Giác ngộ là gì? Ý nghĩa của giác ngộ trong Phật giáo
Giác ngộ là một trong những thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến trong Phật Giáo. Được xem là đỉnh cao của tiềm năng phát triển của con người, cũng là mục tiêu cứu cánh chúng sinh trong đạo Phật, chính là giúp chúng sinh được giác ngộ và giải thoát. Mặc dù nghe nhiều về giác ngộ, thế nhưng giác ngộ là gì, có ý nghĩa ra sao thì không phải ai cũng rõ.
Giác ngộ là gì?
Giác ngộ trong tiếng Phạn là Bodhi (Bồ Đề), trong tiếng Hán là 覺悟, đây là từ để chỉ cho trạng thái tỉnh thức, thấu hiệu được thể tính của mọi hiện tượng. Giác ngộ là kinh nghiệm cá nhân, trạng thái giác ngộ là trạng thái mà con người có thể hiểu biết tất cả, rõ ràng, đúng đắn bản ngã và thế giới chung quanh, nhận thực được tường tận bản thể của vạn vật.
Bodhi hay Buddha đều xuất phát từ tiếng gốc là Bud, có nghĩa là hiểu biết. Giác ngộ cũng được gọi là tuệ giác nhưng chưa phải là giải thoát. Bodhi là nhờ trí huệ bát nhã, là sự hiểu biết của cá nhân, không chỉ bằng lý luận, tri thức mà còn bao gồm cả cảm nhận và kinh nghiệm sống trực tiếp.
Vậy giác ngộ là gì? Giác ngộ trên thế gian là từ để chỉ cho một sự việc tốt đẹp. Thường là khi con người quyết định từ bỏ một số thói quen xấu, chọn lẽ sống tốt đẹp hơn, thực hành theo những điều hay, lẽ phải trên đời. Thế nhưng, điều này chưa phải là ý nghĩa sâu xa của từ giác ngộ trong đạo Phật.
Thế nào là giác ngộ trong đạo Phật?
Trong đạo Phật, theo lời Đức Phật, giác ngộ là sự hiểu thấu sâu sắc, tường tận những lẽ thật (được gọi là chân lý, chân như) nơi con người từ ban sơ cho đến cuối cùng, tìm được những cái mà chúng ta chưa từng biết từ xưa đến nay. Con người giác ngộ sẽ có thể đoạn trừ phiền não, diệt trừ cái khổ, thành tựu Phật Quả, trở thành một vị Phật, đạt được mục tiêu hướng đến trong đạo Phật.
Sự giác ngộ trong Phật giáo là sự hiểu rõ, chứng nghiệm những chân lý mà Đức Phật đã giảng dạy, là sự thức tỉnh, thấy rõ bản chất của sự sống đích thực. Tùy theo căn cơ, năng lực của mỗi người mà tốc độ giác ngộ nhiều hay ít, nhanh hay chậm. Nếu giác ngộ mà có phần hiểu, có phần chưa thấu đáo thì gọi là giác ngộ từng phần. Nếu có thể hiểu hết thấu đáo mọi thứ thì gọi là giác ngộ hoàn toàn, là chứng đắc trạng thái Niết Bàn.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc giác ngộ hoàn toàn. Sự giác ngộ của Ngài gắn liền với sự giải thoát, là kết quả của quá trình tu tập. Giác ngộ trong Phật Giáo là sự hiểu biết tường tận bằng trí tuệ, trải qua quá trình tu tập thiền định và tư duy quán chiếu. Bao gồm Duyên Khởi, Vô thường, Vô ngã và Tứ Thánh Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) .
Nếu so sánh giác ngộ giống như việc phá vỡ một bức tường thì các mức giác ngộ tương tự như việc hé mở một lỗ nhỏ, nếu có thể phá vỡ hoàn toàn bức tường này thì chính là giác ngộ hoàn toàn. Muốn có được sự giác ngộ hoàn toàn, Đức Phật đã trải qua quá trình nỗ lực tu tập thiền đình, không ngừng quá chiếu và trực nhận chân lý. Sự giác ngộ của Ngài là thành tựu của quá trình tu tập, không phải là sự thay đổi tâm lý hay nâng cao nhận thức thông thường.
Ý nghĩa của giác ngộ trong Phật Giáo
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa giác ngộ và giải thoát, cho rằng giác ngộ chính là giải thoát, cho rằng chỉ cần giác ngộ thì tự nhiên sẽ được giải thoát. Tuy nhiên, trong Phật giáo nguyên thủy, giác ngộ chỉ đơn thuần là giải thoát muộn phiền, khổ đau. Giác ngộ là thuật ngữ có ý nghĩa sâu xa, bao la, rộng lớn, cách hiểu tùy theo cảm nhận của mỗi người.
Dưới đây là một số cách hiểu về ý nghĩa của giác ngộ hiện nay:
Giác ngộ là gì trong Phật giáo Nguyên thủy?
