Hiểu về danh xưng và cách xưng hô trong Phật giáo

Tìm hiểu về 2 tượng Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ Hộ Pháp

Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Phân biệt Chùa, Tịnh Xá, Tịnh Thất, Thiền Viện, Tự Viện, Am

Chùa, tịnh xá, tịnh thất, thiền viện, tự viện, am là những cơ sở Phật giáo gắn liền với đời sống văn hóa tôn giáo tín ngưỡng của người Việt Nam. Những cơ sở Phật giáo này có khá nhiều điểm chung, tuy nhiên cũng có không ít điểm khác biệt nên trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ thêm những điểm khác nhau về chùa, tịnh xá, tịnh thất, thiền viện, tự viện, am để bạn phân biệt, tham khảo.

Phân biệt chùa, tịnh xá, tịnh thất, thiền viện, tự viện, am

Như đã đề cập ở phần đầu, chùa, tịnh xá, tịnh thất, thiền viện, tự viện, am đều được gọi chung là cơ sở Phật giáo. Mặc dù có khá nhiều điểm tương đồng trong hoạt động thờ Phật, tu tập, ngồi thiền, giảng dạy Phật pháp,… nhưng ở mỗi cơ sở sẽ có cách thức tổ chức khác nhau. Bên cạnh đó, còn có những điểm không giống về vị trí xây dựng, quy mô công trình, kiến trúc, chức năng, ý nghĩa,… Do vậy, nếu phân biệt có thể dựa trên những điều này. Cụ thể như sau:

1. Chùa

Chùa là một trong những công trình kiến trúc có nhiều hạng mục phục vụ cho mục đích tín ngưỡng, tôn giáo. Gồm nơi để thờ Phật, không gian để các sư và Tăng/Ni sinh hoạt, tu hành, thuyết giảng đạo Phật,… Và Phật tử, người bình thường, khách du lịch,… cũng có thể đến đây để thăm viếng, dâng hương, nghe giảng kinh Phật, cầu bình an,…

Chùa được xây dựng theo nhiều phong cách khác nhau. Đó có thể là kiểu thiết kế giống như một Man-đa-la có một trục nằm giữa và bốn phương đều có những vị Phật, hoặc có cấu trúc tám mặt – tượng trưng cho Bát chính đạo/Pháp luân, hoặc tổng thể có nhiều tầng với ý nghĩa là đại diện cho tam giới/những cấp bậc đại diện cho Thập địa Bồ Tát, hoặc có tượng Đức Phật với kích thước lớn được thờ ở chính giữa chùa – đại diện cho “chân như”,…

Chùa rất phổ biến ở Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Bhutan, Nhật Bản, Nepal,… Một số ngôi chùa nổi tiếng ở nước ta có thể kể đến là Chùa Một Cột (Hà Nội), Chùa Bích Động của Ninh Bình, Chùa Phật Tích tại Bắc Ninh, Chùa Vĩnh Nghiêm ở Sài Gòn, Chùa Bà Tây Ninh, Chùa Linh Ứng (Đà Nẵng), Chùa Thiên Mụ của Huế, Chùa Hoằng Phúc tại Quảng Bình,…

phân biệt chùa, tịnh xá, tịnh thất, thiền viện, tự viện, am
Chùa có nhiều điểm đặc trưng riêng nên khá dễ để phân biệt với tịnh xá, tịnh thất, thiền viện, tự viện và am

2. Tịnh xá

Theo người Ấn Độ Phật giáo, tịnh xá (tiếng Phạn – Vihara) là những tịnh thất nằm bên trong chùa. Nhưng ở Việt Nam, tịnh xá là một công trình kiến trúc Phật giáo riêng biệt với chùa. Công trình kiến trúc này được xây dựng theo kiểu nhà ở dựa trên phong cách Phật giáo. Người tu hành sẽ nghỉ ngơi, cầu nguyện, cũng như thực hành thiền định ở đây hoặc trong thời gian ẩn dật thì sẽ là không gian dành riêng cho các thầy tu ngồi thiền.

Nếu như chùa có chức năng quan trọng nhất là thực hiện hành lễ thì tịnh xá sẽ chú trọng nhiều vào việc tĩnh lặng nghỉ ngơi và tu tâm nên không gian thường rất yên tĩnh. Điểm giống nhau ở hai nơi này là Phật tử, khách du lịch hoặc người không theo đạo đều có thể đến tham quan, riêng tịnh xá còn có thể được ở lại nghỉ ngơi khoảng vài ngày.

Ngoài tiếng Phạn và định nghĩa của người Ấn Độ Phật giáo thì tịnh xá còn có thể được đọc và hiểu theo nhiều cách khác dựa trên các ngôn ngữ và quốc gia. Ví dụ như tiếng Mã Lai là Biara, có nghĩa là tu viện, khác với những nơi thờ tự Hồi giáo tại đất nước Malaysia; tiếng Miến là Wihara hoặc Kyaung, dịch ra cũng là tu viện; tiếng Trung Quốc là 精舎, tiếng Khmer là Vihear, tiếng Thái là Wihan,…

3. Tịnh thất

Tịnh thất có thể là một ngôi chùa nhỏ, cũng có thể là một tu viện Phật giáo được xây dựng ở những vị trí như núi, vùng quê,… để có được không gian yên tĩnh cho các Tăng Ni sinh hoạt, tu tập, hành thiền,… Ngoài chức năng chính này, nơi đây còn là không gian diễn ra nhiều hoạt động tôn giáo khác nhau, ví dụ như khoá tu học Phật pháp, lễ Phật,…

Bên cạnh đó, tịnh xá còn giúp đỡ cộng đồng thông qua cứu trợ người nghèo hoặc cứu trợ thảm hoạ và nhiều hoạt động từ thiện tốt đẹp khác. Vì vậy, có thể nói, nơi này có vai trò quan trọng trong văn hoá, tôn giáo của nước ta, cũng như là những nước Châu Á như Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Hàn Quốc,…

Về kiến trúc, tịnh thất vẫn tuân theo truyền thống của Phật giáo là tổ hợp nhiều công trình với những chức năng riêng biệt như thờ Phật, tu học Phật pháp, tiếp khách, nghỉ ngơi – sinh hoạt,… và xung quanh được bao bọc bởi những khu vườn, hồ nước,… tạo thành một khung cảnh yên tĩnh, thanh tịnh, hữu tình. Một số tịnh thất được biết đến nhiều nhất ở Việt Nam có thể kể đến là Tịnh thất An Thạnh (Tiền Giang), Tịnh thất Tâm Đức (TPHCM),…

4. Thiền viện

Thiền viện là nơi các vị sư thiền tập, tu hành, tịnh tâm, học tập,… Bạn cũng có thể đến đây nếu muốn tìm hiểu, thực hành thiền, không gian ở nơi này rất yên tĩnh và bốn bề thường có khung cảnh thiên nhiên hữu tình, có thể xoa dịu tâm hồn, mang đến sự bình yên trong tâm trí, cảm nhận cuộc sống an nhiên và hạnh phúc.

Thiền viện thường có kiến trúc mang nhiều nét tương đồng với chùa Việt Nam đương đại như có cổng Tam Quan, các gian nhà thờ tượng Phật, giảng đường, thư viện, khách đường, lầu chuông,… Xung quanh là những hồ nước, vườn cây xanh mát, vừa tạo nên không gian thoáng đãng và nên thơ, vừa tôn lên được vẻ đẹp uy nghiêm, thanh tịnh của nơi này.

Những thiền viện tiêu biểu của nước ta là Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh), Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (Cần Thơ), Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc), Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác (Tiền Giang), Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ (Ninh Thuận), Thiền viện Trúc Lâm Chính Pháp (Tuyên Quang),…

phân biệt chùa, tịnh xá, tịnh thất, thiền viện, tự viện, am
Phân biệt thiền thiện với chùa, tịnh xá, tịnh thất, tự viện và am có thể dựa trên ý nghĩa, kiến trúc, vị trí xây dựng,…

5. Tự viện

Tự viện được định nghĩa là một đạo tràng để các Tăng Ni vừa tu tập, vừa trụ trì và hoằng dương Phật pháp. Đồng thời thực hiện những hoạt động có mục đích phục vụ xã hội và đem đến những lợi ích tích cực cho nhân dân. Đây cũng là nơi thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị tốt đẹp về văn hóa Phật giáo.

Tự viện được xây dựng ở nhiều vị trí khác nhau, không chỉ ở nông thôn mà còn có ở những thành phố lớn. Tuy nhiên, các công trình kiến trúc Phật giáo này đều có điểm chung là nằm ở các địa điểm yên tĩnh và gần gũi thiên nhiên, đặc biệt là phải có diện tích lớn để có không gian đủ rộng và phù hợp.

