Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Nguyên tắc đặt bàn thờ Phật và gia tiên cần lưu ý

Mùa an cư kiết hạ là vào tháng mấy? Có ý nghĩa gì?

Tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề: Ý nghĩa và cách thờ cúng

Phật Mẫu Chuẩn Đề là một trong 3 vị Phật Mẫu thuộc Biến Tri Viện, thuộc hàng Bồ Tát, là vị Bồ Tát có thệ nguyện rộng lớn, có tấm lòng từ bi vô lượng. Phật Mẫu Chuẩn Đề chuyên hộ trì Phật Pháp và cứu độ, bảo hộ cho chúng sinh, hay hộ mệnh để chúng sinh giải ngộ Phật Quả nên còn được xem là “mẹ của các Phật”.

Phật Mẫu Chuẩn Đề là ai?

Phật Mẫu Chuẩn Đề, trong tiếng Phạn là Cundì  hay Cundi Bodhisattva, được biết đến như một Bhagavati, tức là mẹ của chư Phật – nữ thần trong Ấn Độ giáo. Ngài còn có các tên gọi khác như  Thất Câu Đê Phật Mẫu, Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề hay Thất Câu Chi Phật Mẫu. Là vị Bồ Tát được đặc biệt tôn sùng trong các trường phái Phật giáo Mật Tông.

Phật Mẫu Chuẩn Đề là vị Bồ Tát được đặc biệt tôn sùng
Phật Mẫu Chuẩn Đề là vị Bồ Tát được đặc biệt tôn sùng

Trong tiếng Phạn, tên của Ngài là Cundi, nghĩa là Thanh tịnh, Năng hành và thành thực, tức là vị Bồ Tát trí tuệ sâu xa, thệ nguyện lớn, có năng lực bảo hộ, hộ mệnh mang đến lợi ích lớn cho chúng sinh. Ngài có tấm lòng từ bi vô lượng, hay tế độ, hộ mệnh chúng sinh để chúng sinh chứng ngộ Phật quả, luôn yêu thương chúng sinh như người mẹ yêu con nên được gọi là Phật Mẫu.

Trong Mật Tông, Ngài được xếp vào Quan Âm Bộ, là một trong 6 vị Quan Âm của Phật Giáo. Trong Tạng Giới Mạn Đà La, Ngài là một trong 3 vị Phật Mẫu thuộc Biến Tri Viện. Trong Kim Cương Giới mạn Đà La, Ngài có danh hiệu Kim Cương Hộ Bồ Tát. Đồng thời cũng là một trong 4 vị Bồ Tát thân cận của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Theo Liên Hoa Bộ, Chuẩn Đề Bồ Tát trong Quán Âm Bộ ở cánh Hoa Đông Bắc trong Trung Đài Bát Diệp Viện. Chủng tử của Ngài là BU, đặc trưng bởi tâm tính thanh tịnh. Trong Phật Bộ theo Hiện Đồ Thai Tạng giới Mạn Đà La, Ngài biểu thị cho tâm tính thanh tĩnh, cho đức năng sinh của chư Phật và là khuôn mẫu sinh ra các Phật tử.

Hình tượng của Phật Mẫu Chuẩn Đề

Phật Mẫu Chuẩn Đề cũng là một vị Bồ Tát trong Phật giáo Đại Thừa. Thường được nhắc đến nhiều trong Kim Cương Thừa và xếp ngang hàng với Quán Thế Âm Bồ Tát. Hình tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề rất dễ bị nhầm lẫn với Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát (Phật Bà nghìn mắt nghìn tay). Tuy nhiên, hai vị Bồ Tát này hoàn toàn khác nhau, không phải là một.

Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề ngụ tại cung trời Sắc Cứu Cánh, là tầng trời cao nhất trong Tứ thiền thiên. Hình tượng của Ngài thường được mô tả ở thân nữ, có nhiều tay, trong tay có nhiều pháp khí. Trên đầu Ngài đội mão Hoa Quang, trên mão hiện hóa 5 vị Như Lai.

