Hiểu về danh xưng và cách xưng hô trong Phật giáo

Tìm hiểu về 2 tượng Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ Hộ Pháp

Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Tượng Tây Phương Tam Thánh Phật: Ý nghĩa và cách thờ cúng

Tây Phương Tam Thánh Phật gồm có các vị Phật rất được tôn kính trong Phật giáo. Tượng Tây Phương Tam Thánh Phật được thờ khá phổ biến tại các chùa chiền ở Việt Nam. Ngoài ra, tượng còn được rất nhiều Phật tử thành tâm thỉnh về thờ tại nhà. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa cũng như cách thờ cúng tượng Tây Phương Tam Thánh Phật thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Tây Phương Tam Thánh Phật là những vị Phật đứng đầu trong cõi Tịnh Độ
Tây Phương Tam Thánh Phật là những vị Phật đứng đầu trong cõi Tịnh Độ

Tây Phương Tam Thánh Phật gồm những ai?

Tây Phương Tam Thánh được mô tả trong kinh điển Phật giáo. Tây Phương Tam Thánh còn được gọi với cái tên khác là Di Đà Tam Thánh hay Tam Thánh Phật. Đây là bộ tượng nằm ở thứ bậc thứ hai trong Phật giáo, đứng sau bộ tượng Tam Thế Phật. Tây Phương Tam Thánh gồm có Đức Phật A Di Đà đứng ở giữa, bên trái là Quan Thế Âm Bồ Tát và bên phải là Đại Thế Chí Bồ Tát. Hai vị bồ tát hai bên là hai vị thụ giả trợ duyên đắc lực của Phật A Di Đà. Phật Quán Thế Âm Bồ Tát tượng trưng cho tính từ bi và Phật Đại Thế Chí tượng trưng cho trí tuệ.

Phật A Di Đà

Tiền thân của Phật A Di Đà là quốc vương Kiều Thi Ca. Trong một lần nghe Phật thuyết Pháp, quốc vương đã quyết chí xuất gia tu hành và phát 48 lời nguyện để cứu độ chúng sanh. Đại nguyện của Ngài sau khi tu thành Phật là độ hóa một vùng đất Phật trang nghiêm, hoàn toàn không còn ba đường ác. Sau khi thành Phật, Phật A Di Đà ngụ tại ở vùng đất mà Ngài tịnh hóa, vùng đất này được gọi là cõi Tịnh Độ, cõi Thanh Tịnh, cõi Tây Phương Cực Lạc,…

Qua lời kể của Phật Thích Ca, Phật A Di Đà đã xuất hiện từ rất lâu. Ngài được gọi với nhiều cái tên khác là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, Vô Lượng Công Đức,… Phật A Di Đà là Phật ánh sáng. Ánh sáng trí tuệ của Ngài sẽ chiếu sáng khắp muôn phương giúp chúng sanh thoát khỏi khổ đau, tìm ra chân lý của sự khổ đau và hướng về những điều thiện lành trong cuộc sống. Chúng sanh nên niệm A Di Đà Phật khi gặp sợ hãi, khi muốn sám hối và khi phát tâm khởi tà.

Phật A Di Đà là vị Phật đứng giữa trong bộ Tây Phương Tam Thánh. Ngài được phác họa với hình dáng đứng trên đài sen lớn, mắt nhìn xuống dưới, tay trái bắt ấn cam lồ đưa ngang vai và tay phải duỗi xuống dưới như muốn cứu độ chúng sinh. Theo kinh sách, mặt tay Phật đưa lên trên sẽ biểu thị cho tứ thánh, duỗi xuống dưới biểu thị lục phàm.

Phật Bồ Tát Quán Thế Âm

Quan Thế Âm Bồ Tát còn được gọi là Quán Thế Âm Tự Tại, Phật Bà Quan Âm,… Đây là vị Bồ Tát tượng trưng cho lòng từ bi, được thờ cúng rộng rãi trong phái giáo Đại Thừa. Ở Việt Nam và Trung Quốc, Phật Bà Quan Âm có hiện thân nữ, là bạch y hành giả. Còn theo Phật giáo Tây Tạng và Nepal thì Ngài có hiện thân là nam giới.

