Khất Thực Là Gì ? Vì Sao Sư Thầy Đi Khất Thực
Trong cuộc sống có đôi lúc chúng ta sẽ thấy các vị sư Thầy thường đi khất thực, trợ duyên. Trên tay các Ngài ôm một bình bát, đi chân trần và có thể bước đi theo tăng đoàn hoặc đi đơn lẻ một mình. Như vậy khất thực là gì?
khất Thực Là gì?
Khất thực có nghĩa là cho -xin, tức là người tu sĩ thực hiện pháp tu đi xin của mình nhưng đồng thời cũng cho lại người cúng dường những hạt giống thiện lành và khởi tâm Phật trong chúng sanh, để các chúng sanh hoan hỉ, có những giây phút an yên trong tâm hồn. Hay nói chính xác hơn khất thực tức là người tỳ kheo, Sa Môn đi xin thức ăn và cho lại những giá trị tinh thần.
Khất thực ở đây có nghĩa là xin tất cả mọi thứ, chúng sanh có thể cúng dường bất kỳ thức ăn nào mà mình có. Trong Phật Giáo Nam Tông thì khi chúng tăng đi khất thực sẽ không từ chối hoặc do dự trước bất kỳ một loại thức ăn nào.
Đối với Phật Giáo Đại Thừa vì đại đa số các chúng tăng thường thọ dụng bữa chay nên những ngày này hầu hết các chúng tăng sẽ tự nấu ăn tại chùa. Hoặc các Phật tử sẽ cúng dường thức ăn trước giờ thọ trai
Hình tướng và tâm niệm của người đi Khất Thực
Người đi khất thực là người phải giữ được tâm thanh tịnh, tâm niệm luôn nằm ở chữ nhẫn. Bởi vì những chúng tăng đi khất thực có thể gặp phải rất nhiều chúng sanh với tính cách khác nhau, người hướng Phật cũng có, người lưu manh cũng có, người thiện lành cũng có, người độc ác tham lam cũng có. Chính vì vậy tâm niệm của những người đi khất thực chỉ cần chú trọng vào 2 chữ xin và cho
Hình tướng người đi khất thực
Truyền thống khất thực hay còn được gọi là 1 trong số 13 pháp tu khổ hạnh đầu đà của Đức phật Thích Ca Mâu Ni. Tu khất thực chính là biện pháp giúp cho người tu có sức khỏe lâu bền để trợ cho việc tu tập được dễ dàng hơn. Đồng thời khất thực cũng chính là đi gieo duyên đánh thức Phật tính và lòng từ bi của mỗi người. Những người gieo duyên cũng sẽ được giảm bớt tính tham lam và bủn xỉn.
Hình tướng chúng ta thường thấy nhất chính là hình ảnh một chúng tăng, tỳ kheo, Sa Môn mặc trên mình thân y vàng nâu (màu áo thường thấy nhất của Phật Pháp). 2 tay ôm bình bát.
Bình bát này có thể được đeo bên hông, 2 tay của chúng tăng sẽ chắp tay thủ ấn. Hoặc chúng ta sẽ thấy hình tướng của một vị tu sĩ một tay ôm bình bát, 1 tay thủ ấn trước ngực.
Điều đặc biệt là khi đi khất thực tất cả các chúng tăng đều đi chân trần. Điều này lý giải là : đôi chân đi qua tất cả những nơi khó khăn có, bằng phẳng có, gồ ghề có, hiểm trở có, đất lành có. Người chúng tăng đi khất thực chính là chiêm nghiệm sự đời, đứng ngoài tất cả để theo dõi, để gieo duyên và độ chúng sanh.
=> Xem thêm: Tứ Diệu Đế là gì ?
Vì sao các sư thầy đi Khất Thực
Như đã nêu ở trên, khất thực chính là một trong những pháp tu khổ hạnh đầu đà. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni duy trì truyền thống khất thực mỗi ngày. Và có một điển tích nói về việc Đức Vua Tịnh Phạn vô cùng buồn bã trước việc Đức Phật đi Khất Thực:
Vì Sao Đức Phật đi khất thực ?
Đó là ở thời khi mà Đức Phật Thích Ca Maua Ni trở về kinh thành Ca Tỳ la Vệ để thăm người thân đồng thời cũng là để thuyết pháp. Sau khi Ngài cùng chúng tăng đến thuyết pháp tại một nhà của vị hoàng thân. Vị hoàng thân không có lợi mời thỉnh trai tăng nên Ngài đã dẫn các đệ tử ra phố xin khất thực như thường lệ.
Đức Vua Tịnh Phạn lúc bấy giờ đã chuẩn bị rất nhiều thức ăn ngon để thiết đãi Phật cùng tăng đoàn. Tuy nhiên ngài chờ mãi không thấy ai xuất hiện. Sau đó ngài nhận được tin là tăng đoàn đã ra phố xin ăn. Lúc đó Ngài rất đau khổ mà nói rằng, vì sao ta chuẩn bị nhiều thức ăn như vậy nhưng tăng đoàn lại không đến.
Ngài đã chất vấn Đức Phật “”Tại sao con nỡ làm tổn thương ta, làm nhục hoàng tộc như vậy. Con vốn dĩ là người kế thừa ngai vàng, là thái tử của một nước vì sao lại ra phố xin ăn ?”
Đức Phật trả lời : “Tâu Đức Vua, Truyền thống khất thực này là truyền thống của chư Phật. Các vị chư Phật trong quá khứ đều đi khất thực hằng ngày và đó không phải là một điều nhục nhã.”
Sau khi nghe Đức Phật giải thích Vua Tịnh Phạn đã hiểu ra và không còn cảm thấy bị tổn thương nữa. Ngài thỉnh Phật và các vị chư tăng trong đoàn về hoàng cung để thọ trai.
Vì Sao sư Thầy đi khất thực
Chính vì vậy truyền thống khất thực đã được kéo dài cho tới tận ngày nay. Hình thức khất thực này ngày nay thường được nói là gieo duyên. Các sư thầy sẽ đi theo một tăng đoàn đi từ lúc trời còn sáng khi bình bát đã đầy các ngài sẽ đậy nắp bình bát lại và tiếp tục bước đi.
Sư Thầy đi khất thực chính là một pháp tu giúp loại bỏ lòng tham, rèn luyện tính nhẫn nại, từ bỏ tính kiêu ngạo và tự cao. Đây cũng chính là một trong những cơ hội để đi giáo hóa và phổ độ chúng sanh
Ý nghĩa của khất thực
Khất thực chính là một trong những truyền thống Phật giáo và cũng là cơ hội để lan tỏa Phật Pháp gieo những thiện lành. Những người cúng dường có duyên kết với Tam Bảo, đoạn trừ lòng tham biết sống đủ, sống an vui, hạnh phúc.
Giải trừ lòng lam, loại bỏ tính bủn xỉn
Trong một giai thoại có ghi chép lại việc tôn giả Mục Kiền Liên đã độ một bà lão bán bánh. Bà lão bán bánh này chưa từng bố thí cho ai bất cứ thứ gì. Vào một ngày nọ Mục Kiền Liên đến trước cửa nhà bà khất thực. Bà lão lúc ấy nhất định là không cho. Tuy nhiên để đuổi ngài đi bà ta nghĩ rằng chỉ cần bỏ một chút bánh thì chắc chắn sẽ xua được. Khi bà ta lấy một mẩu bánh nhỏ thì không biết nguyên do gì mà những chiếc bánh lại dính chùm lại. Vì đã lỡ nói sẽ bố thí nên bà ta đành bỏ toàn bộ chỗ bánh đó cho tôn giả Mục Kiền Liên. Bất ngờ thay, khi bà ta vừa trao bánh thì trong tâm của bà liền trở nên vui vẻ, hứng khởi và hoan hỷ hơn nhiều.