Tại Trung Quốc, tượng Ngài được mô tả là đầu đội Định Ấn, thân có 4 cánh tay, tay trái thứ nhất để trước eo, tay trái thứ hai cầm Bảo Châu. Tay phải thứ nhất cầm chày Độc Cổ, tay phải thứ hai nâng cao, ngón cái và các ngón khác vịn nhau.

Tại Tây Tạng, tượng của Ngài cũng được thể hiện ở dạng nhiều tay như 4 tay, 6 tay, 14 tay hay 18 tay. Với tượng 4 tay thì hai tay dưới đặt trên rốn, cầm bình bát trong tay. Tay phải thứ 2 bắt Thí Vô Úy ấn, tay trái thứ 2 co trước ngực, trong tay là hoa sen.

Ý nghĩa của tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề

Trong các tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề, tượng 18 tay là mẫu tượng được thờ rộng rãi nhất hiện nay. Tượng có thân sắc màu vàng điểm quang trắng, xung quanh tỏa hào quang ngồi kiết già trên tòa sen. Trong đó, màu vàng tượng trưng cho Thai Tạng Giới, màu trắng tượng trưng cho Kim Cương Giới. Đồng thời màu trắng vàng còn có ý nghĩa biểu thị cho Đức Năng Sinh của chư Phật.

Ngài có 3 con mắt gồm Tuệ Nhãn, Pháp Nhãn và Phật Nhãn. Ba con mắt này tượng trưng cho ý nghĩa “ba đế chẳng dọc chẳng ngang, nhất như bình đẳng”, ánh mắt hiền từ mà sắc sảo như quán chiếu khắp mười phương. Trên đầu là mão Hoa Quang, hóa hiện 5 vị Như Lai.

Tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề trang nghiêm, tỏa hào quang sáng rực. Toàn thân Ngài có 18 cánh tay, mỗi cánh tay đều có vòng xuyến khảm xà cừ và nhiều pháp khí. Các pháp khí này biểu thị cho các Tam Muội Gia. Cụ thể:

  • Hai tay trên cùng: Kết ấn Chuẩn Đề như đang thuyết pháp
  • Tay phải thứ 2 cầm Pháp khí Thí Vô úy, tay trái cầm Phan như ý
  • Hai cánh tay thứ ba, một tay cầm hoa sen, tay kia cầm gươm báu
  • Hai cánh tay thứ tư, một tay cầm chuỗi Hạt Ni Ma bảo châu, tay kia cầm sợi dây Kim Cang
  • Hai cánh tay thứ năm, một tay cầm la-ca quả, tay kia cầm sợi dây Kim Cang
  • Hai cánh tay thứ sáu, một tay cầm Búa, tay kia cầm Xa Luân
  •  Hai cánh tay thứ bảy, một tay cầm Thiết Cau, tay kia cầm Pháp-loa
  • Hai cánh tay thứ tám, một tay cầm bình như ý, tay kia cầm chày Kim Cang
  • Hai canh tay thứ chín, một tay cầm cuốn kinh Bát Nhã Ba La Mật, tay kia cầm một xâu chuỗi dãi.

Phật Mẫu Chuẩn Đề an tọa trên đài sen, phía dưới là hai vị Long Vương ủng hộ. Những pháp khí như móc câu, búa, chày, thiết cau… trong tay Ngài là những Pháp Bảo khí vật hung dữ, thể hiện sức mạnh, khả năng hàng phục những chúng sinh cang cường, những chướng ngại ảnh hưởng đến việc tu tập và giúp họ quay hướng Chánh Pháp.

Trong khi đó, những pháp bảo như dải lụa, hoa sen, ngọc như ý, hộp kinh… tượng trưng cho những thánh tài Phật Pháp mà Ngài ban phát cho chúng sinh. Đây là phương tiện để chúng sinh tu tập giải thoát sau khi được hàng phục.