Bồ Tát Quán Thế Âm Bồ Tát là vị trợ duyên cho Đức Phật A Di Đà
Bồ Tát Quán Thế Âm Bồ Tát là vị trợ duyên cho Đức Phật A Di Đà

Theo kinh Đại Bi, tiền thân của Quán Thế Âm Bồ Tát là thái tử Bất Huyền, con của vua Vô Tránh Niệm. Vị Thái tử này cũng giống như cha, luôn hết lòng thành kính cúng dường Phật. Khi Vua Tránh Niệm đắc quả Phật trở thành Phật A Di Đà, Thái tử đã làm thị giả hầu hạ vua cha cho đến khi Chánh Pháp tận diệt thì chứng quả Bồ Đề. Thái tử đã từng phát nguyện lời thề và được Đức Phật thọ ký, cho hiệu là Quan Thế Âm.

Theo truyền thuyết tại Trung Quốc, tiền thân của Quán Thế Âm Bồ Tát là công chúa Diệu Thiên. Vị công chúa này có cuộc sống nhung lụa giàu sang nhưng lại yêu thích lối sống đơn giản, luôn hướng về Phật Pháp. Trong Phật pháp. Sự tích về công chúa luôn được nhắc đến cùng với câu chuyện về tháp Hoa Lĩnh, chuyện vua đốt chùa và mãnh hổ cứu nguy.

Trong Tây Phương Tam Thánh, Quan Thế Âm Bồ Tát được phác họa với hình tượng đứng trên đài sen, tay phải cầm nhành dương liễu và tay trái cầm bình cam lồ. Nước trong bình cam lộ được gọi là nước từ bi. Nhành dương liễu tượng trưng cho đức tính kham nhẫn và lấy nhu thắng cương.

Có thể nói, Quan Thế Âm là vị bồ tát tượng trưng cho đức hạnh kham nhẫn và từ bi. Ngài dạy chúng sinh phải biết sống lương thiện, tránh xa điều ác, giữ tâm thanh tịnh và luôn hướng đến những điều tốt đẹp. Ngài sẽ cứu vớt những người đang gặp nạn trong cõi Ta Bà và mang lại những điều may mắn cho cuộc sống. Tu tập theo Ngài là con đường sáng suốt, giúp thế gian thêm đẹp đẻ và tràn đầy tình yêu.

Phật Bồ Tát Đại Thế Chí

Theo kinh Đại Bi Liên Hoa, Tiền thân của Đại Thế Chí Bồ Tát là con trai thứ Ni Ma của Vua Tránh Niệm. Ngài cũng học theo vua cha phát tâm cúng dường Đức Phật Bảo Tạng Như Lai và chư Tăng. Con đường tu hành của Ngài chú tâm vào bốn nghiệp miệng, ba nghiệp thân và ba nghiệp ý. Hoàng tử được Đức Phật thọ ký sẽ trở thành Bồ Tát bên cạnh Phật A Di Đà với hiệu là Đại Thế Chí Bồ Tát. Đại Thế Chí Bồ Tát có trí tuệ và có hạnh nguyện lớn, kiếp nào Ngài cũng quyết chí tu học và giữ nguyên bổn nguyện.

Trong bộ Tượng Tây Phương Tam Thánh, Tượng Đại Thế Chí Bồ Tát được phác họa với tư thế đứng trên đài sen lớn, tay cầm nhành hoa sen xanh. Hoa sen xanh tượng trưng cho sự thanh tịnh và đoạn đức. Đại Thế Chí Bồ Tát là vị Phật Bồ Tát đại diện cho ý chí nghị lực và trí tuệ siêu việt. Ngài đã dùng trí tuệ của mình để soi sáng khắp thế gian, giúp chúng sanh diệt trừ phiền não, thoát ra khỏi mê chướng và vũng bùn tội ác, đạt được sức mạnh vô thượng để đi về cõi tịnh độ.

