Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Nguyên tắc đặt bàn thờ Phật và gia tiên cần lưu ý

Mùa an cư kiết hạ là vào tháng mấy? Có ý nghĩa gì?

Tứ Thánh Quả là gì? Ý nghĩa các quả vị trong Phật giáo

Tứ Thánh Quả là bốn cấp độ giải thoát trong Phật giáo được xếp từ thấp lên cao. Khi chúng sanh chứng được một trong bốn quả Thánh thì sẽ vượt lên sự tầm thường của một con người. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của bốn quả vị Thánh thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Bốn quả vị Thánh trong Phật giáo
Bốn quả vị Thánh trong Phật giáo

Tứ thánh quả là gì?

Tứ Thánh quả là bốn quả vị của hàng Thanh văn thừa (Bốn quả vị Thánh). Đây là bốn cấp độ đạo quả được Phật chỉ ra để đánh giá sự tu chứng của các hành giả. Bốn quả vị này được Đức Phật sắp xếp từ thấp đến cao dựa vào tiêu chuẩn tăng trưởng đạo đức. Cụ thể là:

  • Sơ quả Tu đà hoàn
  • Nhị quả Tư đà hàm
  • Tam quả A na hàm
  • Tứ quả A la hán

Những người tu tập theo Bát Chánh đạo chứng được một trong bốn Thánh quả sẽ được xem là Thánh, người có Thánh tính, có giá trị làm Thánh. Đây là những người vượt qua sự tầm thường của con người. Nếu chúng sanh cung kính cúng dường vị này sẽ có phước đức rất lớn và độ lớn của phước đức cũng sẽ tỉ lệ thuận với cấp bậc chứng ngộ của vị này.

Tiêu chuẩn đánh giá quả vị Thánh khác với tiêu chuẩn của Tứ thiền. Quả vị Thánh sẽ được đánh giá dựa vào mức độ thăng tiến đạo đức thông qua việc phá trừ các kiết sử. Trong khi đó, tiêu chuẩn đánh giá của Tứ thiền là dựa vào mức độ nhập định sâu cạn.

Đức Phật cũng đã đưa ra mối tương quan nhất định giữa Thánh quả và thiền định. Những người nhập định đến được Tứ Thiền và được chứng thêm Tam minh thì sẽ bằng Tứ Thánh Quả (tức là quả vị thứ tư A – La – Hán). Tuy nhiên, những giai đoạn trước đó thì không có bất kỳ mối liên hệ rõ ràng nào.

Ý nghĩa của các quả vị trong Phật giáo

Khi còn sống ở cõi trần, con người nên xả thân vì lợi ích của chúng sanh, thực hành Bồ tát hạnh, tôn kính bậc đáng kính, giữ tâm khiêm hạ,… Nếu làm được những việc này, đến khi đủ duyên thì con người ắt sẽ đắc đạo. Tứ Thánh quả là Bốn quả vị Thánh trong Phật giáo. Kiên trì và nỗ lực sẽ giúp hành giả đạt được những quả ngọt trên con đường tu tập.

1. Sơ quả Tu-đà -hoàn

Sơ quả Tu-đà-hoàn còn được gọi là Nhập lưu hay Thất lai, là bậc bắt đầu nhập vào dòng Thánh. Đây là thánh vị đầu tiên mà Đệ tử Phật nhận được sau khi phá được ba kiết sử Thân kiến, Giới cấm thủ và Nghi.

Người đắc sơ quả Tu-đà -hoàn cần phá bỏ được ba giới kiết sử
Người đắc sơ quả Tu-đà -hoàn cần phá bỏ được ba kiết sử
  • Thân kiến có nghĩa là ích kỷ và vị kỷ. Người chứng được sơ quả này đã mất đi tâm vị kỷ, thay vào đó là có lối sống vị tha tràn đầy. Để chứng được sơ quả này, hành giả phải rèn luyện đạo đức để có tâm vị tha. Sự vắng lặng và niềm an vui trong thiền định sẽ giúp các hành giả gạt bỏ bớt tâm vị kỷ.
  • Giới cấm thủ nghĩa là tâm cố chấp. Người phá được kiết sử này sẽ không còn cố chấp vào lề thói bất hợp lý, quy luật sai lầm, dư luận bên ngoài,… Thay vào đó, họ sẽ làm những điều đúng với Đạo lý của Phật và đúng với mục tiêu giác ngộ. Thiền định cũng sẽ giúp hành giả phá được kiết sử này.
  • Nghi là chưa quyết định chính xác lý tưởng giác ngộ và chưa một lòng tôn kính Phật. Những người chứng được sơ quả này đã xác định tu tập và tôn kính Phật chính là còn đường đi đúng đắn cho bản thân.

