Hiểu về danh xưng và cách xưng hô trong Phật giáo

Tìm hiểu về 2 tượng Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ Hộ Pháp

Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát là ai? Hình tượng và ý nghĩa thờ cúng

Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát là vị Bồ Tát truyền thống trong Phật Giáo Đại Thừa, nổi tiếng với khả năng tịnh hóa, tiêu trừ ác nghiệp, giúp tâm trí an tĩnh, tự tại. Hình tượng của Ngài thường được mô tả với thân sắc trắng, đầu đội mũ Ngũ Phật, trong tay là Chày Kim Cương tượng trưng cho Phật tính. Thần chú 100 âm của Kim Cang Tát Đỏa vô cùng thông dụng, được khuyến khích trì tụng cho mọi pháp môn. 

Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát là ai?

Kim Cang Tát Đỏa trong tiếng Phạn là Vajrasattva, dịch nghĩa là Chấp Kim Cương, Kim Cương Thủ, Trì Kim Cương, là thành viên quyến thuộc của Đại Nhật Như Lai. Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát là vị Bồ Tát được nhắc đến nhiều trong Phật Giáo Đại Thừa, nhất là các trường phái theo Kim Cương thừa và Mật chú. Các kinh điển nhắc đến Ngài nhiều nhất là Kim Cang Đảnh là Kinh Đại Nhật.

Kim Cang Tát Đỏa là vị Bồ Tát được biết đến với khả năng tịnh hóa ác nghiệp
Kim Cang Tát Đỏa là vị Bồ Tát được biết đến với khả năng tịnh hóa ác nghiệp

Theo tiếng Phạn, Vajra nghĩa là kim cương, tượng trưng cho trí tuệ tính không. Thể hiện cho việc bản chất tâm giác ngộ của mỗi người không bao giờ bị hủy hoại bởi bất kỳ loại phiền não nào. Còn từ Sattva tượng trưng cho từ bi, thể hiện tấm lòng từ bi, yêu thương chúng sinh vô lượng. Dịch âm của Kim Cang Tát Đỏa là Phộc Nhật-La Tát Đỏa, có nghĩa là Dũng Mãnh Hữu Tình. Một số danh xưng khác có thể kể đến như Trì Kim Cương, Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát, Trì Kim Cương Cụ Tuệ Giả, Nhất Thiết Như Lai Phổ Hiền…

Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát nổi tiếng với khả năng tịnh hóa. Thần chú của Ngài được xem là có khả năng tịnh hóa nghiệp chướng, mang lại bình an, giúp người trì tụng hướng đến giác ngộ. Nhiều tài liệu cho rằng, Kim Cang Tát Đỏa là hiện thân của trăm bộ Phật, Ngài là bậc tối thắng chủ của một trăm Phật bộ.

Vajra-satva (Kim Cương Tát Đỏa), trước đây được dịch là Mật Tích, Bí Mật Chủ, được hiểu là Dạ Xoa Vương, trong tay cầm chày Kim Cương hộ vệ cho Đức Phật và còn được gọi là Kim Cương Thủ. Có tài liệu cho rằng, Dạ Xoa là Thân Ngữ Ý mật của Như Lai, chỉ có Phật mới có thể biết, các Bồ Tát cũng không thể thấu rõ.

Kim Cương Tát Đỏa Bồ Tát trong tay cầm chày Kim Cương, thuộc Kim Cương Bộ, được xem là thân hóa hiện Phẫn Nộ của Bồ Tát Đại Thế Chí. Được xếp vào cùng nhóm với Văn Thù và Quan Âm Bồ Tát, lần lượt đại diện cho 3 đặc tính là Trí Tuệ, Lực Lượng và Từ Bi… thường được xưng là Đại Lực Kim Cương Thủ.

Theo điển tịch khác, Khi Tỳ Lô Giá Na Phật (Đại Nhật Như Lai) nhập vào Phổ hiền Tam Muội thì sinh ra Kim Cương Tát Đỏa. Do đó, Kim Cương Tát đỏa thuộc Phật Bộ, Ngài và Phổ Hiền Bồ Tát là vị Thánh Tôn đồng thể khác tên, còn được gọi là Kim Cương Tâm Bồ Tát.

Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát trong Mật Tông

Trong Mật Tông, Kim Cương Tát Đỏa là vị Phật chủ về Tịnh hóa, là vị Phật uy quyền nhất trong tất cả chư Phật, Bồ Tát. Kim Cương Tát Đỏa và Đại Nhật Như Lai chính là hai vị giáo chủ của Mật Tông, trong đó, Đại Nhật Như Lai là vị Tổ sư đời thứ nhất, Kim Cương Toát Đỏa là vị tổ sư đời thứ hai.

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát Lưu Ly Vàng KCTD-001
Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát Đá Lưu Ly Vàng Hổ Phách KCTD-001

Theo giáo lý Mật Tông, Đại Nhật Như Lai là vị Phật đã tu thành chính quả (quả địa), cũng là vị thần Bản tôn cao nhất. Còn Kim Cương Tát Đỏa thành tựu trong quá trình tu luyện, kế thừa tinh thần của Tỳ Lô Giá Na Phật và tiếp nối tinh thần này đến vô cùng.

Ngài đứng đầu chư Phật thuộc bộ Kim Cương, ngụ tại Kim Cương pháp giới cung, được Tỳ Lô Giá Na Phật đích thân truyền thụ Mật thừa. Theo Kinh Đại Nhật, Vajrasattva được nhắc đến trong chương đầu tiên, Ngài là thượng thủ của những vị đã đến viếng Tỳ Lô Giá Na Phật để học Pháp.

Kim Cang Tát Đỏa có sức mạnh và uy lực mạnh mẽ, lời thệ nguyện giác ngộ của Ngài cũng vô cùng độc đáo, khác biệt so với các vị Phật khác. Ngài là hiện thân của trăm bộ Phật, ngũ bộ Phật và hết thảy Như Lai. Đồng thời cũng là bậc Tối thắng chủ của trăm Phật bộ, độc nhất vô nhị, không giống với bất kỳ bản tôn nào khác.

Hình tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát

Thông thường, Đức Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát được mô tả với thân sắc trong suốt như thủy tinh, tượng trưng cho bản tánh thanh tịnh vô nhiễm, có thể tinh lọc mọi nghiệp chướng. Đầu Ngài đội mũ Ngũ Phật trang nghiêm, tóc búi trên đỉnh và tỏa ra hai vai. Trong tay trái là chuông Kim Cương đặt trên đầu gối, tay phải là Chùy Kim Cương năm chĩa đặt trước ngực. Thân có đầy đủ thiên y, châu báu an lạc, các thứ báu thân trang nghiêm như Báo Thân Phật.

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát Lưu Ly Trắng KCTD-002
Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát Đá Lưu Ly Trắng KCTD-002

Điểm đặc trưng riêng của Kim Cang Tát Đỏa là Chày Kim Cương trong tay phải được đặt ở giữa luân xa tim của Ngài. Đây là pháp bảo thể hiện thệ nguyện kiên cường, vững chắc. Chày Kim Cương trong Phật giáo là món pháp bảo biểu trưng cho Phật tính. Kim Cương có nghĩa là bất hoại, rực rỡ, đầy uy lực, không thể bị cắt rời, phá hủy.

Năm chĩa của Chày Kim Cương biểu thị cho Ngũ bộ Như Lai, trong đó:

  • Chĩa ở giữa biểu tượng cho Đại Nhật Như Lai
  • Ở phương Đông là Bất Động Minh Vương Như Lai
  • Chĩa ở phương Tây là Vô Lượng Quang Phật (Phật A Di Đà)
  • Ở phương Nam là Đức Phật Bảo Sinh
  • Ở phương Bắc là Bất Không Thành Tựu Phật

Đồng thời, hoa sen tám cánh tượng trưng cho tám Đại Bồ Tát và Bát chánh Đạo. Hoa sen còn đại diện cho tâm Bồ đề, tám cánh sen tượng trưng cho tám Phật Mẫu là Phật Mẫu Chuẩn Đề, Tha Vô Năng Thắng Mẫu, Kim Cương Luyện Mẫu, Bảo Độ Mẫu và Câu Tác Tỏa Linh Tứ Môn Mẫu.

Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát thường được thể hiện trong tư thế kiết già Kim Cương, an tọa trên Nguyệt Luân Hoa Sen. Ngài là biểu trưng cho tâm bồ đề thanh tịnh, sự an tịnh sẵn có của chúng sinh.

Ý nghĩa của việc thờ Tát Đỏa Bồ Tát

Kim Cang Tát Đỏa là vị Bồ Tát truyền thống chính thống trong truyền thống Phật giáo Đại Thừa, Kim Cang Thừa và Mật Chú Thừa. Ngài được thờ phụng rộng rãi trong Mật Tông, việc thờ Bồ Tát và trì tụng thần chú 100 âm của Ngài được xem là vô cùng trọng yếu. Có thể giúp người tu tập xóa bỏ mê mờ, tịnh hóa nghiệp chướng và thuận lợi hơn trên con đường tu tập.

Trì tụng thần chú 100 âm sẽ giúp tịnh hóa bệnh tật, phiền não, chướng ngại
Trì tụng thần chú 100 âm sẽ giúp tịnh hóa bệnh tật, phiền não, chướng ngại

Việc thờ phụng bất kỳ vị Phật, Bồ Tát nào trong Phật Giáo xuất phát từ sự thành tâm đều giúp chúng ta tăng trưởng phước báu. Đồng thời, dựa vào hình tướng và ánh sáng trí tuệ của các Ngài mà tu tập, giúp bản thân ngày càng tăng tiến, ngày càng tiến bộ. Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát có lòng từ bi vô lượng, Ngài đã để lại chân ngôn để chúng sinh có thể thanh lọc nghiệp chướng, đoạn trừ phiền não, đập tan sân hận, từ đó vững vàng hơn trong con đường tu tập Phật pháp, hướng đến giác ngộ.

Khi tu hạnh Bồ Tát, ngài đã phát nguyện rằng bất kỳ ai đọc thần chú của Ngài thì Ngài sẽ gánh nghiệp xấu cho người đó. Lời nguyện như sau:

Trong tương lai, khi ta chứng đắc Phật quả Toàn hảo, nguyện cho những ai phạm phải ngũ trọng tội với quả báo nhãn tiền, hoặc bất kỳ ai bị bể giới nguyện Tam muội da, đều được tịnh hóa hoàn toàn mọi hành động tổn hại và sự hủy phạm giới nguyện nếu nghe được tên ta, niệm tưởng đến ta hay nhất tâm trì tụng Chân ngôn Trăm âm, chân ngôn tối thắng uy lực trong hết thảy mật chú!

Chừng nào chưa thành tựu như vậy, ta nguyện còn trong luân hồi sinh tử! Nguyện ta sẽ thị hiện trước tất cả những ai lỡ hủy phạm và bể giới để tịnh hóa cho mọi bệnh tật, phiền não, chướng ngại!”

Kim Cang Tát Đỏa là người kế tục của Kim Cương hữu tình, sở hữu trí tuệ vĩ đại, có khả năng tinh lọc, diệt trừ hết thảy phiền não của tâm trí, khi dung hợp với tính không bát nhã có thể giúp người tu tập ngộ được Phật Pháp, dễ dàng thực hiện các kỹ thuật huyền bí hơn. Thờ Kim Cang Tát Đỏa và trì tụng thần chú của Ngài càng nhiều càng tốt, nếu có thể nhập thất tu trì lại càng tốt hơn.

Thần chú của Đức Kim Cang Tát Đỏa

Kim Cang Tát Đỏa Bách Tự Chú là thần chú bắt buộc thực hành với bất kỳ hành giả nào thuộc trường phái Mật Tông, là thực hành sơ bộ để giúp tiêu trừ nghiệp xấu.

Thần chú Kim Cang Tát Đỏa

Thần chú của Bồ Tát Kim Cang Tát Đỏa có 100 âm tiết, có khả năng ảnh hưởng tích cực với những người thường xuyên đưa ra các quyết định sai lầm, có khuynh hướng ngớ ngẩn.

Thần chú Kim Cang Tát Đỏa bản tiếng Phạn:

Thần chú Kim Cang Tát Đỏa

Thần chú Kim Cang Tát Đỏa được chỉnh sửa:

Phiên bản ngắn: OM VAJRASATTVA HUM

Dịch nghĩa thần chú Kim Cang Tát Đỏa như sau:

“Kính ngưỡng Đức Vajrasattva, xin Ngài bảo vệ bổn nguyện.

Khi ngài Vajrasattva hiện trước mặt con, xin hãy quả quyết với con rằng ngài đại hỷ với con.

Xin hãy dưỡng dục con với tất cả tấm lòng

Xin hãy yêu thương con tha thiết vô cùng

Xin hãy ban cho con thành công trong mọi sự

Và xin hãy cho tâm con được an tịnh nhất trong mọi hành động. 

Hỡi Đức Thế Tôn! Kim Cương của Tất cả Như Lai! Xin Ngài đừng bỏ con!