Ý nghĩa thờ cúng Tây Phương Tam Thánh

Hiện nay, tượng Tây Phương Tam Thánh được thờ cúng ở hầu hết các đền chùa Phật giáo Việt Nam. Cũng có nhiều gia đình thỉnh tượng Tây Phương Tam Thánh về thờ tại gia. Việc thờ cúng Tây Phương Tam Thánh mang nhiều ý nghĩa khác nhau và có giá trị tinh thần to lớn trong Phật giáo. Thờ Tây Phương Tam Thánh Phật mong được Phật phù hộ ban phước và trau dồi đức hạnh và trí tuệ.

Tây Phương Tam Thánh Phật được nhiều Phật tử thờ cúng trong gia đình
Tây Phương Tam Thánh Phật được nhiều Phật tử thờ cúng trong gia đình
  • Đức Phật là người hội tụ đầy đủ những đức hạnh tốt đẹp. Thờ Ngài với mong muốn được Ngài soi sáng dẫn lối và noi theo gương tốt của các Ngài. Từ đó chúng ta có thể phát triển đức hạnh và trí tuệ, sớm nhận ra chân lý của sự khổ đau để hướng đến Nhất Tâm.
  • Gia tăng niềm tin đối với Phật pháp, nhắc nhở bản thân tích cực tu thân tích đức và tu học Phật pháp, phát triển đức hạnh và trí tuệ của bản thân. Chúng sanh có thể học hỏi theo giới răn của Phật A Di Đà, học sự từ bi và lòng nhân hậu từ Quan Thế Âm Bồ Tát, học ý chí và trí tuệ của Đại Thế Chí Bồ Tát.

Cách thờ cúng Tây Phương Tam Thánh Phật

Thờ Tây Phương Tam Thánh để mong cầu cuộc sống bình an, tốt đẹp và hạnh phúc. Đức hạnh từ bi và lòng nhân hậu của Đức Phật là tấm gương sáng để mọi người noi theo, mong được đến cõi Cực Lạc sau khi rời khỏi chốn Ta Bà. Tuy nhiên, việc thờ cúng Tây Phương Tam Thánh xuất phát từ niềm tin và lòng thành tâm muốn nương nhờ Phật. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thờ cúng bạn có thể tham khảo:

+ Lập bàn thờ Phật:

  • Trước khi muốn thỉnh tượng Phật Tây Phương Tam Thánh về thờ tại nhà, gia chủ cần lựa chọn địa điểm lập bàn thờ sao cho phù hợp. Nên lập an thờ ở nơi trang nghiêm và thanh tịnh để thể hiện lòng thành kính đối với Đức Phật. Bàn thờ Phật nên cao hơn đầu và có điểm tựa vững chắc.
  • Bàn thờ nên hướng mặt ra cửa chính để tốt cho gia đạo. Không để mặt bàn thờ hướng về những nơi thiếu trang nghiêm như nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh,…
  • Tượng Phật là vật phẩm linh thiêng, cần để đúng nơi để tránh gây ảnh hưởng đến gia đạo. Tuyệt đối không đặt tượng Phật trong phòng ăn và phòng ngủ, gầm cầu thang, không cất trong tủ hay két sắt,…
  • Dựa vào diện tích phòng thờ để lựa chọn kích thước bàn thờ sao cho phù hợp. Không gian phòng thờ phải sạch sẽ và thoáng mát. Không đặt bàn thờ Phật chung với bàn thờ gia tiên, nếu có thờ gia tiên thì bàn thờ Phật phải cao hơn một bậc so với bàn thờ gia tiên.
Tượng Tây Phương Tam Thánh Phật cần được thờ cúng đúng cách tại nhà
Tượng Tây Phương Tam Thánh Phật cần được thờ cúng đúng cách tại nhà