Thông thường, chỉ những người đã có kết quả nhất định trong thiền định mới phá bỏ được ba kết sử này. Vì thế, một vị đã chứng được Sơ quả sẽ có trình độ thiền định của Chánh niệm như Sơ thiền, Nhị thiền,… Nhưng một vị chứng Chánh niệm thì chưa chắc đã chứng được quả Thánh. Đồng thời, Thánh quả khác với Thiền định thông qua những điều sau đây:

  • Thánh quả yêu cầu phải có trí tuệ, đạo đức và công đức. Còn Thiền định chỉ cần tâm vắng lặng nhưng phải lấy đạo đức và công đức để làm căn bản.
  • Chứng được vị quả Thánh hầu hết là những người đã hết lòng tôn kính một vị Thánh giác ngộ nào đó từ kiếp xa xưa. Còn thành tựu thiền định thì chỉ đòi hỏi công đức.
  • Những người không đạt được Tứ thiền trong kiếp này hoặc không lập thề ước tu hành đời đời kiếp kiếp với Phật thì sang kiếp sau có thể quên mất và trở lại với kiếp người bình thường, thậm chí là ác đạo. Người chứng Thánh quả sẽ được Phật hứa hẹn giải thoát hoàn toàn ở kiếp sau. Ví dụ, những vị chứng quả Tu đà hoàn chắc chắn sẽ được giải thoát luân hồi và chứng quả A – La – Hán trong 7 kiếp nữa. Khi luân hồi, vị này sẽ không rớt vào ba đường ác mà sẽ sống như người bình thường và tiếp tục tu hành để chứng A – La – Hán.

2. Nhị quả Tư-đà-hàm

Nhị quả Tư-đà-hàm còn gọi là Nhất lại, đây là quả vị thánh thứ hai trong Tứ Thánh quả. Đệ tử Phật môn sẽ đạt được quả vị này sau khi phá xong ba kiết sử, làm mỏng nhạt bớt tâm tham và sân nhưng chưa phá trừ hoàn toàn. Tham và sân ở đây rất vi tế và tiềm tàng, không phải cái tham sân mà ta thường thấy.

Vì thế, Nhị quả Tư-đà-hàm là những vị chưa diệt hết hai kiết sử tham và sân nhưng ta cũng không bao giờ nhìn thấy các vị ấy khởi phát lòng tham và sân hận. Khi đạt được quả Thánh này, hành giả chỉ cần tái sinh trở lại cõi trần một lần nữa trước khi giải thoát và đạt đến quả vị vô sanh.

Người đắc quả Thánh Tư-đà-hàm vẫn phải tái sinh trở về cõi đời thêm một lần nữa
Người đắc quả Thánh Tư-đà-hàm vẫn phải tái sinh trở về cõi đời thêm một lần nữa

3. Tam quả A-na-hàm

Tam quả A-na-hàm còn được gọi là Bất lai. Một vị diệt được năm hạ phần kiết sử là Thân kiến, Giới cấm thủ, Nghi, Tham và Sân thì sẽ được đạt được quả vị Thánh thứ ba. Đồng thời, người chứng được Tam quả A-na-hàm cũng sẽ nhập được Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Thần thông quảng đại,… nhưng chưa phải là Tam Minh Lục Tông nên vẫn bị Đức Phật cấm dùng thần thông.

Lòng tham, hận thù, ganh ghét,… chính là những nguyên nhân khiến chúng sanh bị liên lụy với cõi đời. Khi đã diệt sạch hai kiết sử này thì nhân duyên của hành giả với thế gian sẽ hết. Điều này đã giúp cho những vị chứng quả A-na-hàm không bị tái sinh trở về cõi đời. Thay vào đó, họ sẽ hóa sinh ở cõi Ngũ Bất Hoàn Thiên và tiếp tục tu tập cho đến khi chứng được quả A – La – Hán.

Thân kiến, Giới cấm thủ, Nghi, Tham và Sân là năm điều bất thiện và phi đạo đức. Năm căn này đã khiến chúng sanh trở thành kẻ phàm phu tầm thường và bị giam ở cõi trần. Chỉ những ai thoát được năm điều bất thiện này thì mới đạt được quả vị Thánh và không bao giờ trở lại làm người tầm thường. Tuy nhiên, các vị Thánh này vẫn bị giam giữ bởi năm điều bất thiện vi tế khác khiến họ không thể giải thoát giác ngộ tuyệt đối. Cụ thể là:

  • Sắc ái: Là tâm yêu thích cảnh giới cõi trời cao siêu.
  • Vô sắc ái: Là tâm yêu thích cảnh giới vô sắc. Cảnh giới vô sắc cũng là cõi trời nhưng chỉ còn lại tâm vắng lặng sâu và không còn hình thể.
  • Phóng dật: Những vị chứng ngộ A-na-hàm sẽ có tâm tự mãn nhưng rất vi tế, họ sẽ không hay biết nếu không được Phật cảnh báo. Vì tự mãn nên những vị này vẫn còn tâm chấp giữ và thụ hưởng nên bị Đức Phật chê là phóng dật.
  • Mạn: Một vị A-na-hàm dù rất tự tại nhưng trong tâm vẫn thấy mình hơn chúng sinh nên bị Phật gọi là kiêu mạn. Nếu không được Phật dẫn lối thì họ sẽ không biết đến những lỗi vi tế này.
  • Vô minh: Chỉ những người chứng được quả A – La – Hán với Phật mới cảm nhận được cụm từ vô minh. Chúng ta có thể hiểu, chỉ vì vô minh mà chúng sanh mới chấp ngã và không thể niết bàn.

