Chép Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện có ý nghĩa gì?

Sám hối là gì? Ý nghĩa và lợi ích của việc sám hối

Ngày vía Phật là gì? Những ngày vía Phật trong năm nên biết

Niết bàn là gì? Ý nghĩa của Niết Bàn trong đạo Phật

Giác ngộ là gì? Ý nghĩa của giác ngộ trong Phật giáo

Chánh niệm là gì? Cách thực hành chánh niệm trong đời sống

Bát Chánh Đạo là gì?

Tứ Diệu Đế (Tứ Thánh Đế) là gì?

Phật, Bồ Tát là gì? Tên các vị Phật Bồ Tát thường gặp

Ý nghĩa biểu tượng Bánh Xe Pháp Luân trong Phật giáo

Ngày vía Phật là gì? Những ngày vía Phật trong năm nên biết

Chúng ta thường nghe đến các ngày vía Phật, ngày vía Bồ Tát. Thế nhưng ngày vía Phật là gì, đâu là những ngày vía Phật quan trọng và nên làm gì trong ngày nay thì không phải ai cũng biết. Nếu bạn đang băn khoăn về ngày này, có thể tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.

Ngày vía Phật là gì?

Ngày vía Phật, Bồ Tát là một trong những ngày đặc biệt quan trọng trong Phật giáo, đánh dấu một cột mốc chuyển biến tâm linh, có ý nghĩa quan trọng trong đạo Phật. Lý do là ngày vía Phật chính là ngày mà các vị Phật đản sinh, xuất gia, thành đạo hoặc nhập diệt…

Ngày vía Phật không chỉ là cột mốc chuyển hóa tâm linh của nhân loại mà còn thể hiện đức tin, sự tôn kính của chúng sinh với các vị Phật. Theo quan niệm của những người tín Phật, vào ngày này, Phật tử, người thờ Phật, tín Phật cần tích cực hành thiện, tích đức, hạn chế sát sinh, thực hành bố thí… để nhận được nhiều sự an lành.

Ngày vía Phật có ý nghĩa đặc biệt trong Phật giáo
Ngày vía Phật có ý nghĩa đặc biệt trong Phật giáo

Ngày vía Phật rất linh thiêng, những việc xấu làm trong ngày này sẽ mang đến tội nghiệp gấp hàng trăm hàng triệu lần. Theo đó, làm việc tốt trong những ngày này ngược lại sẽ giúp tăng trưởng, tích lũy phước báu vô lượng. Ngày vía Phật, Bồ Tát cũng thường là ngày tốt được Phật tử, các gia đình lựa chọn để thỉnh tượng Phật, Bồ Tát về thờ tại gia.

Với ý nghĩa đặc biệt như vậy nên vào những ngày này, các Phật tử, người tín Phật đều được khuyến khích nên tích cực làm việc thiện, nghĩ điều thiện. Điều này cũng xuất phát từ hy vọng nhận được thêm phước lành cho bản thân và gia đình, từ đó có được cuộc sống an yên, ấm êm, hạnh phúc.

Ngày Phật đản sanh, Phật xuất gia, Phật thành đạo thường là ngày để chúng sinh tưởng nhớ công đức vô lượng của các Ngài. Đồng thời cũng tự nhắc nhở bản thân noi gương theo hạnh nguyện đại từ đại bi và trí tuệ của các vị Phật mà tu tập, ngày một tinh tiến hơn. Đây cũng là dịp để chúng ta tích đức, bày tỏ tấm lòng tôn kính với Đức Phật.

Tuy nhiên, để kỷ niệm ngày này không nên tổ chức quá cầu kỳ, long trọng, linh đình, xa hoa, lãng phí. Tổ chức lớn nhưng tấm lòng gian ác, chỉ để mong cầu tiền tài lợi lạc, mưu cầu việc xấu thì cũng sẽ không nhận được kết quả tốt đẹp.

