Hiểu về danh xưng và cách xưng hô trong Phật giáo

Tìm hiểu về 2 tượng Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ Hộ Pháp

Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Đại lễ Phật Đản là ngày gì? Ý nghĩa và ngày tổ chức

Lễ Phật Đản là ngày kỷ niệm Phật đản sanh, người đã có công cứu thế và phổ độ chúng sanh thoát khỏi kiếp luân hồi. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng trong đạo Phật, giúp những người theo đạo có thể tỏ lòng thành kính và tri ân đối với Đức Phật.

Lễ Phật đản là ngày lễ lớn nhất trong Phật giáo, có ý nghĩa quan trọng đối với phật tử
Lễ Phật đản là ngày lễ lớn nhất trong Phật giáo, có ý nghĩa quan trọng đối với phật tử

Đại lễ Phật Đản là gì? Lịch sử của ngày lễ này

Phật nghĩa là thức tỉnh hay giác ngộ. Đức Phật Thích Ca được xem là Đức Phật tối cao trong Phật giáo. Theo lịch sử Phật giáo, Đức Phật được sinh ra trong gia đình hoàng tộc với tư cách là Thái tử Tất Đạt Đa, con trai của Đức vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Da. Ngài được sinh tại tại vườn Lâm Tỳ Ni vào ngày trăng tròn tháng Vesak, năm 563 trước Công nguyên. Sau đó, Ngài được nuôi dưỡng ở thủ đô Kapilavastu của Shakya (hiện tại là Tilaurakot ở Nepal hoặc Piprahwa ở Ấn Độ). Vào ngày Ngài sinh ra, đã có người tiên đoán rằng Ngài sẽ trở thành một vị thầy giác ngộ.

Mặc dù là Thái tử nhưng Ngài đã rất lo lắng về chế độ đẳng cấp bất công cùng với những sự thật phũ phàng về sinh – lão – bệnh – tử. Chính điều này đã thôi thúc Ngài rời khỏi cung điện và bắt đầu cuộc tìm kiếm tâm linh. Sau sáu năm tu hành, năm 35 tuổi Ngài đã giác ngộ và niết bàn thành Phật dưới gốc cây bồ đề tại Bodhgaya (là Ấn Độ ngày nay). Lúc này, Ngài đã có được cái nhìn sâu sắc về bản chất Duyên khởi, nhận ra vòng luân hồi sinh tử là do nghiệp báo.

Khi còn sống, Đức Phật chỉ tiến hành giảng giải giáo lý ở vùng Đông Bắc Ấn Độ cổ đại. Đến năm 80 tuổi, Ngài qua đời ở Kushinagar (Ấn Độ). Học trò của Ngài kế thừa di sản của Ngài và tiếp tục truyền bá tôn giáo đi rộng rãi khắp nơi. Tất cả các phẩm chất trí tuệ và lòng từ bi của Đức Phật đã được ghi lại trong cuốn Đại sư Hsing Yun (Cuộc đời của Đức Phật).

Thái tử Tất Đạt Đa được gọi là Phật Thích Ca hay Tất Đạt Đa Cồ Đàm, là người đã sáng lập ra giáo lý và tôn giáo của Phật giáo. Chúng đệ tử của Đức Phật xem Ngài là vị thầy giác ngộ, người đạt được quả Phật viên mãn và là người giúp chúng sinh thoát khỏi mọi khổ đau. Đại lễ Phật Đản hay còn gọi là Đại lễ Vesak, là một trong 3 sự kiện lớn trong đạo Phật. Đại lễ Phật Đản là ngày kỷ niệm sự ra đời, giác ngộ và nhập niết bàn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Ý nghĩa ngày Đại lễ Phật Đản

Đức Phật xuất hiện trên thế gian này với lòng đại bi vô tận. Đức Phật hiểu rõ, tất cả chúng sinh đều có đủ khả năng giác ngộ và đầy đủ đức tướng trí tuệ. Vì thế, Ngài đã đản sinh để phổ độ cho tất cả các chúng sanh đang chìm đắm trong đau khổ. Tiến hành tu tập theo Phật pháp sẽ giúp con người thoát khỏi kiếp đau khổ trầm luân. Ngày Đại lễ Phật Đản có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước theo Phật giáo và những người đi theo Phật giáo. Đây là dịp để phật tử trên khắp thế giới tưởng nhớ và dâng lòng thành kính tri ân đến Đức Phật.

