Phổ Hiền Bồ Tát Là Ai? Bồ Tát Có Nghĩa Gì ?
Phổ Hiền Bồ Tát là ai ? Phổ Hiền Bồ Tát đại diện cho trí tuệ thấu hiểu và thông khắp các cõi. Phổ Hiền Bồ Tát trong Phật Giáo chính là một trong 6 vị đại bồ tát quan trọng mà bất cứ vị Phật tử nào cũng đều phải biết.
Phổ Hiền Bồ Tát là ai ?
Phổ Hiền Bồ Tát có tên phiên dịch là Tam Mạn Đà Bạt Đà La. Người có thần lực đi khắp các cõi, chỉ cần chúng sanh niệm danh hiệu của Người thì Người sẽ hiện thân mà cứu giúp.
Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát được coi là thị giả đứng bên cạnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đóng vai trò là người tuyên pháp thay cho Đức Phật. Nếu Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đại diện cho ánh sáng trí tuệ thông khắp các cõi thì Phổ Hiền Bồ Tát đại diện cho lý, định hạnh tức là đức hạnh đại diện của Đức Phật.
Phổ Hiền Bồ Tát thường cưỡi trên lưng voi 6 ngà. 6 ngài này đại diện cho 6 căn. Người dùng trí thông minh để vượt lên trên mọi khó khăn.
Sự Tích Về Phổ Hiền Bồ Tát
Vào thời Đức Phật Bảo Tạng. Lúc ấy vua Vô Trách Niệm có người con thứ 4 tên là Năng Đà Nô. Lúc ấy thái tử Năng Đà Nô có lòng hướng Phật và thường xuyên cúng dường Phật Bảo Tạng. Có lúc người cúng dường 3 tháng đều là các món trân quý, không ngày nào giống ngày nào. Có vị đại thần nọ thấy thái tử có lòng như vậy bèn nói rằng. “Điện Hạ có lòng thực hiện các việc công đức như vậy thật là quá tốt. Chi bằng ngài đem công đức đó hồi hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề cầu để thành Phật. Lúc ấy phước báu vô biên, chúng sanh cũng vì thế mà được hưởng phước”
Thái tử sau khi nghe đại thần khuyên bảo như vậy liền bạch với Phật Bảo Tạng rằng: Nay tôi xin xúng dường Đức Phật và đại chúng 3 tháng. Xin nguyện hồi hướng công đức về đạo Vô Thượng Chánh Giác, nguyện tu hạnh Bồ Tát và tịnh độ chúng sanh khắp cõi thành Phật. Nguyện trong vô lượng hằng sa kiếp số tịnh độ các chúng sanh đều y như thế giới của Đức Phổ Hiền Như Lai.
Đức Bảo Tạng sau khi nghe thời thệ nguyện của Thái Tử Năng Đà Nô liền lấy làm vui mừng. Ngươi đã phát nguyện rộng lớn muốn phổ độ hết thảy chúng sanh đều thành Phật trong khi ngươi tu ở hạnh Bồ Tát. Đây là một lời thệ nguyện to lớn, nay ta ban ngươi hiệu là Kim Cang Trí Huệ Quang Minh Công Đức. Ngươi hãy đi tới hằng sa kiếp số để phụng sự cho Phật. Sau khi đạt được lời thệ nguyện hãy đến thế giới Bất Huyền ở phương Đông mà thành Phật.
Lúc ấy trên bầu trời bỗng nhiên xuất hiện nhiều chư thiên đem dâng những bông hoa thơm đến cúng dường. Năng Đà Nô liền phát lời thệ nguyện tiếp theo dùng hoa thơm đó ban vào khắp cõi, nếu chúng sanh nào ở trên cõi từ 10 phương, 8 hướng từ địa ngục, súc sinh nếu có thể ngửi thấy hương thơm này thì lập tức mọi khổ đau sẽ biết mất chỉ còn lại sự an vui.
