Hiểu về danh xưng và cách xưng hô trong Phật giáo

Tìm hiểu về 2 tượng Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ Hộ Pháp

Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Phật Di Lặc hợp với tuổi nào, mệnh nào trong 12 con giáp?

Tượng Phật Di Lặc không chỉ được thờ rộng rãi trong Phật Giáo mà còn có ý nghĩa quan trọng trong phong thủy, được nhiều người thờ cúng để được phù hộ, che chở, có cuộc sống bình an, may mắn. Theo phong thủy, các vật phẩm, tượng thờ cần phải hợp tuổi, hợp mệnh mới mang đến hiệu quả tốt. Nếu bạn băn khoăn không biết Phật Di Lặc hợp với tuổi nào, mệnh nào trong 12 con giáp thì có thể tham khảo những thông tin dưới đây.

Phật Di Lặc là ai?

Phật Di Lặc hiện đang là Bồ Tát ở cung trời Đâu Suất, được tiên đoán là vị Bồ Tát sẽ giáng sinh trên Trái Đất, được giác ngộ hoàn toàn trở thành Phật và tiếp tục giáo hóa chúng sinh. Theo các tài liệu Phật giáo, trong tiếng Phạn, Di Lặc là Maitreya, nghĩa là Từ Thị, Từ trong từ bi hỉ xả và Thị là họ của người, có thể hiểu đây là vị Phật có năng lực làm cho Phật chủng không bị đứt đoạn, được tiếp nối không bị chúng sinh lãng quên.

Phật Di Lặc được tiên đoán là vị Phật kế tiếp sau Phật Thích Ca Mâu Ni
Phật Di Lặc được tiên đoán là vị Phật kế tiếp sau Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Di Lặc có tên là A Dật Đa, dịch nghĩa là Vô Năng Thắng, có nghĩa là có lòng từ bi bất khả chiến bại, không ai có thể hơn được. Ngài sẽ xuất thế khi thế giới hết kiếp giảm thứ chín, sau 4000 năm nữa, tính theo thời gian của thế giới của chúng ta thì phải đến khoảng 60 triệu năm nữa Ngài mới xuất hiện.

Phật Di Lặc vô cùng vô tư tự tại, ngài thích ở đâu thì ở, ai cho gì cũng lấy, ai xin gì cũng cho và đặc biệt yêu thích trẻ con. Đôi khi, người ta thường nhầm lẫn Phật Di Lặc với Thần Tài vì trên thân Ngài thường mang nhiều báu sức, trong tay có thể là tràng hạt, là thỏi vàng. Tuy nhiên, điều này là chưa đúng, việc thờ Phật Di Lặc chủ yếu là để học theo hạnh nguyện của Ngài, mong được che chở, độ trì, có cuộc sống bình an, ấm no, hạnh phúc.

Trong phong thủy, sự hiện diện của Phật Di Lặc gắn liền với bình an, may mắn, ấm no. Người ta tin rằng, thờ Phật Di Lặc có thể mang đến điềm lành, tài lộc sung túc, cháu con đề huề. Do đó, tượng Phật Di Lặc trong phong thủy thường được thể hiện kèm theo các vật phẩm như gậy ngọc như ý, thỏi vàng, vác bao bố sau lưng, kéo theo túi tiền hoặc vui đùa với trẻ nhỏ…

Phật Di Lặc hợp với tuổi nào, mệnh nào?

Hợp tuổi hợp mệnh là một trong những phương pháp phong thủy giúp gia tăng may mắn, cải biến vận số, giảm bớt những điều rủi ro, kém may mắn cho gia chủ. Đây cũng là lý do khiến nhiều người băn khoăn không biết Phật Di Lặc hợp với tuổi nào, mệnh nào, bản thân thỉnh tượng Di Lặc về thờ có được không.

Thực tế, chúng ta cần biết rằng, Phật Di Lặc còn được gọi là Phật Cười, Phật Hạnh Phúc. Ngài hiện đang là một trong bốn vị Bổn xứ Bồ Tát, đang ngụ ở cung trời Đâu Suất, được tiên đoán là sẽ giáng sinh trên Trái Đất trong tương lai, kế tục Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng Phật Pháp. Theo giáo lý nhà Phật, bất kỳ ai, tuổi nào cũng đều có thể thỉnh tượng Phật, Bồ Tát về thờ, chỉ cần xuất phát từ lòng thành tâm là được.

Phật, Bồ Tát là các bậc giác ngộ, có lòng từ bi vô lượng, lấy cứu vớt chúng sinh là hạnh nguyện của mình. Do đó, các Ngài luôn sẵn lòng cứu nhân độ thế, cứu độ chúng sinh không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, cũng không hề phân biệt người tuổi nào, mệnh nào.

Di Lặc là hóa thân của Thành tác sở trí, có lòng từ bi vô lượng, ai xin gì cũng cho, ai cho gì cũng lấy. Chính vì vậy, bất kỳ ai, dù tuổi nào, mệnh nào chỉ cần một lòng tôn kính, thành tâm muốn thờ Ngài thì đều có thể thỉnh tượng Phật Di Lặc về thờ.

Tuy nhiên, trong phong thủy, cũng có một số tuổi đặc biệt hợp với Phật Di Lặc. Những người tuổi này nếu thỉnh tượng Phật Di Lặc về thờ thì phước báu sẽ càng thịnh, cuộc sống vận mệnh cũng từ đó được cải biến, thêm phần may mắn, hạnh phúc, an vui hơn.

Đó là những gia chủ có các năm sinh sau: Tuổi Canh Ngọ (sinh năm 1930, 1990), tuổi Tân Mùi (1931, 1991), tuổi Mậu Dần (1938, 1998), tuổi Kỷ Mão (1939, 1999), tuổi Bính Tuất (1946, 2006), tuổi Đinh Hợi (1947, 2007), tuổi Canh Tý (1960, 2020), tuổi Tân Sửu (1961, 2021), tuổi Mậu Thân (1969), tuổi Bính Thìn (1976), tuổi Đinh Tỵ (1977)…

Cách chọn tượng Phật Di Lặc hợp mệnh

Phật Di Lặc được nhắc đến nhiều trong các bản kinh như Kinh Bình Đẳng Giác, Kinh Pháp Hoa, Đại Nhật Kinh Sớ, Kinh Thuyết Bản. Theo kinh Tạng Pali, Di Lặc được mô tả là một vị hoàng tử tuấn tú, thân hình thanh mảnh. Còn ở Việt Nam và Trung Quốc, Ngài được thể hiện với thân hình mập tròn, khuôn mặt phúc hậu với nhiều tướng tốt, trên mặt lúc nào cũng nở nụ cười vui tươi, rạng rỡ.

Với thắc mắc Phật Di Lặc hợp với tuổi nào mệnh nào, hẳn bạn đã nắm được các tuổi đặc biệt thích hợp để thờ Phật Di Lặc. Sau đây là cách chọn tượng Phật Di Lặc hợp mệnh mà bạn có thể tham khảo:

Người mệnh Kim

Người mệnh Kim là những người thuộc các tuổi: Nhâm Thân (1932, 1992), Quý Dậu (1933, 1993), Giáp Ngọ (1954, 2014), Ất Mùi (1955, 2015), Ất Sửu (1925, 1985), Giáp Tý (1924, 1984), Canh Thìn (1940, 2000), Nhâm Dần (1962), Tân Tỵ (1941, 2001), Quý Mão (1963), Tân Hợi (1971), Canh Tuất (1970).

Phật Di Lặc hợp với tuổi nào là thắc mắc chung của nhiều người
Phật Di Lặc hợp với tuổi nào là thắc mắc chung của nhiều người

Người mệnh này thường thông minh, nhanh nhẹn, tính cách cương quyết, luôn hết mình theo đuổi khát vọng. Người mệnh Kim đặc biệt thích hợp với các màu sắc thuộc hành Thổ như màu vàng, màu nâu đất (Thổ sinh Kim). Ngoài ra cũng phù hợp với các màu sắc như trắng, xám, ghi thuộc hành Kim (do Kim hợp Kim). Tuy nhiên, cần hạn chế các màu như đỏ, tím, hồng vì Hỏa khắc Kim.

Người mệnh Mộc

Người mệnh Mộc là những người thuộc các năm sinh sau: Nhâm Ngọ (1942, 2002), Quý Mùi (1943, 2003), Canh Dần (1950, 2010), Tân Mão (1951, 2011), Mậu Tuất (1958, 2018), Mậu Thìn (1988), Kỷ Tỵ (1989), Nhâm Tý (1972), Quý Sửu (1973), Kỷ Hợi (1959, 2019)…

Người mệnh Mộc tính tình ngay thẳng, thích giúp đỡ người khác, đầu óc nhanh nhẹn nhưng tích cách dễ thay đổi, có khi nhẹ nhàng, có khi lại táo bạo. Theo học thuyết ngũ hành, người mệnh này đặc biệt thích hợp với các tượng màu xanh đen, xanh nước biển, đen thuộc hành Thủy (Thủy sinh Mộc). Các màu xanh lá cây, xanh ngọc của hành Mộc cũng phù hợp với mệnh Mộc (Mộc hợp Mộc). Tuy nhiên, cần hạn chế các màu sắc thuộc hành Kim như trắng, xám, ghi vì Kim khắc Mộc.

Người mệnh Thủy

Người mệnh Thủy gồm các năm sinh như: Bính Tý (1936, 1996), Đinh Sửu (1937, 1997), Giáp Thân (1944, 2004), Ất Dậu (1945, 2005), Nhâm Thìn (1952, 2012), Quý Tỵ (1953, 2013), Bính Ngọ (1966), Đinh Mùi (1967), Giáp Dần (1974), Ất Mão (1975), Nhâm Tuất (1982), Quý Hợi (1983)…

Người mệnh Thủy nổi bật với sự sâu sắc, tinh tế, khả năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe, rất thông minh, khéo léo. Người mệnh này thích hợp với các tượng Phật Di Lặc có màu trắng, xám, ghi thuộc hành Kim (Kim sinh Thủy). Hợp với các màu xanh đen, xanh nước biển, đen của hành Thủy (Thủy hợp Thủy). Tuy nhiên, cần hạn chế các màu vàng, nâu đất thuộc hành Thổ vì Thổ khắc Thủy.

Người mệnh Hỏa

Người mệnh này gồm các năm sinh như: Giáp Tuất (1934, 1994), Ất Hợi (1935, 1995), Mậu Tý (1948, 2008), Kỷ Sửu (1949, 2009), Bính Thân (1956, 2016), Đinh Dậu (1957, 2017), Ất Tỵ (1965), Kỷ Mùi (1979), Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987)…

Người mệnh Hỏa tính cách nhiệt tình, cởi mở, hành động nhanh nhẹn, dứt khoát, có khả năng nắm bắt thời cơ tốt nhưng thiếu kiên nhẫn hay nóng vội. Đặc biệt thích hợp với những mẫu tượng Phật Di Lặc có màu xanh lá cây, xanh ngọc thuộc hành Mộc (Mộc sinh Hỏa). Phù hợp với các tượng có màu đỏ, tím, hồng thuộc hành Hỏa (Hỏa hợp Hỏa). Cần hạn chế các màu như xanh đen, đen thuộc hành Thủy vì Thủy khắc Hỏa.

Người mệnh Thổ

Người mệnh Thổ là những người thuộc các tuổi: Canh Ngọ (1930, 1990), Tân Mùi (1931, 1991), Mậu Dần (1938, 1998), Kỷ Mão (1939, 1999), Bính Tuất (1946, 2006), Đinh Hợi (1947, 2007), Canh Tý (1960, 2020), Tân Sửu (1961, 2021), Mậu Thân (1968), Kỷ Dậu (1969), Bính Thìn (1976), Đinh Tỵ (1977)…

Người mệnh này có tính cách trung thực, trầm tĩnh, bao dung, rất đáng tin cậy, luôn cẩn trọng và đề cao chữ tín. Đặc biệt thích hợp với các mẫu tượng Phật Di Lặc có màu đỏ, tím, hồng, cam thuộc hành Hỏa (Hỏa sinh Thổ). Phù hợp với các tượng có màu vàng, nâu đất thuộc hành Thổ (Thổ hợp Thổ). Tuy nhiên, cần hạn chế các màu xanh lá cây, xanh ngọc vì Mộc khắc Thổ.