Những ngày vía Phật trong năm nên biết

Trong Phật giáo, có rất nhiều vị Phật, Bồ Tát, do đó cũng có rất nhiều ngày vía Phật. Dưới đây là một số ngày vía quan trọng trong năm mà Phật tử không nên bỏ qua:

1. Ngày vía Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Thích Ca Mâu Ni là giáo chủ của cõi Ta Bà. Ngài là vị Phật có thật trong lịch sử, được xem là Phật Tổ, người lập ra đạo Phật và đặt nền móng cho sự phát triển của Đạo Phật ngày nay. Phật Thích Ca Mâu Ni đã nhập cõi Niết Bàn gần 26 thế kỷ nhưng cứ ngày rằm tháng 2 hàng năm, các Phật tử lại tụ họp để thực hiện các nghi thức tưởng nhớ ngày.

Các ngày vía của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là:

  • Ngày Phật xuất gia: Ngày 8/2 âm lịch
  • Ngày Phật nhập diệt: Ngày 15/2 âm lịch

2. Ngày vía Phật A Di Đà

Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc, cõi tịnh độ của Ngài cách cõi Ta Bà mười vạn ức cõi Phật nằm ở Phương Tây. Ngài là vị Phật Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, Vô Lượng Công Đức, tức là thọ mệnh vô tận ,ánh sáng vô biên và công đức to lớn không thể kể xiết. Ngài rất có duyên với chúng sinh cõi Ta Bà nên thường thị hiện cùng với Quan Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát để giáo hóa, tiếp dẫn chúng sinh, giúp chúng sinh sau khi chết có thể vãng sinh về cõi Cực Lạc.

Ngày vía Phật A Di Đà: Ngày 17/11 âm lịch hàng năm.

3. Ngày vía Dược Sư Quang Như Lai

Phật Dược Sư có tên gọi đầy đủ là Đức Phật Dược Sư Quang Như Lai. Ngày là vị Phật có danh hiệu thầy thuốc, có khả năng thông suốt hết thảy các loại y dược trên thế gian. Ngài có cõi tịnh độ là cõi Tịnh Lưu Ly, nằm về phương Đông, cách cõi Ta Bà khoảng 10 hằng sa Phật Độ. Phật Dược Sư có khả năng cứu độ, giúp chúng sinh thoát khỏi các bệnh khổ về thân và tâm, có cuộc sống an lạc, tự tại.

Ngày vía Phật Dược Sư:

  • Ngày vía Dược Sư đản sanh: 28/4 âm lịch
  • Ngày vía Dược sư thành đạo:  29/9 hoặc 30/9 âm lịch hàng năm.

Xem thêm: Phật Dược Sư Là ai ? Ý Nghĩa 7 tôn tướng của Phật Dược Sư

4. Ngày vía Phật Di Lặc

Phật Di Lặc là vị Phật được biết đến qua lời giảng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài hiện là một trong bốn vị Bổn xứ Bồ Tát ở cung trời Đâu Suất. Sẽ giáng sinh trên Trái Đất, được giác ngộ thành Phật, kế tiếp Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng Phật Pháp, giáo hóa chúng sinh.

Ngày vía Phật Di Lặc: Ngày 1/1 âm lịch hàng năm.

5. Ngày vía Quan Âm Bồ Tát

Quan Âm Bồ Tát hay Phật Bà Quan Âm là một trong những vị Bồ Tát được thờ phụng đặc biệt rộng rãi trong Phật giáo Đại Thừa. Ngài cùng Đại Thế Chí Bồ Tát là thị giả trợ tuyên đắc lực của Đức Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương Cực Lạc. Quan Âm Bồ Tát đại diện cho tinh thần Đại Bi của Phật Giáo, thường thị hiện tại cõi Ta Bà để cứu độ chúng sinh.

Ngày vía Quan Âm Bồ Tát: 

  • Ngày Quán Thế Âm giáng sanh: 19/02 âm lịch
  • Ngày Quán Thế Âm thành đạo: 19/06 âm lịch
  • Ngày Quán Thế Âm Xuất Gia: 19/09 âm lịch.

