Hiểu về danh xưng và cách xưng hô trong Phật giáo

Tìm hiểu về 2 tượng Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ Hộ Pháp

Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Thánh Tăng Sivali là ai? Thờ cúng Ngài có ý nghĩa gì?

Thánh tăng Sivali là vị Thánh đệ tử tài lộc nhất ở thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đây là vị thánh đắc đạo A La Hán trẻ tuổi nhất. Dân gian tương truyền, thờ Thánh tăng Sivali như thờ thần tài, luôn đầy đủ và sung túc, không lo vấn đề cơm ăn áo mặc hàng ngày.

Thánh tăng Sivali là vị Thánh trẻ tuổi nhất đắc đạo quả A La Hán
Thánh tăng Sivali là vị Thánh trẻ tuổi nhất đắc đạo quả A La Hán

Thánh tăng Sivali là ai?

Thánh tăng Sivali là vị Thánh tăng tài lộc nhất trong số 40 đệ tử phía cánh tả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài là một trong những cư sĩ đến dự buổi pháp hội thuyết của Đức Phật dưới thời Đức Phật Liên Hoa Thắng Như Lai ở một trăm ngàn kiếp trước. Khi thấy Đức Phật ban tặng cho một vị cư sĩ danh hiệu “tài lộc đệ nhất” thì Ngài cũng mong muốn được như vậy. Vì thế, Ngài đã thỉnh tượng Phật về nhà và tiến hành cúng dường linh đình trong 7 ngày. Khi cúng dường, Ngài đã cầu với Đức Phật rằng “không mong giàu sang hay vinh hoa phú quý, chỉ mong được trở thành vị thánh đệ tử tài lộc nhất của Đức Phật”. Sau này, Đức Phật đã đồng ý và thọ ký nguyện vọng của ông sẽ được thực hiện dưới thời Đức Phật Thích Ca.

Sau khi thác sanh qua nhiều kiếp khác nhau ở cõi người và cõi trời, đến thời Phật Thích Ca thì ngài Thánh tăng này mang kiếp là con trai của vị công chúa Suppavasa thuộc dòng dõi Koliya Thích Ca. Khi mang thai, thần dân trong cả nước thường xuyên tặng quà cáp và lương thực cho công chúa. Thấy được công đức vô lượng của công chúa, một người dân đã đem hạt giống cho bà chạm thử. Kết quả cho thấy, mùa vụ năm đó bội thu và tươi tốt gấp trăm lần. Tương truyền, chỉ cần công chúa chạm tay vào vật gì thì vật đó sẽ không vơi. Tuy nhiên, sự thực về phước thiện này chính là nhờ vào Ngài Thánh tăng đang nằm trong bụng bà.

Do ảnh hưởng từ nghiệp kiếp trước nên Thánh tăng Sivali phải nằm trong bụng mẹ tròn 7 năm. Sau thời gian dài mang thai, công chúa còn phải trải qua đau đớn cùng cực mới có thể hạ sanh được Ngài. Do trong quá trình mang thai, công chúa thường xuyên tưởng nhớ đến ân đức của Tam Bảo và liên tục niệm Phật nên mới có thể hạ sanh hoàng tử an toàn. Hoàng tử sau khi ra đời được đặt tên là Sivali. Sau đó, hoàng tử đã nghe lời của một vị cao tăng đắc đạo và đi theo con đường tu sĩ.

Tượng Thánh Tăng Sivali bằng bột đá áo gấm đỏ viền vàng đẹp
Tượng Thánh Tăng Sivali bằng bột đá áo gấm đỏ viền vàng đẹp

Sivali được hiểu là dập tắt nỗi lo sợ và nóng nảy, mang lại an vui cho chúng sanh. Từ khi Thánh tăng Sivali đi theo con đường tu tập thì lương thực và các vật dụng cần thiết sẽ tự nhiên đến với Ngài. Đồng thời, Ngài luôn nhận được sự tôn kính từ dân chúng, đi đến đâu cũng được dân chúng quỳ lạy như cha mẹ sinh thành. Thành quả trên con đường tu tập của Thánh tăng Sivali là trở thành người trẻ tuổi nhất chứng quả La Hán, làm đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni thời Phật còn tại thế.

Ý nghĩa của việc thờ cúng Thánh tăng Sivali

Thờ cúng Thánh tăng Sivali nhằm mục đích mong cầu bình an và nhiều tài lộc. Kinh sách đã ghi chép lại, chỉ cần tượng ngài ở đâu thì nơi đó sẽ đủ đầy và sung túc, không cần phải lo về chuyện cơm áo gạo tiền. Nếu thờ phụng ngài, gia chủ sẽ làm ăn phát đạt, tài lộc dồi dào, công việc thuận buồm xuôi gió. Nếu thành tâm tôn tượng Ngài, gia đình sẽ được nhiều người yêu mến giống như Ngài được chúng sanh thương yêu.

Thờ Thánh tăng Sivali trong nhà để mong cầu bình an và nhiều tài lộc
Thờ Thánh tăng Sivali trong nhà để mong cầu bình an và nhiều tài lộc

Thông thường, tượng Thánh tăng Sivali sẽ được khắc theo tư thế đứng kèm theo một số vật dụng mà Ngài thường mang bên mình như quạt, cây dù, gậy chống, bát khất thực,… Mỗi đồ vật Ngài mang theo đều mang một ý nghĩa riêng. Cụ thể là:

  • Quạt: Giúp gia chủ tránh khỏi sự phiền nhiễu và quấy rầy
  • Gậy chống: Hỗ trợ gia chủ những lúc khó khăn, luôn có quý nhân đến giúp đỡ.
  • Cây dù: Giúp gia chủ ngăn chặn khổ đau và bất hạnh
  • Bát khất thực: Nhà sư đi khất thực tốt thì bát sẽ luôn đủ đầy
  • Giỏ: Mang ý nghĩa giữ gìn và tích lũy tài lộc.

Cách thờ cúng Thánh tăng Sivali

Thánh tăng Sivali là vị thánh đại diện cho tài lộc, sự đủ đầy và sung túc. Thờ cúng ngài có tác dụng che chở, mang bình an và phước lành đến với gia chủ. Đồng thời, giúp gia chủ luôn an lạc và tài lộc dồi dào. Thờ cúng Thánh tăng Sivali trong nhà và tiến hành cúng dường sẽ là phương pháp chiêu tài rất hiệu quả. Dưới đây là hướng dẫn thờ cúng Thánh tăng Sivali đúng cách bạn có thể tham khảo:

  • Trường hợp thờ Thánh tăng Sivali cùng với Phật thì nên đặt Phật ở chính giữa với vị trí cao nhất. Tượng Thánh tăng Sivali sẽ đặt ở ngay bên dưới hoặc bên phía trái của bàn thờ, không được thờ cao hơn tượng Phật. Nếu không có phòng thờ riêng, nên đặt bàn thờ Phật và thánh tăng cao hơn đầu người.
  • Vị trí thờ phải trang nghiêm, sạch sẽ và hướng ra phía chính diện của ngôi nhà. Không đặt bàn thờ Phật và tăng trong không gian có phòng khác đè lên. Tránh các hướng đối diện nhà vệ sinh, nhà ngủ, phòng tắm, góc cầu thang, phòng bếp,…
  • Khi thờ cúng Ngài, lễ phải được đặt trong mâm và đĩa riêng, không bày biện chung với vàng mã hoặc đồ cúng mặn trên bàn thờ. Chọn ngày lành tháng tốt và chuẩn bị tươm tất mọi thứ trước khi thỉnh tượng Thánh tăng về.
Thỉnh tượng Thánh tăng Sivali về nhà cần thờ cúng đúng cách để tánh bị tổn phước
Thỉnh tượng Thánh tăng Sivali về nhà cần thờ cúng đúng cách để tánh bị tổn phước

Nguyên tắc soạn sửa soạn mâm cúng Thánh tăng Sivali:

  • Mâm lễ chay gồm có xôi chè, hoa quả tươi, hương nhang, oải phẩm. Tuyệt đối không cúng lễ mặn, tiền âm phủ và vàng mã.
  • Hoa thờ Thánh tăng phải là hoa tươi có ý nghĩa cao quý như hoa mẫu đơn, hoa sen, hoa huệ hoăc hoa ngâu. Tuyệt đối không đặt hoa dại lên bàn thờ Thánh tăng.
  • Lễ vật dâng cúng chỉ cần đầy đủ 6 lễ vật là hương, đen, hoa, trà, quả và thức ăn. Không nên bày biện mâm cúng quá xa hoa gây mất đi ý nghĩa tôn nghiêm và lãng phí.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Đại lễ Phật Đản là ngày gì? Ý nghĩa và ngày tổ chức

Lễ Phật Đản là ngày kỷ niệm Phật đản sanh, người đã có công cứu thế và phổ độ chúng sanh thoát khỏi kiếp luân hồi. Đây là một trong...

Trong Kim Cang Thừa, giác ngộ chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc nhất định

Giác ngộ là gì? Ý nghĩa của giác ngộ trong Phật giáo

Giác ngộ là một trong những thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến trong Phật Giáo. Được xem là đỉnh cao của tiềm năng phát triển của con người, cũng...

khất thực là gì ? vì sao sư thầy đi khất thực

Khất Thực Là Gì ? Vì Sao Sư Thầy Đi Khất Thực

Trong cuộc sống có đôi lúc chúng ta sẽ thấy các vị sư Thầy thường đi khất thực, trợ duyên. Trên tay các Ngài ôm một bình bát, đi chân...

Tên gọi Quán Tự Tại Bồ Tát thực ra là một danh xưng khác của Quan Âm Bồ Tát

Quán Tự Tại Bồ Tát là ai? Ý nghĩa hình tượng Quan Âm Tự Tại

Quan Thế Âm Bồ Tát có rất nhiều hóa thân khác nhau, tên gọi Quán Tự Tại Bồ Tát thực ra là một trong những danh xưng khác của Ngài....

Cúng dường là gì? Ý nghĩa của việc cúng dường Tam Bảo

Cúng dường là một trong những phương thức tu tập quan trọng dành cho đệ tử Phật môn. Việc cúng dường Tam bảo cần phải xuất phát từ tâm để...

Phật Mẫu Chuẩn Đề là vị Bồ Tát được đặc biệt tôn sùng

Tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề: Ý nghĩa và cách thờ cúng

Phật Mẫu Chuẩn Đề là một trong 3 vị Phật Mẫu thuộc Biến Tri Viện, thuộc hàng Bồ Tát, là vị Bồ Tát có thệ nguyện rộng lớn, có tấm...

Ẩn