Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Nguyên tắc đặt bàn thờ Phật và gia tiên cần lưu ý

Mùa an cư kiết hạ là vào tháng mấy? Có ý nghĩa gì?

Phật Tử là gì? Những ai được gọi là Phật Tử?

Phật tử là gì? Những ai được gọi là Phật tử? Là thắc mắc của rất nhiều người. Thực tế, định nghĩa về Phật tử rất đơn giản và dễ hiểu, trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đầy đủ và rõ ràng nhất, đồng thời cung cấp thêm những thông tin hữu ích khác, mời bạn tham khảo.

Phật tử là gì?

Phật tử có thể hiểu đơn giản là người theo đạo Phật. Những lời dạy từ Đức Phật, hay còn gọi là giáo lý trong đạo Phật trở thành kim chỉ nam để họ sống và thực hành hằng ngày, để bản thân thay đổi ngày một tích cực hơn, là phiên bản hoàn hảo của chính mình ở hướng tích cực nhất như tâm tính thiện lành, không tham sân si, không sát sanh, làm nhiều việc tốt giúp đời giúp người.

Phật tử chia thành Phật tử tại gia và Phật tử gia nhập vào các Tăng đoàn hoặc Ni đoàn. Phật tử tại gia không quá khác biệt so với người bình thường, vẫn làm việc, kết hôn lập gia đình, đi qua cuộc đời với những vui –  buồn, đau khổ – hạnh phúc,… Trong khi đó, Phật tử gia nhập vào các Tăng đoàn hoặc Ni đoàn sẽ dành gần như trọn cuộc đời cho việc tu tập, mong sớm giác ngộ, giải thoát.

phật tử là gì
Phật tử có thể định nghĩa là những người theo đạo Phật, bao gồm Phật tử tại gia và Phật tử tham gia Tăng đoàn hoặc Ni đoàn

So với Phật tử tại gia, tâm nguyện của Phật tử gia nhập vào các Tăng đoàn hoặc Ni đoàn cao hơn. Họ biết sẽ rời xa gia đình và cha mẹ, vợ/chồng, con cái, người thân,… sẽ rất lo lắng nhưng vẫn chấp nhận và quyết định đến với đạo Phật, dành tất cả thời gian của mình để tu tập. Họ được xem là những bậc chân tu, là những người rất đáng để chúng ta kính trọng và nếu có cơ hội hãy giúp đỡ, cúng dường để họ có thể yên tâm tập trung tu hành, cũng như làm Phật sự.

Về Phật tử tại gia, họ sẽ luôn tồn tại song song tính tốt và tính xấu, có những trường hợp tính xấu lấn át cả tính tốt. Tuy nhiên, khi họ đã theo đạo Phật, với những lời chỉ dạy của Đức Phật thì họ sẽ tu sửa, ngày qua ngày mà hoàn thiện hơn, tính xấu sẽ từ từ biến mất, thay vào đó là những tính tốt giúp cuộc sống an lạc, bình yên, người thương kẻ mến.

Dù đã, đang hoặc mới là Phật tử tại gia thì tất cả đều có một điểm chung là tu tập để bản thân tốt hơn, có tâm tính thiện lành, cư xử đúng mực với mọi người,… Theo thời gian, những cố gắng, nỗ lực giảm bớt các tính xấu của họ sẽ được đền đáp bằng một kết quả xứng đáng. Bên cạnh đó, mỗi ngày họ đều không ngừng học tập và thực hành sống theo giới hạnh đạo đức mà Đức Phật đã khuyên dạy.

Một ví dụ điển hình là trước kia đối xử không tốt với những người xung quanh, nhưng sau khi tu tập, đi theo giáo lý của nhà Phật mà trở nên từ bi, vui vẻ, hoan hỷ với người thân, bạn bè, bà con lối xóm,… Hay khoảng thời gian chưa tu tập hay soi mói, sân si, tính tình ích kỷ tham lam nhưng sau đó nhờ những lời chỉ dạy của Đức Phật mà trở nên hiền lành, tốt bụng, sống chan hoà, yêu thương mọi người.

Hiện tại, ở trên thế giới, bao gồm Việt Nam, Phật tử tại gia là Phật tử có số lượng đông nhất. Phật tử gia nhập vào các Tăng đoàn hoặc Ni đoàn còn khá ít, bởi quyết định buông bỏ hạnh phúc trần tục, tạm biệt gia đình,… rất khó khăn, điều này giúp chúng ta càng thêm trân quý và tôn trọng những người chấp nhận bỏ lại phía sau tất cả để bước đi trên con đường tu tập đạo Phật, đem lại những điều tuyệt vời cho họ và cả cho chúng ta.

Muốn trở thành Phật tử cần phải làm như thế nào?

Bên cạnh lý giải Phật tử là gì thì trong bài viết cũng chia sẻ làm như thế nào để trở thành Phật tử. Bạn có thể chọn một trong hai cách là chính thức hoặc không chính thức. Dù chọn cách nào thì Phật tử thường sẽ có hành động mong muốn là cam kết sống, thực hành theo những điều Đức Phật khuyên dạy, chỉ bảo. Hành động này được biết đến là quy y đạo Phật, tin tưởng và nương tựa Đức Phật cùng với Giáo Pháp, Tăng Đoàn tu sĩ, đó là Tam Bảo – 3 viên ngọc bảo trong Phật giáo.