Sau khi phát lời thệ nguyện thì tất cả các chúng sanh ngửi được mùi thơm đó trong lòng bèn hớn hở, phiền não tiêu tán. Năng Đà Nô cũng vì thế mà lấy làm vui mừng. Người đảnh lễ Phật và ngồi xuống nghe đức Phật thuyết pháp.
Hình Tướng Phổ Hiền Bồ Tát
Phổ Hiền Bồ Tát thường cưỡi trên lưng voi 6 ngà. Voi trắng 6 ngà là đại diện chiến thắng 6 giác quan. Trên tay Ngài cầm theo một bông hoa sen có viên bảo châu. Thân y được đắp bởi trang sức rộng lẫy.
Có hình tướng ngài ngồi trên voi trắng 6 ngà và 2 tay bắt ấn giáo hóa, hoặc trên tay cầm cuốn kinh kim cương chử.
Trong Phật Mật Tông Phổ Hiền Bồ Tát thường xuất hiện dưới hình tướng xanh đậm hoặc vàng. Có đôi khi ta sẽ bắt gặp hình tướng người dữ tợn.
Tại hầu hết các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam và một số nơi khác thì hình tướng Phổ Hiền Bồ Tát xuất hiện dưới hình tướng là nữ thần, trên đầu đội mão Phật và thân y dát vàng. Ngài cưỡi trên lưng voi trắng 6 ngà, dưới mỗi bước chân voi đi là một bông hoa sen.
Tuy nhiên theo Phật giáo, pháp tướng của Phật không có thân nữ chỉ có thân nam. Bồ Tát hoặc Phật sẽ xuất hiện dưới nhiều hình tướng và thân khác nhau theo như lời thỉnh cầu của chúng sanh mà xuất hiện.
=> Xem thêm: Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là ai ?
Ý nghĩa tên gọi của Phổ Hiền Bồ Tát
Phổ Hiền Bồ Tát dịch từ phiên âm có nghĩa là Tam Mạn Đà Bạt Đà La hoặc Tam Mạn Đà Bạt Đà. Chính là vị Bồ Tát đại diện cho lý, định, hạnh.
Phổ Hiền Bồ Tát có nghĩa là:
- Phổ: tức là phổ biến, biến khắp
- Hiền: tức là đẳng giác bồ tát
Phổ Hiền Bồ Tát có nghĩa là vị Bồ Tát có năng lực hiện thân khắp các cõi theo lời thỉnh cầu của chúng sanh mà xuất hiện.
Phổ Hiền Bồ Tát là vị Phật Bản Mệnh Tuổi Nào ?
Phổ Hiền Bồ Tát chính là Phật bản mệnh cho người tuổi thìn và tuổi tỵ. Những người tuổi thìn và tỵ khi thờ Phổ Hiền Bồ Tát sẽ được người che trở và giúp đỡ, có được cuộc sống an vui, con đường sự nghiệp thăng tiến. Đặc biệt người tuổi này Thờ Phổ Hiền Bồ Tát có thể tránh khỏi tai họa và tiểu nhân.
Ngoài ra tất cả những người có duyên và mong muốn đi theo hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát thì đều có thỉnh thờ. Vì Bồ Tát sẽ luôn cứu giúp mọi chúng sanh nên chỉ cần những chúng sanh nào đang gặp khó khăn, đang phiền não mà thường niệm danh hiệu của Người thì đều được Người cứu giúp.
Hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát mà chúng ta nên biết :
- Thành tâm kính lễ các Đức Phật: Dùng toàn bộ sự thành ý và tâm thể của mình để kính lễ đến mười phương chư Phật.
- Xưng tán, khen ngợi Như Lai: Dùng những âm thanh, ngôn từ để ca tụng và khen ngợi công đức vô lượng của đức Như Lai
- Cúng Dường rộng rãi: Dùng Pháp để cúng dường. Trong vô số các loại tu hành hoặc dùng công đức cúng dường thì dùng Pháp cúng dường được xem là to lớn và thù thắng nhất.
- Ăn năn từ bỏ nghiệp chướng: Tham – sân – si chính là 3 nghiệp mà chúng sanh đời kiếp trước từng gây ra và mãi cho tới ngày nay cũng chưa thể dứt. Sám hối và từ bỏ nghiệp chướng nguyện không tái phạm để có thể giác ngộ.