Trực tiếp quản lý tự viện thường là các tu sĩ hoặc nhà sư. Trong một số trường hợp sẽ là một tổ chức tôn giáo khác, hoặc cũng có thể là những tổ chức phi lợi nhuận. Đồng thời, hằng năm, tự viện đều sẽ được tình nguyện viên, nhà hảo tâm,… ở khắp mọi miền đất nước hỗ trợ về sức người hoặc tài chính.

6. Am

Am là một công trình kiến trúc nhỏ được xây dựng với mục đích thờ Phật. Tại một số nơi, am còn được dùng để chỉ những ngôi miếu nhỏ ở phạm vi xóm làng được xây dựng để thờ thần linh. Một điều thú vị được các tài liệu ghi chép lại thì vào thời Lê Sơ, tức thế kỷ 15, am chính là nơi để những văn nhân đọc sách và làm thơ.

Khu vực có nhiều am nhất ở nước ta là Nam Bộ, những khu vực khác vẫn có nhưng với số lượng khá ít. Chủ nhân của am thường là tín đồ, Phật tử, tu sĩ,… và họ lập nên am ngoài thờ Phật thì còn tu tập, hành đạo hoặc thực hiện một số hoạt động khác.

Am có kiến trúc đơn giản và quy mô không lớn như chùa, thiền viện, tịnh xá, tịnh thất, tự viện. Am có thể dược xây dựng tại khu vực ngoài trời, trong nhà,… và thường sử dụng những chất liệu như gỗ, đá,… Bên trong am, có thể là hình ảnh của Phật, hoặc tượng những vị thần linh kèm theo những vật phẩm tín ngưỡng, chẳng hạn như bát hương, đèn, hoa,…

Trên đây là những chia sẻ để phân biệt chùa, tịnh xá, tịnh thất, thiền viện, tự viện và am. Dù giống hay khác nhau thì những cơ sở Phật giáo này cũng đều tạo ra những điều tốt đẹp và tích cực cho đời sống văn hóa tâm linh tín ngưỡng của người Việt Nam. Nếu có thời gian, bạn có thể đến tham quan trực tiếp hoặc tham gia vào những buổi lễ Phật, ngồi thiền, nghe giảng dạy Phật pháp,… sẽ thấy được sự thay đổi nhiệm màu trong “tâm” của mình.

Cùng chuyên mục

Phật Mẫu Chuẩn Đề là vị Bồ Tát được đặc biệt tôn sùng

Tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề: Ý nghĩa và cách thờ cúng

Phật Mẫu Chuẩn Đề là một trong 3 vị Phật Mẫu thuộc Biến Tri Viện, thuộc hàng Bồ Tát, là vị Bồ Tát có thệ nguyện rộng lớn, có tấm...

Cúng dường là gì? Ý nghĩa của việc cúng dường Tam Bảo

Cúng dường là một trong những phương thức tu tập quan trọng dành cho đệ tử Phật môn. Việc cúng dường Tam bảo cần phải xuất phát từ tâm để...

Tên gọi Quán Tự Tại Bồ Tát thực ra là một danh xưng khác của Quan Âm Bồ Tát

Quán Tự Tại Bồ Tát là ai? Ý nghĩa hình tượng Quan Âm Tự Tại

Quan Thế Âm Bồ Tát có rất nhiều hóa thân khác nhau, tên gọi Quán Tự Tại Bồ Tát thực ra là một trong những danh xưng khác của Ngài....

Ngày vía Phật có ý nghĩa đặc biệt trong Phật giáo

Ngày vía Phật là gì? Những ngày vía Phật trong năm nên biết

Chúng ta thường nghe đến các ngày vía Phật, ngày vía Bồ Tát. Thế nhưng ngày vía Phật là gì, đâu là những ngày vía Phật quan trọng và nên...

Tứ Thánh Quả là gì? Ý nghĩa các quả vị trong Phật giáo

Tứ Thánh Quả là bốn cấp độ giải thoát trong Phật giáo được xếp từ thấp lên cao. Khi chúng sanh chứng được một trong bốn quả Thánh thì sẽ...

Phật Như Lai Đại Nhật là ai? Hình tượng và thờ cúng

Phật Như Lai Đại Nhật có ý nghĩa rất quan trọng đối với vũ trụ quan trong Phật giáo. Ngài đại diện cho ánh sáng trí tuệ vẹn toàn, soi...

Ẩn