Chùa Giác Ngộ: Lịch sử hình thành và hoạt động hoằng pháp
Chùa Giác Ngộ tại Sài Gòn nổi tiếng về sự linh thiêng, được phật tử Phật môn từ khắp nơi trên cả nước đến chiêm bái. Chùa tọa lạc tại trung tâm thành phố với nhiều tuyến đường đi qua nên rất thuận tiện trong việc di chuyển.
Thông tin cơ bản về chùa Giác Ngộ
Chùa Giác Ngộ là ngôi chùa rất nổi tiếng và linh thiêng tại TP.HCM. Hiện tại, chùa do Hòa thượng Thích Nhật Từ trụ trì nên còn được gọi là Thích Nhật Từ Chùa Giác Ngộ. Chùa tọa lạc tại số 92 Nguyễn Chí Thanh, Phường 3, Quận 10, TPHCM. Đây là vị trí trung tâm thành phố nên có giao thông thuận lợi, thuận tiện cho người Sài Gòn là du khách tứ phương đến thăm viếng.
Chùa Giác Ngộ hoạt động theo hình thái Đạo Phật ngày nay dưới sự hướng dẫn của Thượng tọa Thích Nhất Từ. Pháp môn tu của Chùa là Tứ Thánh đế, Tứ niệm xứ và thiền Vipassana. Tông chỉ của chùa là nhập thế và truyền bá Phật pháp thông qua các hoạt động từ thiện, hoằng pháp và hoạt động giáo dục.
Với lối kiến trúc độc đáo kết hợp với cảnh quan yên bình, rất nhiều đệ tử Phật môn đã lựa chọn đây là điểm đến đến thiền định và tìm kiếm tâm hồn an nhiên. Ngoài cúng viếng thì chùa còn tổ chức rất nhiều khóa tu giáo dục thú vị. Những người có tâm hồn hướng Phật ở khắp mọi nơi có thể tìm đến đây để học tập và nghe sư giảng đạo mỗi khi hè về.
Lịch sử hình thành Chùa Giác Ngộ
Chùa Giác Ngôi được cư sĩ Trần Phú Hữu phát tâm xây dựng vào năm 1946 với tổng quy mô gần 700m2. Ông là một công chức của chính Phủ. Ông phát tâm xây dựng chùa nhằm mục đích đưa những người có tâm hồn hướng thiện tìm đến chánh đạo để tu tâm dưỡng tính và xóa bỏ đau thương trong cuộc đời. Ban đầu, chùa tọa tại địa chỉ số 36 đường Jean Jacques Rousseau và đến nay đổi thành số 92 đường Nguyễn Chí Thanh.
Khi mới bắt đầu xây dựng, chùa có quy mô khá nhỏ với sức chứa chỉ khoảng 80 người. Đến năm 1956, cư sĩ Trần Phú Hữu phát tâm xuất gia với pháp danh là Thích Thiện Đức, hiến cúng toàn bộ đất chùa Giác Ngộ cho Giáo hội Tăng Giả Việt Nam và được trị sử trưởng Thích Thiện Hòa tiếp nhận. Đến những năm 60 của thế kỷ XX, hòa thượng Thích Thiện Hòa đã đứng ra xây dựng lại chùa. Lúc này, quy mô và kiến trúc chùa đã trở nên bề thế và nguy nga hơn.
Trong nhiều năm hoạt động, chùa đã có thời điểm bị phá hủy và xuống cấp nghiêm trọng. Ngày 30/7/2012, chùa Giác Ngộ được Sở xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh cấp phép xây mới hoàn toàn do đã xuống cấp, không đủ điều kiện để phục vụ cho việc đào tạo và sinh hoạt của Phật tử và tăng đoàn. Chùa được hoàn thành vào năm 2014 với tổng kinh phí xây dựng là 20 tỷ đồng.
Kiến trúc Chùa Giác Ngộ
Trong lần đầu tiên đến chùa bạn sẽ thấy chùa rất bề thế, sừng sững và thể hiện được hết nét đẹp của văn hóa Phật giáo. Ngoài giá trị lịch sử và văn hóa phong phú thì ngôi chùa này còn để lại ấn tượng bởi lối kiến trúc thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa có thiết kế thang máy và thang bộ ở cả hai bên, thuận tiện cho Phật tử di chuyển khi đến chùa tham gia các khóa tu.