Vào ngày đại lễ Phật Đản, phật tử sẽ được thực hiện một số hoạt động nhằm vinh danh tam bảo là Phật – Pháp – Tăng. Các hoạt động thường diễn ra vào ngày này là dâng hương, nghe thuyết giảng,… Ngoài ra, Phật tử còn được thực hiện một số hoạt động thiện nguyện khác như từ thiện, tặng quà, phóng sanh,.. để hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Bên cạnh việc hộ trì cúng dường Tam bảo, đây còn là cơ hội để truyền đạt những giáo lý tốt đẹp đến mọi người xung quanh, giúp họ bớt đi các tính xấu để cùng nhau sống bình an và hạnh phúc. Mục đích của những việc làm này là giúp tâm tính trở nên nhẹ nhàng hơn, hiểu hơn về những đạo lý mà đạo mang lại, ứng dụng đạo lý vào cuộc sống hàng ngày.

Ngày Đại lễ Phật Đản được tổ chức nhằm mục đích kỷ niệm ngày Phật ra đời
Đại lễ Phật Đản được tổ chức nhằm mục đích kỷ niệm ngày Phật ra đời

Ngày đại lễ Phật Đản có ý nghĩa đặc biệt đối với những người theo đạo Phật. Ở một số quốc gia như Thái Lan, Campuchia, Hàn Quốc, Nepal,… người dân còn được nghỉ vào ngày đại lễ này. Với những người có tâm, họ sẽ tích cực làm việc tốt giúp tích đức và phổ độ chúng sanh. Những người có hoàn cảnh khó khăn sẽ được giúp đỡ và được chia sẻ niềm vui.

Hiện nay, ngày lễ Phật Đản đã trở thành ngày kỷ niệm quan trọng nhất trong truyền thống Phật giáo ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Phật tử tổ chức ngày này nằm mục đích tôn vinh Đức Phật và tỏ lòng biết ơn đối với Đức Phật – người đã phổ độ chúng sinh và giúp chúng sinh thoát khỏi khổ đau. Đồng thời, đây còn là cơ hội để quý phật tử tưởng nhớ lại hành trình 80 năm nơi trần thế của Đức Phật, nhắc nhở bản thân phải kiên trì và nỗ lực trong việc tu tập để tìm thấy chân tâm tự tánh và bản lai diện mục.

Ngày tổ chức đại lễ Phật Đản?

Ngày lễ Phật Đản đã diễn ra hơn hai nghìn năm qua, được Phật tử trên khắp thế giới tổ chức hằng năm nhằm mục đích ghi nhận sự ra đời của Thái tử Tất Đạt Đa – người sáng lập ra Phật giáo (một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới). Ngày tổ chức lễ Phật Đản được xác định dựa vào ngày sinh của Đức Phật. Dựa theo truyền thống Nam tông và Bắc tông mà quan niệm tổ chức ngày lễ Phật Đản sẽ có sự khác nhau. Cụ thể là:

Đại lễ Phật Đản theo Phật giáo Nam tông và Phật giáo Tây tạng

Phật giáo Nam tông chính là Phật giáo Nguyên thủy. Ngày tổ chức đại lễ Phật Đản theo tông phái này sẽ giữ nguyên theo ngày tháng năm sinh của Đức Phật, chính là ngày trăng tròn của tháng Vesak. Vì thế, ngày lễ Phật Đản sẽ được tổ chức vào ngày trăng tròn đầu tiên trong năm theo lịch Ấn Độ.

Thông thường, ngày trăng tròn tháng Vesak sẽ rơi vào tháng 5 dương lịch. Nhưng cũng có năm có hai ngày trăng tròn trong một tháng (ví dụ như năm 2007). Ở trường hợp này, một số nơi sẽ tổ chức đại lễ vào ngày trăng tròn đầu tiên(1/5) và một số nơi sẽ tổ chức vào ngày trăng tròn thứ hai (31/5).

Vì thế, ngày tổ chức đại lễ Phật Đản theo Phật giáo Nam tông sẽ không cố định mà có sự thay đổi dựa vào văn hóa ở các vùng. Đồng thời, cách tính Phật lịch ở mỗi quốc gia là khác nhau nên năm Phật lịch cũng sẽ có sự khác nhau.

