Hiểu về danh xưng và cách xưng hô trong Phật giáo

Tìm hiểu về 2 tượng Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ Hộ Pháp

Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

33 Ứng hóa thân của Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát

Bồ Tát Quán Thế Âm là hiện thân cho sự từ bi, bát ái cứu vớt chúng sinh khỏi phải trầm luân bể khổ của giáo lý nhà Phật. Trong sắc Tướng Đại Bồ Tát cứu khổ Phật Bà Quán Thế Âm được ghi nhận thị hiện qua hình tướng của 33 ứng hóa thân của Bồ tát.

Ứng hóa thân là gì?

Trên con đường tuyên thuyết giáo pháp, phổ độ chúng sinh, cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát thị hiện với vô số pháp tướng khác nhau. Tùy vào thời gian, xứ sở và cơ duyên mà những pháp tướng này biến hóa thành vô lượng hình thái riêng biệt. Theo thời gian những pháp tướng này được ghi chép và lưu truyền đúc kết trở thành 33 ứng hóa thân của Bồ tát.

Như vậy, ứng hóa thân là gì? Tại sao lại gọi là ứng hóa thân của Bồ tát?

Theo quan niệm Phật giáo, tất cả chúng sinh trong vũ trụ này đều sở hữu ba thân giống như chư Phật khi đã đắt thành chánh quả. Ba thân đó chính là Pháp thân, Báo thân và Ứng hóa thân. Ở đây, Pháp thân chính là chân tâm, là thật tướng của mỗi người, là sự hiện diện không thể thay đổi dù có trải qua vô số kiếp đi chăng nữa. Báo thân lại là điều kiện tiên quyết để Pháp tân có thể tạo ra hình tướng cho chúng sanh trong mỗi kiếp luân hồi. Báo thân chính là hình tướng do thần thức tái hiện ra.

Ứng báo thân là kết quả của Pháp thân và Báo thân tạo ra, là những hình thái hiện diện của chúng sanh trong vòng luân hồi vô tận. Miêu tả một cách đơn giản thì Ứng báo thân chính là hình tướng (thần, người, súc sanh, ngọa quỷ,…) mà ta đã trải qua từ trước cho đến nay do những nghiệp báu đã tạo nên.

Ứng hóa thân của Bồ tát là những hình thái được khôi phục lại khi Pháp thân và Báo thân đã được dung thông soi chiếu. Đây là những hình tướng mà Bồ tát đã sử dụng trong những kiếp luân hồi chuyển thế cứu độ và giáo pháp chúng sanh. Tuy là những hình tướng của tiền kiếp, nhưng Ứng hóa thân lúc này đã thoát ra khỏi những tham, sân, si của thế tục, ra khỏi vòng xáy của cõi Ta Bà, thuộc về mười phương thế giới vô hạn.

33 ứng hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát và ý nghĩa

Ứng hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát chính là những pháp tướng mà Ngài sử dụng để xuất hiện trong cuộc hành trình hoằng dương Phật pháp và phổ độ cứu vớt chúng sanh. Theo thời gian và tín ngưỡng của chúng Phật tử, Ứng hóa thân Quán Thế Âm Bồ Tát ngày một phong phú và gia tăng từ 6 Quán thiên, 7 Quán Thế Âm , 8 Quán tự tại , 15 Tôn Quán Âm đến 33 Ứng hóa thân Quán Thế Âm:

1.Dương Liễu Quán Âm

ứng hóa thân bồ tát
Dương Liễu Quán Âm

Dương Liễu Quán Âm hay còn được gọi với tên gọi khác là Dược Vương Quán Âm. Đặc trưng của hóa thân này chính là hình ảnh cành dương liễu trên tay Phật bà. Tư thế Phật Quán Thế Âm trang nghiêm, ngồi trên tảng đá bên dòng nước trong, thân mặc y trắng. Tay phải cầm cành dương liễu, bàn tay trái để ở trước ngực hoặc cầm thanh tịnh bình biểu hiện cho lời nguyện cầu phước đức.

Bổn nguyện của Dược Vương Quán Âm là bạt trừ cứu những bệnh khổ của chúng sanh. Sự mềm mại của cành dương liễu tượng trưng cho đức tướng nhẹ nhàng, ôn hòa của Quán Thế Âm, vì cứu độ chúng sanh mà dùng cành dương tập pháp tiêu trừ bệnh khổ.

>> Tham khảo: Quan Âm Bồ Tát là ai? Sự Tích Quan Thế Âm

2.Long Đầu Quán Âm

ứng hóa thân bồ tát
Long Đầu Quán Âm

Long Đầu Quán Âm là hình tướng Quán Âm cưỡi trên rồng. Ngài thường ngồi kiết già hoặc đứng trên đầu rồng với những áng mây xung quanh, tay cầm cành liễu hoặc thanh tinh bình rũ xuống thế cứu độ thế gian.

Theo quan niệm từ xa xưa, rồng chính là vua trong các thần thú, vậy nên việc cưỡi trên thân rồng biểu thị cho uy lực của Ngài. Rồng còn được xem là vị thần ngự trị biển cả, mang đến mây mưa, sấm chớp khắp cả đất trời. Việc ngự rồng của Quán Thế Âm Bồ Tát còn thể ngụ ý mong cầu sự an vui, bình an, nguyện Quán Thế Âm dìu dắt chúng sanh thoát khỏi biển khổ, vượt dòng sông mê.

3.Trì Kinh Quán Âm

ứng hóa thân quán thế âm bồ tát
Trì Kinh Quán Âm

Trì Kinh Quán Âm hay còn gọi với cái tên khác là Thanh Văn Quán Âm. Sắc thái đặc trưng của Trì Kinh Quán Âm là hình ảnh Phật ngồi trên tảng đá, tay phải cầm quyến kinh, tay trái đặt ngay ngắn trên đầu gối, biểu hiện sự an tường.

Thanh Văn (Trì Kinh) ở đây ý chỉ việc khai ngộ xuất gia khi nghe Đức Phật thuyết pháp. Phẩm phổ ngôn có ghi lại rằng: “Người đáng dùng Thanh Văn được ngộ thoát, Ngài liền hiện thân Thanh Văn mà vì đó nói Pháp.”

4.Viên Quang Quán Âm

Viên Quang Quán Âm
Viên Quang Quán Âm

Viên Quang Quán Âm xuất hiện trong áng sáng rực rỡ của vầng hào quang Phật pháp, hai tay chấp lại, tọa thiền trên mỏm núi đá hùng vĩ uy nghiêm. Viên Quán Âm Bồ Tát mang lòng từ bi, bát ái viêm mãn, ánh sáng quanh minh như vầng thái dương quanh thân chính là biểu trưng quen thuộc của ứng hóa thân này.

Trong phẩm Phổ Môn của Pháp Hoa Kinh có một đoạn miêu tả như sau: “Sáng thanh tịnh không nhơ, huệ nhựt phá các tối, hay tiêu tai khói lửa, khắp soi sáng thế gian” . Chính là qua cảm thọ của đoạn kinh này mà thân Ngài hiện tướng thuyết pháp.

5.Du Hý Quán Âm

Du Hý Quán Âm
Du Hý Quán Âm

Du Hý Quán Âm thân màu hồng, Ngài ngồi trên ảng mây ngũ sắc, đầu gối dựng thẳng, tay phải chống dỡ thân mình, ngoảnh mặt chăm chú nhìn về hướng chúng sanh. Hình tướng này của Bồ Tát là tư thế du hý tự tại, giáo hóa đại chúng sanh viên thông vô ngại, không câu nệ vào dòng chảy thời gian, không gian, biến chuyển của vạn vật.

6.Bạch Y Quán Âm

Bạch Y Quán Âm
Bạch Y Quán Âm

Bạch Y Quán Âm hay còn gọi là Bạch Y Quán Tự Tại Mẫu, Đại Bạch Y Quán Âm, Bạch xứ tôn Bồ Tát, Bạch xứ Quan Âm, Phục Bạch Y Quan Âm. Thân hình Ngài màu trắng vàng, bên ngoài khoác y trắng, ngồi kiết già trên đài hoa sen trắng, đầu đội mũ kết bằng tóc, tay trái cầm hoa sen trắng cầu nguyện tiêu tai, lòng bàn tay phải hướng ra ngoài, năm ngón tay duỗi thẳng, kết ấn Dữ Nguyện.

Bạch y biểu ý thanh tịnh và tâm bồ đề, tục truyền rằng Phật tử lễ bái Bạch Y Quán Âm là để cầu nguyện tiêu trừ tai ương, kéo dài dương thọ. Thất diệu nhương tai quyết có đề cập đến:” Nếu ai nương theo pháp này mà diệu tụng, tất cả tai nạn tự nhiên tiêu tan; tụng chân ngôn này, tất cả những điều không tốt lành sẽ trở nên tốt lành”.