Khi đi vào sâu sẽ thấy khuôn viên chùa càng rộng. Khu vực Chánh điện Chùa được bài trí một cách tỉ mỉ và trang nghiêm, gây ấn tượng mạnh với người xem. Chính giữa là tượng Phật Thích Ca đang thiền định. Bàn thờ phía trước sẽ thờ nhiều vị linh thiêng khác như Bồ Tát, Thất Phật Dược Sư, Bồ Tát Di Lặc,…
Hiện tại, chùa có tổng diện tích là 3476m2 bao gồm 7 lầu và 1 hầm gửi xe. Tầng 1 và gác lửng tầng 2 dùng để làm Chánh điện, tầng 3 là thiền đường, tầng 4 là thư viện, tầng 5 – 6 – 7 được sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt Phật học và Phật sự khác. Ngoài ra, phía sau chùa còn có dãy Tăng xá và dãy nhà thờ cốt của người thân Phật tử đã quá vãng.
Hoạt động hoằng pháp của Chùa Giác Ngộ
Chùa Giác Ngộ nổi tiếng là nơi đào tạo của nhiều trường học tại Sài Gòn. Nổi bật nhất là trường trung học Bồ Đề – Chợ Lớn (đặt cơ sở tại chùa vào năm 1959) hay Trường sơ đẳng Phật học Thiên Hòa (phát triển tại chùa năm 1979). Có nhiều thầy xuất thân từ chùa đã xuất dương làm đạo và công tác tại nhiều quốc gia trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, chùa có 5 thầy đỗ tiến sĩ Phật học, 2 thầy đỗ thạc sĩ Phật học, nhiều thầy làm trụ trì tại nhiều tỉnh thành và gánh vác nhiều vị trí quan trọng trong giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra, chùa còn là nơi biên tập và sản xuất nhiều kinh sách Phật giáo.
Chùa còn thường xuyên tổ chức nhiều khóa tu ngắn hạn dành cho Phật tử, giúp cho những người hướng Phật tìm được vẻ đẹp an nhiên trong tâm hồn. Rất nhiều Phật tử đã lựa chọn tham gia các khóa tu của chùa để nghe giảng, tu tập và hướng bản thân đến lối sống tốt đẹp của Đạo. Tuy nhiên, do chùa có rất nhiều khóa tu nên thời điểm tổ chức mỗi khóa tu sẽ có sự khác nhau, bạn có thể liên hệ fanpage của chùa để hiểu rõ hơn. Các khóa tu tại chùa là:
- Khóa tu ngày an lạc: Diễn ra vào một ngày Chủ nhật của tháng, thời gian hoạt động là từ 6h – 17h, khóa tu này dành cho người trong độ tuổi trung niên trở lên.
- Khóa tu Búp sen từ bi: Diễn ra vào thứ 7 hàng tuần, thời gian hoạt động từ 14h – 16h30, khóa tu này dành cho trẻ em từ 3 – 12 tuổi.
- Khóa tu xuất gia gieo duyên: Diễn ra định kỳ 2 lần/năm và mỗi lần tu sẽ kéo dài 7 ngày. Khóa tu này do chính sư trụ trì chùa giảng đạo.
- Khóa thiền Vipassana: Diễn ra vào Chủ Nhật với tần suất 2 lần/tháng, thời gian hoạt động từ 6h – 17h và không giới hạn thành viên.
- Khóa tu tuổi trẻ hướng Phật: Diễn ra vào một ngày Chủ nhật trong tháng, thời gian hoạt động từ 6h – 17h, khóa tu này dành cho trẻ thiếu niên và sinh viên.
- Ngoài ra, chùa còn có lớp Phật giảng với nhiều ngôn ngữ khác nhau như Nhật, Trung, Anh, Hàn,…
Những điều cần lưu ý khi đến chùa Giác Ngộ
Chùa là nơi trang nghiêm và thanh tịnh, đi chùa giúp con người giải tỏa bớt áp lực và mệt mỏi trong cuộc sống, hướng bản thân đến vẻ đẹp Chân Thiện Mỹ và tránh xa những điều xấu. Tuy nhiên, khi đi chùa bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Mặc quần áo kín đáo phù hợp với chốn tôn nghiêm, không mặc quần áo hở hang khi đến chùa.
- Nên xin phép ban quản lý nhà chùa trước khi chụp ảnh hoặc quay phim tại chùa.
- Không tự ý cầm nắm hoặc sờ vào các hiện vật có trong chùa khi chưa có sự cho phép của nhà chùa.
- Không giẫm đạp lên hoa cỏ và bàn ghế để tránh ảnh hưởng đến mỹ quan của chùa.
- Chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh và không gian thanh tịnh ở chùa. Không vứt rác bừa bãi, nói chuyện lớn tiếng, cười đùa to,…
Có thể bạn quan tâm: