Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Nguyên tắc đặt bàn thờ Phật và gia tiên cần lưu ý

Mùa an cư kiết hạ là vào tháng mấy? Có ý nghĩa gì?

Phật Như Lai Đại Nhật là ai? Hình tượng và thờ cúng

Phật Như Lai Đại Nhật có ý nghĩa rất quan trọng đối với vũ trụ quan trong Phật giáo. Ngài đại diện cho ánh sáng trí tuệ vẹn toàn, soi sáng đường đi của người tu hành cho đến khi đạt được sự giác ngộ. Để hiểu rõ hơn về hình tượng của Ngài thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Phật Như Lai Đại Nhật là ai?

Phật Như Lai Đại Nhật được biết đến với nhiều hồng danh khác nhau như Tỳ Lô Giá na, Tỳ Lư Giá Na, Quang Minh Biến Chiếu, Biết nhất Thiết Xứ,… Ngài được xem là vị Phật vạn năng. Trí tuệ của Ngài soi rọi khắp nơi để phổ độ chúng sanh, đẩy lùi bóng tối và giúp chúng sanh tránh được tà ác. Ngài là biểu tượng rất được tôn kính trong Phật giáo Đại thừa, đặc biệt là trong Kim cương thừa và các truyền thống bí truyền khác.

Như Lai Đại Nhật là vị Phật rất được tôn kính trong Phật giáo Đại thừa
Như Lai Đại Nhật là vị Phật rất được tôn kính trong Phật giáo Đại thừa

Theo quan niệm của Phật giáo phái Đại Thừa, Phật Thích Ca chính là người đã khai sanh ra đạo Phật ngày nay. Ngài có ba thân là Pháp thân, Báo Thân và Hóa thân. Mỗi thân của Ngài sẽ có những chỗ dụng không giống nhau. Cụ thể là:

  • Hóa Thân của ngài chính là thân thể của Ngài, người đã đản sinh và nhập diệt.
  • Báo Thân chính là công đức vô lượng của Ngài từ các kiếp mà Ngài đã trải qua.
  • Pháp Thân chính là thân mà Đức Phật đã chứng ngộ, còn gọi là Như Lai Đại Phật.

Pháp thân Đại Nhật như Lai chính là một trong những vị Phật theo pháp để phổ độ chúng sinh. Vì thế, ý nghĩa Pháp thân của Ngài đã vượt ra khỏi sự luận bàn, chỉ những người đã chứng ngộ đạo mới có thể biết được.

Theo phái Mật Tông, Đại Nhật Như Lai là một trong năm vị Phật Dhyani. Ngài là mấu chốt trong giáo lý của phái giáo này và là người thực hiện giảng giải giáo lý Phật giáo chứ không phải Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài đại diện cho ánh sáng trí tuệ, giúp diệt trừ bóng tối u minh, dẫn dắt con người bước vào cửa đạo để đi đến con đường giác ngộ.

Trong Tây Tạng Sinh Tử Kỳ Thư, vũ trụ được chia thành 5 hướng và mỗi hướng được trụ bởi một vị Phật (gọi là Ngũ Phương Phật). Cụ thể, phương Đông là nước Phật Diệu Lạc của A Súc Bệ Như Lai, phương Tây là Thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà, phương Nam là nước Phật giáo Vinh Diệu của Bảo Sinh Như Lai, phương Bắc là nước Phật Diệu Hạnh Thành Tựu của Bất Không Thành Tựu Phật và trung tâm là nước Phật Mật Nghiêm của Ngài Đại Nhật Như Lai. Đại Mật Như Lai là vị Phật nằm ở trung tâm vũ trụ và đúng đầu trong 5 vị Phật tối cao.

Nguồn gốc của Phật Như Lai Đại Nhật

Trong tiếng Phạn, hồng danh của Phật Như Lai Đại Nhật là Maha Vairocana. Vairocana được hiểu là “biến chiếu”. Trong cuốn Đại Nhật Kinh có ghi, “Vairocana” có nghĩa là “mặt trời” hoặc soi sáng khắp nơi. Tuy nhiên, mặt trời của thế gian chỉ có thể chiếu sáng với một mức độ nhất định và có giới hạn. Còn ánh sáng của Phật Đại Nhật Như Lai thì không giới hạn, chiếu sáng khắp mọi phương kể cả trong – ngoài, ngày – đêm,… Vì thế, ánh sáng của Ngài sẽ vượt qua cả sự to lớn của Mặt trời, Mặt Trời chỉ dùng để nâng cao vị trí của Ngài. Có thể nói, ánh sáng của Phật Như Lai Đại Nhật là bất diệt.

Ngũ Phương Phật theo phái Phật giáo Mật Tông
Ngũ Phương Phật theo phái Phật giáo Mật Tông

Kinh Brahmajala (của Phật giáo Đại Thừa) sáng tác vào đầu thế kỷ thứ 5 ở Trung Quốc có nhắc đến Phật Như Lai Đại Nhật. Tên của Ngài được hiểu là “Người đến từ Mặt Trời”, Ngài được xem là người mang đến ánh sáng cho muôn loài. Trong kinh, Ngài xuất hiện khi đang ngồi trên ngai vàng của một con sư tử và phát ra ánh sáng rực rỡ.

Ngoài ra, Phật Như Lai Đại Nhật còn xuất hiện trong Đại Nhật Kinh, Mật Tông Tây Tạng,… Cụ thể là:

  • Đại Nhật Kinh mô tả Ngài là vị Phật vạn năng và được xem là nguồn gốc của sự giác ngộ.
  • Trong phái Mật tông, Ngài là vị Phật đại diện cho trí tuệ sáng suốt, giúp đẩy lùi đi bóng tối và cái xấu.
  • Trong Phật giáo Tạng truyền, Ngài xuất hiện với sắc thân màu trắng có 4 mặt và 2 tay. Tay của Ngài kết ấn Thiền định và cầm bát bảo Pháp luân. Ngài khoác lên mình tấm lụa vải và ngồi xếp bằng trên tòa hoa sen. Khắp người toát lên hào quang sáng chói, phong thái khoan thai mà trang nghiêm.

Dù xuất hiện ở đâu thì Phật Đại Nhật Như Lai đều đại diện cho trí tuệ và sự toàn năng, đem ánh sáng lương thiện đến với chúng sanh và diệt trừ những điều ác. Ngài được phác họa ở tư thế tọa trên đài sen với tư thế trang nghiêm, tượng của Ngài được Đệ tử Phật môn thờ phụng từ nhiều thế kỷ qua.

Hình tượng của Phật Như Lai Đại Nhật

Ngay từ khi sinh ra, vô minh đã chi phối suy nghĩ và hành động của con người. Vô minh chính là những hiểu biết sai lầm khiến chúng sanh không nhận ra tính tương đối của vạn vật. Khi chấm dứt được vô minh, con người sẽ nhận ra Như Lai Đại Nhật là ở ngay tại tâm. Lúc này, họ có thể nhận biết vạn pháp theo đúng bản chất của chúng. Đại Phật Như Lai là người đã tịnh hóa hoàn toàn vô minh ảo tưởng.

Đại Phật Như Lai đại diện cho sự khai sáng trí tuệ nhân loại. Ánh sáng trí tuệ của Ngài sẽ vượt qua mọi không gian và thời gian, bao trùm khắp cõi giới của Ngài, giúp diệt trừ mọi chỗ u ám và đưa con người vượt qua những điều xấu. Từ đó, hướng con người đến cái thiện và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Trong Ngũ Phương Phật, Tượng Phật Như Lai Đại Nhật được đặt ở vị trí trung tâm và có kích thước to hơn các tôn tượng khác. Hình tượng của Ngài được mô tả với 4 mặt màu trắng, tượng trưng cho sự tinh khiết và không nhiễm bụi trần. Bốn mặt này còn biểu thị cho sự truyền nguồn sáng và Phật luôn hướng về 4 phương.

