Vườn Lâm Tỳ Ni (Nepal) – Nơi Đức Phật Đản Sanh

Thích Ca Phật Đài Vũng Tàu: Lịch sử, kiến trúc và hoạt động

Chùa Đại Tòng Lâm Vũng Tàu: Lịch sử, kiến trúc và hoạt động hoằng pháp

Chùa Xá Lợi (Quận 3): Lịch sử, kiến trúc và hoạt động

Chùa Giác Ngộ: Lịch sử hình thành và hoạt động hoằng pháp

Chùa Vĩnh Nghiêm (Sài Gòn) – Lịch sử, hoạt động và khóa tu

Chùa Việt Nam Quốc Tự: Lịch sử, kiến trúc và hoạt động hoằng pháp

Đôi Nét Về Chùa Đồng Yên Tử

Thích Ca Phật Đài Vũng Tàu: Lịch sử, kiến trúc và hoạt động

Thích Ca Phật Đài là quần thể kiến trúc Phật Giáo nổi bật tại Vũng Tàu. Công trình này được xây dựng trên ngọn đồi cao, bao quanh bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, tạo nên sự linh thiêng và yên bình cho nơi đây. Hiện tại, Thích Ca Phật Đài đã trở thành nơi sinh hoạt tâm linh nổi tiếng của nhiều người con yêu Phật.

Thích Ca Phật Đài là công trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng tại Vũng Tàu
Thích Ca Phật Đài là công trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng tại Vũng Tàu

Giới thiệu về Thích Ca Phật Đài

Thích Ca Phật Đài là nơi tái hiện về cuộc đời Phật Thích Mâu Ni. Các công trình kiến trúc tại đây đã hòa mình cùng cảnh sắc thiên nhiên hiền hoà, góp phần tạo nên vẻ đẹp cho nơi đây. Đồng thời, Thích Ca Phật Đài còn là nơi chứa đựng giá trị văn hóa, lịch sử và tôn giáo tại Việt Nam.

Công trình kiến trúc này tọa lạc tại số 608 đường Trần Phú, phường 5, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thích Ca Phật Đài được xây dựng trên sườn núi phía bắc của núi Lớn. Toàn thể khuôn viên Thích Ca Phật Đài rộng khoảng 28 hecta gồm một quần thể chùa (Hộ Pháp, Thiền Lâm, Di Lặc và Viên Thông) và cụm tượng diễn tả cuộc đời Đức Phật.

Lịch sử hình thành Thích Ca Phật Đài

Vào cuối thập niên 1940, Đại Đức Narada Maha Thera đến Việt Nam để thuyết giảng giáo lý Nam tông. Khi đến Vũng Tàu, Sư được ông Lê Quang Vinh đưa đi thăm viếng khắp nơi. Lúc này, ông Lê Quang Vinh đang là một công chức cao cấp trong chính quyền thực dân Pháp. Khi đến núi Lớn, Sư đưa ra lời khuyên nên xây dựng chùa tại khu vực này. Năm 1957 khi mà ông Lê Quang Vinh về hưu, ông đã khai phá vùng đất ở sườn núi Lớn và cho xây dựng Thiền Lâm Tự để tu hành. Lúc này, Thiền Lâm Tự chỉ là một ngôi chùa đơn sơ nằm dưới chân núi. Thích Giác Pháp là pháp danh của ông sau khi xuất gia.

Năm 1960, Đại đức Narada Maha Thera trở lại Việt Nam để giảng pháp. Khi Sư đến viếng Núi Lớn đã trồng một cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề ở Bồ Đề Đạo Trang ở Ấn Độ. Lúc này, Giáo hội Tăng Giả Nguyên Thủy Việt Nam đã cho trùng tu lại chùa Thiền Lâm và cất một trai thất nhỏ để Đại Đức nghỉ ngơi mỗi khi ghé thăm. Trong thời gian lưu lại chùa Thiền Lâm, Sư góp ý nên xây dựng một bảo tháp để tôn thờ Xá Lợi. Đầu năm 1961, Giáo hội Tăng Giả Nguyên Thủy Việt nam đã tổ chức quyên góp tài chính để xây dựng bảo tháp, thu hút được rất nhiều phật tử và tăng ni khắp nước tham gia.

