Kinh A Di Đà: Ý nghĩa và cách trì tụng kinh mỗi ngày

Kinh Bát Nhã – Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

Ý nghĩa Chú Đại Bi và lợi ích của việc trì Chú Đại Bi mỗi ngày

Kinh Vô Lượng Thọ là gì? Ý nghĩa và nghi thức tụng đúng cách

Tụng Kinh Cầu Siêu Cho Người Mới Mất 49 Ngày

Kinh Vô Lượng Thọ là gì? Ý nghĩa và nghi thức tụng đúng cách

Kinh Vô Lượng Thọ là một trong ba bộ kinh tiêu biểu của phái Tịnh Độ Tông. Hầu hết những người tu học Phật đều phải tiếp xúc với quyển kinh này để hiểu rõ hơn về lời dạy của Đức Phật và thế giới của Phật A Di Đà. Theo dõi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa cũng như nghi thức trì tụng Kinh Vô Lượng Thọ.

Kinh Vô Lượng Thọ có ảnh hưởng lớn đến giáo lý Phật giáo phái Đại Thừa
Kinh Vô Lượng Thọ có ảnh hưởng lớn đến giáo lý Phật giáo Đại Thừa

Nguồn gốc của Kinh Vô Lượng Thọ

Vô Lượng Thọ còn được gọi là Amitāyurdhyāna Sūtra. Bộ kinh này có vai trò rất quan trọng đối với Phật giáo phái Tịnh Độ, chỉ rõ quá trình phát triển của giáo phái này. Theo ghi chép cổ xưa, Hoàng hậu Vi-đề-hi là một người rất tin vào thần Phật. Khi vua Tần-bà-sa-la và hoàng hậu Vi-đề-hi bị vua A-xà-thế bắt hạ ngục, bà đã nhất tâm cầu nguyện mong được tái sinh ở cõi bình yên và hạnh phúc. Nghe được lời khấn nguyện của hoàng hậu, Đức Phật đã cho bà xem về mọi thế giới tịnh độ. Cuối cùng, bà chọn đến với cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà.

Đức Phật cũng đã dạy cho hoàng hậu phương pháp thiền định để được tái sinh, gồm có 16 phép quán tưởng. Dựa vào nghiệp lực của mỗi người mà phép này sẽ giúp họ tái sinh vào một trong chín cấp bậc của Tịnh Độ. Nếu người thực hiện thấy được Phật Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát thì chắc chắn sẽ được tái sinh về cõi tịnh độ.

Nội dung kinh Vô Lượng Thọ

Vô Lượng Thọ là quyển kinh miêu tả về thế giới Tây phương của Phật A Di Đà. Thông qua bộ kinh này, chúng sinh sẽ thấy được công đức và nguyện lực của Phật A Di Đà cũng như mối nhân duyên giữa ngài với chúng sanh. Kinh đã mô tả cụ thể về thế giới ở cõi Tây Phương Cực Lạc. Đây là chốn trang nghiêm, thanh tịnh và chúng sinh được hóa sinh từ trong ao sen bảy báu.

Nội dung của quyển kinh còn đề cập đến ba bậc vãng sinh, dạy cho chúng sanh cách sống thanh tịnh và giữ gìn giới luật, cần tránh xa việc ác và làm nhiều việc thiện. Thành tâm khấn niệm hồng danh Phật A Di Đà sẽ giúp con người thoát khỏi nghiệp bất thiện và tái sinh về nơi Tịnh độ sau khi lâm chung. Đến khi tích đủ công đức thì sẽ đạt được thành tựu viên mãn. Ngoài ra, bộ kinh này còn là lời giảng dạy của Đức Phật về những công hạnh tu tập cần thiết để có thể hướng về cõi Tịnh độ của Phật A Di Đà.

Bộ kinh này gồm có 48 phẩm. Kết thúc bài kinh là sự quả quyết của hoàng hậu Vi-đề-hi rằng bà sẽ tu thành chánh quả. Đồng thời, khuyến khích người luyện nên tuyền bá sâu rộng giáo lý của bộ kinh này. 48 phẩm của kinh Vô Lượng thọ là:

Nội dung kinh mô tả về thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà và cách để được vãng sanh về thế giới này
Nội dung kinh mô tả về thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà và cách để được vãng sanh về thế giới này