Toàn thân của Như Lai Đại Nhật có màu trắng biểu tượng cho sự tinh khiết
Toàn thân của Như Lai Đại Nhật có màu trắng biểu tượng cho sự tinh khiết

Đại Phật Như Lai được mô tả ở tư thế kim cương, tọa trên đài sen và được hộ giá bởi 8 con sư tử lông vàng. Toàn thân của Ngài có màu trắng tinh khiết và mang trang sức Bái Thân. Tay của Ngài bắt Ấn Chuyển Pháp Luân tượng trưng cho tư duy minh truyền hoặc Ấn Trí Quyền tượng trưng cho truyền pháp. Pháp khí mà Ngài mang theo mình là Pháp Luân tám nan, đại diện cho chân lý và thực tướng của vũ trụ. Ngoài ra, Ngài còn được mô tả với hình tượng ấn thiền định và tay ôm pháp luân, mang ý nghĩa không ngừng thuyết pháp và lưu truyền Phật pháp.

Cách thờ cúng Phật Như Lai Đại Nhật

Thờ Phật Như Lai Đại Nhật đang diễn ra ngày càng phổ biến và trở thành nét tâm linh độc đáo của những người hướng đạo. Nếu có ý định thờ Ngài tại nhà, gia chủ cần phải lập bàn thờ và tiến hành thờ cúng nghiêm túc. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể về cách thờ cúng Phật Như Lai Đại Nhật bạn có thể tham khảo:

Cách thỉnh tượng

  • Đặt bàn thờ Phật ở nơi trang nghiêm và yên tĩnh, lưng tượng phải hướng vào tường và mặt tượng hướng ra cửa chính. Tránh để bàn thờ hướng vào những nơi bẩn thỉu như nhà tắm, nhà vệ sinh, phòng ngủ,… Tốt nhất, nên đặt bàn thờ ở vị trí trung tâm căn nhà.
  • Chọn mẫu tượng thờ và địa chỉ thỉnh tượng uy tín. Thông thường, mọi người sẽ lựa chọn tượng được chế tác bằng bột đá cao cấp có độ bền, thẩm mỹ cao và giá thành hợp lý.
  • Tiến hành khai quang để tăng thêm linh tính cho tượng. Bạn có thể gửi tượng vào chùa nhờ khai quang hoặc tự khai quang tại nhà đều được.
  • Nên chọn những ngày lành để thỉnh tượng. Thường là ngày mùng 1, ngày 15 hoặc ngày vía Phật 23/10.

Cách thờ cúng

  • Vật phẩm thờ gồm có bát hương, bình hoa, kỷ nước và đĩa trái cây. Nên hỏi ý kiến những người có chuyên môn về cách bố trí vật phẩm thờ và đồ lễ.
  • Làm mới lễ phẩm cúng vào ngày 1, 15 âm lịch hàng tháng và ngày vía Phật. Ngày bình thường chỉ cần đốt hương, quét dọn bàn thờ sạch sẽ, thường xuyên thay hoa và nước.
  • Lễ phẩm cúng Phật gồm có hoa tươi, trái cây, nước sạch, hương thơm, đèn và cơm trắng. Không cúng vật phẩm mặn. Không cúng các loại quả quá chín, quả có gai sắc nhọn, quả giả hoặc quả có mùi thơm nồng.
  • Tuyệt đối không bày biện cỗ bàn hoặc yến tiệc linh đình trước bàn thờ Phật để mong cầu danh lợi.
Thỉnh tượng Như Lai Đại Nhật và thờ cúng Ngài đúng cách để mang lại phước lành cho bản thân và gia đình
Thỉnh tượng Như Lai Đại Nhật và thờ cúng Ngài đúng cách để mang lại phước lành cho bản thân và gia đình

Lưu ý khi thờ cúng

  • Việc thờ Phật cần phải xuất phát từ lòng thành kính Phật, mong muốn được noi gương lành và đức hạnh của Ngài. Không thờ cúng nhằm mục đích cầu phước đức, trừ họa hoặc che dấu điều ác.
  • Có thể đặt bàn thờ đứng hay treo đều được nhưng tượng Phật phải đặt cao hơn đầu gia chủ và hướng ra cửa chính hoặc ban công.
  • Thường xuyên lau chùi và quét dọn để giữ cho bàn thờ luôn sạch sẽ.
  • Lễ vật cúng Phật chỉ cần là lễ chay và không quá cầu kỳ.
  • Ngày 23/10 Âm lịch hàng năm là ngày vía Phật Đại Nhật Như Lai. Vào ngày này gia chủ không nên sát sinh và gieo nghiệp ác, thay vào đó hãy bố thí để tích lũy công đức.

Phật bản mệnh của người tuổi Thân và Mùi

Tương truyền, 12 con giáp trong dân gian sẽ tượng trưng cho số mệnh của chúng sanh và chúng chịu sự cai quản của 8 vị Phật. Như Lai Đại Nhật chính là vị Phật bản mệnh cho những người tuổi Thân và tuổi Mùi. Ngài đại diện cho ánh sáng trí tuệ của Phật giáo tối cao, giúp người tuổi Mùi và Thân hóa giải hung tinh, mở rộng tương lai. Những ai nhận được sự phù hộ của Ngài còn được hanh thông trí tuệ, có quý nhân giúp đỡ trong công việc và thành công trong sự nghiệp.

Tượng Đại Nhật Như Lai bằng bột đá màu khoáng vàng
Tượng Đại Nhật Như Lai bằng bột đá màu khoáng vàng

Thờ tượng hoặc tranh của vị phật Bản mệnh để nhắc nhở bản thân phải luôn niệm nhớ Ngài, sống chậm lại giúp nuôi dưỡng tâm hồn bình an và chia sẻ bao dung với mọi người. Ngoài ra, hành động này còn có tác dụng thu hút may mắn, xua đuổi tà ma và giúp gia đình tránh khỏi tai ương.

Phật Đại Nhật Như Lai được xem là mấu chốt trong giáo lý của phái Mật tông. Trí tuệ quang minh của Ngài sẽ chiếu sáng khắp mọi nơi, khiến Pháp giới trở nên vô biên và mở ra căn thiện trong lòng chúng sinh. Sự xuất hiện của Ngài được ví như Mặt trời, giúp thế gian thoát khỏi bóng tối và u ám.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Tứ Thánh Quả là gì? Ý nghĩa các quả vị trong Phật giáo

Tứ Thánh Quả là bốn cấp độ giải thoát trong Phật giáo được xếp từ thấp lên cao. Khi chúng sanh chứng được một trong bốn quả Thánh thì sẽ...

Ngày vía Phật có ý nghĩa đặc biệt trong Phật giáo

Ngày vía Phật là gì? Những ngày vía Phật trong năm nên biết

Chúng ta thường nghe đến các ngày vía Phật, ngày vía Bồ Tát. Thế nhưng ngày vía Phật là gì, đâu là những ngày vía Phật quan trọng và nên...

phân biệt chùa, tịnh xá, tịnh thất, thiền viện, tự viện, am

Phân biệt Chùa, Tịnh Xá, Tịnh Thất, Thiền Viện, Tự Viện, Am

Chùa, tịnh xá, tịnh thất, thiền viện, tự viện, am là những cơ sở Phật giáo gắn liền với đời sống văn hóa tôn giáo tín ngưỡng của người Việt...

Phật bản mệnh là gì? Có nên thờ Phật bản mệnh không?

Mỗi con người khi sinh ra ở cõi trần sẽ cầm tinh một con giáp khác nhau và mang trong mình một bản mệnh nhất định, điều này sẽ theo...

Đức Phật A Di Đà là ai? Có thật hay không?

A Di Đà là vị Phật tôn kính của phái Phật giáo Tịnh độ nên được thờ phụng phổ biến tại các chùa theo phái giáo này. Ngài là giáo...

Hư Không Tạng Bồ Tát là ai? Hình tượng và cách thờ cúng

Hư Không Tạng Bồ Tát là vị Bồ Tát trang nghiêm có công đức to lớn, trí tuệ vô biên, tâm tĩnh lặng và lòng nhẫn nại. Tâm niệm thờ...

Ẩn