Xin Ngài hãy là Kim Cương Thủ, Ngài của Đại Bổn Nguyện.”

Một bản dịch khác về ý nghĩa thần chú này như sau:

Xin chào Vajrasattva! Ngài đã tạo ra sức mạnh tâm linh theo lời nguyện của mình, với những hành động thánh thiện mong muốn giải thoát chúng sinh khỏi chu kỳ sinh tử. Dù điều gì xảy ra trong cuộc sống của tôi, hạnh phúc hay đau khổ, tốt hay xấu, thì tôi vẫn giữ cho tâm trí luôn vui vẻ, thanh thản và không bao giờ bỏ cuộc, nhưng xin hãy hướng dẫn tôi!

Hãy cho tôi tiến gần hơn với Vajra của tất cả chư Phật, cho tôi khả năng nhận ra bản chất cuối cùng của hiện tượng. Xin hãy thanh lọc tâm trí tôi, phát triển những phẩm chất tốt đẹp trong tôi, đạo đức và hạnh phúc. Thật tuyệt vời, người Thầy của tôi!

Cách thực hành thần chú

Trước khi trì tụng thần chú Kim Cang Tát Đỏa, người thực hành cần xác định mục đích của việc trì tụng là tịnh hóa ác nghiệp, tiêu trừ chướng ngại nhằm giúp nhận được gia trì từ chư Phật. Tiến hành thực hiện sau các bước dưới đây:

  • Bước 1:  Ngồi tư thế liên hoa, thẳng lưng và hít vào một hơi thật sâu. Quán tưởng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát, nghĩ rằng ta sắp tịnh hóa cho bản thân và chúng sinh, từ đó tiến hành cầu nguyện với Bồ Tát. Ngài ở trên đỉnh đầu, thân sắc cầu vồng, từ luân xa của ngài là từ “Hum” bao quanh bởi thần chú.
  • Bước 2: Có thể chọn câu ngắn hoặc câu dài để tụng chú đều được, nếu có thể tụng được bằng tiếng Phạn thì càng tốt. Số lần đọc tùy thuộc vào khả năng của mỗi người.
  • Bước 3: Quán tưởng có dòng cam lồ tuôn chảy từ Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát đến và hòa tan vào đỉnh đầu ta, lan tỏa khắp thân thể ta. Quán tưởng mọi ác nghiệp của bản thân chảy ra ở dạng chất lỏng màu đen.
  • Bước 4: Tự hứa với bản thân rằng sẽ cố gắng không phạm ác hạnh nữa
  • Bước 5: Có thể tụng thêm bất cứ bài cầu nguyện nào hoặc nguyện cho hết thảy chúng sinh sống hạnh phúc mà không phạm bất cứ ác hạnh nào.

Khi tụng thần chú Kim Cang Tát Đỏa thì cần phải sám hối, ăn năn hối lỗi và cố gắng thay đổi, cố gắng trở thành một người tốt hơn. Ánh sáng của Vajrasattva du nhập vào chúng ta, cố gắng an trụ trong cảnh giới ánh sáng của ngài trở nên không phân biệt với thân khẩu ý của chúng ta càng lâu càng tốt.

Lợi ích của việc trì tụng

Thần chú Vajrasattva thường được sử dụng trong việc thực hành Pháp Ngondro hay để thực hành sơ khởi nhằm thanh lọc những phiền não của tâm trí. Thần chú này giúp làm sạch nghiệp chướng, giúp tâm trí được khai mở, có sự tĩnh lặng từ đó thuận lợi hơn trong việc phát triển các hoạt động giác ngộ.

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát Lưu Ly Vàng KCTD-001
Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát Lưu Ly Vàng KCTD-001

Thần chú này được xem là có khả năng tịnh hóa nghiệp chướng, mang đến sự tĩnh tặng cho tâm trí, loại bỏ các sân hận, ảo tưởng, tham lam làm ô nhiễm tâm trí. Không chỉ vậy, nó còn giúp thay đổi những người có khuynh hướng ngớ ngẩn, hay đưa ra các quyết định sai lầm, thường có các suy nghĩ tiêu cực. Thần chú của Ngài giúp tiêu trừ bệnh tật, lầm lỗi, tội chướng mà chúng ta thường mắc phải, giúp người tụng trở nên minh mẫn hơn.

Bất kỳ ai, dù tu tập Pháp môn nào thì cũng nên trì tụng thần chú Kim Cang Tát Đỏa trăm âm. Khi trì tụng thì tất cả lỗi lầm sẽ được tiêu trì, có chư tôn hộ pháp gia trì ủng hộ. Nương nhờ oai thần lực của Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát mà giải trừ nghiệp chướng, có bước tiến trong việc tu tập hay đơn giản là có năng lực tự mình thay đổi cuộc sống của chính mình theo hướng tích cực hơn.

Một số lưu ý khi thờ và thực hành thần chú Kim Cang Tát Đỏa

Kim Cang Tát Đỏa thường được nhắc đến trong Kim Cang Đảnh và Kinh Đại Nhật. Trong Mandala Kim Cang Giới, Ngài được đặt ở hướng Đông, gần với cõi ngự trị của A Súc Bệ Như Lai. Khi thờ và thực hành thần chú của Ngài, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Dù thờ bất kỳ vị Phật, Bồ Tát nào, chúng ta đều cần phải có sự thành tâm và lòng tôn kính. Chỉ thờ khi thật sự hiểu, có mong muốn được học hỏi theo hạnh nguyện của các Ngài.
  • Không thờ Bồ Tát chỉ vì muốn được che giấu điều bất lương hay vì thấy người khác thờ nên bản thân cũng thỉnh về thờ mà chưa hiểu ý nghĩa của việc thờ Ngài là gì.
  • Thần chú Kim Cang Tát Đỏa nếu được đọc hàng ngày sẽ giúp tịnh hóa, thanh lọc nghiệp chướng, giúp người thực hành tiến bộ hơn trên con đường tu hành.
  • Một số người lúc mới đọc thần chú này thấy vui vẻ, hạnh phúc nhưng sau đó lại gặp một số chuyện xấu và bệnh tật. Cho rằng do đọc thần chú mà gặp điều xui xẻo là không đúng. Lý do là việc đọc thần chú chỉ giúp giảm nhẹ nghiệp, chứ không thể xóa hết ác nghiệp do bản thân gây ra.

Trên đây là một số thông tin về Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát và cách thực hành thần chú của Ngài mà bạn có thể tham khảo. Trì tụng chú Kim Cang Tát Đỏa sẽ giúp chúng ta diệt trừ phiền não, loại bỏ ác nghiệp, tích lũy phước báu, mang đến sự an vui, hạnh phúc cho cuộc sống. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về bị Bồ Tát này và có cách trì tụng thần chú cho phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Phật Di Lặc hợp với tuổi nào là thắc mắc chung của nhiều người

Phật Di Lặc hợp với tuổi nào, mệnh nào trong 12 con giáp?

Tượng Phật Di Lặc không chỉ được thờ rộng rãi trong Phật Giáo mà còn có ý nghĩa quan trọng trong phong thủy, được nhiều người thờ cúng để được...

phật tử là gì

Phật Tử là gì? Những ai được gọi là Phật Tử?

Phật tử là gì? Những ai được gọi là Phật tử? Là thắc mắc của rất nhiều người. Thực tế, định nghĩa về Phật tử rất đơn giản và dễ...

Bánh xe Pháp Luân được xem là biểu tượng cho Pháp trong Phật Giáo

Ý nghĩa biểu tượng Bánh Xe Pháp Luân trong Phật giáo

Khi tiếp xúc với đạo Phật, chúng ta thường nghe nhắc đến bánh xe Pháp Luân, đây cũng là một món pháp khí thường được cầm trong tay một số...

khất thực là gì ? vì sao sư thầy đi khất thực

Khất Thực Là Gì ? Vì Sao Sư Thầy Đi Khất Thực

Trong cuộc sống có đôi lúc chúng ta sẽ thấy các vị sư Thầy thường đi khất thực, trợ duyên. Trên tay các Ngài ôm một bình bát, đi chân...

Trong Kim Cang Thừa, giác ngộ chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc nhất định

Giác ngộ là gì? Ý nghĩa của giác ngộ trong Phật giáo

Giác ngộ là một trong những thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến trong Phật Giáo. Được xem là đỉnh cao của tiềm năng phát triển của con người, cũng...

Đại lễ Phật Đản là ngày gì? Ý nghĩa và ngày tổ chức

Lễ Phật Đản là ngày kỷ niệm Phật đản sanh, người đã có công cứu thế và phổ độ chúng sanh thoát khỏi kiếp luân hồi. Đây là một trong...

Ẩn