Như vậy việc cúng dường những chúng tăng đi khất thực không chỉ mang ý nghĩa bố thí mà còn giúp giải trừ lòng tham lam. Những hạt giống thiện lành sẽ tự nảy mầm trong tâm hồn và giúp chúng sinh giải trừ được kiếp tham – sân – si.
Sống an vui hạnh phúc và biết đủ là đủ
Khi Đức Phật đi khất thực, ngài sẽ tới từng nhà để xin chứ không phải lựa chọn những nhà hảo tâm hay những nhà khá giả để xin. Ngài tới từng nhà, và những người bố thí có thể cho bất cứ thứ gì mà họ có. Các chúng tăng sẽ thọ những thức ăn đó với tâm hoan hỉ. Nếu như ngày hôm đó không thể xin được bất cứ thứ gì thì chúng tăng cũng sẽ phát tâm hoan hỉ nhịn đói.
Trong hoàn cảnh nào thì chúng tăng cũng luôn giữ cho tâm của mình được an yên. Không vì bất cứ chút danh lợi, vật chất nào mà đánh mất đi bản ngã của mình. Những chúng sanh khi thấy chúng tăng có tâm như vậy tự nhiên họ cũng sẽ khởi phát tâm an vui, sống một cuộc đời hạnh phúc.
Ý nghĩa đối với người khất sĩ
Đối với những người khất sĩ thì việc đi khất thực sẽ giúp họ loại bỏ được phiền não, chiêm nghiệm lại cuộc sống nhân gian. Khi đi khất thực có thể bỏ được sự kiêu ngạo và rèn luyện được tâm nhẫn nại. Thấy được nhiều cảnh trong thế gian này để đoạn trừ lòng tham và vững chí tu hành. Bên cạnh đó người khất sĩ đi khất thực còn là việc gieo duyên thiện lành và giáo hóa chúng sanh.
Rèn tâm nhẫn nại, độ cho chúng sanh
Trong kinh Phật Giáo có ghi chép lại việc tôn giả La Hầu La trong lần đi khất thực với người thầy của mình là Xá Lợi Phất thì đã gặp một tên lưu manh. Hắn đã lăng mạ, nói những lời khó nghe và còn ném cát vào bình bát của Xá Lợi Phất, bên cạnh đó hắn còn cố ý gây thương tích cho tôn giả La Hầu La khiến đầu của ngài vị chảy máu. Tuy nhiên hắn không nhận lại lời chỉ chích hay chống trả từ 2 vị tôn giả. 2 vị tôn giả lúc ấy bình thản ngồi băng bó vết thường và lại tiếp tục đi hành khất. Lúc đó trong tâm của hắn tự nhiên khởi phát lên lòng hối hận, ăn năn.
Như vậy người đi khất thực có thể rèn cho mình được tính nhẫn nại, đồng thời trong tâm luôn hướng tới phổ độ chúng sanh. Dù là trong hoàn cảnh nào thì vẫn giữ được cho tâm mình được vững vàng.
Từ bỏ được tâm cao ngạo
Đức Phật Thích Ca vốn xuất thân là một vị thái tử được sống trong lụa là gấm vóc. Tuy nhiên Ngài lại chọn con đường tu hạnh. Đức Phật Thích Ca sẵn sàng cầm bình bát và đi xin ăn ngoài phố. Ngài đã bỏ tâm kiêu ngạo của mình xuống vị trí thấp nhất chính là người xin ăn. Tuy nhiên hình ảnh của Ngài vẫn toát lên được vẻ tôn quý nhất.
Giải trừ lòng tham
Việc cầm bình bát đi khất thực giúp cho chúng tăng hiểu được cuộc sống của mỗi chúng sanh. Chúng tăng sẽ nhận bất cứ đồ ăn nào do chúng sinh cúng dường. Bên cạnh đó khi bình bát đã đầy thì chúng tăng bắt buộc phải đậy nắp bình bát lại và dừng khất thực. Từ đó giúp loại bỏ được tính tham và tiến tới con đường tu tập, rèn luyện sự kiên trì, vững vàng để không khởi phát lòng tham