Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Nguyên tắc đặt bàn thờ Phật và gia tiên cần lưu ý

Mùa an cư kiết hạ là vào tháng mấy? Có ý nghĩa gì?

Quán Tự Tại Bồ Tát là ai? Ý nghĩa hình tượng Quan Âm Tự Tại

Quan Thế Âm Bồ Tát có rất nhiều hóa thân khác nhau, tên gọi Quán Tự Tại Bồ Tát thực ra là một trong những danh xưng khác của Ngài. Theo Bát Nhãn Tâm Kinh, tên gọi này xuất phát từ Pháp môn tu tập của Ngài. Hình tượng Quan Âm Tự Tại được thể hiện với dáng vẻ ung dung, không gò bó khuôn phép, tự do giải thoát.

Quán Tự Tại Bồ Tát là ai?

Quán Tự Tại Bồ Tát nghe có vẻ xa lạ nhưng thực chất đây là danh xưng khác của Quan Thế Âm Bồ Tát. Quan Thế Âm Bồ Tát có đến 33 ứng thân, thiên biến vạn hóa, khi hiện thế ở hình dáng này, khi hiện thế ở hình tướng khác. Danh hiệu này của Ngài có ý nghĩa là chỉ cần bạn biết quán chiếu chính mình, nhận ra rõ ràng chính bản thân thì giờ phút đó bạn đã được thành tựu tự tại rồi.

Tên gọi Quán Tự Tại Bồ Tát thực ra là một danh xưng khác của Quan Âm Bồ Tát
Tên gọi Quán Tự Tại Bồ Tát thực ra là một danh xưng khác của Quan Âm Bồ Tát

Tên gọi Quán Tự Tại xuất phát từ chính pháp môn mà Quan Âm Bồ Tát tu tập. Theo kinh Bát Nhã Tâm, với tên gọi Quán Tự Tại thì “Quán” là chiếu, tức là trí tuệ thấy suốt lẽ có không; “Tự Tại” là tự do, cũng là quả giải thoát mà Ngài đã đạt được. Quán Tự Tại chính là xem xét, nhìn lại chính mình, thấy rõ bản thân, nhận thấy năm uẩn đều là giả tạm, không có tự tính và ngộ ra điều này sẽ có thể vượt qua khổ đau.

Trong tiếng Phạn, tên của Quan Âm Bồ Tát là AVALOKITEŚVARA.AVA, trong đó, LOKITE là có nghĩa là có khả năng nhìn thấy được mọi nơi trên đời. ŚVARA là vị chúa tể có quyền năng hành xử mọi việc một cách tự do. Và toàn bộ tên gọi của Ngài có nghĩa là vị Bồ Tát thực hành Trí Tuệ bát nhãn, có thể nghe thấy, quan sát thấy Đương Thể Tức Không ở trình độ thâm sâu, không bị chướng ngại bởi những điều giả dối, biết rõ căn cơ của chúng sinh.

Vì sao lại gọi là Quán Tự Tại Bồ Tát?

Quán Tự Tại Bồ Tát là vị Bồ Tát có khả năng quan sát, lắng nghe, thấy được tất cả công đức hợp lại với chúng sinh và các Pháp tự do tự tại. Ngài có năng lực cứu độ, giúp chúng sinh rời xa khổ nạn, có được sự an nhiên, hoan hỉ, an lạc trong cuộc sống. Với hạnh nguyện cứu độ tất cả chúng sinh, Ngài đã hiện thân làm Quán Thế Âm Bồ Tát và thường trụ ở thế giới Ta Bà.

Tên gọi Quán Tự Tại Bồ Tát còn xuất phát từ pháp môn mà Ngài tu tập. Ngài là vị Bồ Tát quán rõ các Pháp trên thế gian, Ngài có thể điều dụng được toàn bộ Danh Pháp ở trên thế gian. Tất cả các Pháp trên thế gian đều là huyễn hóa, được Quán Tự Tại Bồ Tát điều dụng một cách vô ngại đến quả Tự Tại. Ngài cũng biết được căn cơ của hết thảy chúng sinh, đồng thời sự giáo hóa chúng sinh của Ngài cũng đạt đến tự tại.

Quán Tự Tại Bồ Tát được biết đến là vị Bồ Tát có uy lực xem xét, có đầy đủ năng lực để cứu độ, bảo hộ chúng sinh. Ngài cũng có đầy đủ sự Bi trí, đại diện cho tinh thần đại Bi của Phật giáo, sự giáo hóa của Ngài đạt đến Tự Tại nên được gọi là Quán Tự Tại Bồ Tát.

Ngoài ra, theo kinh Bát Nhã Ba La Mật, Quán Âm Bồ Tát có 32 ứng hóa hiện thân, sau lại thêm 33 hóa thân nữa theo tín ngưỡng dân gian và tư tưởng hóa độ lục đạo pha trộn tạo ra. Hồng danh Quán Tự Tại của Ngài là danh xưng để chỉ các bậc Giác hữu tình tu pháp môn Quán chiếu để hoàn thành Tuệ giác siêu việt. Cũng có thể hiểu, danh hiệu này là để chỉ vị Bồ Tát quán đạt tự tại, đạt đến cảnh giới Lý Sự Vô Ngại.

Ghi chép về Quán Tự Tại Bồ Tát trong kinh

Theo Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Quán Tự Tại Bồ Tát, trong vô lượng kiếp quá khứ đã đắc quả vị Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai. Có đại bi nguyện lực vì muốn làm duyên khởi phát tất cả các hạnh Bồ Tát, giúp chúng an lạc, yên vui, thuần thục mà hiện thân thành Bồ Tát. Do đó, hết thảy chúng sinh, chư vị Bồ Tát, Phạm Vương, Đế Thích, Long Thần cần cung kính, không được khinh mạn.

Theo Bát Nhã Tâm Kinh, tên gọi Quán Tự Tại Bồ Tát dựa trên pháp môn tu luyện của Ngài. Giải thích danh xưng này của Ngài theo kinh này như sau: Quán là chiếu, tức trí tuệ thông suốt lẽ có không và “tự tại” là tự do, tức là chỉ cho kết quả giải thoát đã đạt được. Trong vô lượng kiếp hành Lục độ, ngày nay đạt được kết quả viên mãn. Kết quả này là nhờ vào trí tuệ quán chiếu, tạo thành mười thứ tự tại.

Quán Tự Tại Bồ Tát, khi quán chiếu vào thâm sâu chính mình và nhận thấy rằng, năm uẩn đều là giả tạm, không có tự tính, Ngài ngộ ra được điều này và vượt qua mọi đau khổ, ách nạn. Mười thứ tự tại mà Ngài đạt được bao gồm:

  • Tâm tự tại không nhiễm sinh tử
  • Trí tự tại hiểu rõ tất cả các lời nói ngôn ngữ
  • Pháp tự tại gồm khế lý, khế kinh, khí cơ do tuệ mà được
  • Nghiệp tự tại: Chỉ làm điều thiện đồng thời khuyến khích mọi người cùng làm
  • Giải thoát tự tại: Có thể biến hóa tùy ý do nhẫn mà có được
  • Sinh tự tại: Tùy theo mong muốn mà thọ sinh, do giữ giới mà có được
  • Thần lực tự tại: Thần thông tối thắng do định mà được
  • Nguyện tự tại: Muốn gì được nấy do tinh tiến mà được
  • Thọ tự tại: Tuổi thọ có thể kéo dài theo mong muốn
  • Tài tự tại: Tiền của dư dả do hạnh bố thí mà có được.

Hình tượng Quán Tự Tại Bồ Tát

Quán Tự Tại Bồ Tát thực tế là một trong những danh xưng của Quán Âm Bồ Tát. Có rất nhiều câu chuyện về tiền thân của Ngài, có tài liệu cho rằng Ngài là thái tử Bất Huyền, con trai trưởng của chuyển luân vương Vô Tránh Niệm (Phật A Di Đà sau này). Có tài liệu nói trong vô lượng kiếp trước, Ngài là công chúa Diệu Thiện, phải trải qua nhiều trắc trở mới trở thành Quan Thế Âm Bồ Tát.

Quán Tự Tại Bồ Tát thường được thể hiện với dáng ngồi thong dong, tự tại
Quán Tự Tại Bồ Tát thường được thể hiện với dáng ngồi thong dong, tự tại

>> Mời tham khảo: +79 Mẫu Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát Đẹp Từ Bi

Dù ở kiếp nào, Ngài cũng đã phát nguyện rằng trong thời gian tu hạnh Bồ Tát, nếu có chúng sinh nào gặp nguy khốn, khổ não, không ai cứu độ, không nơi nương tựa, chỉ cần nhất tâm tụng xưng danh hiệu Ngài. Ngài sẽ quán chiếu âm thanh đó, từ đó giúp chúng sinh thoát khỏi khổ đau, có được cuộc sống an lạc, bình yên.