>> Tham khảo: 49 Hình Tượng Phật Di Lặc Đẹp Và Ý Nghĩa Từng Hình Tướng Phật

Một số lưu ý khi thỉnh và thờ Phật Di Lặc

Sau khi tham khảo các thông tin trên, hẳn bạn đã nắm được Phật Di Lặc hợp với tuổi nào mệnh nào. Trong quá trình chọn thỉnh và thờ tượng Phật Di Lặc, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Di Lặc là Bồ Tát, tương lai sẽ thành Phật, do đó, chúng ta cần thờ cúng trên cao, không đặt tượng dưới đất, không thể thờ như Thần Tài.
  • Tượng Phật Di Lặc nếu chỉ đặt trong nhà thì cần chọn vị trí thích hợp theo phong thủy để mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ. Tuyệt đối không đặt tượng dưới chân cầu thang, trong phòng ngủ, không cho tượng vào tủ kính, két sét.
  • Thờ Phật Di Lặc cần xuất phát từ sự tôn kính, trong quá trình thờ nên giữ gìn tượng sạch sẽ, tuyệt đối không nên có hành vi bất kính, thiếu tôn trọng hay phỉ báng Tam Bảo.
  • Khi chọn tượng Phật Di Lặc, nên chọn những tôn tượng có diện đẹp, ngũ quan hài hòa, khuôn mặt vui tươi, rạng rỡ, tràn ngập sinh khí, phúc khí.
  • Nên thỉnh tượng Phật ở những cơ sở, cửa hàng đồ thờ chuyên nghiệp, chuyên cung cấp các mẫu tượng chuyên biệt cho việc thờ cúng.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc Phật Di Lặc hợp với tuổi nào, mệnh nào và cách chọn tượng Phật Di Lặc theo mệnh mà bạn có thể tham khảo. Phật Di Lặc còn được gọi là Phật Cười, Phật Hạnh Phúc, được thờ rộng rãi trong Phật Giáo lẫn phong thủy. Vì vậy, dù không theo đạo Phật thì bạn vẫn có thể thỉnh và thờ tượng Ngài.

Xem thêm:

Cùng chuyên mục

phật tử là gì

Phật Tử là gì? Những ai được gọi là Phật Tử?

Phật tử là gì? Những ai được gọi là Phật tử? Là thắc mắc của rất nhiều người. Thực tế, định nghĩa về Phật tử rất đơn giản và dễ...

Bánh xe Pháp Luân được xem là biểu tượng cho Pháp trong Phật Giáo

Ý nghĩa biểu tượng Bánh Xe Pháp Luân trong Phật giáo

Khi tiếp xúc với đạo Phật, chúng ta thường nghe nhắc đến bánh xe Pháp Luân, đây cũng là một món pháp khí thường được cầm trong tay một số...

xá lợi phật là ai ?

Tôn Giả Xá Lợi Phất Là Ai ?

Tôn Giả Xá Lợi Phất là một trong những vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôn Giả Xá Lợi Phất và Tôn Giả Mục Kiền...

Trì tụng thần chú 100 âm sẽ giúp tịnh hóa bệnh tật, phiền não, chướng ngại

Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát là ai? Hình tượng và ý nghĩa thờ cúng

Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát là vị Bồ Tát truyền thống trong Phật Giáo Đại Thừa, nổi tiếng với khả năng tịnh hóa, tiêu trừ ác nghiệp, giúp tâm...

khất thực là gì ? vì sao sư thầy đi khất thực

Khất Thực Là Gì ? Vì Sao Sư Thầy Đi Khất Thực

Trong cuộc sống có đôi lúc chúng ta sẽ thấy các vị sư Thầy thường đi khất thực, trợ duyên. Trên tay các Ngài ôm một bình bát, đi chân...

Trong Kim Cang Thừa, giác ngộ chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc nhất định

Giác ngộ là gì? Ý nghĩa của giác ngộ trong Phật giáo

Giác ngộ là một trong những thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến trong Phật Giáo. Được xem là đỉnh cao của tiềm năng phát triển của con người, cũng...

Ẩn