Nhận thấy Thiền Lâm Tự tọa lạc ở giữa khung cảnh thiên nhiên đẹp đẻ và linh thiêng cùng với hệ thống giao thông thuận tiện, Giáo hội Phật giáo đã quyết định thiết lập đồ án và trùng tu công trình này, xây dựng Thiền Lâm Tự Thành Thích Ca Phật Đài vào năm 1962. Từ đó, quần thể kiến trúc này được mở rộng, từ một khu Bảo tháp xá lợi và vườn tượng quảng diễn cuộc đời của Phật Thích Ca đã mở rộng thành Thích Ca Phật Đài như ngày nay. Thích Ca Phật Đài chính thức khởi công vào ngày 20/7/1961 và khánh thành vào ngày 9 -10/3/1963. Năm 1970 chùa Hộ Pháp được xây dựng. Năm 1989, quần thể kiến trúc này được Bộ Văn hóa Thông tin xếp vào di tích cấp Quốc gia.

Kiến trúc Thích Ca Phật Đài

Thích Ca Phật Đài là bức tượng nổi bật nhất của cả công trình này
Thích Ca Phật Đài là bức tượng đặc trưng nhất của cả công trình này

Thích Ca Phật Đài là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc tôn giáo và phong cảnh thiên nhiên. Khuôn viên Thích Ca Phật Đài ví như một vầng trăng khuyết được chia thành 3 cấp bậc theo hình tháp, cao dần từ 3 – 29m so với mực nước biển. Cấp 1 gồm có cổng tam quan và khu vực trồng hoa. Cấp 2 gồm có khu nhà mát và khu vực trưng bày truyền thống. Cấp 3 là Thiền Lâm tự và Phật tích, gồm có các công trình kiến trúc và điêu khắc.

Cổng tam quan

Thiết kế Cổng Tam Quan gồm có 4 trụ vuông được dựng vững chắc, trên đỉnh là 4 đóa sen biểu trưng cho sự trong sạch và tinh khiết trong nhà Phật. Trên cổng Tam quan là Bánh xe luân hồi với 8 chiếc căm xe Trung đạo và 4 núm vòng ngoài tượng trưng cho Tứ Diệu Đế. Khi nhìn từ xa, cổng Tam Quan trông rất đặc biệt và khác với các công trình khác nên rất dễ nhận ra.

Bước qua khỏi cổng Tam Quan là bước hết cấp đầu tiên của công trình này. Ngay bên trong cổng tam quan là Bảo Tháp, nơi tưởng niệm nhà sư Giác Pháp – người có công khai sơn Thiên Lâm Tự.

Khu vườn tượng Phật tích

Khu vườn tượng là nơi tập trung nhiều công trình điêu khắc khác nhau. Các tượng này đã khái quát sơ lược về cuộc đời của Phật Thích Ca từ khi Ngài đản sanh cho đến khi nhập cõi Niết Bàn. Một số kiến trúc đặc trưng là:

+ Tượng Phật Đản Sinh: Cụm tượng này mô tả hình ảnh Phật Đản sinh. Gồm có một chú bé đứng trên tòa sen, một tay chỉ trời và một tay chỉ đất. Theo ghi chép, khi Đức Phật mới chào đời đã vùng dậy bước đi bảy bước, mỗi bước sẽ xuất hiện một bông sen đỡ lấy bước chân. Tới bước thứ bảy thì Ngài đứng trên bông sen và nói “Thiên thượng thiên ha hạ duy ngã độc tôn” nghĩa là giữa trời giữa đất có một mình ta cao nhất.

+ Tượng Cắt Tóc Đi Tu: Cụm tượng này tái hiện lại hình ảnh Phật nhận ra cảnh khổ và quyết chí tu hành. Đức Phật trải qua 4 lần ra khỏi hoàng thành bằng 4 cửa thành khác nhau. Ngài đã chứng kiến 4 cảnh tượng của một con người từ bé, già, chết đi rồi đám ma. Từ đó, Ngài đã hiểu được hoàn cảnh của con người và quyết định xuống tóc đi tu.

Tượng Thái tử nhận ra cảnh khổ và quyết chí cắt tóc đi tu
Tượng Thái tử nhận ra cảnh khổ và quyết chí cắt tóc đi tu

+ Tượng Phật Nằm: Bức tượng này dài khoảng 12.2m có mặt quay về hướng Tây. Phía trước có 4 tượng Tỳ kheo chắp tay cung kính, phía sau có 5 tượng Tỳ kheo ngồi chắp tay hướng về Đức Phật.

+ Thích Ca Phật Đài: Đây là công trình nổi bất nhất và trở thành tên chung cho cả cụm kiến trúc. Thích Ca Phật Đài còn được gọi là tượng Kim Thân Phật Tổ, là bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni tọa thiền, đặt ở trước cội Bồ đề do Đại Đức Narada trồng. Bức tượng này đã diễn tả hành trình tu hành và đắc đạo của Đức Phật. Phần thân của bức tượng này được thi công tại chỗ còn phần đầu thì phải đặt ở Sài Gòn. Tượng Thích Ca Phật Đài cao 11.6m nên trông rất hoành tráng và uy nghi. Khi nhìn vào, chúng ta sẽ cảm nhận được sự tráng lệ và linh thiêng, dùng lòng thành kính để mong cầu bình an.

Bảo Tháp xá lợi

Ý tưởng xây dựng Bảo tháp xá lợi được hòa thượng Narada đưa ra vào năm 1960. Sau một thời gian dài quyên góp thì lễ đặt viên đá đầu tiên để xây dựng tháp được diễn ra vào ngày 4/6/1961, lễ khởi công xây dựng được tiến hành vào ngày 20/7/1961, hoàn thiện xây dựng vào ngày 30/1/1962 và khánh thành vào ngày 10/3/1963.

Bảo Tháp xá lợi cao 17m và được xây dựng theo hình bát giác vuốt nhỏ dần khi lên cao. Đỉnh tháp là một búp sen được chế tác tỉ mỉ. Bên trong bảo tháp này có 13 viên xá lợi Đức Phật được đặt trong hộp bằng vàng do Hòa thượng Thánh tăng Narada cúng dường. Dưới chân Bảo tháp đặt 4 cái đỉnh lớn, bên trong chứa bốn nắm đất thiêng được thỉnh từ 4 nơi ở Ấn Độ. Cụ thể là Lumbini (nơi Ngài Đản sanh), Buddha Caya Uruvfla (nơi Ngài thành đạo), Isipatana (nơi Ngài truyền đạo) và Kusinara (nơi Ngài nhập Niết Bàn).

Hoạt động Thích Ca Phật Đài

Không gian Thích Ca Phật Đài khá xanh mát, tạo cảm giác yên tĩnh và tôn nghiêm cho nơi đây. Trước đây, Thích Ca Tượng Đài có bán vé cho khách tham quan nhưng đến năm 2001 thì hoạt động bán vé đã bị bãi bỏ. Hiện nay, quần thể kiến trúc này đã được mở cửa tự do, bạn hoàn toàn có thể đến tham quan và viếng bái. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi đến Thích Ca Phật Đài bạn cần nắm rõ:

  • Từ 8 – 9 giờ sáng là thời điểm Thích Ca Phật Đài đón khách đông nhất. Nếu muốn cầu nguyện trong không gian vắng người, bạn có thể đến vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn.
  • Khuôn viên Thích Ca Phật Đài rất rộng lớn, bạn nên mặc trang phục thoải mái để tiện di chuyển. Tuy nhiên, trang phục vẫn phải phù hợp với chốn tôn nghiêm.
  • Cẩn thận trong việc bảo vệ tài sản cá nhân, tránh tình trạng mất cắp. Tốt nhất, bạn chỉ nên mang theo một ít tiền mặc để mua nước, đừng mang theo quá nhiều
  • Chủ động giữ gìn vệ sinh chung và không xả rác bừa bãi, tránh làm mất mỹ quan của quần thể kiến trúc này.
Chùa Hộ Pháp là một trong những kiến trúc tọa lạc trong quần thể này
Chùa Hộ Pháp là một trong những ngôi chùa tọa lạc trong quần thể kiến trúc này

Có thể bạn quan tâm:

REVIEW CÙNG CHUYÊN MỤC

Chùa Đại Tòng Lâm Vũng Tàu: Lịch sử, kiến trúc và hoạt động hoằng pháp

Chùa Đại Tòng Lâm - Vũng Tàu là một trong những ngôi chùa nổi tiếng về sự linh thiêng, được đông đảo người dân và khách du lịch đến hành...

Chùa Xá Lợi (Quận 3): Lịch sử, kiến trúc và hoạt động

Chùa Xá Lợi đã có tuổi đời hơn 50 năm, được xây dựng nhằm mục đích thờ Xá Lợi Phật và làm nơi sinh hoạt của Hội Phật học Việt...

Chùa Giác Ngộ: Lịch sử hình thành và hoạt động hoằng pháp

Chùa Giác Ngộ tại Sài Gòn nổi tiếng về sự linh thiêng, được phật tử Phật môn từ khắp nơi trên cả nước đến chiêm bái. Chùa tọa lạc tại...

Ẩn