Các pháp khí khác nhau trong tay Ngài có công năng nhiệm màu. Chúng vừa biểu thị cho uy lực vĩ đại, năng lực hàng trừ ma chướng vừa thể hiện cho khả năng hỗ trợ, hộ trì, bảo vệ những người lập chí tu học để đạt được Phật Quả.

Ý nghĩa của việc thờ Chuẩn Đề Bồ Tát

Theo kinh Chuẩn Đề Đại Minh Đà La Ni, Phật Mẫu Chuẩn Đề thật ra là một trong những hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngài thị hiện trong sáu đường sinh tử, chuyên hộ trì Phật Pháp. Không chỉ vậy, Ngài còn hộ mạng những chúng sinh có thọ mạng ngắn ngủi, trí tuệ kém cỏi, thân mang nhiều nghiệp chướng, nhiều bệnh tật.

Phật Mẫu Chuẩn Đề
Tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề có thể được thể hiện với hình tướng 8 tay

Ngài là vị Bồ Tát đại từ đại bi, có công năng vi diệu, có khả năng bạt trừ vọng huyễn sinh tử, mang đến nhiều lợi ích cho chúng sinh. Hình tướng Ngài được mô tả khác nhau nhưng nhìn chung đó chính là biểu tượng của quang minh, của sự tốt đẹp. Nếu ai chiêm vọng, trì niệm, quán tưởng, thường xuyên đảnh lễ đến thuần thục thì sẽ nhận được phước báu vô lượng, có ngày đạt được thành tựu.

Ngài tượng trưng cho sự tinh khiết, là khuôn mẫu sinh ra chư Phật và Bồ Tát, cũng là mẹ của tất cả các vị trong Liên Hoa Bộ. Danh hiệu của Ngài, theo “Nhị khóa hiệp giải” thì do thời quá khứ có bảy trăm ức Bồ tát chứng quả Vô thượng Bồ đề từ việc tu Pháp môn Chuẩn Đề Tam Muội nên Ngài được gọi là Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề.

Việc thờ, cúng dường Phật Mẫu và tụng niệm thần chú của Ngài sẽ giúp chúng sinh có được công đức vô lượng, nương nhờ ánh sáng trí tuệ của Ngài mà tu tập, thành tựu Phật Quả. Bài chú của Ngài còn có khả năng thanh tịnh, giúp cá nhân được giải thoát, được chư thiên thủ hộ. Không những việc bản thân người tụng và người nhà sẽ không có bệnh khổ, mọi việc được hanh thông.

Thần chú Chuẩn Đề

Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề có sức mạnh vượt trội, có tác dụng khai mở trí tuệ Bát Nhã, giúp người trì tụng được may mắn, gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống. Tuy nhiên, loại thần chú này chỉ linh nghiệm với người có tâm hướng Phật, có phúc đức và một lòng tôn kính Chuẩn Đề Bồ Tát.

Bài chú Phật Mẫu Chuẩn Đề

Bài chú Chuẩn Đề ngắn gọn như sau:

Có thể trì tụng bằng tiếng Việt với bài kệ 4 câu sau:

“Khể thủ quy y Tô tất đế

Đầu diện đảnh lễ Thất cu chi

Ngã xưng tán Đại Chuẩn Đề

Duy nguyện từ bi thùy gia hộ

Nam mô tát đa nẫm tam miệu, tam bồ đề câu chi nẫm đát điệt tha. Úm, chiết lệ, chủ lệ, Chuẩn đề ta bà ha.”