Phẩm 1: Pháp hội thánh chúng

Phẩm 2: Ðức tuân Phổ Hiền

Phẩm 3: Ðại giáo duyên khởi

Phẩm 4: Pháp Tạng nhân địa

Phẩm 5: Chí tâm tinh tấn

Phẩm 6: Phát đại thệ nguyện

Phẩm 7: Tất thành Chánh Giác

Phẩm 8: Tích công lũy đức

Phẩm 9: Viên mãn thành tựu

Phẩm 10: Giai nguyện tác Phật

Phẩm 11: Quốc giới nghiêm tịnh

Phẩm 12: Quang minh biến chiếu

Phẩm 13: Thọ chúng vô lượng

Phẩm 14: Bảo thụ biến quốc

Phẩm 15: Bồ Ðề đạo tràng

Phẩm 16: Đường xá lâu quán

Phẩm 17: Tuyền trì công đức

Phẩm 18: Siêu thế hy hữu

Phẩm 19: Thọ dụng cụ túc

Phẩm 20: Đức phong hoa vũ

Phẩm 22: Quyết chứng cực quả

Phẩm 23: Thập phương Phật tán

Phẩm 24: Tam bối vãng sanh

Phẩm 25: Vãng sanh chánh nhân

Phẩm 26: Lễ cúng thính Pháp

Phẩm 27: Ca thán Phật đức

Phẩm 28: Ðại sĩ thần quang

Phẩm 29: Nguyện lực hoằng thâm

Phẩm 30: Bồ Tát tu trì

Phẩm 31: Chân thật công đức

Phẩm 32: Thọ lạc vô cực

Phẩm 33: Khuyến dụ sách tấn

Phẩm 34: Tâm Đắc Khai Minh

Phẩm 35: Trược thế ác khổ

Phẩm 36: Trùng trùng hối miễn

Phẩm 37: Như bần đắc bảo

Phẩm 38: Lễ Phật hiện quang

Phẩm 39: Từ Thị thuật kiến

Phẩm 40: Biên địa, nghi thành

Phẩm 41: Hoặc tận kiến Phật

Phẩm 42: Bồ Tát vãng sanh

Phẩm 43: Phi thị Tiểu Thừa

Phẩm 44: Thọ Bồ Ðề ký

Phẩm 46: Cần tu kiên trì

Phẩm 47: Phước huệ thỉ văn

Phẩm 48: Văn kinh hoạch ích

Ý nghĩa Kinh Vô Lượng Thọ

Kinh Vô Lượng Thọ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình truyền bá giáo lý Tịnh Độ tông
Kinh Vô Lượng Thọ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình truyền bá giáo lý Tịnh Độ tông

Khác với các bộ kinh khác, kinh Vô Lượng Thọ được Đức Phật giảng giải rất nhiều lần nên đã ra đời rất nhiều phiên bản khác nhau. Điều này cho thấy, bộ kinh này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các Phật tử. Ở Trung Quốc, kinh Vô Lượng Thọ đóng vai trò quan trọng quá trình truyền bá phái Tịnh Độ Tông ở giai đoạn đầu tiên. Chỉ từ đời Tùy đến đời Tống mà bộ kinh này đã có ít nhất 40 luận giải và phần lớn đều được biên soạn vào trước năm 800.

Trong lịch sử, kinh Vô Lượng Thọ còn có ảnh hưởng vượt qua giới hạn truyền thống của phái Tịnh Độ Tông tại Trung Hoa, Nhật Bản và Triều Tiên. Sự ảnh hưởng của bộ kinh này được thể hiện rất rõ thông qua các yếu tố sau đây:

  • Kinh Vô Lượng Thọ được trì tụng để vãng sanh, nhận được sự chú ý và quan tâm đặc biệt, nhanh chóng được thực hành trong số đông hàng cư. Ngoài ra, bộ kinh này còn được trì tụng cho những người phạm tội nặng và khó được siêu sinh.
  • Những việc mà Hoàng hậu Vi-đề-hi trải qua ghi trong kinh Vô Lượng Thọ đã được củng cố bằng sự phát triển tinh thần của con người trong xã hội Trung Hoa Cũ. Đây là giai đoạn mạt pháp khi mà thiên tai và nội chiến đang diễn ra, đỉnh điểm nhất là cuộc đàn áp Phật giáo từ năm 577 – 580 của Vũ Đế Nhà Bắc Chu.
  • Bộ kinh này đã thúc đẩy học giả phát triển giáo lý Đại Thừa, trở thành vị trí trọng tâm cho các chú giải của tăng sĩ và học giả trong giáo lý Tịnh Độ Tông.

Nghi thức tụng Kinh Vô Lượng Thọ

Kinh Vô Lượng Thọ có thể trì tụng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Nếu không có thời gian trì tụng vào ban ngày thì có thể trì tụng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nhưng tốt nhất, bạn nên trì tụng kinh khi đang cảm thấy thoải mái nhất, có thể tập trung hoàn toàn vào việc tụng kinh.

Trì niệm kinh Vô Lượng Thọ giúp Phật tử giữ được tâm trong sáng và mong được vãng sanh về cõi Cực Lạc
Trì niệm kinh Vô Lượng Thọ giúp Phật tử giữ được tâm trong sáng và mong được vãng sanh về cõi Cực Lạc

Không ngừng trì tụng và chép kinh Vô Lượng Thọ, chiêm nghiệm kinh và giáo pháp sẽ giúp chúng sanh hiểu rõ hơn về con đường vãng sanh về cõi Cực Lạc. Nếu biết cách tích lũy công đức và nhất tâm trì niệm danh hiệu của Phật A Di Đà sẽ được vãng sanh về cõi của Ngài. Được biết, con đường vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà chính là con đường thành Phật ngắn nhất. Bên cạnh đó, việc duy trì thói quen trì tụng Kinh Vô Lượng Thọ mỗi ngày còn mang lại một số lợi ích sau đây:

  • Đọc kinh giúp Phật tử tìm được sự bình an trong tâm hồn và có động lực để vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
  • Tạo ra năng lượng tích cực giúp người tu tập trở nên hạnh phúc hơn.
  • Tích lũy công đức để sớm đạt được thành tựu viên mãn
  • Cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất

+ Nghi thức tụng niệm:

  • Nên đọc kinh ở không gian yên tĩnh giúp tập trung tâm trí và thư giãn đầu óc. Tắm rửa sạch sẽ, rửa tay rồi thay trang phục chỉnh tề trước khi tụng kinh.
  • Thư giãn tinh thần và tịnh tâm trong 5 phút để loại bỏ suy nghĩ cũng như các ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài. Cúi đầu và cầu nguyện để màn tụng kinh trở nên trang nghiêm hơn.
  • Trong thời gian trì tụng kinh, nên đọc thầm hoặc đọc kinh với âm thanh vừa nghe. Đọc kinh một cách chậm rãi, tập trung từng câu chữ để cảm nhận sâu sắc ý nghĩa của từng câu kinh. Đồng thời, tập trung vào hơi thở khi đọc kinh, nên hít vào thở ra tự nhiên để duy trì tâm lý thoải mái và thư giãn.
  • Sau khi kết thúc buổi tụng kinh, cần cúi lạy để thể hiện lòng biết ơn đối với các vị Thần Phật. Thả lỏng tinh thần sau khi kết thúc buổi tụng niệm để tận hưởng niềm vui và sự bình an.

Trước khi tụng niệm kinh Vô Lượng Thọ tại nhà, Phật tử cần đọc bài phát nguyện theo nguyện cầu của bản thân. Bạn có thể tham khảo bài phát nguyện bên dưới đây:

Trì tụng kinh Vô Lượng Thọ đúng cách giúp người trì tụng có được tâm trong sáng và không nóng vội. Việc trì tụng kinh này không quá khó, nếu bạn thành tâm thì sẽ nhận được kết quả như ý muốn. Bạn có thể thực hiện ở bất kỳ đâu và bất kỳ thời gian nào, miễn sao tâm an yên và hướng Phật.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

cách tụng kinh cầu siêu cho người mới mất 49 ngày

Tụng Kinh Cầu Siêu Cho Người Mới Mất 49 Ngày

Tụng kinh cầu siêu cho người mới mất là một việc nên làm. Đặt ở địa vị người thân của người đã mất, họ luôn mong muốn rằng người mất...

phật bản mệnh của tuổi ngọ là ai ?

Phật Bản Mệnh Tuổi Ngọ Là Ai ?

Trong 12 con giáp, bất cứ con giáp nào cũng có vị Phật bản mệnh riêng. Vậy Phật bản mệnh tuổi ngọ là ai ? Và vị Phật ấy có...

phổ hiền bồ tát là ai ?

Phổ Hiền Bồ Tát Là Ai? Bồ Tát Có Nghĩa Gì ?

Phổ Hiền Bồ Tát là ai ? Phổ Hiền Bồ Tát đại diện cho trí tuệ thấu hiểu và thông khắp các cõi. Phổ Hiền Bồ Tát trong Phật Giáo...

Ý nghĩa Chú Đại Bi và lợi ích của việc trì Chú Đại Bi mỗi ngày

Chú Đại Bi là bài kinh được trì chú phổ biến trong Đạo Phật và được rất nhiều Phật tử biết đến. Trì tụng Chú Đại Bi là cách để...

Kinh Bát Nhã – Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

Kinh Bát Nhã là bản kinh nổi tiếng trong văn hóa Phật giáo. Đối với Phật tử, quyển kinh này sẽ giúp họ mở mang trí tuệ và định tâm,...

Kinh A Di Đà mô tả về cảnh Tây Phương Cực Lạc nơi Đức Phật A Di Đà đang thuyết pháp

Kinh A Di Đà: Ý nghĩa và cách trì tụng kinh mỗi ngày

Kinh A Di Đà (tiểu bản Sukhàvatì - vyùha) là một trong những bản kinh phổ biến, được truyền tụng hàng ngày bởi các Phật tử thuộc các nước Châu...

Ẩn