng dõi Bà La Môn và là một trong các gia đình khá giả lúc bấy giờ.

Ngài chính là con trai trưởng , phía dưới Ngài còn có 6 anh chị em khác. Về sau khi Tôn Giả Xá Lợi Phất xuất gia thì những người em cũng xuất gia theo Ngài và đều được chứng đắc A La Hán.

Xá  Lợi Phất được là một vị có trí tuệ thông minh xuất chúng. ngay từ khi còn nhỏ đã thể hiện nhiều năng lực, khả năng thuyết giảng, lời nói chứa hiểu biết sâu rộng khiến nhiều người phải tâm phục, khẩu phục.

Theo lịch sử ghi chép lại, Xá Lợi Phất nhập niết bàn vào cuối mùa mưa của năm 546 trước công nguyên.

xá lợi phật là ai ?
xá lợi phật là ai ?

Cuộc đời của Xá Lợi Phất

Vào thời Xá Lợi Phất chưa ra đời, lúc bấy giờ cậu của ông cùng mẹ của ông thường xuyên tranh luận cùng nhau. Tuy nhiên lần nào cậu của ông cũng đều thắng cả. Cho tới ngày mẹ của ông mang bầu ông thì hầu như lần nào mẹ của ông cũng đều thắng. Do vậy người cậu tên Ma-Ha-Câu-Hy-La đã nói rằng: trước kia chị của ta không thông minh như vậy nhưng bây giờ khi chị của ta có bầu lại trở nên thông minh đột xuất  như thế thì chắc hẳn đứa trẻ trong bụng có trí tuệ vô cùng.

Sau đó Ma-Ha-Câu-Hy-La liền suy nghĩ đến việc mình cần phải trau dồi nhiều kiến thức hơn, không thì đến lúc đó cũng không thể tranh luận lại với cháu của mình. Nghĩ là làm ông liền khởi hành và đi đến miền nam Ấn Độ để học pháp và các kiến thức. Ông học ngày học đêm, tới nỗi tóc không buồn cắt, râu không buồn cạo và móng tay cũng không buồn tỉa.  Ông luôn tâm niệm rằng mình cần phải học thật nhanh, học thật rộng để có thể trở về tranh luận cùng đứa cháu ngoại.

Trải qua 10 năm học hành chăm chỉ từ bói toán, y học đến chiêm tinh, lúc này ông khá tự tin trở về nhà của mình. Sau khi trở về ông liền tìm đến chị của mình và hỏi cháu của em đâu rồi. Chị của ông trả lời rằng đứa cháu của cậu đã xuất gia tu học Phật rồi.

Ma-Ha-Câu-Hy-La vừa nghe đến đó liền sửng sốt. Ông không tin rằng đứa cháu vốn có trí tuệ từ trong bụng mẹ lại có thể xuất gia mà không trở thành một vĩ nhân chứ.

Vì nghĩ như vậy nên ông liền khởi tâm và đi tìm Đức Phật, để xem vị Phật đó có bản lĩnh gì mà có thể lừa gạt được đứa cháu thông minh của mình. Tuy nhiên khi vừa gặp Đức Phật thì mọi suy nghĩ sẽ chất vấn liền bay biến mất.

Ông nói với Đức Phật rằng nếu như ông biện luận thua thì đầu của ông sẽ cắt xuống, còn nếu Đức Phật thua thì liền phải trả đứa cháu lại cho ông.

Sau đó đức Phật liền hỏi ông : “ông lấy gì làm tông ”

Ma-Ha-Câu-Hy-La trả lời : ” Tôi lấy bất thọ làm tông”

Đức Phật lại bảo: Nếu như ông đã lấy bất thọ làm tông thì ông có tiếp nhận được kiến giải “lấy bất thọ làm tông của ông không”

Sau khi nghe Đức Phật hỏi như vậy, trong giây lát Ma-Ha-Câu-Hy-La liền không biết trả lời sao. Nếu như ông nói chấp nhận kiến giải của mình thì đó chính là thọ còn nếu như ông nói không chấp nhận thì chẳng khác nào ông lại tự khẳng định rằng mình nói sai.

Lúc đó ông liền nói được vậy tôi thua. Sau đó ông liền muốn dùng cây dao cắt lìa đầu xuống. Đức Phật lại nói trong giáo pháp của Phật không có loại phương thức này. Ông thua thì xem như ông cũng đã hiểu, tại sao lại phải cắt đầu của mình ?

Sau khi nghe Đức Thế Tôn nói thì Ma-Ha-Câu-Hy-La liền đắc được nhãn tịnh tại đó. Lúc này ông mới ngộ ra rằng, bao nhiêu thứ ông học trên đời này cũng không bằng một phần của Phật Pháp. Chính vì thế ông không có lý do gì để bắt cháu mình về cả. Ngược lại sau khi giác ngộ ông lại muốn xuất gia theo Phật.

=> Xem thêm: Phật Dược Sư là ai?

xá lợi phật là ai ?
xá lợi phật là ai ?

Hiếu hạnh của Xá Lợi Phất

Chúng ta thường nghe đến Tôn Giả Mục Kiền Liên với hiếu hạnh vô tận, cứu giúp mẹ trong địa ngục luân hồi. Tuy nhiên, Tôn Giả Xá Lợi Phất cũng là bậc trí tuệ và hiếu thảo vẹn toàn.

=> Xem thêm: Sự Tích Mục Kiền Liên cứu mẹ

Truyện kể lại sau khi Xá Lợi Phất xuất gia thì mẹ của Ngài vô cùng đau khổ và thất vọng. Vì bà luôn mong muốn con trai của mình có một cuộc sống như một người bình thường. Vì nhà khá giả nên cuộc sống không cần quá khổ cực ngược lại sống một đời yên vui tới già.

Chính vì bà con giận Xá Lợi Phất nên dù đã gần 100 tuổi nhưng bà vẫn chưa từng đến thăm và gặp con trai mình. Xá Lợi Phất biết rằng bà vẫn luôn canh cánh trong lòng vì Ngài đã từ bỏ cuộc sống sung sướng mà đi xuất gia. Chính vì vậy, khi biết mình sắp niết bàn. Ngài đã trở về để thức tỉnh và chuyển hóa mẹ mình. Tuy nghe tin con mình đã vang danh và đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng mẹ của Ngài vẫn tỏ ra hờ hững và có phần không muốn quan tâm.

Tuy nhiên, khi nghe tin Xá Lợi Phất ngã bệnh. Bà lại vô cùng lo lắng, đau khổ. Lúc ấy bà liền đến thăm con trai. Khi bà vừa bước tới gần căn phòng thì liền thấy các thứ ánh sáng chói lóa vây quanh. Xung quanh Xá Lợi Phất là hành các chư thiên, đế thích, thiên vương và cả Đại Phạm Thiên –  Đấng toàn năng mà bà hằng tôn thờ. Bỗng nhiên bà ngộ ra rằng, con trai của bà có thần lực lớn đến vậy thì Đức Thế Tôn phải vĩ đại như thế nào.

Sau khi ngộ ra được, bà liền cảm thấy trong tâm hân hoan, đón nhận. Sau đó tôn giả Xá Lợi Phất giải thích và xưng tán công đức của Đức Thế Tôn. Tôn Giả Xá Lợi Phất sau khi thuyết giảng đã giúp bà khai nhãn thanh tịnh và từ đó đắc sơ quả Tu Đà Hoàn.

Lúc này biết rằng mẹ của mình không còn đau lòng vì mình, mà giờ đây bà đã hoan hỉ cho chính mình thì Tôn Giả Xá Lợi Phất cũng đã hoàn thành hiếu đạo. Ngài nhập niết bàn ngay sau đó.

Xá Lợi Phất là ai ?
Xá Lợi Phất là ai ?

Hoàn thành hiếu đạo ở đời quá khứ

Lúc bấy giờ ở đời quá khứ tại thành Bà La Nại có một phú gia. Ông thường xuyên cúng dường và bố thí cho những người nghèo khổ. Một ngày nọ phú gia bận đi làm ăn xa, trước khi đi ông có dặn vợ của mình phải luôn săn sóc và cúng dường đầy đủ.

