Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Nguyên tắc đặt bàn thờ Phật và gia tiên cần lưu ý

Mùa an cư kiết hạ là vào tháng mấy? Có ý nghĩa gì?

Đức Phật A Di Đà là ai? Có thật hay không?

A Di Đà là vị Phật tôn kính của phái Phật giáo Tịnh độ nên được thờ phụng phổ biến tại các chùa theo phái giáo này. Ngài là giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc bí ẩn. Nếu con người niệm danh hiệu của Ngài khi gần xa cõi Ta Bà sẽ được Ngài đưa về cảnh giới Cực Lạc. Vậy Đức Phật A Di Đà là ai và có thật hay không? Theo dõi bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Hình tượng của Phật A Di Đà gắn liền với ánh sáng chiều tà rạng rỡ
Hình tượng của Phật A Di Đà gắn liền với ánh sáng chiều tà rạng rỡ

Đức Phật A Di Đà là ai?

Phật A Di Đà còn được gọi là Phật Vô Lượng Thọ Vô Lượng Quang hoặc Tiếp Dẫn đạo sư. Tên của Ngài hàm chứa 3 ý nghĩa là hào quang trí tuệ của Ngài sẽ chiếu khắp thế giới ( Vô lượng quang), Ngài sẽ sống rất lâu ( Vô lượng thọ) và công đức của Ngài nhiều không kể xiết (Vô lượng công đức nghĩa).

Phật A Di Đà là một trong những vị Phật thần thoại của Phật giáo Đại Thừa và Ngài đến thế giới này với mục đích cứu độ chúng sinh. Theo ghi chép của kinh sách, Phật A Di Đà là vị Phật sở hữu công đức vô hạn. Công đức này đến từ những việc thiện và việc tốt mà Ngài đã làm từ nhiều kiếp trước. “A Di Đà” được hiểu là “Ánh Sáng Vô Hạn”. Vì thế, Ngài được Phật tử tôn kính gọi là “Đức Phật Ánh Sáng”. Ngày 17/11 mỗi năm sẽ được xem là ngày vía của Phật A Di Đà.

Được truyền cảm hứng từ lời dạy của Đức Phật Lokesvara, Phật A Di Đà đã lập ra 48 lời thề nguyền để cứu độ chúng sinh. Trong đó có lời nguyện tiếp dẫn chúng sanh hướng niệm vãng sanh lên cõi Cực Lạc. Ngài đã giác ngộ tối cao sau 5 năm tu hành và lời tuyên thệ của Ngài cũng được thực hiện. Lúc này, cõi Tây Phương Cực Lạc đã được thiết lập, chúng sinh sẽ được giải thoát đến cõi này nếu có đức tin với Ngài. Và Phật A Di Đà chính là giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc.

Văn hóa Phật giáo Phương Đông luôn nhấn mạnh phẩm chất của Phật A Di Đà. Chúng sanh có thể khấn danh hiệu “Nam mô a di đà Phật” để mong cầu sự giúp đỡ và giải thoát từ Ngài. Bạn có thể nhận biết hình tượng Phật A Di Đà thông qua các đặc điểm đặc trưng sau đây:

  • Ngài có cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng mở nụ cười và khoác trên mình áo cà sa đỏ
  • Ngài xuất hiện ở tư thế đứng và tay làm ấn giáo hóa, tay phải đưa ngang vai chỉ lên và tay trái đưa ngang bụng chỉ xuống, lòng bàn tay hướng về phía trước, ngón trỏ và ngón cái ở mỗi tay sẽ chạm vào nhau để tạo thành hình vòng tròn.
  • Phật A Di Đà cũng có thể ngồi kiết già trên tòa sen và tay bắt ấn thiền, trên tay ngài giữ một cái bát là dấu hiệu cho giáo chủ.
  • Hình tượng Phật A Di Đà được minh họa cùng với 2 vị bồ tát là Quan Thế Âm Bồ TátĐại Thế Chí Bồ Tát. Ba vị Phật này được gọi với danh xưng là Tây Phương Tam Thánh.

Theo Đức Phật Thích Ca, con người có tới 8 vạn 4 ngàn con đường để giải thoát cho bản thân nhưng con đường của Phật A Di Đà là con đường ngắn nhất. Đồng thời, đây cũng là con đường duy nhất tồn tại trên 100 năm sau khi mọi con đường thành đạo đều đã bị lãng quên sau khi qua thời mạt pháp.

Sự ra đời của Phật A Di Đà

Phật A Di Đà rất được tôn kính trong phái giáo Đại Thừa
Phật A Di Đà rất được tôn kính trong phái giáo Đại Thừa

Phật A Di Đà là giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc. Nơi đây cách chúng ta đến “mười muôn ức cõi” nên mọi thứ ở đây còn rất bí ẩn. Phật A Di Đà đại diện cho giá trị tốt đẹp trong quá khứ, là nền móng để con người nhìn lại và hướng đến tương lai tốt đẹp hơn. Không ai biết được Phật A Di Đà xuất hiện từ khi nào. Sự ra đời của Ngài chỉ được nhắc đến trong một số kinh sách Phật giáo. Cụ thể là:

Theo kinh Đại A Di Đà

Trong kinh A Di Đà có ghi chép, Phật A Di Đà chính là quốc vương Kiều Thi Ca. Sau khi nghe một vị Phật thuyết Pháp, Ngài đã từ bỏ ngôi vị của mình, bắt đầu con đường tu tập và trở thành một tu sĩ Phật giáo. Khi tu hành, Ngài có tên là Dharmakara, được hiểu là “Kho Ánh Sáng”.

Trong quá trình tu hành, Ngài phát ra 48 lời nguyện để cứu độ chúng sanh. Trong đó, ước nguyện lớn nhất của Ngài là sau khi tu thành Phật sẽ tịnh hóa một thế giới để biến nơi ấy thành nơi Phật độ sạch sẽ và thanh tịnh nhất. Sau khi Ngài giác ngộ, lời nguyện của Ngài được hoàn thành, Ngài trở thành Phật A Di Đà và ngụ tại thế giới mà Ngài đã tịnh hóa, thế giới này được gọi là Cực Lạc.

Nếu chúng sinh hướng niệm tới Ngài sẽ được Ngài tiếp dẫn vãng sanh đến thế giới ấy, thế giới chỉ có yên bình và không có khổ đau. Vì thế, Phật tử phái Tịnh Độ vẫn thường niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” để nương tựa thân mình vào Đức A Di Đà, mong cầu Ngài sẽ xuất hiện và dẫn họ về cõi Tây Phương cực lạc sau khi họ chết đi.

Theo Kinh Bi Hoa

Ở đại kiếp Thiện Tri nước Tản đề Lam có một vị Chuyển Luân Thánh Vương là vua Vô Trách Nhiệm. Vị vua này có đủ 32 tướng tốt như Phật. Ngài thống trị bốn châu bằng pháp hiền thiền minh triết. Trong triều đình của Vua Vô Tránh Niệm có quan đại thần là Bảo Hải thuộc dòng tộc Phạm Chí. Người này tài trí hơn người và một lòng say mê với Phật giáo. Ông có người con trai tên là Bảo Tạng. Sau này, Bảo Tạng xuất gia tu Phật, chứng quả vô thượng chánh đẳng giác và thành Phật với hiệu Bảo Tạng Như Lai.

Danh tiếng của vị Phật này đến tai nhà vua, Ngài đã thỉnh Phật và tăng vào vương phủ rôi thực hiện cúng dường đầy đủ trong vòng 3 tháng. Lúc này, Báo Hải cũng khuyên nhủ vua nên phát tâm Bồ Đề để cầu đạo vô thượng. Nghe qua ý đẹp, nhà Vua đã phát nguyện nếu sau này thành Phật sẽ làm giáo chủ của cảnh giới tôn nghiêm và thanh tịnh, một lòng giáo hóa chúng sanh. Lời phát nguyện của Ngài được Bảo Tạng Như Lai tắp lự thọ ký.

Kiếp trước Phật A Di Đà là con Đức Ðại Thông Trí Thắng Như Lai. Nhờ công đức giảng giải kinh Pháp Hoa của kiếp trước mà kiếp này Ngài trở thành Phật và sống ở cõi Tây Phương Cực Lạc với danh hiệu là Phật A Di Đà. Còn vị thần Bảo Hải cũng giác ngộ thành Phật với hiệu là Thích Ca Mâu Ni.

Phật A Di Đà có thật hay không?

Phật A Di Đà là người tiếp dẫn chúng sang đến với cõi Tây Phương Cực Lạc
Phật A Di Đà là người tiếp dẫn chúng sanh đến với cõi Tây Phương Cực Lạc

Phật A Di Đà là giáo chủ tôn quý của cõi Tây Phương, nơi cách rất xa con người và mọi thứ ở đây đều là bí ẩn. Với sự thông tuệ và giác ngộ của mình mà Phật Thích Ca đã thấy được nhân duyên của chúng sinh ở cõi Ta Bà với Đức A Di Đà ở cõi Tây Phương. Vì vậy, Ngài đã giới thiệu Pháp môn Tịnh độ cho Phật tử và những người hữu duyên. Trong lịch sử Phật giáo, Phật A Di Đà được nhắc đến lần đầu tiên trong Kinh Vô Lượng Thọ. Không ai biết Phật A Di Đà xuất hiện khi nào mà chỉ biết đến Ngài thông qua kinh Phật và do Phật Thích Ca giới thiệu.

Nhưng với câu hỏi “Phật A Di Đà có thật không” thì câu trả lời còn phụ thuộc vào đức tin của mỗi người. Với những người không theo Đạo và không có lòng tin với Phật pháp thì sẽ cho rằng Phật A Di Đà là không có thật. Còn với những người theo đạo, họ sẽ tuyệt đối tin tưởng vào lời dạy của Phật Thích Ca và cho rằng Phật A Di Đà là có thật. Nếu Phật A Di Đà và cõi Tây Phương Cực Lạc không có thật thì Phật Thích Ca không cần phải tuyên thuyết trong kinh Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Quang. Đồng thời, nói dối là một trong những giới cấm của Phật giáo nên Phật Thích Ca tuyệt đối không nói dối.

Con người là phàm nhân nên không có tuệ giác đủ lớn để biết được hết những điều đang xảy ra trong vũ trụ và tịnh độ chư Phật trong thập phương. Người tu hành đắc đạo sẽ tuyệt đối tin tưởng vào sự nhiệm màu của Phật pháp, giúp họ đến với cõi vãng sanh cực lạc, nơi chỉ có niềm vui và không có khổ đau. Phật tử của Tịnh tông là những người tin sâu vào kinh A Di Đà và họ chứng minh được những điều Phật Thích Ca dạy là đúng. Hiện tại, phái giáo này đã trở thành tông phái lớn trong Phật giáo Đại Thừa, pháp môn Niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc được rất nhiều Phật tử tu tập và thọ trì.

Ý nghĩa của việc thờ tượng Phật A Di Đà

Phật A Di Đà là vị Phật lớn trong Phật giáo Đại thừa, đặc biệt là tông Tịnh độ. Phẩm chất của Ngài cũng tương tự các vị Phật trong Phái Đại Thừa khác. Tuy nhiên, hiệu của Ngài luôn gắn liền với ánh sáng chiều tà rạng rỡ và tỏa sáng khắp vũ trụ. Ngài là hiện thân của sự an lành, giúp chúng sanh thoát khỏi bể khổ và những cùng cực trong cuộc sống, hướng họ đến những điều thiện lành.

Ở nước Ta, đa số tu sinh theo tông Tịnh độ nên sẽ thờ tượng Phật A Di Đà. Việc thờ Phật A Di Đà sẽ có tác dụng mong cầu bình an, sức khỏe, hạnh phúc và giúp con người tai qua nạn khỏi. Cách thờ Phật A Di Đà tại nhà cũng tương tự như các vị Phật khác. Gia chủ có thể thờ riêng hoặc thờ chung với bàn thờ gia tiên đều được. Nhưng tốt nhất, bạn nên đặt bàn thờ Phật cao hơn bàn thờ gia tiên. Dưới đây là hướng dẫn cách đặt bàn thờ bạn có thể tham khảo:

  • Vị trí đặt bàn thờ: Nên đặt bàn thờ ở trung tâm ngôi nhà hoặc giữa phòng khách. Nếu phòng khách có diện tích nhỏ thì nên đặt bàn thờ ở một phòng riêng biệt.
  • Hướng bàn thờ: Bàn thờ nên đặt hướng ra bên ngoài cửa chính của ngôi nhà. Các chuyên gia phong thủy cho biết, nên đặt bàn thờ Phật hướng về hướng Tây Bắc của ngôi nhà vì đây là hướng tượng trưng cho trời, mang ý nghĩa Tây Phương Cực Lạc.
Thờ Phật A Di Đà tại nhà để mong cầu bình an và hạnh phúc đến với gia đình
Thờ Phật A Di Đà tại nhà để mong cầu bình an và hạnh phúc đến với gia đình

Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về Phật A Di Đà bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Nếu muốn bước vào con đường học đạo, bạn nên có các kiến thức chuẩn xác liên quan đến các vị Phật trong Phật giáo để có thể hiện lòng tôn kính của bản thân đối với các Ngài.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Phật bản mệnh là gì? Có nên thờ Phật bản mệnh không?

Mỗi con người khi sinh ra ở cõi trần sẽ cầm tinh một con giáp khác nhau và mang trong mình một bản mệnh nhất định, điều này sẽ theo...

Phật Như Lai Đại Nhật là ai? Hình tượng và thờ cúng

Phật Như Lai Đại Nhật có ý nghĩa rất quan trọng đối với vũ trụ quan trong Phật giáo. Ngài đại diện cho ánh sáng trí tuệ vẹn toàn, soi...

Tứ Thánh Quả là gì? Ý nghĩa các quả vị trong Phật giáo

Tứ Thánh Quả là bốn cấp độ giải thoát trong Phật giáo được xếp từ thấp lên cao. Khi chúng sanh chứng được một trong bốn quả Thánh thì sẽ...

Hư Không Tạng Bồ Tát là ai? Hình tượng và cách thờ cúng

Hư Không Tạng Bồ Tát là vị Bồ Tát trang nghiêm có công đức to lớn, trí tuệ vô biên, tâm tĩnh lặng và lòng nhẫn nại. Tâm niệm thờ...

Tam Đa Phúc Lộc Thọ là ai? Thờ tượng 3 ông có ý nghĩa gì?

Trưng bày Tam Đa Phúc Lộc Thọ là hành động mang lại may mắn, hạnh phúc, tài lộc và sức khỏe cho gia đình. Hình tượng Tam Đa Phúc Lộc...

Cách đặt tượng 3 ông Phúc Lộc Thọ trong nhà chuẩn phong thủy

Phúc Lộc Thọ là ba ông thần tượng trưng cho ba mong cầu lớn nhất của mỗi người. Tượng của ba ông thần này cần được đặt trong nhà theo...

Ẩn