Đại lễ Phật đản theo Phật giáo Bắc tông

Đây là tông Phật giáo phát triển nên còn được gọi là Phật giáo hiện đại. Cách tính ngày Phật Đản theo phái Bắc tông sẽ hơi khác so với phái Nam tông. Phật giáo Bắc tông chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung hoa nên ngày Đức Phật đản sinh sẽ được tính theo lịch Trung Hoa, cụ thể là ngày 8/4 âm lịch hàng năm. Vì thế, các quốc gia chịu ảnh hưởng của Phật giáo Bắc tông sẽ tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch hàng năm. Ví dụ như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,…

Nhưng trong ngày Đại hội Phật thế giới tổ chức tại Colombo (25/5 – 8/6/1950), 26 phái đoàn Phật giáo đã thống nhất và quyết định tổ chức ngày Đại lễ Phật đản vào rằm tháng 4 âm lịch hàng năm.

Ngày tổ chức Đại lễ Phật đản thường diễn ra vào rằm tháng tư hàng năm
Ngày tổ chức Đại lễ Phật đản thường diễn ra vào rằm tháng tư hàng năm

Ngày Phật Đản Quốc tế Vesak

Vào ngày 28/10/1997, đại biểu của 34 nước trên thế giới đã trình ý kiến lên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về việc quyết định ngày Phật đản sinh trở thành ngày Đại lễ Vesak. Ngày 12/11/1999, Liên Hiệp Quốc đã thông qua và công nhận ngày trăng tròn tháng 5 hàng năm là ngày Phật đản. Ngày này đã trở thành ngày thiêng liêng đối với Phật tử, nêu cao tinh thần thực hiện lời dạy của Đức Phật là từ bi – hòa bình – thiện tâm.

Từ năm 1999 trở đi, tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc ở New York và nhiều nơi khác trên thế giới đã lấy ngày trăng tròn tháng 5 hàng năm để tổ chức ngày lễ Phật Đản Quốc tế Vesak. Việt Nam cũng đã hai lần tổ chức lễ hội Phật Đản Quốc tế thành công tốt đẹp, cụ thể là vào năm 2007 và 2014.

Lễ Phật Đản được tổ chức như thế nào?

Việc tổ chức ngày Đại lễ Phật Đản sẽ có sự khác nhau giữa các quốc gia. Tuy nhiên, mục đích chung của ngày này đều là tôn vinh Đức Phật là tỏ lòng biết ơn đối với Đức Phật. Ở một số quốc gia, người dân sẽ thực hiện một số nghi thức tu tập trong Phật giáo để kỷ niệm này như ăn chay, niệm phật, làm điều tốt,… Cụ thể là:

  • Tại Ấn Độ và Nepal, người dân sẽ mặc đồ màu trắng và lên tịnh xá ăn chay niệm phật.
  • Các quốc gia Châu Á sẽ thả đèn hoa đăng để cầu nguyện, tổ chức diễu hành xe hoa, tụng niệm kinh Phật một cách trang nghiêm. Tại Hàn Quốc còn tổ chức lễ hội đèn hoa sen tại Yeon Deung Hoe.
  • Chính phủ Sri Lanka nghiêm cấm bán thịt, bán rượu và sát sanh vào ngày này.

Trong ngày lễ Phật Đản, các loài động vật sẽ được con người phóng sinh, chấm dứt việc cầm tù và tra tấn, trả chúng về với tự do. Đồng thời, động vật cũng bị hạn chế giết mổ một cách nhiều nhất. Hành động phóng sanh trong Phật giáo được xem như là một sự giải thoát cho chúng sanh.

+ Ngày Đại lễ Phật Đản tại Việt Nam: Ở nước ta, Đại lễ Phật Đản sẽ được tổ chức trong một tuần, bắt đầu từ ngày 8/4 – 15/4 âm lịch hàng năm. Tất cả các chùa trên cả nước cùng với Phật tử đều nô nức tổ chức ngày này. Nhà sư sẽ tiến hành cầu nguyện, trình bày các bài phát biểu giúp con người suy ngẫm về cuộc đời của chính họ. Dưới chân các điện thờ sẽ được đốt hương và trình bày lễ vật.

Ngày lễ Phật Đản tại Hội An (Đà Nẵng) sẽ được diễn ra với các hoạt động sau:

  • Tất cả các chùa đều được trang hoàng lộng lẫy và lễ sẽ được thực hiện tại chùa Pháp Bảo
  • Ban đêm sẽ tiến hành diễu hành từ chùa Pháp Bảo về phía phố cổ
  • Đèn lồng và hoa sen sẽ được đặt ở ven sông để làm lễ vật
  • Tiến hành trao tặng quà cho người nghèo

>> Tham khảo: 13+ Mẫu tượng Phật Đản Sanh đẹp cao cấp nhất

Những việc nên làm vào ngày lễ Phật Đản

Con người nên làm việc thiện và tiến hành tu tâm vào ngày đại lễ Phật đản
Con người nên làm việc thiện và tiến hành tu tâm vào ngày đại lễ Phật đản

Vào ngày lễ Phật Đản, chúng ta nên thực hành điều Phật dạy giúp duy trì tâm an lạc, tích đức cho bản thân và giải trừ nghiệp báo. Một số việc nên làm vào những ngày này là:

  • Ăn chay niệm Phật: Phật tử nên ăn chay và không được sát sanh vào những ngày này để tích đức cho con cháu. Nếu sát sanh quá nhiều sẽ bị luân hồi và chịu quả báo.
  • Lau dọn nhà cửa và bàn thờ: Nên dọn dẹp bàn thờ và nhà cửa sạch sẽ trong ngày kỷ niệm Phật đản sinh để thể hiện lòng thành tâm của bản thân.
  • Nghe giảng đạo: Vào những ngày này bạn có thể đi chùa để làm công quả hoặc nghe sư thầy giảng giải về giáo lý Phật pháp. Việc làm này có tác dụng nuôi dưỡng tâm lành và chiêm nghiệm về hành động của bản thân. Có thể tiến hành nghi thức tắm Phật để cầu bình an cho bản thân va gia đình.
  • Vệ sinh làng xóm: Vào ngày Phật Đản, quý phật tử cũng có thể tham gia làm các công tác xã hội có ý nghĩa như bảo vệ môi trường, dọn dẹp khu vực sinh sống,…
  • Làm việc thiện: Tham gia hoạt động thiện nguyện để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn. Đây là việc làm thể hiện sự từ bi độ lượng và tương thân tương ái giữa con người với con người.

Đại lễ Phật Đản là ngày lễ lớn đối với những người theo đạo Phật và có ý nghĩa rất to lớn đối với những người con của Phật. Thông qua ngày lễ này, con người có thể nhìn nhận lại bản thân để sửa đổi tính xấu và duy trì tâm tính tốt. Điều này có tác động rất lớn đối với quá trình tu tập của Phật tử, giúp giải trừ bớt nghiệp báo và thoát khỏi con đường luân hồi.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Trong Kim Cang Thừa, giác ngộ chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc nhất định

Giác ngộ là gì? Ý nghĩa của giác ngộ trong Phật giáo

Giác ngộ là một trong những thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến trong Phật Giáo. Được xem là đỉnh cao của tiềm năng phát triển của con người, cũng...

khất thực là gì ? vì sao sư thầy đi khất thực

Khất Thực Là Gì ? Vì Sao Sư Thầy Đi Khất Thực

Trong cuộc sống có đôi lúc chúng ta sẽ thấy các vị sư Thầy thường đi khất thực, trợ duyên. Trên tay các Ngài ôm một bình bát, đi chân...

Trì tụng thần chú 100 âm sẽ giúp tịnh hóa bệnh tật, phiền não, chướng ngại

Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát là ai? Hình tượng và ý nghĩa thờ cúng

Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát là vị Bồ Tát truyền thống trong Phật Giáo Đại Thừa, nổi tiếng với khả năng tịnh hóa, tiêu trừ ác nghiệp, giúp tâm...

Thánh Tăng Sivali là ai? Thờ cúng Ngài có ý nghĩa gì?

Thánh tăng Sivali là vị Thánh đệ tử tài lộc nhất ở thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đây là vị thánh đắc đạo A La Hán trẻ tuổi...

Tên gọi Quán Tự Tại Bồ Tát thực ra là một danh xưng khác của Quan Âm Bồ Tát

Quán Tự Tại Bồ Tát là ai? Ý nghĩa hình tượng Quan Âm Tự Tại

Quan Thế Âm Bồ Tát có rất nhiều hóa thân khác nhau, tên gọi Quán Tự Tại Bồ Tát thực ra là một trong những danh xưng khác của Ngài....

Cúng dường là gì? Ý nghĩa của việc cúng dường Tam Bảo

Cúng dường là một trong những phương thức tu tập quan trọng dành cho đệ tử Phật môn. Việc cúng dường Tam bảo cần phải xuất phát từ tâm để...

Ẩn