Dịch nghĩa là:

“Cúi đầu lạy pháp Tô tất đế

Chân thành đảnh lễ bảy ức Phật

Con nay ca ngợi Đức Đại Chuẩn Đề

Xin Ngài duỗi lòng từ bi gia hộ”

Lợi ích của việc trì tụng chú Chuẩn Đề

Tụng niệm thần chú Phật Mẫu Chuẩn Đề rất phổ biến ở các vùng Đông Á và Phật giáo Tây Tạng. Tại Trung Quốc, người ta thường tụng chú này để xin Bồ Tát hoàn thành mong muốn của mình, có thể cầu thành công trong sự nghiệp, hài hòa trong các mối quan hệ hay hôn nhân tốt đẹp.

Không những việc, người tụng thần chú này đến sẽ nhận được phước báu lớn. Người tụng niệm chú này 800.000 lần sẽ giúp loại bỏ các nghiệp xấu, được ban phước tương ứng với công đức được tích lũy. Đồng thời sẽ luôn được sinh ra trong cõi người, cõi trời, được chư thiên bảo vệ, không phải tái sinh vào những con đường ác.

Gia đình của người đó cũng sẽ không có phiền muộn, tai họa, lời nói của họ được tín thọ, cuộc sống được suôn sẻ, tốt lành. Nếu niệm 200.000 lần sẽ có thể mơ về các vị Phật, Bồ Tát. Thần chú cũng giúp trừ bỏ những bùa ngải, ma thuật đen do người khác hãm hại.

Người kiên trì, thành tâm tụng niệm thần chú Chuẩn Đề khi đến ngày thọ chung sẽ được thác sinh ở chỗ thiện duyên, được hưởng phước đức đời đời. Không chỉ vậy, còn giúp người niệm không gặp tai nạn, trộm cướp, chiến thắng được các cuộc tranh chấp, gặp thuận lợi trong công việc.

Trích lời Đức Phật Thích Ca về công dụng của chú Chuẩn Đề như sau:

“Nếu có tỳ khưu, tỳ khưu ni, ưu bà tắc, ưu bà di nào thọ trì đọc tụng thần chú này mãn 80 vạn biến thì những tội ngũ vô gián đã tạo từ vô lượng kiếp đến nay hết thảy đều được tiêu diệt. Sanh ra chỗ nào cũng gặp chư Phật và Bồ Tát, đời sống tư sanh tùy ý, đầy đủ, đời đời thường được xuất gia, trì đủ luật nghi tịnh giới của Bồ Tát, thường sanh nhơn thiên, không đọa ác thú, thường được chư thiên thủ hộ.

Nếu có những người tại gia nam nữ thường trì tụng thì nhà kẻ ấy không có khổ não tai ương, bịnh khổ. Ra đường làm việc gì đều được hanh thông, nói ra lời gì đều được tín thọ.

Nếu tụng thần chú này mãn 10 vạn biến trong chiêm bao thấy được chư Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác tự thấy trong miệng mửa ra vật đen. Nếu có ngũ nghịch tội thì không được thấy những hảo mộng như vậy. Nếu tụng mãn 70 vạn biến thì sẽ thấy được những tướng như trước cho đến mộng thấy mửa ra sắc trắng như sữa, cơm, vân vân thời phải biết người đó tội diệt, được tướng thanh tịnh”

Cách thỉnh và thờ tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề

Để thờ Phật Mẫu Chuẩn Đề tại gia, trước hết, gia chủ cần chuẩn bị bàn thờ Phật, Bồ Tát ở vị trí phù hợp. Có thể chọn bàn thờ treo nhỏ hoặc bàn thờ đứng thông thường đều được, lưng bàn thờ tựa vào tường mặt hướng ra cửa chính, cửa sổ hoặc ban công. Trước mặt bàn thờ cần phải thông thoáng, sạch sẽ, yên tĩnh.

Sau khi đã chọn được vị trí bàn thờ, tiến hành chọn thỉnh tượng Chuẩn Đề Bồ Tát phù hợp. Nên chọn tượng được làm từ chất liệu bột đá cao cấp ở những cửa hàng đồ thờ chuyên nghiệp. Tượng thờ phải thể hiện được thần thái của Bồ Tát, tránh chọn những tượng nứt vỡ. Sau khi chọn được tượng thì có thể gửi vào chùa để các sư thầy làm lễ khai quang điểm nhãn.