Tuy nhiên sau khi ông đi, người vợ chểnh mảng, không mấy quan tâm. Miệng thường xuyên thốt ra lời phỉ báng những người nghèo khổ. Bà ta còn tham lam và tạo nhiều ác nghiệp. Sau khi chết đi bà liền trở thành ngạ quỷ chịu nhiều nỗi thống khổ tột cùng trong địa ngục. Sau đó bà liền dùng những công đức mà bà đã từng làm để đổi lấy lần gặp Tôn Giả Xá Lợi Phất. Tuy nhiên khi tới gần thành Vương Xá, các hộ pháp đã chặn lại không cho phép bà được vào. Bà liền nói rằng trong quá khứ 5 kiếp trước bà từng là mẹ của tôn giả Xá Lợi Phất.

Tôn Giả Xá Lợi Phất sau khi nhìn thấy bà tiều tụy, biết rằng bà đã chịu nhiều khổ cực trong địa ngục liền hỏi: vì sao người lại khổ não như vậy? Ngạ quỷ liền nói: xin tôn giả hãy rủ lòng thương và nhớ về quá khứ thời 5 kiếp trước tôi đã là mẹ của Ngài mà phát tâm cúng dường bố thí để tôi có thể thoát khỏi cảnh khổ.

Tôn giả khi nghe vậy rất thương xót. Ngài liền phát tâm cúng dường, nhờ trợ duyên từ các tỳ kheo và đức vua Tần Bà Sa La chuẩn bị lễ vật cúng dường lên các chư tăng và Đức Phật khắp mười phương. Sau đó hồi hướng công đức về cho nữ quỷ. Nhờ những phước báu to lớn ấy mà nữ quỷ đã thoát được kiếp địa ngục luân hồi và thác sanh về nơi cõi trần.

Như vậy tôn giả Xá Lợi Phất không chỉ là người đại diện cho trí tuệ sâu rộng mà còn là một vị tôn giả với lòng hiếu hạnh vô tận. Chúng ta, những người con của Phật pháp nên noi theo và nương theo những hạnh nguyện của Tôn Giả Xá Lợi Phất để trí tuệ được thông, hiếu hạnh được vẹn toàn

Xá Lợi Phất hiếu hạnh với mẹ của mình
Xá Lợi Phất hiếu hạnh với mẹ của mình

Cùng chuyên mục

sự tích về mục kiền liên

Mục Kiền Liên Bồ Tát là ai? Sự Tích Mục Kiền Liên Cứu Mẹ

Mục Kiền Liên là một trong những vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài cùng với Xá Lợi Phất là 2 vị đại đệ tử...

Phật Dược Sư là ai ? Ý nghĩa 7 hình tướng Phật Dược Sư

Phật Dược Sư Là ai ? Ý Nghĩa 7 tôn tướng của Phật Dược Sư

Phật Dược Sư với thệ nguyện cao cả là chữa hết mọi bệnh khổ đau của thế gian. Tuy nhiên trong nhiều hình tướng chúng ta thường thấy có lúc...

cách tụng kinh cầu siêu cho người mới mất 49 ngày

Tụng Kinh Cầu Siêu Cho Người Mới Mất 49 Ngày

Tụng kinh cầu siêu cho người mới mất là một việc nên làm. Đặt ở địa vị người thân của người đã mất, họ luôn mong muốn rằng người mất...

Bánh xe Pháp Luân được xem là biểu tượng cho Pháp trong Phật Giáo

Ý nghĩa biểu tượng Bánh Xe Pháp Luân trong Phật giáo

Khi tiếp xúc với đạo Phật, chúng ta thường nghe nhắc đến bánh xe Pháp Luân, đây cũng là một món pháp khí thường được cầm trong tay một số...

Phật Thích Ca Mâu Ni còn được gọi là Phật Tổ, Phật Đà

Phật, Bồ Tát là gì? Tên các vị Phật Bồ Tát thường gặp

Dù theo đạo Phật hay không thì chắc hẳn chúng ta ít nhất đã một lần nghe đến những từ như Phật, Phật Đà, Bồ Tát, Đẳng giác Bồ Tát....

Phật Di Lặc hợp với tuổi nào là thắc mắc chung của nhiều người

Phật Di Lặc hợp với tuổi nào, mệnh nào trong 12 con giáp?

Tượng Phật Di Lặc không chỉ được thờ rộng rãi trong Phật Giáo mà còn có ý nghĩa quan trọng trong phong thủy, được nhiều người thờ cúng để được...

Ẩn