Bạn sẽ bắt đầu từ ba hành động tự giác là lễ lạy Đức Phật, quy y Tam Bảo và sống theo 5 Giới Hạnh. Đối với đạo Phật, không quan trọng nghi lễ và tục lệ, chủ yếu là thực hành giáo pháp nên để trở thành Phật tử, không nhất thiết phải có một buổi lễ chính thức. Tuy nhiên, xuất phát từ mong muốn tạo sự phấn khởi, hoan hỷ cho người bắt đầu theo đạo Phật, lễ Quy Y vẫn được các chùa, tu viện,… cố gắng tổ chức. Trong buổi lễ này, những sư thầy, sư cô,… sẽ có dịp để giải thích cho Phật tử hiểu thêm về Giới Hạnh. Sau đó, bạn sẽ quỳ xuống trước tượng Phật, bày tỏ sự kính trọng dành cho Đức Phật, đồng thời nói những câu sau:

quy y tam bảo cần làm gì

Tiếp đến là bạn chấp nhận 5 Giới Hạnh một cách thành tâm, xem đây là quy tắc sống, cũng như mỗi ngày đều thực hành trong cuộc sống. Theo đó, bạn sẽ đọc hoàn thành các lời tâm nguyện dưới đây thì đã là một Phật tử tại gia, có thể tu tập tại nhà, nương tựa tinh thần dựa vào Tam Bảo.

quy y ngũ giới là gì

Trên đây là cách chính thức. Đối với cách không chính thức sẽ đơn giản hơn, bạn có thể ở nhà, đến chùa, tu viện hoặc dừng chân ở bất kỳ đâu và đứng, ngồi hoặc quỳ trước hình hoặc tượng Phật, thành tâm đọc lên những câu ở trên, đây giống như một lời hứa đối với chính mình và Đức Phật, sau đó bạn cũng có thể được xem là một Phật tử.

Những điều Phật tử thực hành khi tu tập theo đạo Phật

Không chỉ định nghĩa Phật tử là gì, chia sẻ cách để trở thành Phật tử mà những điều Phật tử thực hành khi tu tập theo đạo Phật cũng được đề cập trong bài viết. Thực tế, quan niệm thực hành khi tu tập theo đạo Phật giữa các cộng đồng Phật tử tại các xứ sở có sự khác nhau. Vào thời Đức Phật tại thế, Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của tu thiền và tu tập 5 Giới Hạnh, hoạt động nổi bật là giảng dạy về thiền tập cho Tăng đoàn cùng mọi người khu phố chợ với kinh Tứ Niệm Xứ, hay có tên gọi khác là Bốn Nền Tảng Chánh Niệm.

Ở những nước chọn Phật giáo nguyên thủy sẽ gắn với tu thiền và nếu những Phật tử tại gia chưa có cơ hội để thực hành tu thiền thì sẽ làm các Giới Hạnh, bao gồm bố thí và giữ giới. Tương tự, Phật giáo Đại Thừa, nhánh phái Thiền Tông cũng chú trọng tu thiền, riêng nhánh phái Tây Tạng sẽ đề cao trì chú hoặc niệm châm ngôn. Đối với các trường phái khác, điển hình là Tịnh Độ Tông thuộc Đại Thừa sẽ là tụng kinh.

phật tử là gì
Ở những nước chọn Phật giáo nguyên thủy, Phật tử tham gia vào các Tăng đoàn hoặc Ni đoàn sẽ chủ trương thực hành tu thiền

Nhìn nhận một cách khách quan thì các pháp môn tu tập đều sẽ có lý riêng của mình, điều này có thể hiểu rõ thông qua những diễn dịch kinh điển gắn liền. Lựa chọn đi theo pháp môn nào là của bạn, có pháp môn sẽ thích hợp với người này hoặc nền văn hóa này nhưng không thích hợp với người khác hoặc nền văn hóa khác và ngược lại.

Tại nước ta, hầu hết Phật tử tại gia và Phật tử gia nhập vào các Tăng đoàn hoặc Ni đoàn sẽ tu tập dựa theo Tịnh Độ Tông, bao gồm thực hành tụng kinh, giữ giới. Lý giải điều này, một số tài liệu cho rằng Việt Nam chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Đại Thừa ở Trung Hoa có cách đây khoảng 2000 năm. Bên cạnh đó, một bộ phận nhỏ chọn Thiền Tông Trung Hoa, nhánh Thiền Tông Việt Nam, hay còn gọi là Trúc Lâm, được sáng lập từ thời vua Trần Nhân Tông,  sau này được khôi phục lại và phát triển tương đối tốt ở thời điểm hiện tại với công lớn thuộc về Hòa thượng Thích Thanh Từ.

Ngoài ra, vẫn có Phật tử đi theo Phật giáo Nguyên Thủy. Giống những nước khác trong khu vực Đông Nam Á, ở Việt Nam, những người theo đạo Phật cũng sẽ tu thiền và thực hành Giới Hạnh. Nhưng dù chọn con đường tu tập nào thì các Phật tử đều có cho mình một tâm niệm là sống hiền từ và hòa bình, quan tâm đến hạnh phúc của bản thân cũng như cộng đồng, và không quên khích lệ nhau luôn cố gắng, nỗ lực thực hành những giáo lý của Đức Phật.

Phật tử có bắt buộc ăn chay không?

Ngoài những điều như Phật tử là gì, thực hành khi tu tập giữa các trường phái Phật giáo,… thì một vấn đề cũng được thắc mắc rất nhiều là Phật tử có bắt buộc ăn chay không. Trong kinh điển nguyên thủy có đề cập, Đức Phật khi còn tại thế không cấm Phật tử ăn mặn. Theo truyền thống khất thực từ xa xưa, những Phật tử theo các Tăng đoàn hoặc Ni đoàn khi đi xin thức ăn nếu được người dân cho đồ chay hay mặn cũng đều hoan hỷ nhận tấm lòng.

Mặt khác, trong 5 Giới Hạnh, có đề cập đến người theo đạo Phật không được sát sinh (giết động vật) để tránh xa được nghiệp ác, nuôi dưỡng lòng từ bi. Trong quá khứ, cũng từng có một tu sĩ ở Tăng đoàn đã thỉnh cầu Đức Phật có thể đề ra giới luật ăn chay trong Tăng đoàn.

Như vậy, theo những tài liệu được ghi chép và lưu trữ, có thể thấy ăn chay là không bắt buộc với Phật tử. Tuy nhiên, điều này vẫn có thể đúng hoặc sai với một số đất nước và trường phái Phật giáo, cũng như là thời điểm. Ví dụ như hiện tại, những người chọn Phật giáo Đại Thừa của Ấn Độ, hay ở Trung Quốc, Nhật Bản và gần nhất là những Phật tử tham gia các Tăng đoàn hoặc Ni đoàn ở Việt Nam đều sẽ ăn chay 100%.

Riêng những Phật tử Tại gia ở nước ta cùng với những người có lòng từ bi, yêu thương động vật đã bắt đầu có xu hướng giảm hoặc ngừng chọn thịt cá làm thực phẩm trong các bữa ăn, mặc dù không trực tiếp sát sinh. Một số khác chọn ăn chay trong suốt cuộc đời và cùng thực hiện điều này với con cái, người thân, cha mẹ và vợ/chồng.

phật tử là gì
Các Phật tử tại gia đang dần thay đổi thói quen ăn uống, ưu tiên lựa chọn các món chay cho thực đơn hằng ngày của gia đình

Trên đây là những giải đáp về Phật tử là gì, những ai được gọi là Phật tử, muốn trở thành Phật tử phải làm như thế nào, Phật tử có bắt buộc ăn chay không,… Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về đạo Phật và nếu có phát tâm trở thành Phật tử cũng sẽ có thêm thông tin tham khảo, từ đó đến gần hơn với ước nguyện, là một người có tâm tính thiện lành, từ bi, tốt bụng.

Cùng chuyên mục

Bánh xe Pháp Luân được xem là biểu tượng cho Pháp trong Phật Giáo

Ý nghĩa biểu tượng Bánh Xe Pháp Luân trong Phật giáo

Khi tiếp xúc với đạo Phật, chúng ta thường nghe nhắc đến bánh xe Pháp Luân, đây cũng là một món pháp khí thường được cầm trong tay một số...

xá lợi phật là ai ?

Tôn Giả Xá Lợi Phất Là Ai ?

Tôn Giả Xá Lợi Phất là một trong những vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôn Giả Xá Lợi Phất và Tôn Giả Mục Kiền...

sự tích về mục kiền liên

Mục Kiền Liên Bồ Tát là ai? Sự Tích Mục Kiền Liên Cứu Mẹ

Mục Kiền Liên là một trong những vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài cùng với Xá Lợi Phất là 2 vị đại đệ tử...

Phật Di Lặc hợp với tuổi nào là thắc mắc chung của nhiều người

Phật Di Lặc hợp với tuổi nào, mệnh nào trong 12 con giáp?

Tượng Phật Di Lặc không chỉ được thờ rộng rãi trong Phật Giáo mà còn có ý nghĩa quan trọng trong phong thủy, được nhiều người thờ cúng để được...

Trì tụng thần chú 100 âm sẽ giúp tịnh hóa bệnh tật, phiền não, chướng ngại

Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát là ai? Hình tượng và ý nghĩa thờ cúng

Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát là vị Bồ Tát truyền thống trong Phật Giáo Đại Thừa, nổi tiếng với khả năng tịnh hóa, tiêu trừ ác nghiệp, giúp tâm...

khất thực là gì ? vì sao sư thầy đi khất thực

Khất Thực Là Gì ? Vì Sao Sư Thầy Đi Khất Thực

Trong cuộc sống có đôi lúc chúng ta sẽ thấy các vị sư Thầy thường đi khất thực, trợ duyên. Trên tay các Ngài ôm một bình bát, đi chân...

Ẩn