+ Thỉnh tượng

  • Sau khi lập bàn thờ, gia chủ cần lựa chọn tượng Phật phù hợp để thỉnh về thờ. Nên thờ cúng những tôn tượng có diện mạo đẹp, thần thái ung dung và toát lên được vẻ từ bi hỷ xả.
  • Sau khi đã chọn được tượng Phật ưng ý, tiến hành khai quang và thỉnh tượng. Gia chủ nên nhờ Thầy hoặc chư Tăng khai quang tượng để tránh những sai sót không đáng có.
  • Chọn ngày lành tháng tốt để thỉnh tượng về nhà. Khi thỉnh tượng cần phải đi một mạch về nhà rồi an vị tượng trên bàn thờ. Không ghé vào nơi khác khi đang thỉnh tượng, không để tượng trên mặt đất và trên ghế,….
  • Cần đặt tượng Tây Phương Tam Thánh Phật theo đúng vị trí. Tượng Phật A Di Đà đặt ở giữa, tượng Bồ Tát Quan Thế Âm đặt bên trái và tượng Bồ Tát Đại Thế Chí đặt bên phải.
  • Tiến hành bốc bát hương và nạp cốt cho bát hương rồi mới đặt lên bàn thờ Phật. Lễ an vị tượng Phật có thể tự thực hiện tại nhà hoặc mời chư Tăng về nhà làm lễ.

+ Chuẩn bị vật phẩm thờ

  • Việc thờ cúng Tây Phương Tam Thánh Phật khá đơn giản nhưng bạn vẫn phải tiến hành đúng cách để tránh phạm lỗi bất kính. Đồng thời, việc thờ cúng cũng cần phải xuất phát từ tâm.
  • Các vật phẩm thờ cúng Phật cần phải có là bát hương, đèn thờ, bình hoa, đĩa trái cây, lư hương, kỷ nước,… Vật phẩm dùng cho bàn thờ Phật phải riêng biệt, không dùng chung với bàn thờ khác. Tuyệt đối không đặt bùa chú, giấy tiền, vàng mã lên bàn thờ Phật.
  • Mâm lễ cúng Phật không cần quá cầu kỳ, chỉ cần nhang đèn và hoa tươi là được. Cần cúng đồ chay, tuyệt đối không cúng đồ mặn. Hoa quả cúng Phật phải tươi và có hương thơm nhẹ nhàng.
  • Gia chủ nên thay nước, thắp hương lễ Phật, tụng kinh niệm Phật và dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ mỗi ngày. Nếu có điều kiện thì gia chủ có thể đặt thêm chuông và mõ để dùng khi tụng niệm.

Tây phương Tam Thánh Phật gồm có 3 vị Phật là Phật A Di Đà, Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí. Con người khi sống trên thế gian sẽ bị chìm trong cõi vô minh. Việc thành tâm thờ cúng Tây Phương Tam Thánh sẽ được ánh sáng trí tuệ của các Ngài soi sáng, tiếp thêm sức mạnh để có thể về với cõi Tịnh Độ.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

phân biệt sự khác nhau giữa phật giáo nam tông và bắc

Sơ lược về sự khác nhau giữa Phật Giáo Nam Tông và Bắc Tông

Phật giáo Nam Tông và Phật giáo Bắc tông là hai hệ phái lớn của Đạo Phật. Mặc dù cả hai giáo phái này đều có chung một xuất phát...

Tôn giả Ưu Ba Ly (Upali) – Đệ Nhất Trì Giới

Tôn giả Ưu Ba Ly là vị tỳ kheo rất được Đức Phật quý mến. Ngài luôn nghiêm trì giới luật khắt khe mà Đức Phật đặt ra, ngay cả...

Tràng phan bảo cái là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng

Phát tâm treo Tràng Phan Bảo Cái để cúng dường Chùa hoặc Tháp thờ Phật có tác dụng chiêu mộ công đức và tiêu trừ nghiệp chướng. Hành động này...

Ta Bà Tam Thánh là ai? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Ta Bà Tam Thánh gồm có ba vị Phật biểu trưng cho chân lý, từ bi và lòng hiếu đạo. Các Ngài có khả năng chuyển hóa đau khổ, cứu...

Ngồi thiền tại nhà đúng cách cho người mới bắt đầu

Ngồi thiền là phương pháp tập luyện được nhiều người áp dụng tại nhà để giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống và chuyển hóa năng lượng xấu bên trong...

Hoa Nghiêm Tam Thánh gồm những vị nào? Ý nghĩa và thờ cúng

Hoa Nghiêm Tam Thánh gồm có ba tôn tượng tượng trưng cho chân lý, trí tuệ và hạnh nguyện. Các Ngài đã dùng chân lý và trí tuệ để giúp...

Ẩn