Rất nhiều người thắc mắc giác ngộ là gì trong Phật giáo Nguyên thủy. Trong Phật giáo Nguyên Thủy, giác ngộ là Bodhi (Bồ Đề), có nghĩa là thức tỉnh. Chính là có một cuộc sống thánh thiện, diệt trừ được khổ đau, muộn phiền. Trong giáo lý của Đức Phật, Tứ Thánh Đế là khổ, nguyên nhân của khổ đau, diệt khổ và con đường diệt khổ. Những người sau khi được giác ngộ hoàn toàn sẽ rời xa thế giới của loài người, không còn tái sinh thêm lần nào nữa.
Sự giác ngộ được chia làm 4 giai đoạn gồm: Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất lai và chứng ngộ hoàn toàn, chứng đắc Niết Bàn trở thành bậc A La Hán. Theo Phật giáo Nguyên thủy, các Phật tử trong kiếp làm người cần cố gắng tu tập để được giác ngộ ít nhất một giai đoạn trong 4 giai đoạn này.
Giác ngộ trong Phật giáo Nguyên Thủy là hiểu và thấu triệt giáo pháp, những sự thật từ lời giảng dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hay nói cách khác là tập nhìn thế giới dưới lăng kính của Đức Phật. Triết lý, lời dạy của Đức Phật là triết lý hành động để chúng ta có thể áp dụng vào cuộc sống, không phải để biện luận, suy tưởng. Đạo Phật không bao giờ đề cập đến những vấn đề bản thể, chỉ quan tâm đến sự khổ đau và con đường chấm dứt khổ đau.
Giác ngộ là gì trong Phật giáo Đại thừa?
Phật giáo Đại Thừa phát triển sau khi Đức Phật nhập diệt được 100 năm, vào khoảng thế kỷ 1 TCN trở đi, kế thừa các kinh điển và giáo lý của Phật giáo Nguyên Thủy, song có bổ sung thêm nhiều học thuyết và kinh điển mới.
Phật giáo Đại Thừa cho rằng giác ngộ có sự gắn kết mật thiết với sự hoàn thiện về trí tuệ. Sự hoàn thiện và giác ngộ có liên quan mật thiết với nhau, khi giác ngộ, con người sẽ không còn nhìn thế giới qua lăng kính mơ màng mà có thể thấu rõ bản chất thật sự của thế giới này.
Trong Phật giáo Đại Thừa, giác ngộ đã trở thành mục đích chính yếu không khác gì với giải thoát. Đề cao con đường Bồ Tát, xem mục tiêu trở thành Phật thông qua con đường Bồ Tát là có sẵn, giúp chúng sinh được giác ngộ hoàn toàn và xem trạng thái của quả vị A La Hán là chưa hoàn thiện.
Giác ngộ trong Đại Thừa là mục đích chính yếu, nghĩa là có thể hiểu thấu, nhận được sự thật tuyệt đối, kiến tánh thành Phật (nhận ra Phật tánh trong bản thân) và thể nhập với pháp giới, chân như. Chân như trong Đại thừa là để chỉ thể tính tuyệt đối cuối cùng của vạn vật, nằm ngoài mọi lý luận nhận thức. Tri kiến được Chân như tức là có thể giác ngộ.
Giác ngộ là gì trong Phật giáo Kim Cương Thừa?
Kim Cương Thừa là một phần rất nhỏ trong Phật Giáo Đại Thừa. Giác ngộ trong Kim Cương Thừa có thể đến cùng lúc trong một giai đoạn biến đổi. Giác ngộ gắn liền với niềm tin và những khó khăn trong cuộc sống. Không chỉ là sự thức tỉnh, hiểu thấu bản chất mọi vật mọi việc mà còn là sự nhìn rõ mọi thứ.
Giác ngộ trong Kim Cương Thừa không chỉ nói đến những trở ngại mà con người vượt qua. Nó có thể đến tại một khoảnh khắc duy nhất, có thể xuất hiện rất ít lần trong cuộc sống con người. Niềm tin vào bản chất vốn có của Đức Phật chính là chìa khóa cho sự thực hành. Giác ngộ là một trạng thái thức tỉnh, thường trực và là Phật tính.
8 Điều giác ngộ trong Phật Giáo
Giác ngộ là cảnh giới tối cao mà người tu hành hướng đến. Có một điều được xem là cấm lỵ chính là các tu sĩ không được công bố mình chứng đắc giác ngộ khi chưa thật sự được giác ngộ. Dưới đây là 8 điều về giác ngộ được tổng hợp:
- Điều thứ 1: Giác ngộ vạn pháp là để chỉ sự vô thường vô ngã, chỉ khi nắm rõ được quy luật vô thường vô ngã của vạn pháp thì chúng ta sẽ tránh được những điều khiến bản thân khổ đau, từ đó tìm thấy sự an lạc cho tâm hồn và dần dần được giải thoát.