4. Tứ quả A-la-hán

Người đắc Tứ quả A-la-hán đã giác ngộ hoàn toàn và thoát khỏi kiếp luân hồi
Người đắc Tứ quả A-la-hán đã giác ngộ hoàn toàn và thoát khỏi kiếp luân hồi

A-la-hán còn được gọi Hữu dư Niết-bàn hay Niết-bàn của Tiểu thừa. Đây là quả vị thánh cuối cùng và cũng quả vị cao siêu nhất, họ đã giác ngộ viên mãn và vô ngã hoàn toàn. Sự vĩ đại của một vị A-la-hán là không thể diễn tả, chỉ những người có nhân duyên và trí tuệ mới hiểu được một phần nho nhỏ nào đó.

Một vị A- na-hàm sẽ chứng quả A – La-Hán khi phá được năm kiết sử cuối cùng là sắc ái, vô sắc ái, phóng dật, mạn và vô minh. Đồng thời, người chứng vị A-la-hán cũng sẽ chứng được Tứ thiền và nhập được Diệt tận định Tứ Thánh quả.

Khi bản ngã không còn, A-la-hán sẽ trở thành vũ trụ và hiểu hết tất cả mọi điều trong vũ trụ. Khi bản ngã chấm dứt, A-la-hán sẽ xem mình là toàn thể chúng sanh và yêu thương tất cả chúng sanh. Lúc này, vị A-la-hán sẽ không bị ràng buộc với sức mạnh của luân hồi sinh tử nên sẽ được giải thoát hoàn toàn.

Người chứng A-la-hán là tuyệt đối hoàn hảo, không một thần Thánh nào có thể tìm thấy lỗi ở họ. Đồng thời, họ cũng là người cao siêu đột bật, có đầy đủ Tam Minh Lục Thông. Khi chứng được quả vị này, họ tự tại sử dụng thần thông hợp lý. Tuy nhiên, phước duyên ở mỗi vị A-la-hán là khác nhau nên mức độ Thần Thông cũng sẽ khác nhau.

A-la-hán là vị Thánh tự tại phi thường và không bị cuốn vào luân hồi sinh tử, họ có thể viên tịch vào bất cứ lúc nào. Đức Phật tự xem mình là một vị A-la-hán nhưng do phước duyên viên mãn nên Ngài mới chứng được quả Phật. Vị Thánh chứng được quả Phật sẽ trở nên phi thường hơn quả A-la-hán.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Ngày vía Phật có ý nghĩa đặc biệt trong Phật giáo

Ngày vía Phật là gì? Những ngày vía Phật trong năm nên biết

Chúng ta thường nghe đến các ngày vía Phật, ngày vía Bồ Tát. Thế nhưng ngày vía Phật là gì, đâu là những ngày vía Phật quan trọng và nên...

phân biệt chùa, tịnh xá, tịnh thất, thiền viện, tự viện, am

Phân biệt Chùa, Tịnh Xá, Tịnh Thất, Thiền Viện, Tự Viện, Am

Chùa, tịnh xá, tịnh thất, thiền viện, tự viện, am là những cơ sở Phật giáo gắn liền với đời sống văn hóa tôn giáo tín ngưỡng của người Việt...

Phật Mẫu Chuẩn Đề là vị Bồ Tát được đặc biệt tôn sùng

Tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề: Ý nghĩa và cách thờ cúng

Phật Mẫu Chuẩn Đề là một trong 3 vị Phật Mẫu thuộc Biến Tri Viện, thuộc hàng Bồ Tát, là vị Bồ Tát có thệ nguyện rộng lớn, có tấm...

Phật Như Lai Đại Nhật là ai? Hình tượng và thờ cúng

Phật Như Lai Đại Nhật có ý nghĩa rất quan trọng đối với vũ trụ quan trong Phật giáo. Ngài đại diện cho ánh sáng trí tuệ vẹn toàn, soi...

Phật bản mệnh là gì? Có nên thờ Phật bản mệnh không?

Mỗi con người khi sinh ra ở cõi trần sẽ cầm tinh một con giáp khác nhau và mang trong mình một bản mệnh nhất định, điều này sẽ theo...

Đức Phật A Di Đà là ai? Có thật hay không?

A Di Đà là vị Phật tôn kính của phái Phật giáo Tịnh độ nên được thờ phụng phổ biến tại các chùa theo phái giáo này. Ngài là giáo...

Ẩn