- Tùy Hỉ Công Đức: Có nghĩa là ca tụng công đức của tất cả các chư Phật mười phương. Bao gồm công đức của Chư Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Bích Chi Phật…
- Thỉnh Phật Thuyết Pháp: Tức là sử dụng ngôn từ, lời nói cùng với đó là tấm lòng thành kính của mình để mời được các chư Phật tuyên về đạo Pháp hoặc diệu pháp
- Thỉnh Phật Trụ Thế: Tức là khuyên bảo các vị Phật , Bồ Tát hãy vì lợi ích của chúng sanh
- Tu Theo Lời Phật: học theo các thuyết giảng của Phật Pháp từ đó ứng dụng ngay với bản thân mỗi chúng ta về cách đối nhân xử thế, từ lời ăn, tiếng nói và lòng từ bi trong mỗi chúng ta
- Hằng Thuận Chúng Sanh: Tuy Bồ Tát với hạnh nguyện cao cả là cứu vớt và giác ngộ chúng sanh nhưng cũng phải sống trong tham dục mà chúng sanh đang sống để có thể giáo hóa chúng sanh về lòng tham.
- Hồi hướng công đức : Tức là dùng sự thành công của bản thân, chuyển đến và chia sẻ cho tất cả mọi người.
Bồ Tát là gì ? Ý Nghĩa danh hiệu Bồ Tát
Bồ Tát tức là Bồ Đề Tát Đỏa hay giác hữu tình. Đầy là những bậc trong tam thập tham thiên thế giới. Sử dụng hạnh nguyện Bồ Tát để cứu vớt tất cả mọi chúng sanh. Bồ Tát muốn tu thành Phật đều phải phát những thệ nguyện vô cùng to lớn, vì lợi ích của chúng sanh, độ hóa chúng sanh.
Trong Phật Giáo Nam Tông
Trong Phật Giáo Nam Tông một vị để chứng được thành Bồ Đề Tát Đỏa phải tự tu, và phát lời thệ nguyện to lớn. Sau quá trình tu luyện thì mới được chứng thành Bồ Tát
Một vị Bồ Tát cần phải đủ các yêu cầu sau:
- Con Người
- Là một người nam nhân
- Tu và học Phật để chứng quả A La Hán
- Gặp Phật
- Ở trong một thời kỳ có Phật và đã được chứng Tỳ Kheo
- Chứng được các tầng thiền định
- Xả thân vì Đức Phật
- Dù trong bất kỳ trượng hợp nào đều có ý nguyện hoàn thành mục tiêu
Trong Phật Giáo Bắc Tông
Trong phật giáo Bắc Tông. Bất cứ chúng sanh nào đã được Phật thọ ký và phát thệ nguyện thành tựu đại nguyện trước sau khi chứng thành Phật thì mới có khả năng tịnh độ chúng sanh.
Như vậy Bồ Tát trong Phật Giáo Đại Thừa khá giống với hạnh nguyện của A La Hán. Tuy nhiên trong nhiều kinh sách thì A La Hán thiên về quá trình tự tu luyện và giải thoát cho chính mình để đạt được cảnh giới niết bàn. Trong khi đó Bồ Tát thì thường phát thệ nguyện to lớn cứu vớt tất cả chúng sanh sau đó mới giải thoát và đạt cảnh giới niết bàn trở về cõi Phật.
Nói như vậy cũng có nghĩa là chúng ta có thể bắt gặp bất kỳ Bồ Tát nào ở trong cõi nhân gian này. Bồ Tát không có nghĩa phải xuất hiện dưới hình tướng là một vị Phật cầm các pháp khí. Bồ Tát có thể đến cứu vớt chúng ta khi chúng ta đau khổ nhất có thể là những người tới động viên, tiếp thêm tinh thần, những người giúp ta vượt qua khó khăn. Đó cũng chính là những hóa thân của Bồ Tát thời nay.
Tham khảo: