Hiểu về danh xưng và cách xưng hô trong Phật giáo

Tìm hiểu về 2 tượng Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ Hộ Pháp

Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Thiên Hậu Thánh Mẫu là ai? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Thiên Hậu Thánh Mẫu là vị thần của biển cả, có ý nghĩa quan trọng trong tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa. Người đời thờ cúng bà để mong cầu thuận lợi khi đi biển, được bà giúp đỡ khi khó khăn, cầu bình an hạnh phúc,… Theo dõi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa thờ cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu cũng như cách thờ cúng bà.

Thiên Hậu Thánh Mẫu là vị thần rất được tôn kín trong cộng đồng người Hoa và người hải ngoại gốc Hoa
Thiên Hậu Thánh Mẫu là vị thần rất được tôn kín trong cộng đồng người Hoa và người hải ngoại gốc Hoa

Thiên Hậu Thánh Mẫu là ai?

Thiên Hậu Thánh Mẫu còn được gọi là Thiên Hậu, Ma Tổ, Mẫu Tổ, Thiên Thượng Thánh Mẫu, Thiên Hậu Nguyên quân,… Bà chính là vị thần bảo trợ ngư phủ và những người dân đi biển, có ý nghĩa rất quan trọng trong tín ngưỡng của người Trung Hoa và người Việt gốc Hoa. Thiên Hậu Thánh Mẫu rất được tôn kính trong Phật giáo và Đạo giáo, đặc biệt là ở các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,…

Sự linh ứng của Thiên Hậu Thánh Mẫu được biết đến tại Phúc Kiến nên tục thờ Bà xuất phát từ tín ngưỡng thờ Ma Tổ ở đảo Mi Châu – Phúc Kiến – Trung Quốc. Khi danh tiếng của Bà lan rộng thì tục thờ Bà mới truyền sang các khu vực lân cận như Quảng Đông, Chiết Giang, Đài Loan,… rồi đến tất cả các khu vực ven biển của Trung Quốc Đại Lục. Khi người Hoa bắt đầu di cư thì tục thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu mới được lan truyền đến các quốc gia Châu Á khác như Nhật Bản, Việt Nam,… Có thể nói, Thiên Hậu Thánh Mẫu là vị thần được thờ rộng rãi nhất trong cộng đồng người Hoa ở hải ngoại. Thống kê cho biết, hiện nay có khoảng 1500 miếu thờ Thiên Hậu ở 26 quốc gia trên thế giới.

Thiên Hậu Thánh Mẫu là ai?
Thiên Hậu Thánh Mẫu là ai?

Ở nước ta, tục thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu được du nhập vào thế kỷ XVII, XVIII, XIX khi mà nhà Minh sụp đổ và người Hoa bắt đầu di cư vào. Bà thường được thờ ở những khu đô thị có sự xuất hiện của người Hoa di cư. Phổ biến nhất là khu vực Nam Bộ và một số tỉnh thành khác như Bình Dương, Thừa Thiên Huế,…

Sự tích về Thiên Hậu Thánh Mẫu

Thiên Hậu Thánh Mẫu là vị thần có thật trong đời sống, bà xuất hiện từ thời xa xưa và rất linh ứng nên được người đời lập đền thờ tôn kính. Trong dân gian có rất nhiều thuyết nói về sự tích Thiên Hậu Thánh Mẫu, phổ biến là:

+ Thuyết thứ nhất

Theo học giả Vương Hồng Sển, Thiên Hậu Thánh Mẫu có tên là Lâm Mặc Nương. Bà sinh ra vào ngày 23/3/1044 dưới đời vua Tống Nhân Tông tại đảo Mi Châu – Bồ Dương – Phúc Kiến. Thiên Hậu Thánh Mẫu được mẹ hoài thai trong 14 tháng rồi mới hạ sinh ra bà. Bà có một số điểm khác biệt đối với những đứa trẻ cùng lứa là 8 tuổi đã biết đọc, 11 tuổi tu theo Phật giáo và 13 tuổi thì thọ lãnh thiên thơ. Thời ấy, bà tìm thấy một xấp cổ thư ở dưới giếng nên đã tập luyện theo rồi đắc đạo.

Trong một lần cha cùng hai anh trai đi bán muối ở tỉnh Giang Tây bằng đường biển thì gặp bão lớn. Biết tin, bà đã xuất thân trong lúc ngủ để đi cứu cha và anh trai. Lúc này, bà đã dùng răng cắn chéo áo cha và dùng hai tay nắm lấy anh trai. Khi bà đang cứu họ thì mẹ gọi thức giấc, bà phải hở môi trả lời nên sóng đã cuốn cha đi mất và chỉ cứu được hai người anh. Từ đó, mỗi khi ngư dân đi biển gặp nạn đều khấn vái tên bà mong được bà cứu giúp. Đến năm 1110 thì bà được nhà Tống sắc phong là Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Thiên Hậu Thánh Mẫu là người che chở và giúp đỡ người dân đi biển mỗi khi gặp nạn
Thiên Hậu Thánh Mẫu là người che chở và giúp đỡ người dân đi biển mỗi khi gặp nạn

+ Thuyết thứ hai

Thiên Hậu Thánh Mẫu có tên là Lâm Thiện Nhân, bà sinh năm 960 tại đảo Mi Châu – Bồ Điền – Hưng Hóa – Phúc Kiến. Được biết, bà là con thứ bảy của ngư phủ Lâm Nguyện và là cháu của Tổng đốc ở Phúc Kiến. Từ khi sinh ra, bà không hề phát lên tiếng khóc la nên được gọi là Mặc Nương.

Năm 15 tuổi bà nổi tiếng khắp vùng nhờ tài bơi lội giỏi. Đến năm 16 tuổi, bà lượm được 2 miếng Đồng phù dưới giếng rồi tập luyện theo nên có thêm nhiều phép lạ như cưỡi chiếu lướt biển, cưỡi mây ngao du khắp nơi,… Từ đó, bà cũng trở nên nổi danh hơn thông qua khả năng vượt biển cứu người và cảm hóa ác thần. Năm bà được 28 tuổi thì bay lên núi về trời nhưng cũng có thuyết cho rằng bà mất năm 16 tuổi khi bơi ra biển tìm cha.

Sau khi bà mất, người dân đã suy tôn bà là “Thông hiền linh nữ” rồi lập đền thờ để tỏ lòng biết ơn đối với bà. Nhà Tống cũng sắc phong bà làm “Thần Nữ” sau đó là “Linh Huệ Chiêu Ứng Phu Nhân”. Đến đời Nguyên Thế Tổ thì bà được phong làm “Hộ Quốc Linh Trước Thiên Phi”. Đến đời nhà Thanh, vua Khang Hy đã phong bà làm “Thiên Hậu”.

Ý nghĩa việc thờ cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu

Tương truyền trong dân gian, vào ngày 9/9/897 khi bà được 28 tuổi, bà đã nhờ mẹ trang điểm thật xinh đẹp rồi ngồi trang nghiêm trên ghế. Sau đó, xuất hiện một đoàn tiên nữ từ trên trời bước xuống, dìu bà rồi đưa bà bay lên trời. Người đời tin rằng, bà là con gái của Ngọc Hoàng nên miếu thờ của bà được gọi là miếu Ma Tổ.

Mỗi khi ngư dân gặp nạn khi đi biển, bà sẽ xuất hiện để cứu giúp. Nhiều người kể rằng, họ thấy bà mặc áo bào đỏ bay lượn khắp nơi trên biển để cứu họ. Ngoài ra, bà còn có khả năng quan sát thiên văn hải tượng để giúp đỡ người dân đi biển, giúp chuyến đi của họ thuận lợi và suôn sẻ. Vì thế, Thiên Hậu Thánh Mẫu được xem là vị thần của biển cả với nhiều cách gọi khác như Thủy Thần, Hải Thần,… Bà rất được ngư dân ven biển tôn kính, họ thường xuyên thờ cúng bà với mong muốn được che chở và phù hộ mỗi đi biển, mong cầu bình an may mắn, làm ăn phát tài phát lộc.

Thiên Hậu Thánh Mẫu thường được thờ riêng biệt trong điện lớn hoặc chùa lớn
Thiên Hậu Thánh Mẫu thường được thờ riêng biệt trong điện lớn hoặc chùa lớn

Ban đầu, người ta thờ tượng bà với mong muốn được phù hộ và giúp đỡ mỗi khi gặp khó khăn. Sau này, việc thờ cúng bà đã trở thành nét tín ngưỡng độc đáo của người Hoa. Người Hoa thường sẽ lập đền thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu mỗi khi về vùng đất mới để tạ ơn bà, mong bà tiếp tục phù trợ và che chở.

Do người Hoa di cư đến Việt Nam và sinh sống cùng với người Việt nên tục thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu cũng đã thấm dần vào đời sống tinh thần và tín ngưỡng của người dân Việt, đặc biệt là khu vực Nam Bộ. Sức mạnh tín ngưỡng của bà đã tiếp thêm niềm tin cho người dân, giúp họ có thể vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Cách thờ cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu

Ở nước ta, tục thờ cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu sẽ có sự khác nhau ở từng khu vực. Miền Bắc thờ theo mô hình Nữ Thần, Mẫu Thần, Mẫu Tam phủ và Tứ phủ. Miền Trung thờ theo mô hình Nữ Thần và Mẫu Thần. Miền Nam thờ theo 3 lớp là Nữ Thần, Mẫu Thần và Mẫu Tam phủ, tứ phủ. Trong đó, tục thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu phổ biến nhất ở khu vực miền Nam và Thừa Thiên Huế.

Thông thường, Thiên Hậu Thánh Mẫu sẽ được thờ riêng biệt tại miếu thờ, chùa hoặc điện thờ. Các kiến trúc thờ bà được xây dựng rất bề thế. Một số nơi thờ cúng bà nổi tiếng ở nước ta là Chùa Bà, Thiên Hậu Cung, Chùa Bà Thiên Hậu,…Thiên Hậu Thánh Mẫu cũng có thể thờ tại nhà nhưng không phải ai cũng có thể lập bàn thờ tại nhà. Người lập bàn thờ tại nhà cần phải hiểu rõ nghi thức lễ nghĩa khi thờ bà và yêu cầu gắn bó lâu dài với tín ngưỡng này.

Lập bàn thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu tại nhà
Lập bàn thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu tại nhà

Người Trung Hoa thường thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu cùng với một số vị thần linh khác. Vị trí thờ Bà sẽ có sự thay đổi dựa vào cơ sở thừa tự cụ thể. Ngày 23/3 âm lịch hàng năm được xem là ngày vía Thiên Hậu Thánh Mẫu. Ngày này được tổ chức rất lớn với trình tự thờ cúng là dâng lễ, đọc văn tế và ca ngợi công đức của bà. Hoạt động này sẽ được thực hiện bởi các cư sĩ trú trì có nhiệm vụ trông coi và quản lý điểm thờ.

Trong Thiên Hậu Cung tại Huế, chính điện sẽ có 3 gian thờ thờ tượng bà Thiên Hậu Thánh Mẫu. Tượng của bà sẽ được đặt ở chính điện trung tâm, hai bên tượng bà là hai vị thần Thuận Phong Nhĩ và Thiên Lý Nhãn. Vào ngày vía của Bà, điểm thờ này sẽ tổ chức lễ túc yết cáo thần và dâng lễ. Vào ngày 23/3 sẽ tiến hành trang hoàng cờ ngũ hành rồi bày án để chuẩn bị cúng lễ. Trình tự buổi lễ gồm có Hành sự hiến lễ, Hành á hiến lễ và hành chung hiến lễ.

Lập bàn thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu tại nhà

Tại các hội quán, ngày 22 sẽ làm lễ mộc dục và 9 giờ sáng ngày 23 sẽ bắt đầu cúng lễ. Các hoạt động diễn ra vào ngày này là thỉnh chuông trống và thắp hương. Loại hương được sử dụng là 3 thẻ hương dài màu đỏ tươi. Lễ vật cúng là các vật phẩm màu đỏ, trái cây có màu sắc đẹp, heo quay và phần lễ riêng của mỗi gia đình.

Tại chùa Tuệ Thành ở TP.HCM, các hoạt động được tổ chức vào ngày vía Thiên Hậu Thánh Mẫu là tắm tượng, thay xiêm y cho Bà, rước kiệu Bà, múa lân rồng, hát Triều Quảng, múa côn khúc,… Lễ khai ấn còn được thực hiện thêm để mong cầu quốc thái dân an.

Hoạt động rước kiệu Bà vào ngày vía Thiên Hậu Thánh Mẫu
Hoạt động rước kiệu Bà vào ngày vía Thiên Hậu Thánh Mẫu

Tục thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu là một trong những nghi thức tín ngưỡng quan trọng đối với cộng đồng người Hoa tại Nam Bộ, được người dân cố gắng giữ gìn và phát huy cho đến ngày nay. Các hoạt động trong ngày lễ vía bà cũng ngày càng được chú trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều người và không bị mai một theo thời gian.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

ứng hóa thân bồ tát

33 Ứng hóa thân của Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát

Bồ Tát Quán Thế Âm là hiện thân cho sự từ bi, bát ái cứu vớt chúng sinh khỏi phải trầm luân bể khổ của giáo lý nhà Phật. Trong...

Diêu Trì Địa Mẫu là ai? Cách thờ cúng Mẹ Địa Mẫu tại nhà

Diêu Trì Địa Mẫu là vị thần đã tạo ra con người và vạn vật nên rất được người đời kính trọng. Tượng của bà thường được thờ trong điện...

Đại Thế Chí Bồ Tát là ai? Ý nghĩa thờ cúng Đức Bồ Tát

Đại Thế Chí Bồ Tát là thị giả của Đức Phật A Di Đà, Ngài đứng bên bên cạnh Đức Phật, tay cầm hoa sen xanh tượng trưng cho ánh...

Tam Thế Phật gồm những ai? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Tam Thế Phật là bộ tượng gồm có gồm có 3 bức tượng Phật được thiết kế giống nhau ở tư thế ngồi kiết già. Đây là ba vị Phật...

Ý nghĩa một số pháp khí, khí cụ thường gặp trong Phật Giáo

Các loại pháp khí và khí cụ trong Phật giáo thường được sử dụng để tu tập, làm lễ cúng chư Phật, thực hành Pháp sự,... Mỗi loại pháp khí...

Tràng phan bảo cái là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng

Phát tâm treo Tràng Phan Bảo Cái để cúng dường Chùa hoặc Tháp thờ Phật có tác dụng chiêu mộ công đức và tiêu trừ nghiệp chướng. Hành động này...

Ẩn