Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Nguyên tắc đặt bàn thờ Phật và gia tiên cần lưu ý

Mùa an cư kiết hạ là vào tháng mấy? Có ý nghĩa gì?

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Cúng dường đèn hay dâng đèn cúng Phật được xem là một trong những loại cúng dường mãnh liệt, có ý nghĩa nhất trong các phương pháp tích lũy công đức. Ngọn đèn tượng trưng cho trí tuệ, giúp giải thoát khỏi bóng tối vô minh, tịnh hóa các cấu uế chướng ngại… Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật là không thể nghĩ bàn, vô cùng vô lượng. Người dâng đèn cúng Phật với tâm thành kính sẽ nhận được phước báu vô lượng, lợi lạc vô cùng to lớn. 

Cúng dường ánh sáng là một trong những loại cúng dường mạnh mẽ, mãnh liệt nhất trong Đạo Phật
Cúng dường ánh sáng là một trong những loại cúng dường mạnh mẽ, mãnh liệt nhất trong Đạo Phật

Câu chuyện dâng đèn cúng Phật trong kinh A Xà Thế

Theo Phật thuyết Kinh Vua A Xà Thế, một lần vua A Xà Thế thỉnh Phật thọ trai xong, Đức Phật trở về Kỳ-hoàn. Lúc này, nhà vua bàn bạc với quan đại thần nên làm gì khi Đức Phật đã thọ trai xong.

Kỳ-bà nói: Chỉ có thắp nhiều ngọn đèn.

Nghe vậy, nhà vua liền truyền chỉ cho chuẩn bị một trăm hộc dầu mè, thắp từ cổng Hoàng cùng đến Tinh xá Kỳ-hoàn.

Lúc ấy, có bà cụ nghèo túng, thấy nhà vua làm công đức liền vô cùng cảm kích, bà dùng hai đồng tiền xin được, mang đến mua dầu ở một người bán dầu. Người bán dầu thấy vậy liền thắc mắc hỏi: Bà xin được hai đồng tiền, sao lại mua dầu mà không dùng để mua thức ăn?

Bà cụ liền trả lời: Tôi nghe đức Phật sanh ra khó gặp, trăm kiếp một cơ hội. May mắn thay, tôi gặp Đức Phật nhưng không có gì cúng dường, thấy nhà vua làm công đức to lớn, nên muốn thắp một ngọn đèn để làm gốc rễ cho đời sau.

Người bán dầu tán thưởng ý niệm chân thành của bà cụ, thông thường, hai đồng tiền sẽ được hai ca dầu nhưng chủ dầu đặc biệt thêm cho bà 3 ca, tất cả là 5 ca. Bà cụ đến thắp ở trước mặt đức Phật và nguyện rằng: Nếu con ở đời sau đắc đạo giống Phật, thì dầu này thắp sáng suốt đêm không hết.

Số dầu mà bà thắp thực tế không đủ để duy trì đến nửa đêm. Vậy mà đèn của nhà vua thắp có ngọn đã khô dầu, còn đèn của bà cụ lại rực rỡ khác thường, suốt đêm không tắt, dầu không cạn, duy trì đến ngày hôm sau.

Đức Phật bảo Mục Liên: Trời đã sáng, hãy tắt những ngọn đèn này!

Theo lời Phật, Mục Liên lần lượt tắt đèn, các ngọn đèn đều tắt, chỉ riêng đèn của bà cụ ba lần tắt mà không được. Ngài bèn đưa cà sa quạt đèn thì ánh sáng lại càng sáng rực. Dùng uy thần dẫn gió núi để thổi đèn mà đèn càng cháy rực hơn nữa.

Đức Phật thấy vậy liền nói: Này Mục Liên! Ông không đủ sức để dập tắt được những ngọn đèn đó đâu, vì chúng được thắp lên bằng tất cả niềm tin và trí tuệ. Bà lão ấy đời quá khứ từng thân cận được 180 ức vị thánh có đức hạnh hoàn mỹ. Ba mươi kiếp sau, bà ấy sẽ thành Phật với hiệu là Tu Di Đăng Quang Như Lai. Vì đời quá khứ bà ấy làm ít việc bố thí, nên đời này phải chịu cảnh bần cùng như vậy.

Ý nghĩa của việc dâng đèn cúng Phật

Cúng dường đèn là một trong 5 thứ cúng dưỡng quan trọng trong truyền thống lễ nghi Phật giáo gồm: Đăng minh (đèn hay nến thắp), đồ hương (hương xức hay thuốc cao), phạn thực (thực phẩm và cơm gạo), hoa man (tràng hạt) và thiêu hương (nhang hay hương thắp).

Dâng đèn cúng Phật không phải là vì Đức Phật cần nhìn thấy ngọn đèn, nhìn thấy ánh sáng. Mà ý nghĩa của việc cúng dường ánh sáng là để chính chúng ta tẩy trừ bóng tối vô minh, phiền não, thắp lên ánh sáng của trí tuệ, của sự sáng tỏ. Để soi đường, dẫn lối cho chúng ta trên con đường phía trước, không bị u mê, lầm đường, lạc lối.

Dâng đèn cúng Phật là để thắp lên ánh sáng trí tuệ, ánh sáng của sự sáng tỏ
Dâng đèn cúng Phật là để thắp lên ánh sáng trí tuệ, ánh sáng của sự sáng tỏ

Cúng dường ánh sáng hay dâng đèn cúng Phật là để ánh sáng của giác tánh xuất hiện trong tâm, từ đó xua tan bóng tối vô minh, che chướng của kiến chấp. Lợi ích của việc cúng dường đèn vượt qua sự tính toán của các bậc Thanh Văn và Duyên Giác, chỉ có Như Lai mới biết rõ tường tận.

Dâng đèn cúng dường Phật không chỉ giúp thắp lên sự sáng tỏ và trí hệ mà còn thể hiện mong cầu được thoát khỏi sinh tử luân hồi, được giác ngộ giải thoát. Đồng thời, cũng cầu nguyện cho ánh sáng trí tuệ sẽ soi sáng các cõi, làm vơi nỗi khổ của những chúng sinh đang lặn ngụp trong bóng tối vô minh. Cầu cho toàn thể chúng sanh có được trí huệ sáng suốt, hiểu thấu nỗi khổ, bản chất của khổ đau, có được an lạc và hạnh phúc.

Việc dâng đèn cúng Phật giúp mang đến phước báu và công đức vô lượng. Chỉ cần một ngọn đèn được cúng dường đúng cách thì công đức của chúng ta sẽ vô cùng lớn lao. Muốn tu phải có công đức, việc tích lũy công đức là vô cùng cần thiết, chỉ khi công đức dồi dào thì đường tu mới thông thoáng, mới có thể đi đến bến bờ giác ngộ, giải thoát, thành tựu quả vị vô thượng bồ đề.

Công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Trong Kinh Thí Đăng công đức, Đức Phật có dạy: Hoặc có người trước hình tượng, tháp miếu thờ Phật, thiết lễ cúng dường, dâng cúng đèn sáng, thậm chí chỉ dùng một ít đèn nến, xoa dầu thắp nến mang đến dâng cúng, ánh sáng chỉ soi chiếu một con đường, một bậc thềm. Phước đức của việc dâng đèn cúng Phật ấy không phải tất cả Thanh Văn Duyên giác có thể biết được, chỉ có Như Lai mới hiểu rõ.

Công đức của việc dâng đèn cúng Phật là vô lượng vô biên, vượt khỏi sự tính toán của các Thanh Văn Duyên Giác
Công đức của việc dâng đèn cúng Phật là vô lượng vô biên, vượt khỏi sự tính toán của các Thanh Văn Duyên Giác

Nếu có người lúc sắp mạng chúng dâng đèn cúng Phật sẽ có được ba loại sáng suốt. Một là thấy rõ phước thiện đã làm trước đây, nhớ lại thiện pháp, làm cho tâm sinh ra vui vẻ, phấn chấn. Hai là thuận tiện niệm Phật bằng tâm, tâm hoan hỷ an lạc vì được thực hành bố thí, không có nỗi khổ của cái chết. Ba là nhân tiện có thể nghĩ đến giáo pháp.

Người dâng đèn cúng Phật, lúc sắp mạng chung sẽ thấy được bốn loại ánh sáng là ánh sáng của mặt trời tròn đầy rực rỡ, ánh sáng của trăng tròn trong sáng, ánh sáng của chư Thiên và ánh sáng của Như Lai an tọa dưới cội Bồ Đề.

Lúc lâm chung, nếu thấy được bốn loại ánh sáng như vậy thì khi chết sẽ được sanh lên cõi trời Tam Thập Tam, được thanh tịnh 5 loại là: Được sức lực thanh tịnh, được niệm tuệ thanh tịnh, được uy đức thù thắng ở giữa chư Thiên, được nghe âm thanh thâu nhiếp ý và được quyến thuộc thường bảo vệ làm cho tâm được hoan hỷ.

Khi ở cung trời ấy bỏ mạng, sẽ không rơi vào đường ác mà được sanh vào giữa loài người, ở nhà tin thờ Phật pháp, có dòng họ thuộc đẳng cấp cao nhất. Nếu thời gian ấy thế gian không có Phật, cũng sẽ không sanh vào những gia đình mê muội, tà kiến.

Dâng đèn cúng Phật cũng sẽ nhận lại được bốn loại pháp là sắc lực, tiền của, thiện tâm và trí tuệ. Nếu an trú trong Đại Thừa, đối với đèn miếu thờ Phật cúng dường ánh sáng, thì sẽ nhận được tám thứ pháp là:

  • Nhục nhãn thù thắng
  • Ý niệm thù thắng
  • Thiên nhãn thù thắng thanh tịnh
  • Giới hạnh viên mãn không khiếm khuyết
  • Trí tuệ đầy đủ chứng đến Niết bàn
  • Thiện nghiệp đạt được dễ dàng
  • Thiện nghiệp đã làm được gặp chư Phật, có thể làm gương sáng cho chúng sanh
  • Nhờ thiện căn mà được làm chuyển luân vương, có được uy lực to lớn, hoặc được làm phạm vương.

Ngoài ra, nếu có người thấy người khác cúng dường đèn mà tín tâm thanh tịnh, chắp hai tay khởi tâm tùy hỷ thì sẽ được tám loại pháp tăng thượng. Bao gồm: tăng thượng về sắc thân, quyến thuộc, giới, niềm tin, biện giải, thánh đạo, ở trời người được sanh vào nơi tăng thượng, được A Nậu Bồ-đề.

Theo kinh Phạm Âm, 10 lợi ích của việc cúng dường ánh sáng như sau:

  1. Chiếu thế như đăng (làm gương sáng cho thế gian)
  2. Nhục nhãn bất hoại (thấy được cảnh giới vô hình ngay trong thân người)
  3. Đắc ư thiên nhãn (nhìn thấy bản chất vạn vật)
  4. Thiện ác tri năng (phân biệt được điều thiện và ác)
  5. Diệt trừ đại ám (loại trừ tâm bám chấp vào sắc tướng)
  6. Đắc trí năng minh (sống sáng suốt, hiểu biết, trí tuệ)
  7. Kiếp sau được sinh cõi người hoặc cõi trời
  8. Có cuộc sống giàu sang, phú quý
  9. Nhanh chóng thoát khỏi khổ đau, tinh tấn trên đường tu
  10. Nhanh chóng đạt được thành tựu giác ngộ, giải thoát.

Cách dâng đèn cúng Phật đúng chánh pháp

Phẩm cúng dường không nhất thiết phải là món đắt tiền, cũng không phải chiếu đúng y như sách xưa viết lại mà cần tùy thời, tùy khả năng mà chọn những thứ tốt nhất, đẹp nhất, phù hợp với điều kiện của bản thân và thời đại. Cúng dường đèn dâng Phật nên chọn những loại đèn đẹp, sạch sẽ, trang nghiêm, thanh tịnh, không nên dùng những thứ mình chê không muốn dùng mà đem cúng Phật.

Chỉ khi cúng dường ánh sáng đúng chánh pháp thì mới có thể tích lũy được công đức
Chỉ khi cúng dường ánh sáng đúng chánh pháp thì mới có thể tích lũy được công đức

Khi cúng dường đèn, nên thắp sáng kinh tượng Đức Phật và xá lợi, rồi lần lượt thắp hết những nơi khác theo thứ tự. Lúc tắt đèn cũng không được tắt hết, không nên dùng miệng để thổi tắt đèn. Thắp đèn cũng có 5 sự việc cần lưu ý như sau:

  • Nên cầm khăn sạch lau bên ngoài của ngọn đèn cho sạch sẽ
  • Bấc đèn cần được làm sạch sẽ, nên chọn các loại bấc sạch, ít bụi
  • Nên tự mình pha vào dầu đèn
  • Dầu đèn không được đầy tràn cũng không được thiếu hụt
  • Nên giữ giữ đèn chắc chắn, không treo cao làm trở ngại đến người khác.

Trước đây, cúng dường đèn chủ yếu là cúng dường đèn bơ, đèn dầu và nến. Đây là những loại ánh sáng truyền thống, được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, ngày nay, cúng dường đèn, cúng dường ánh sáng bao gồm đèn bơ, đèn dầu, đèn điện, đèn nến chạy bằng pin… Do sự phát triển của xã hội, các loại đèn truyền thống dần bị thay thế bởi các nhược điểm như dễ gây hỏa hoạn nguy hiểm, gây bụi và khói độc, nguy cơ ô nhiễm môi trường, lãng phí, tiêu hao nhiều tiền của và công sức…

Các loại đèn hiện nay mang tính kế thừa cao, vừa đảm bảo được sự trang nghiêm, thanh tịnh cho bàn thờ, vừa an toàn, tiết kiệm trong quá trình sử dụng. Thực tế, ánh sáng từ ngọn đèn là ánh sáng trí huệ, có thể chiếu phá vô minh hắc ám, phá tan tăm tối, trừ sạch mê mờ. Phật giáo dùng hình ảnh ngọn đèn để đề tỉnh người đời nên trừ bỏ ngu si, biết cách loại bỏ mê chướng, phiền não, vô minh, việc sử dụng loại đèn nào thì cũng đều có cùng một ý nghĩa.

Khi cúng dường Tam Bảo, không nên cầu giàu sang, phú quý, như vậy sẽ làm hao tổn công đức. Người cúng dường nên hiểu về sự khổ đau của sinh tử luân hồi, biết về khổ nạn của chính mình, chỉ có hiểu rõ về khổ, phát tâm cầu thoát sinh tử luân hồi thì công đức mới tròn đầy, viên mãn.

Có rất nhiều loại đèn có thể sử dụng để cúng dường Phật. Quý Phật tử có thể cúng dường tại nhà bằng cách dùng đèn thờ Phật hoa sen, đèn chữ Phật, chữ phúc, đèn mái chùa, đèn bơ, nến, nến điện tử, đèn dầu đều được… Hoặc có thể cúng dường ánh sáng tại các chùa miếu có thờ tượng Phật, tượng Bồ Tát, bằng cách dâng cúng một ngọn đèn, một ngọn nến, góp tiền mua đèn, mua nến hoặc trực tiếp mua đèn và cúng dường cho chùa.

Một số lưu ý khi dâng đèn cúng dường Phật

Chúng ta dâng đèn cúng dường Phật, Bồ Tát không phải là vì các Ngài cần ánh sáng từ ngọn đèn của chúng ta, mà người cần thứ ánh sáng ấy soi rọi bản tâm của mình là chính chúng ta. Khi cúng dường ánh sáng, để có thể nhận được công đức mạnh mẽ, trọn vẹn, quý Phật tử cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Cúng dường ánh sáng là loại cúng dường mạnh mẽ, mãnh liệt, có ý nghĩa lớn lao. Người cúng dường phải hiểu ý nghĩa, bản chất hành động của mình. Vì thế, chúng ta cần cúng dường bằng một các tâm sáng suốt, thanh tịnh, tràn ngập tín niệm, niềm tin, lòng tôn kính và sự tin tưởng với Tam Bảo.
  • Khi bạn cúng dường, không nên quá chú trọng về số lượng, bạn chỉ cần cúng dường một ngọn đèn bằng chân tâm thì công đức sẽ vô cùng lớn lao, như Đức Phật đã nói, lợi ích của cúng dường đèn vượt qua sự tính toán của các bậc Thanh Văn và Duyên Giác.
  • Công đức cúng dường phụ thuộc vào động lực thanh tịnh, sự quán tưởng, trí huệ, tín niệm, sự chuẩn bị vật phẩm của người cúng dường. Không cần phải khoa trương, xa hoa, lãng phí nhưng cũng không thể keo kiệt, qua loa.

Cúng dường ánh sáng, dâng đèn cúng dường Phật là cách để chúng ta tích lũy công đức, thắp lên trí tuệ và sự sáng tỏ, thể hiện tấm lòng thành kính với Tam Bảo. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu về ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng dường Phật và cách cúng dường sao cho đúng đắn, phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: 

Cùng chuyên mục

Giới Định Tuệ được xem là nền tảng căn bản, cốt lõi của Đạo Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Giới, Định, Tuệ là Tam học hay còn gọi là Tam vô lậu học, được nhắc đến trong nhiều bản kinh, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, xuất hiện...

Phóng sanh là hành động giải thoát cho loài vật, để chúng được sống, được tự do trong tự nhiên

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Chúng ta thường nghe đến từ phóng sanh nhưng phóng sanh là gì, ý nghĩa của phóng sanh ra sao, như thế nào mới là phóng sanh đúng cách thì...

Lễ tắm Phật là để chúng ta tẩy rửa bụi trần, cấu uế của tâm, gột rửa vô mình, phiền não, tham sân, để dễ dàng hiển lộ Phật tính, trưởng dưỡng lòng từ

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Nghi thức tắm Phật là một trong những nghi lễ quan trọng, không thể thiếu trong Đại lễ Phật Đản tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nghi...

500 lạy hồng danh quán thế âm (ngũ bách danh)

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Lễ Ngũ Bách Danh (500 lạy hồng danh Quán Thế Âm) là một nghi thức trong Phật giáo với ý nghĩa thể hiện sự tôn kính, tôn vinh dành cho...

Tam Pháp Ấn là ba pháp ấn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong Phật Giáo

Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Tam Pháp Ấn là một trong hai loại Pháp Ấn của Phật Giáo, được nhắc đến chi tiết trong Kinh Pháp Ấn, Bất Liễu Nghĩa Kinh, trong đó, tam Pháp...

Ẩn