6. Ngày vía Địa Tạng Vương Bồ Tát

Địa Tạng Vương Bồ Tát là vị Bồ Tát có trí tuệ rộng lớn, Ngài được mệnh danh là Bồ Tát của chúng sinh cõi địa ngục. Nổi tiếng với lời nguyện địa ngục không trống thề không thành Phật, chúng sinh độ hết mới chứng Bồ Đề.

Người thờ Ngài Địa Tạng Vương, thường tụng niệm kinh Địa Tạng sẽ được lợi ích an lạc. Vào ngày vía Địa Tạng Vương Bồ Tát, có chùa thường cử hành các hoạt động Phật sự như tụng kinh Địa Tạng, niệm Phật, trì chú, ăn chay, thiết trai cúng dường.

Ngày vía Địa Tạng Vương Bồ Tát: Ngày 30 tháng 7 âm lịch (nếu tháng thiếu thì là ngày 29 tháng 7 âm lịch).

7. Ngày vía Phật Mẫu Chuẩn Đề

Phật Mẫu Chuẩn Đề hay Chuẩn Đề Bồ Tát là vị Bồ Tát chuyên hộ trì Phật Pháp, hộ mệnh chúng sinh để chúng sinh giải ngộ Phật Quả. Ngài thị hướng trong sáu đường sinh tử, hộ mạng cho những chúng sinh nhiều nghiệp chướng, trí tuệ kém cỏi, thọ mạng ngắn ngủi, thân mang nhiều bệnh tật.

Ngày vía Phật Mẫu Chuẩn Đề là ngày 16/3 âm lịch
Ngày vía Phật Mẫu Chuẩn Đề là ngày 16/3 âm lịch

Ngày vía Phật Mẫu Chuẩn Đề: Ngày 16/3 âm lịch hàng năm.

8. Một số ngày vía Phật, Bồ Tát quan trọng khác

Có rất nhiều vị Phật, Bồ Tát quan trọng trong Phật giáo. Vào ngày vía Phật, Bồ Tát, các chùa, cơ sở thờ tự Phật Giáo sẽ tổ chức các hoạt động Phật sự để tán tụng công đức của các Ngài, để Phật tử ghi nhớ, noi theo tấm gương của các vị Phật, Bồ Tát mà tu tập. Ngoài các ngày quan trọng đã đề cập trên, một số ngày vía Phật, Bồ Tát thường được nhắc đến có thể kể đến như:

  • Ngày vía Phổ Hiền Bồ Tát giáng sanh: 21/2 âm lịch
  • Ngày vía Ca Diếp Tôn Giả: 6/3 âm lịch
  • Ngày vía Phổ Hiền Bồ Tát thành đạo: 23/4 âm lịch
  • Ngày vía Văn Thù Bồ Tát: 4/4 âm lịch
  • Ngày vía Đại Thế Chí Bồ Tát: 13/7 âm lịch
  • Ngày vía tôn giả A Nan Đà: 8/8 âm lịch
  • Ngày vía Đạt Ma Tổ Sư: 5/10 âm lịch…

Nên làm gì trong ngày vía Phật?

Như đã đề cập, ngày vía Phật nếu thực hiện đúng sẽ giúp tăng trưởng công đức gấp bội, nếu làm việc ác sẽ gây tội nghiệp hàng trăm, hàng nghìn lần. Nếu muốn phát sinh công đức, trước hết, chúng ta cần nghĩ điều thiện, làm việc thiện, tu từ tâm, luôn cố gắng hành thiện tích đức và không nên mưu cầu lợi lộc, danh vọng cho bản thân.