- Điều thứ 2: Con người khi đạt được giác ngộ và nếu muốn giác ngộ thì cần hiểu được rằng, càng có nhiều ham muốn thì sẽ càng gặp nhiều gian nan, đau khổ. Nếu muốn bớt đau khổ, bớt muộn phiền thì cần biết đủ, biết giảm bớt những ham muốn của bản thân.
- Điều thứ 3: Để đạt được giác ngộ thì hãy học cách sống bình dị, đơn giản, như vậy sẽ có được sự an yên, an lạc và tập trung hơn vào việc tu đạo.
- Điều thứ 4: Muốn nếm được quả vị của giác ngộ cần phải có sự tu cần, trải qua quá trình chiêm nghiệm, tu tập. Nếu có thói quen lười biếng, sống hưởng thụ thì sẽ nhanh chóng rơi vào đọa lạc, vướng vào ma chướng, dễ sinh ra phiền não và lạc lối.
- Điều thứ 5: Nếu muốn giác ngộ thành công, cần số trong chánh niệm và thức tỉnh. Sống trong sự quên lãng và vô minh sẽ khiến bản thân bị kìm hãm trong cõi sinh tử của cuộc đời, không cách nào thoát ra được.
- Điều thứ 6: Bố thí là phương tiện để cứu độ người cũng là cứu độ bản thân. Người hành đạo buộc phải học cách bố thí cho đời, coi tất cả mọi người, bao gồm người thương và kẻ ghét như nhau. Không lấy tâm ghét bỏ những người khác mà tạo thêm nghiệp xấu cho chính mình.
- Điều thứ 7: Tu đạo không phải là lánh đời mà cần đi vào đời để độ hóa, làm sao để bản thân không bị chìm đắm trong cuộc đời thì mới có thể giác ngộ. Cần phải giữ gìn bản chất trong sạch, luôn từ bi, vị tha trong cách đối nhân xử thế và chỉ nên sở hữu duy nhất y bát.
- Điều thứ 8: Không nên chỉ chăm lo giải thoát cho bản thân mà cần tích cực vận động, động viên để mọi người cùng hướng về giác ngộ.
Kinh nghiệm và trạng thái giác ngộ
Rất ít người có thể mô tả được rõ ràng nội dung và lộ trình giác ngộ của mình. Theo kinh nghiệm về giác ngộ được các tăng sĩ, cư sĩ chia sẻ thì:
- Giác ngộ là một kinh nghiệm phi thường và mãnh liệt
- Nó xuất hiện đột ngột, trong một thời gian hết sức hạn chế
- Không có nguyên nhân thúc đẩy rõ rệt và rất ít khi lặp lại.
Giác ngộ có rất nhiều mức độ khác nhau, chỉ khi thực hành thì mới hiểu sâu hơn về nó và có khả năng tiến xa hơn, cuối cùng được giác ngộ, giải thoát hoàn toàn. Giác ngộ được ví như liều thuốc giải độc cuối cùng cho những đau khổ, tổn thương. Nói về trạng thái giác ngộ, Đức Phật giải thích:
Ở đâu không có sự bằng lòng hay không hài lòng thì ở đó có tính trung lập và nhận thức rõ ràng, đó là bản chất của tinh thần. Sự thanh tịnh của tinh thần.
Người được giác ngộ gọi là A La Hán. Một người giác ngộ sẽ có các dấu hiệu như biết kéo mình ra khỏi sự tham lam, ích kỷ; luôn điềm tĩnh, nhẹ nhàng, kiên định và vị tha với những người xung quanh. Chỉ khi thật sự cần thiết mới cho chúng ta biết cách giải quyết vấn đề của họ khiến chúng ta thán phục trước kiến giải của họ.
Người giác ngộ thường luôn tỉnh táo, bản lĩnh trước thị phi, luôn đánh giá, phân tích vấn đề một cách trong sáng. Họ là người hòa ái, dễ gần, tỏa ra thiện ý vì cái tâm luôn trong sáng, tĩnh lặng. Họ cũng hài lòng với những gì tạo ra bằng công sức của mình, mặc dù không nhiều nhưng cuộc đời họ lại đầy nhân văn và ý nghĩa.
Họ cũng là những người nhẹ nhàng, sâu lắng, tâm sáng, hướng thiện dù có nhiều biến cố, bất trắc. Có khả năng hòa nhập tốt với xã hội, biết buông bỏ tham niệm và dễ dàng nhận thấy những sai lầm mình mắc phải. Hơn hết, với cái tâm sáng của mình, họ luôn dễ dàng giúp đỡ những người đang đau khổ, tuyệt vọng.
Giác ngộ là kết quả của quá trình tu tập, không đơn thuần chỉ là sự thay đổi tư tưởng nhận thức hay chuyển biến tâm lý thông thường. Giác ngộ là con đường chấm dứt nguyên nhân sinh ra mọi nỗi khổ niềm đau của con người. Chỉ khi hiểu hơn về giác ngộ và tập trung vào mục đích của mình thì con người mới có thể trở nên hạnh phúc, an lạc, không còn chịu nhiều khổ đau, bất hạnh.
Có thể bạn quan tâm: