Chép Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện có ý nghĩa gì?

Niết bàn là gì? Ý nghĩa của Niết Bàn trong đạo Phật

Chánh niệm là gì? Cách thực hành chánh niệm trong đời sống

Bát Chánh Đạo là gì?

Tứ Diệu Đế (Tứ Thánh Đế) là gì?

Phật Dược Sư Là ai ? Ý Nghĩa 7 tôn tướng của Phật Dược Sư

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Là Ai ? Những Điều Chưa Biết

Chép Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện có ý nghĩa gì?

Chép Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện là phương pháp tu tập được nhiều người ưu tiên áp dụng tại nhà. Người thực hành chép kinh sẽ có được công đức to lớn, học được hạnh từ bi của Bồ Tát và ứng dụng vào cuộc sống thực tế. Bài viết dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách biên chép kinh tại nhà và ý nghĩa của việc chép kinh bạn có thể tham khảo. 

Chép Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện đúng cách đem lại công đức rất to lớn
Chép Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện đúng cách đem lại công đức rất to lớn

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện là gì?

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện có tên đầy đủ là Địa Tạng Vương Bồ Tát Bổn Nguyện Công Đức Kinh, đây là tác phẩm quen thuộc đối với các Phật tử. Bồ Tát Địa Tạng có đại nguyện là cứu độ tất cả chúng sanh đang chịu đau khổ trong sáu cõi luân hồi, nguyện không thành Phật quả khi địa ngục vẫn còn chúng sanh chịu khổ. Hạnh nguyện của Ngài đã thể hiện được tinh thần từ bi cao thượng của nhà Phật.

Kinh Địa Tạng là tác phẩm nói về công hạnh và nguyện lực của Địa Tạng Bồ Tát. Bộ kinh này gồm có 3 phần với tổng cộng 13 phẩm. Hình ảnh đối lập trong bộ kinh là sự từ bi cao cả của Bồ Tát Địa Tạng và sự đau khổ cùng cực trong cõi địa ngục có tác dụng cảnh tỉnh người đời. Nhắc nhở con người khi sống ở đời nên từ bỏ tham sân si, tích cực tu tập và làm nhiều việc thiện.

Thông qua bộ kinh này, chúng ta còn có thể học tập theo tấm gương từ bị rộng lớn của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Mỗi người nên làm việc lành để giúp đỡ chúng sanh dựa vào khả năng của bản thân. Hiếu thảo cũng là một trong những nội dung quan trọng của bộ kinh này, Phật tử cần nương theo lời dạy của Bồ Tát để làm tròn nghĩa vụ đối với con cháu, cha mẹ và ông bà.

Được biết, Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện là bộ kinh được tụng niệm phổ biến tại các nước Phật giáo Đại Thừa, thường được tiến hành trong nghi thức cầu siêu cho người quá cố. Vào tháng bảy âm lịch hàng năm, các chùa Phật giáo Bắc tông ở nước ta sẽ trì tụng kinh này suốt tháng để hồi hướng công đức cho chúng sanh đang chịu khổ trong địa ngục.

Chép Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện có ý nghĩa gì?

Để biết được ý nghĩa của việc Chép Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, Phật tử cần hiểu khái quát nội dung của bộ kinh này. Hạnh nguyện của Địa Tạng Bồ Tát là cứu độ chúng sanh ở địa ngục. Vì thế, hành động chép kinh Địa Tạng sẽ gắn liền với nguyện vọng cầu siêu. Người thực hành chép kinh bằng lòng thành tâm sẽ có được công đức rất lớn, có thể hồi hướng cho người thân đã mất hoặc những người đang chịu khổ trong cõi luân hồi, mong cho họ sớm được siêu thoát.

Hành động chép kinh Địa Tặng Bồ Tát bổn nguyện sẽ gắn liền với nguyện vọng cầu siêu cho người đã mất
Hành động chép kinh Địa Tang Bồ Tát bổn nguyện sẽ gắn liền với nguyện vọng cầu siêu cho người đã mất

>> Tham khảo: 43 Mẫu Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát Đẹp Nhất

Chép kinh Địa Tạng còn được xem là phương pháp tu tập dành cho Phật tử. Rất nhiều người lựa chọn chép kinh Địa Tạng để nhắc nhở bản thân về đức tính cao đẹp của Ngài, mong muốn được học tập theo hạnh nguyện từ bi của Ngài. Phật tử có thể dùng lòng từ bi của mình để cứu giúp chúng sinh đang chịu đau khổ trong khả năng của bản thân.

Trong phẩm 6 của kinh Địa Tạng có nhắc, nếu thành tâm làm lễ bái và cúng dường Địa Tạng Bồ Tát, trì tụng và biên chép kinh Địa Tạng hay khuyên nhủ người khác noi theo công hạnh của Bồ Tát thì sẽ nhận được phước đức rất lớn và được chư Phật Bồ Tát gia trợ hộ trì. Chép kinh còn giúp người thực hành hiểu rõ hơn nội dung của kinh điển để có thể vận dụng vào đời sống hàng ngày, điều này đã mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân và gia đình. Nếu việc biên chép gắn liền với thực hành sẽ trở nên quý báu hơn nữa.

Cách chép Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện

Hiện nay, Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Tiếng Việt có rất nhiều bản dịch. Mỗi bản dịch sẽ có phong cách hành văn khác nhau nhưng nội dung lời dạy trong kinh không khác biệt. Vì thế, Phật tử có thể lựa chọn chép bản dịch nào cũng được. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách chép Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện bạn có thể tham khảo:

+ Trước khi chép kinh

  • Chép kinh trong không gian kín sạch sẽ, trang nghiêm và yên tĩnh. Thực hiện một số nghi lễ đơn giản trước khi chép kinh như niệm Phật cầu gia hộ, phát nguyện,…
  • Mặc quần áo chỉnh tề hoặc mặc pháp phục khi chép kinh. Không mặc quần đùi, váy ngắn, áo sát nách,…

+ Trong khi chép kinh

Cần chép kinh Địa Tạng với lòng thành kính, biên chép từ từ và cẩn thận để tránh sai sót
Cần chép kinh Địa Tạng với lòng thành kính, biên chép từ từ và cẩn thận để tránh sai sót
  • Không nên nôn nóng khi chép kinh hay mong chép nhanh cho xong. Thay vào đó hãy chép kinh từ từ, đọc kỹ viết kỹ từng chữ để tránh bị sai sót. Nên viết nắn nót từng chữ và viết hoa khi gặp phải danh hiệu của Phật Bồ Tát.
  • Nên chép kinh với lòng tôn kính để thể hiện lòng biết ơn đến Tam Bảo. Người chép kinh cũng nên thể hiện lòng biết ơn của bản thân với những người có công biên soạn và kết tập kinh điển, người đã giữ gìn và lưu truyền kinh điển đến với thế hệ sau.
  • Cần giữ ba nghiệp thanh tịnh là tay viết, miệng đọc và đầu suy nghĩ trong suốt quá trình chép kinh để có thể chiêm nghiệm từng lời dạy trong kinh một cách sâu sắc. Cố gắng suy nghĩ và ghi nhớ lời dạy của Bồ Tát để có thể đưa vào hành động trong thực tế.
  • Phật tử có thể phát tâm chép Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện theo nguyện vọng và khả năng của mình. Trường hợp muốn hồi hướng công đức cho người đã mất, Phật tử cần khấn mời hương linh người quá cố cùng về biên chép kinh với mình.
  • Trường hợp bận việc đột xuất trong khi chép kinh, cần xá kinh và đặt ở nơi trang nghiêm rồi tiến hành chép kinh tiếp tục khi có thời gian rảnh.

+ Sau khi chép kinh

  • Sau khi chép kinh xong cần kiểm tra lại phần kinh đã chép xem có sai sót gì không.
  • Tiến hành tạ lễ Tam Bảo và niệm Phật để hồi hướng công đức.
  • Kinh sau khi chép cần đặt ở nơi tôn nghiêm, cao ráo và sạch sẽ. Tuyệt đối không đặt trên ghế, giường hay những nơi thiếu trang nghiêm.

Lưu ý khi chép Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện

Chép kinh Địa Tạng giúp chúng ta hiểu hơn nội dung của kinh điển để vận dụng vào trong cuộc sống, mang lại lợi ích cho bản thân và gia đình. Khi đã hiểu được tác dụng của việc chép kinh Địa Tạng, chúng ta sẽ cảm nhận được ý nghĩa lớn lao của hành động này. Một số điều cần lưu ý khi chép kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện bạn cần nắm rõ là:

Chép kinh Địa Tạng giúp Phật tử học hỏi hạnh từ bi từ Bồ Tát Địa Tạng
Chép kinh Địa Tạng giúp Phật tử học hỏi hạnh từ bi từ Bồ Tát Địa Tạng
  • Nên lựa chọn những bộ kinh hữu duyên để chép giúp Phật tử dễ tiếp thu lời dạy của Phật và phát huy các lời dạy này.
  • Khi kinh sách bị hư rách bởi những nguyên nhân không mong muốn, bạn nên tìm cách sửa chữa chứ không nên vứt bỏ kinh, tránh phạm phải tội bất kính với Tam Bảo.
  • Không vẽ hoặc viết lung tung lên kinh sách. Không để kinh sách lên những vị trí không tôn nghiêm hoặc không thanh tịnh như giường, ghế, phòng ngủ, nhà vệ sinh,…
  • Với những ấn phẩm có thể đóng khung treo tường, bạn nên treo ở phòng khách hoặc phòng thờ, tuyệt đối không treo ở những không gian không thanh tịnh.
  • Việc chép kinh không quy định thời gian, Phật tử có thể tiến hành chép kinh vào bất kỳ thời gian nào trong ngày miễn sao có thời gian rảnh và tĩnh tâm.
  • Phật tử nên ăn uống bình thường trong suốt thời gian chép kinh, thuận duyên thì có thể ăn chay.
  • Hướng dẫn và khuyến khích người thân cũng như bạn bè cùng chép Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện. Truyền cảm hứng cho mọi người tham gia biên chép kinh là cách nhân rộng mầm thiện ra cộng đồng.

Chép kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện là hành động mang nhiều ý nghĩa to lớn trong Phật giáo. Người thực hành biên chép kinh với lòng thành tâm sẽ nhận được công đức rất to lớn, có thể hồi hướng cho người thân đã mất và mong cầu cho họ sớm được siêu thoát.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Niết bàn là gì? Ý nghĩa của Niết Bàn trong đạo Phật

Niết bàn là cụm từ thường xuyên xuất hiện trong kinh Phật và giáo lý Phật pháp. Đây là trạng thái làm chủ thân tâm, sống với thực thể vạn...

Chánh niệm là gì? Cách thực hành chánh niệm trong đời sống

Phương pháp chánh niệm được áp dụng khá phổ biến trong đời sống và mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thiền chánh niệm giúp nâng cao nhận...

Bát Chánh Đạo là gì?

Bát Chánh Đạo là những chân lý tốt đẹp của Tứ Diệu Đế, được xem là con đường dẫn dắt chúng sanh thoát khỏi mọi đau khổ trong trần gian,...

Ẩn