Chỉ khi những việc thiện, điều thiện xuất phát từ tâm thì mới nhận được quả ngọt. Trong ngày này, ngoài làm việc thiện, quý đạo hữu cần giữ gìn 5 giới cấm của người Phật tử tại gia. Đồng thời nên phát tâm trân trọng nghĩ nhớ, tán thán công đức, trí tuệ, tấm lòng từ bi vô lượng, vẹn toàn của vị Phật trong ngày vía của Ngài.

Dù ở nhà hay ở các chùa thì vào ngày này, quý đạo hữu nên ăn chay, giữ tâm và thân thanh tịnh, sạch sẽ. Thêm vào đó, nên tiến hành sám hối, niệm Phật, tụng kinh, trì chú, ngày vía vị Phật nào thì tụng kinh, chú của vị Phật ấy. Một lòng tụng xưng danh hiệu của các Ngài và siêng năng làm việc thiện để tích phước lành.

Không chỉ vào ngày vía Phật mà cả những ngày sắp đến, chúng ta cần năng làm việc thiện để đem công đức trang nghiêm cúng dường đến các Ngài. Nguyện nương nhờ oai lực của các Ngài giúp gia hội cho chúng sanh trong lục đạo nói chung và chúng sanh cõi Ta Bà cũng như các Phật tử nói riêng được tiêu trừ bệnh tật, xà trừ nghiệp chướng, tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn. Nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc, có được khả năng giác ngộ chánh pháp.

Vào ngày vía, Phật tử có thể phát tâm bố thí, làm việc thiện, nghĩ điều thiện, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, khốn khổ. Đồng thời, có thể phóng sinh để tích lũy công đức, tuy nhiên cần phóng sinh đúng cách, không nên chọn ngày mà chỉ nên phóng sinh tùy tâm.

Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp thắc mắc ngày vía Phật là gì và những ngày vía phổ biến, nên biết. Ngày này có ý nghĩa quan trọng, làm việc thiện, điều thiện vào ngày này sẽ giúp phát sinh phước báu, giúp tích lũy công đức. Tuy nhiên, không nên chỉ chờ vào những ngày này mới làm việc thiện mà nên ngày ngày nghĩ thiện, làm điều thiện.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

phân biệt chùa, tịnh xá, tịnh thất, thiền viện, tự viện, am

Phân biệt Chùa, Tịnh Xá, Tịnh Thất, Thiền Viện, Tự Viện, Am

Chùa, tịnh xá, tịnh thất, thiền viện, tự viện, am là những cơ sở Phật giáo gắn liền với đời sống văn hóa tôn giáo tín ngưỡng của người Việt...

Phật Mẫu Chuẩn Đề là vị Bồ Tát được đặc biệt tôn sùng

Tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề: Ý nghĩa và cách thờ cúng

Phật Mẫu Chuẩn Đề là một trong 3 vị Phật Mẫu thuộc Biến Tri Viện, thuộc hàng Bồ Tát, là vị Bồ Tát có thệ nguyện rộng lớn, có tấm...

Cúng dường là gì? Ý nghĩa của việc cúng dường Tam Bảo

Cúng dường là một trong những phương thức tu tập quan trọng dành cho đệ tử Phật môn. Việc cúng dường Tam bảo cần phải xuất phát từ tâm để...

Tứ Thánh Quả là gì? Ý nghĩa các quả vị trong Phật giáo

Tứ Thánh Quả là bốn cấp độ giải thoát trong Phật giáo được xếp từ thấp lên cao. Khi chúng sanh chứng được một trong bốn quả Thánh thì sẽ...

Phật Như Lai Đại Nhật là ai? Hình tượng và thờ cúng

Phật Như Lai Đại Nhật có ý nghĩa rất quan trọng đối với vũ trụ quan trong Phật giáo. Ngài đại diện cho ánh sáng trí tuệ vẹn toàn, soi...

Phật bản mệnh là gì? Có nên thờ Phật bản mệnh không?

Mỗi con người khi sinh ra ở cõi trần sẽ cầm tinh một con giáp khác nhau và mang trong mình một bản mệnh nhất định, điều này sẽ theo...

Ẩn