Quan Thế Âm Bồ Tát có nhiều hóa thân khác nhau. Có khi được thể hiện trong hình dạng Liên Hoa Thủ, trong tay cầm cành sen hồng. Có khi được trình bày ở dạng Sư Tử Hống Quán Tự Tại. Với hình tướng là một Dược Sư, hai mắt nhìn bệnh nhân, con mắt giữa tập trung chẩn bệnh, trong tay là đao trừ tà và bình sắc thuốc. Hình tướng phổ biến nhất là ở dạng bạch y hành giả, thân mặc trang phục trắng, trong tay là tịnh bình và nhành dương liễu.

Trong khi đó, hình tượng Quán Tự Tại Bồ Tát khác với các hình tướng thường gặp. Các tôn tượng Quán Tự Tại Bồ Tát thường thể hiện Ngài ở tư thế ngồi trên tòa sen, trên đám mây, dáng vẻ ung dung tự tại. Dáng ngồi Ngài vô cùng tùy ý, toát lên sự thong dong, tự do, giải thoát, không gò bó khuôn phép. Đôi khi, tôn tượng Ngài cũng được thể hiện khá giống hình tượng Quán Âm Bồ Tát thông thường, trong tay là tịnh bình và cành dương liễu. Tuy nhiên, vẫn giữ được dáng vẻ ung dung tự tại, thoải mái tự do.

Ý nghĩa của việc thờ Quán Tự Tại Bồ Tát

Quán Tự Tại Bồ Tát là vị Bồ Tát không bị trói buộc, không khuôn phép do không dính mắc, nhờ không đi theo thói quen, bản tính tiềm năng, mọi thứ luôn tự nhiên. Do chúng ta quen với quá nhiều thứ nên hình thành thói quen nếu thiếu chúng sẽ dẫn đến khó tự tại. Nếu muốn không tự tại thì phải tập bỏ dần các thói quen ở thân lẫn thói quen ở tâm.

Quán Tự Tại Bồ Tát, ngài có khả năng nghe hết qua các âm thanh của thế gian, không để bất cứ một thanh âm nào bị che mờ, không bị ngăn ngại. Ngài được chứng phép nhĩ căn viên thông, có hạnh nguyện từ bi vô lượng, là chỗ dựa tâm hồn cho những chúng sinh đang chới với trong bể khổ, cảm thấy cuộc sống của mình ngột ngạt, phiền phức, quá nhiều phiền toái. Họ cần có sự tĩnh tâm, cần được chở che, cảm thông và bảo hộ.

Thờ Phật, Bồ Tát trước hết là để chúng ta có thể nương nhờ hình tướng của các Ngài mà tu tập. Vì tâm chúng ta vẫn còn dễ dao động, không kiên định nên phải nhờ việc thờ các Ngài để nhắc nhở bản thân giữ vững bản tâm, từ đó ngày càng tinh tiến hơn. Không chỉ vậy, thờ Phật, Bồ Tát còn là cách để tích lũy phước báu, được hưởng ánh sáng trí tuệ của các Ngài.

Riêng với Quán Tự Tại Bồ Tát, chúng ta ngày ngày đảnh lễ, tụng xưng danh hiệu Ngài có thể giúp ta cảm nhận được sự ung dung, nhẹ nhàng, tự do tự tại của Ngài. Từ đó cảm ngộ được sự tự tại trên con đường tu hành, dễ dàng buông bỏ những sợi dây xiềng xích vô hình trói buộc. Việc thờ tôn tượng Ngài được xem là một biểu pháp tốt, giúp chúng sinh phản tỉnh bản thân, biết được làm thế nào phải sống cho phải đạo.

Pháp môn tu hành của Ngài là quán chiếu, xem xét. Do đó, khi thờ Ngài, chúng ta cũng phải tự quán chiếu, quan sát, xem xét chính mình để có thể “chiếu kiến ngũ uẩn giai không”. Đây cũng là điều đầu tiên mà người tu hành cần làm, chính là tự soi xét, quán chiếu và sám hối, xem mình mắc lỗi ở đâu thì sửa đổi, không nên chỉ nhìn và chấp nhặt lỗi lầm của thế gian.

Việc thờ Quán Tự Tại Bồ Tát còn giúp chúng ta có được sự tự tại trong tâm, có được cuộc sống an lạc, nhẹ nhàng. Có cách đối nhân xử thế phù hợp, luôn cảm thấy mọi khó khăn nghịch cảnh trở nên dễ tiếp nhận hơn, dù khó khăn cũng sẽ mỉm cười đón nhận. Những người sống ung dung tự tại thường thu hút được rất nhiều người bởi sự thoải mái, vô tư của họ. Họ cũng là người dễ thấy suốt được những thứ vô thường, dễ từ bỏ thói quen dẫn đến cái khổ và dễ đạt được sự viên mãn.

Một số lưu ý khi thờ Quán Tự Tại Bồ Tát

Thờ Bồ Tát là để chúng ta nương theo hình tướng, hạnh nguyện của Ngài mà tu tập, từ đó có được sự an nhiên, bình yên trong cuộc sống. Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, các Ngài luôn sẵn lòng cứu độ chúng sinh, một lòng thành tâm, tôn kính, thờ phụng sẽ giúp chúng ta tránh được tai vạ, hiểm nguy, đoạn trừ được phiền não. Khi thờ Bồ Tát thì cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Người thờ cúng phải một lòng tôn kính, thành tâm khi thờ Bồ Tát. Đồng thời cũng cần khởi phát lòng từ bi, thực hành bố thí để giúp tích lũy phước báu cho bản thân.
  • Tuyệt đối không thờ Phật, thờ Bồ tát chỉ vì muốn được ban phước trừ họa, che giấu những điều bất lương.
  • Bàn thờ Phật, Bồ Tát cần đặt ở nơi trang nghiêm, yên tĩnh, có đầy đủ tượng thờ và các vật phẩm thờ cần thiết. Tùy theo điều kiện gia đình mà bố trí bàn thờ, không nhất thiết phải quá long trọng, chỉ cần đủ lễ, thể hiện được lòng thành là được.
  • Để thờ Quán Tự Tại Bồ Tát, gia chủ cần chuẩn bị bàn thờ, chọn tượng thờ rồi khai quang cho tượng. Sau đó chọn ngày tốt, giờ tốt thỉnh tượng về an vị lên bàn thờ là được.
  • Trong quá trình thờ cúng, cần thay trà nước, hoa quả thường xuyên. Vào các ngày lễ lớn trong Phật giáo, ngày vía Quan Âm thì có thể dâng mâm lễ cúng là đồ chay. Tuyệt đối không cúng đồ mặn trên bàn thờ Phật, Bồ Tát.

Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp thắc mắc Quán Tự Tại Bồ Tát là ai và ý nghĩa của việc thờ Ngài. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có cách hiểu đúng về vị Bồ Tát này.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Thánh Tăng Sivali là ai? Thờ cúng Ngài có ý nghĩa gì?

Thánh tăng Sivali là vị Thánh đệ tử tài lộc nhất ở thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đây là vị thánh đắc đạo A La Hán trẻ tuổi...

Đại lễ Phật Đản là ngày gì? Ý nghĩa và ngày tổ chức

Lễ Phật Đản là ngày kỷ niệm Phật đản sanh, người đã có công cứu thế và phổ độ chúng sanh thoát khỏi kiếp luân hồi. Đây là một trong...

Trong Kim Cang Thừa, giác ngộ chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc nhất định

Giác ngộ là gì? Ý nghĩa của giác ngộ trong Phật giáo

Giác ngộ là một trong những thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến trong Phật Giáo. Được xem là đỉnh cao của tiềm năng phát triển của con người, cũng...

Cúng dường là gì? Ý nghĩa của việc cúng dường Tam Bảo

Cúng dường là một trong những phương thức tu tập quan trọng dành cho đệ tử Phật môn. Việc cúng dường Tam bảo cần phải xuất phát từ tâm để...

Phật Mẫu Chuẩn Đề là vị Bồ Tát được đặc biệt tôn sùng

Tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề: Ý nghĩa và cách thờ cúng

Phật Mẫu Chuẩn Đề là một trong 3 vị Phật Mẫu thuộc Biến Tri Viện, thuộc hàng Bồ Tát, là vị Bồ Tát có thệ nguyện rộng lớn, có tấm...

phân biệt chùa, tịnh xá, tịnh thất, thiền viện, tự viện, am

Phân biệt Chùa, Tịnh Xá, Tịnh Thất, Thiền Viện, Tự Viện, Am

Chùa, tịnh xá, tịnh thất, thiền viện, tự viện, am là những cơ sở Phật giáo gắn liền với đời sống văn hóa tôn giáo tín ngưỡng của người Việt...

Ẩn