Tiếp đó, gia chủ chọn ngày tốt, giờ tốt để bày biện mâm lễ, rước tượng về làm lễ an vị Phật. Trong quá trình rước tượng thì đi một mạch từ nơi rước về nhà, đặt thẳng tượng lên bàn thờ, không ghé nơi khác. Tượng Bồ Tát đã được an vị có thể thờ cúng bình thường. Vào ngày thường, gia chủ chỉ cần thay trà nước, hoa quả là được. Vào các ngày rằm, mồng 1, ngày lễ quan trọng trong Phật giáo, ngày vía Phật Mẫu Chuẩn Đề (16/3 âm lịch) thì nên ăn chay, dâng cúng mâm lễ chay.

Gia chủ thờ Phật, Bồ Tát cần một lòng tín Phật, tuyệt đối không nên phỉ báng Tam Bảo. Đồ cúng Phật phải là đồ chay, thanh tịnh, không cúng đồ hỏng, đồ héo, đồ mặn. Đồng thời, cần siêng hành thiện tích đức, thực hành bố thí, giúp đỡ người khó khăn để tích lũy công đức cho bản thân. Đặc biệt, vào ngày vía Phật Mẫu Chuẩn Đề, cần tránh sát sinh, nên phóng sinh, bố thí.

Bồ Tát vì thương chúng sinh nên trước Đức Phật đã tuyên nói thần chú của mình để giúp chúng sinh tu tập, giải trừ các nghiệp cho chúng sinh. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mọi người hiểu hơn về Phật Mẫu Chuẩn Đề, hình tướng và cách tụng niệm thần chú của Ngài.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Cúng dường là gì? Ý nghĩa của việc cúng dường Tam Bảo

Cúng dường là một trong những phương thức tu tập quan trọng dành cho đệ tử Phật môn. Việc cúng dường Tam bảo cần phải xuất phát từ tâm để...

Tên gọi Quán Tự Tại Bồ Tát thực ra là một danh xưng khác của Quan Âm Bồ Tát

Quán Tự Tại Bồ Tát là ai? Ý nghĩa hình tượng Quan Âm Tự Tại

Quan Thế Âm Bồ Tát có rất nhiều hóa thân khác nhau, tên gọi Quán Tự Tại Bồ Tát thực ra là một trong những danh xưng khác của Ngài....

Thánh Tăng Sivali là ai? Thờ cúng Ngài có ý nghĩa gì?

Thánh tăng Sivali là vị Thánh đệ tử tài lộc nhất ở thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đây là vị thánh đắc đạo A La Hán trẻ tuổi...

phân biệt chùa, tịnh xá, tịnh thất, thiền viện, tự viện, am

Phân biệt Chùa, Tịnh Xá, Tịnh Thất, Thiền Viện, Tự Viện, Am

Chùa, tịnh xá, tịnh thất, thiền viện, tự viện, am là những cơ sở Phật giáo gắn liền với đời sống văn hóa tôn giáo tín ngưỡng của người Việt...

Ngày vía Phật có ý nghĩa đặc biệt trong Phật giáo

Ngày vía Phật là gì? Những ngày vía Phật trong năm nên biết

Chúng ta thường nghe đến các ngày vía Phật, ngày vía Bồ Tát. Thế nhưng ngày vía Phật là gì, đâu là những ngày vía Phật quan trọng và nên...

Tứ Thánh Quả là gì? Ý nghĩa các quả vị trong Phật giáo

Tứ Thánh Quả là bốn cấp độ giải thoát trong Phật giáo được xếp từ thấp lên cao. Khi chúng sanh chứng được một trong bốn quả Thánh thì sẽ...

Ẩn