Hiểu về danh xưng và cách xưng hô trong Phật giáo

Tìm hiểu về 2 tượng Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ Hộ Pháp

Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Tam Thế Phật gồm những ai? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Tam Thế Phật là bộ tượng gồm có gồm có 3 bức tượng Phật được thiết kế giống nhau ở tư thế ngồi kiết già. Đây là ba vị Phật đại diện cho 3 chiều không gian khác nhau. Thờ cúng Tam Thế Phật được rất nhiều người thực hiện tại gia để mong cầu bình an hạnh phúc và thể hiện lòng tôn kính đối với Phật. Vậy Tam Thế Phật gồm những ai và thờ cúng như thế nào? Theo dõi bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Tam Thế Phật là các vị Phật đại diện cho thời quá khứ, hiện tại và tương lai
Tam Thế Phật là các vị Phật đại diện cho thời quá khứ, hiện tại và tương lai

Tam Thế Phật là gì? Gồm những ai?

Trong tiếng Hán, Tam có nghĩa là 3, Thế nghĩa là thời (hiện tại, quá khứ và tương lai), Phật là chỉ các vị Thần Phật. Tam Thế Phật còn được gọi là Tam thế tam thiên Phật, Tam Thế Thường Trụ Diệu Pháp Thân,… Tam Thế Phật là cụm từ dùng để chỉ những vị Phật đại diện cho ba thời không khác nhau là quá khứ – hiện tại – tương lai. Cụ thể, Phật A Di Đà đại diện cho quá khứ, Phật Thích Ca Mâu Ni đại diện cho hiện tại và Phật Di Lặc đại diện cho tương lai. Hiểu rộng hơn, Tam Thế Phật còn mang ý nghĩa là vô lượng Phật trong mười phương.

1. Phật A Di Đà đại diện cho quá khứ

A Di Đà có nghĩa là ánh sáng vô tận nên Phật A Di Đà còn được gọi là Đức Phật Ánh Sáng. Tên của Phật A Dì Đà hiểu theo phái giáo Đại Thừa là Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Quang. Người đời biết đến Phật A Di Đà thông qua lời kể của Phật Thích Ca trong kinh Phật. Phật A Di Đà là vị Phật thuộc một thế giới khác, Ngài là giáo chủ của cõi Tây phương Cực Lạc – vùng đất do chính Ngài giáo hóa nên hoàn toàn không có khổ đau. Con người sau khi kết thúc cuộc sống ở cõi Ta Bà, nếu thành tâm khấn niệm tên Ngài sẽ được vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc.

Theo như lời kể của Đại Kinh A Di Đà, tiền thân của Phật A Di Đà là Thái tử Kiều Thi Ca nước Diệu Hỷ, con của vua Nguyệt Thường Luân và hoàng hậu Thủ Thắng Diệu Nhân. Khi nghe tin Thế Tự Tại Vương Như Lai tái sinh để cứu độ chúng sinh, Thái tử đã từ bỏ cuộc sống sung sướng tại chốn cung điện xa hoa để xuất gia. Ngài được Phật chấp nhận, thọ Tỳ kheo giới với hiệu là Pháp Tạng Tỳ kheo. Trong quá trình tu hành, Ngài đã phát 48 lời nguyện để cứu độ chúng sanh khắp mười phương. Nếu không viên mãn bất kỳ lời thề nguyện nào thì Ngài thề không thành Phật.

>> Thảm khảo: Mẫu tượng Phật A Di Đà đẹp nhất

2. Phật Thích Ca Mâu Ni đại diện cho hiện tại

Phật Thích Ca là nhân vật có thật trong lịch sử, là người đã sáng lập ra Phật giáo và lưu truyền cho đến ngày nay. Trong bộ Tam Thế Phật, Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ được đặt ở giữa, Ngài là vị Phật đại diện cho cuộc sống hiện tại và thế giới cõi Ta Bà. Ngài còn được xưng là Phật Tổ Như Lai, Đức Thế Tôn,… Phật Thích Ca là bậc Đạo sư xuất hiện trong thế giới Ta Bà để cứu giúp và giáo hóa chúng sinh.

Ngài xuất hiện với hình tượng đầu có búi tóc lớn hoặc cụm tóc xoắn ốc trên đầu, đỉnh đầu có nhục kế và đôi mắt mở 3/4. Thân Ngài khoác chiếc áo choàng và không có chữ vạn trên ngực. Ngài thường ngồi kiết già trên tòa sen, hai tay xếp ngay ngắn trên đùi, lòng bàn tay ấn nhẫn kim cương hoặc ấn chuyển pháp luân.

Trong Tài liệu Phật giáo, Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Phật đứng đầu cõi Ta Bà. Ngài đã giác ngộ viên mãn và đắc quả Phật vào năm 588 TCN. Sau khi đắc quả Phật, Ngài có thể nhìn thấy tiền kiếp của bản thân và chúng sinh, sự sáng tạo và hủy diệt của thế giới. Đồng thời, Ngài cũng biết mình không thể tái sinh và đã thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử của thế gian.

Phật Thích Ca đại diện cho hiện tại và là người sáng tạo ra đạo Phật
Phật Thích Ca đại diện cho hiện tại và là người sáng tạo ra đạo Phật

Theo kinh Phạm Võng, Phật Thích Ca thị hiện trên thế giới này ở lần thứ 8000. Trước khi thành Phật, Ngài vốn là Thái tử Tất Đạt Đa sống ở tiểu vương quốc Sakya, con của vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Da. Từ khi sinh ra, Thái tử được tiên tri sẽ trở thành một bậc vĩ nhân vĩ đại. Vì không muốn con trai đi tu nên nhà vua đã nuôi dưỡng Thái tử trong vinh hoa phú quý và không để Ngài tiếp xúc với cảnh khổ trong cuộc đời. Nhưng trong một chuyến dạo chơi qua 4 cổng thành, Thái tử đã thấy rõ những cái khổ trong cuộc đời nên quyết tâm từ bỏ cuộc sống nơi cung điện xa hoa, đi theo con đường tu hành với hai bàn tay trắng để tìm cách cứu giúp chúng sinh.

Sau khi đắc đạo thành Phật, Ngài không ngừng giảng giải chân tướng của vũ trụ cho chúng sinh để họ có thể thoát khỏi mê lầm và đi đến giác ngộ. Theo kinh điển Pali, Phật Thích Ca viên tịch vào mùa mưa khi đã thọ 80 tuổi. Trước khi ra đi 3 tháng, Ngài cũng đã dự đoán được sự nhập diệt của mình.

3. Phật Di Lặc đại diện cho tương lai

Trong tiếng Phạn, Di Lặc có nghĩa là Từ Thị, được hiểu là từ bi. Theo Kinh Bình Đẳng Giác và Kinh Pháp Hoa, Phật Di Lặc là đệ tử của Phật Thích Ca và cũng là người kế vị Phật Thích Ca.

Được biết, Phật Di Lặc là một vị bồ tát, Ngài đạt được giác ngộ viên mãn thông qua việc giáo hóa chúng sinh và giảng dạy Phật pháp nên trở thành một vị Phật. Hiện tại, Ngài là một trong bốn vị bồ tát ở cõi trời Tusita. Khi kết thúc kiếp thứ chín ở thế gian, Ngài sẽ tái sinh vào nhà của một Bà La Môn ở kiếp thứ mười.

>> Bạn quan tâm: 99+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc đẹp nhất | Shop Tượng Phật Di Lặc

Tại Ấn Độ, hình tượng của Phật Di Lặc là một chàng hoàng tử đẹp trai, có thân hình mảnh khảnh và khoác lên mình trang phục hoàng gia Ấn. Tại Trung Quốc và Việt Nam, Phật Di Lặc được miêu tả với vẻ ngoài mũm mĩm, mặc áo hở bụng và vác túi vải trên vai. Ngài là người sống tự do và thoải mái, đi đến đâu cũng xin, ai cho gì cũng lấy nhưng khi gặp trẻ con thì cho hết.

Phật Di Lặc là vị Phật mang biểu tượng của niềm vui và sự hạnh phúc. Ngài luôn nở nụ cười trên môi nên còn được gọi là Phật cười. Nụ cười của Ngài sẽ giúp chúng sanh hóa giải ưu phiền và áp lực trong cuộc sống. Chính vì thế mà Ngài chính là vị Phật mang biểu tượng cho tương lai.

Ý nghĩa thờ cúng Tam Thế Phật

Tam Thế Phật gồm có 3 pho tượng Phật giống nhau, biểu trưng cho Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Di Lặc. Đây đều là những vị Phật có trí tuệ và đức hạnh cao rộng, các Ngài đã dùng trí tuệ và đức hạnh của mình để cứu độ chúng sanh, dẫn dắt chúng sanh thoát ra khỏi vòng luân hồi sinh tử. Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn trên con đường cứu nhân độ thế nhưng các Ngài vẫn luôn một lòng hướng thiện.

Thành tâm tôn kính các vị Phật sẽ mang lại nhiều phước đức cho bản thân và gia đình
Thành tâm tôn kính các vị Phật sẽ mang lại nhiều phước đức cho bản thân và gia đình

Tam Thế Phật chính là bộ tượng tôn vinh công đức của chư Phật ở nhiều không gian và thời gian. Thờ cúng Tam Thế Phật trong gia đình là hành động mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, cụ thể là:

  • Nhắc nhở bản thân phải biết trân trọng cuộc sống hiện tại để khi nhìn về quá khứ sẽ không hối tiếc, biết trân quý cuộc sống vốn có và hướng đến tương lai tốt đẹp hơn.
  • Thành tâm đảnh lễ Tam Thế Phật là một trong những cách để giữ tâm thanh tịnh, giải tỏa bớt phiền não trong thế gian và tìm được chân lý của cuộc sống. Từ đó, chúng ta sẽ biết được cách loại trừ tạp niệm và vọng tưởng, cuộc sống trở nên an yên và vui vẻ hơn.
  • Chư Phật có tấm lòng từ bi rộng lớn và luôn cứu khổ cứu nạn. Thờ cúng tượng Tam Thế Phật còn có tác dụng mong cầu bình an cho gia đình, mong được chư Phật phù hộ độ trì, thoát khỏi tai ương trong cuộc sống.
  • Thờ cúng Tam Thế Phật là một trong những tín ngưỡng của người dân Việt từ xa xưa. Đây cũng là một trong những cách nuôi dưỡng đức tín mạnh trong tim của mỗi người, giúp họ có thể vượt qua mọi gian nan và khó khăn trong cuộc sống

Cách thờ cúng Tam Thế Phật

Ngày nay, Tam Thế Phật không chỉ thờ cúng tại chùa mà còn được nhiều Phật tử thỉnh về thờ tại gia. Đây là một trong những cách để Phật tử thể hiện lòng tôn kính của bản thân đối với Tam Bảo. Tuy nhiên, việc thờ cúng cần xuất phát từ tâm thành kính, không nên đặt nặng về vấn đề vật chất hay sự xa hoa. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thờ cúng bạn có thể tham khảo:

– Hướng dẫn đặt bàn thờ:

  • Đặt bàn thờ Tam Thế Phật hướng ra cửa chính của ngôi nhà. Tuyệt đối không đặt bàn thờ ở những nơi chứa nhiều âm khí và ô uế như hướng vào cửa bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm, dưới chân cầu thang,…
  • Bàn thờ phải được đặt một cách chắc chắn và kiên cố, thường xuyên lau dọn bàn thờ sạch sẽ và sáng sủa. Bàn thờ Phật phải đặt cao hơn đầu gia chủ và sau tượng không có cửa sổ. Không đặt bàn thờ trên nóc tủ để tránh phạm tội bất kính.
  • Phật có cảnh giới cao hơn Thần, gia chủ không đặt bàn thờ Tam thế Phật chung với Thần. Trường hợp thờ gia tiên thì không nên đặt chung với bàn thờ Phật. Bàn thờ gia tiên nên đặt ở bên phải hoặc bên trái bàn thờ Tam Thế Phật.
Tượng Tam Thế Phật được nhiều người thỉnh về để thờ cúng tại nhà
Tượng Tam Thế Phật được nhiều người thỉnh về để thờ cúng tại nhà

– Hướng dẫn thỉnh tượng

  • Nếu muốn thờ cúng Tam Thế Phật tại nhà, gia chủ cần phải thỉnh tượng và tiến hành khai quang điểm nhãn. Có thể khai quang tượng bằng cách nhờ thầy tại chùa làm phép, tụng kinh và làm lễ.
  • Tượng sau khi khai quang cần đặt ở nơi cao ráo và sạch sẽ, sắp xếp đầy đủ các vật phẩm thờ cúng. Sau đó, chọn ngày lành tháng tốt để thỉnh về thờ và làm lễ an vị Phật. Nên thỉnh tượng vào ngày rằm, ngày mùng một, ngày vía chư Phật hoặc bồ tát,…
  • Gia chủ cần phải ăn chay trong thời gian thỉnh Phật rồi mới nhờ thầy đến làm lễ cúng bái.

– Hướng dẫn chuẩn bị đồ cúng

  • Tên bàn thờ Phật, gia chủ chỉ nên cúng hoa quả và trái cây tươi. Hoa quả cúng nên chọn những loại quả tươi, khi xếp nên đặt cuống lá lên trên, không lật ngược cuống lá xuống dưới. Đĩa hoa quả nên đặt bên trái bàn thờ Phật. Hoa quả sau khi cúng nên để người nhà ăn hoặc chia cho người khác ăn lấy lộc, tuyệt đối không được vứt bỏ.
  • Người xuất gia ăn chay nên gia chủ chỉ được dâng đồ cúng chay cho Tam Bảo. Tuyệt dối không đặt vàng mã hay bùa chú lên bàn thờ Phật. Đồng thời, gia chủ cũng nên dùng chén đĩa riêng để cúng Phật.

– Hướng dẫn lễ bái:

  • Cần tắm rửa sạch sẽ trước khi cúng bái Tam Thế Phật. Tư thế cúng bái đúng là quỳ gối, hay tay giơ lên trên giống như nâng đỡ Phật, người khom xuống để trán áp vào lòng bàn tay. Sau đó, đứng thẳng người, chắp tay trước ngực và đưa mắt nhìn Phật.
  • Khi lễ bái, trong đầu cần nghĩ đến công đức và những việc tốt mà Đức Phật đã làm cho chúng sanh, thành tâm cầu nguyện những điềm lành, cuối cùng là thắp hương rồi vái ba lạy. Không nên cúng bái qua loa hoặc tâm không thành khẩn để tránh mang tội bất kính.

Tam Thế Phật là cụm từ dùng để chỉ có những vị Phật đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Thờ Tam Thế Phật là một trong những cách để Phật tử thể hiện lòng thành kính đối với Đức Phật, mong cầu cuộc sống bình an hạnh phúc, giữ gìn và phát huy tín ngưỡng Phật giáo,…. Tuy nhiên, việc thờ cúng tại nhà cần được thực hiện đúng cách để tránh phạm phải những điều đại kỵ trong nhà Phật.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Thiên Hậu Thánh Mẫu là ai? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Thiên Hậu Thánh Mẫu là vị thần của biển cả, có ý nghĩa quan trọng trong tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa. Người đời thờ cúng bà để mong...

ứng hóa thân bồ tát

33 Ứng hóa thân của Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát

Bồ Tát Quán Thế Âm là hiện thân cho sự từ bi, bát ái cứu vớt chúng sinh khỏi phải trầm luân bể khổ của giáo lý nhà Phật. Trong...

Diêu Trì Địa Mẫu là ai? Cách thờ cúng Mẹ Địa Mẫu tại nhà

Diêu Trì Địa Mẫu là vị thần đã tạo ra con người và vạn vật nên rất được người đời kính trọng. Tượng của bà thường được thờ trong điện...

Ý nghĩa một số pháp khí, khí cụ thường gặp trong Phật Giáo

Các loại pháp khí và khí cụ trong Phật giáo thường được sử dụng để tu tập, làm lễ cúng chư Phật, thực hành Pháp sự,... Mỗi loại pháp khí...

Tràng phan bảo cái là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng

Phát tâm treo Tràng Phan Bảo Cái để cúng dường Chùa hoặc Tháp thờ Phật có tác dụng chiêu mộ công đức và tiêu trừ nghiệp chướng. Hành động này...

Tôn giả Ưu Ba Ly (Upali) – Đệ Nhất Trì Giới

Tôn giả Ưu Ba Ly là vị tỳ kheo rất được Đức Phật quý mến. Ngài luôn nghiêm trì giới luật khắt khe mà Đức Phật đặt ra, ngay cả...

Ẩn