7.Liên Ngọa Quán Âm

Liên Ngọa Quán Âm
Liên Ngọa Quán Âm

Liên Ngọa Quán Âm ứng hiện tọa ngọa trên lá sen, Ngài hiện thân Tiểu Vương, trong phẩm Phổ Môn nói đến Bồ Tát lấy thân tôn quý của bật Tiểu Vương ngồi nghiêng trên hoa sen để làm thí dụ. Liên Ngọa Quán Âm ngồi kiết già hiệp chưởng, đầu đội mão hoa, tướng hiện từ bi, cổ đeo vòng anh lạc, thân mặc thiên y, bi nhãn hướng về chúng sanh.

Ứng hóa thân này của Bồ Tát là biểu tượng của sự an nhiên, tao nhã như bật Đế Vương quyền quý, bổ xuống chấp niệm mà tọa trên đài sen. Ngài phát nguyện phò trợ cho tín đồ có được thân tâm, tướng mạo cao quý và thâm tâm độ lượng, từ bi, đầy lòng trắc ẩn.

8.Lang Kiến Quán Âm

Lang Kiến Quán Âm
Lang Kiến Quán Âm

Lang Kiến Quán Âm hay còn được gọi là Phi Bộc Quán Âm Bồ Tát. Hình tướng ngài xuất hiện với tư thế dựa thân vào vách núi gãy, quán hướng thác nước đổ. Hình tương nước thể hiện cho sự mềm mại nhưng có thể dễ dàng đối trị với sự cứng chắc vững chãi của đá. Đá dù có bền chặc cũng sẽ bị từng giọt nước mài mòn xuyên thủng. Sức mạnh của dòng nước đổ từ trên cao xuống dù lớn, dù nhỏ cũng có thể tạo thành con sông sâu rộng.

Hình ảnh Quán Thế Âm dù được khắc họa là nhìn về hướng dòng thác nhưng thật ra tâm tư Ngài đã hòa vào cùng với tinh thân và sức mạnh của nước. Lời kinh trong phẩm Phổ Ngôn có đoạn miêu tả về hình tướng Bồ Tát này như sau: ” Chúng sinh nếu có bị rơi vào hầm lửa lớn, xưng niệm tên Quan Âm, tức thi Bồ Tát sẽ hiện ứng theo âm thanh đó mà cứu, sức niệm của Ngài sẽ biến hầm lửa trở thành ao”.

9.Thí Dược Quán Âm

Thí Dược Quán Âm
Thí Dược Quán Âm

Hình tượng Quán Âm Bồ Tát ngồi trên tảng đá bên cạnh dòng nước, tay phải chống gò má, tay trái chống bên hông, mắt nhìn chăm chú về phía hoa sen, cảm thương cho chúng sanh nhiều bệnh khổ là nét đặt trưng của ứng hóa thân này.

Thí Dược Quán Âm là đức Quán Âm ban thuốc và chữa trị bệnh khổ về thân và tâm cho chúng sanh. Trong phẩm Phổ Môn có bài kệ ghi chép rằng: “Quán Âm bậc Tịnh Thánh, nơi khổ não nạn chết, hay vì làm nương cậy”.

10.Ngư Lam Quán Âm

Ngư Lam Quán Âm
Ngư Lam Quán Âm

Ngư Lam Quán Âm hay còn gọi là Quán Âm Trúc Lộc Ly có hình tướng là cưỡi con cá lớn hoặc tay cầm giỏ cá và nhánh lá đứng trên sông.

Tương truyền về hình tướng này của Bồ Tát có nguồn gốc từ câu chuyện: Do Quán Âm thấy con sông lớn mà không có cầu, người đi qua sông thường hay gặp phải tai nạn. Vì vậy, Ngài đã hóa thân thành một cô gái bán cá xinh đẹp, ngỏ ý rằng nếu ai có nhiều tiền ném vào trong giỏ cá thì sẽ cưới là chồng, còn nếu như ném không trúng thì đều phải bỏ một khoảng tiền ra để xây cầu. Nhiều người nghe vậy đã thi nhau đến thi tài, nhưng chẳng một ai ném trúng. Vậy nên tất cả họ đều phải mang tiền đến, số tiền nhiều chất thành đống che khuất cả hình dáng Ngài. Khi tất cả mọi người nhìn lại thì thấy Bồ Tát đã hóa thân đứng trên sông.

11.Đức Vương Quán Âm

ứng hóa thân bồ tát
Đức Vương Quán Âm

Hình tướng của Đức Vương Quán Âm an tọa trên tảng đá trong tư thế ngồi kiết già, tay trái để trên đầu gối, tay phải cầm lá xanh hoặc một cành dương liễu.

Đức Vương Quán Âm dược ghi chép lại trong phẩm Phổ Môn như sau: ” Người đáng dùng thân Phạm Vương đặng độ thoát, Ngài liền hiện thân Phạm Vương mà vì đó nói pháp.” Phạm Vương được nói để ở đây chính là chủ của cõi trời sắc giới, có công đức rất lớn nên còn được gọi với tên gọi khác là Đức Vương.

12.Thủy Nguyệt Quán Âm

Phật Bà Quan Thế Âm
Thủy Nguyệt Quán Âm

Thủy Nguyệt Quán Âm tức là Thủy Cát Tường Quan Thế Âm Bồ Tát trong Thai Tạng Mạn Trà La, mật hiệu là Nhuận Sanh Kim Cang, Ngài có nhất tâm quán thủy tướng, nhập thủy định.

Hình tượng Thủy Nguyệt Quán Âm đứng trên một cánh sen trông như một chiếc thuyền trôi nhẹ nhàng bên trên là ánh trăng nhu hòa, bên dưới là mặt nước tĩnh lặng. Tay trái của Ngài cầm hoa sen, tay phải kết thí vô úy thủ ấn, trong lòng bàn tay là bình cam lộ đưa hướng xuống, từ bình cam lộ chảy ra một dòng nước.

Một hình tượng tiêu biểu khác miêu tả Thủy Nguyệt Quán Âm như sau: Ngài ngồi trên tản đá trong biển lớn, chân trái duỗi xuống, đầu gối chân phải vắt chéo lên trên, mặt hơi ngước lên như đang suy nghĩ, tư duy điều gì đó.

Tương truyền Thủy Nguyệt Quán Âm xuất hiện tại Cô Tô ngay lúc nơi đây đang chịu nạn đao binh hoành hành. Dân chúng nơi đây bị tàn sát hàng vạn người, oan hồn không chốn về vất vưởng khắp nơi. Trông thấy cảnh đau thương ấy, Ngài đã khởi lòng lân mẫn, phát tâm từ bi, thi thố pháp lực để cứu vớt những oan hồn không thể siêu thoát này ra khỏi cảnh khổ ách.

13.Nhất Diệp Quán Âm

Nhất Diệp Quán Âm
Nhất Diệp Quán Âm

Nhất Diệp Quán Âm hay còn gọi là Liên Diệp Quán Âm, Nam Minh Quan Âm. Hình tượng Ngài ngồi trên một lá sen nổi trôi trên mặt nước, đầu gối dựng thẳng, tay phải duỗi xuống xuôi theo thân mình. Ánh mắt nhìn xa xăm trên dòng nước, thể hiện hình tướng trầm tư, suy tưởng đến những nơi ánh sáng không thể soi chiếu đến được (ý chỉ địa ngục).

Tương truyền rằng, khi Bồ Tát đang trên đường từ Trung Quốc trở về Nhật Bản, ngài Đạo Nguyên đã gặp một trận bão lớn ở núi Nam Minh. Lúc ấy, trên thuyền Ngài đã khấn thầm thì thấy Đức Đại Bi ngồi trên lá sen nổi trên mặt biển, gió to liền lặng mất. Sau khi lên bờ, ngài Đạo Nguyên đã tự khắc tượng Quan Âm mà ngài nhìn thấy và cho thờ phụng tại chùa Quan Âm trên núi Nam Minh (danh hiệu Nam Minh Quan Âm xuất hiện từ đây).

Trong phẩm Phổ Môn ghi lại: “Nếu bị nước lớn cuốn trôi, xưng niệm danh hiệu Quán Thế Âm, liền được vào chỗ cạn”.

14.Thanh Cảnh Quán Âm

ứng hóa thân bồ tát
Thanh Cảnh Quán Âm

Có thuyết gọi Ngài là Quán Âm Thanh Đỉnh. Hình tượng đặc trưng của Thanh Cảnh Quán Âm là tay trái cầm hoa sen, lòng bàn tay phải hướng lên trên, Ngài ngồi kiết già trên bệ đá.

Tên gọi Thanh Cảnh ở đây là nói đến một trong những trên gọi của thần Thấp-bà (Siva), tương truyền các vị thần vì muốn tìm thấy Cam Lộ nên đã khuấy động nhũ hải, nhưng lại phát hiện trong biển có lọ thuốc độc. Quán Thế Âm vì sợ lọ thuốc độc ấy làm hại chúng sanh nên đã phát tâm đại từ uống hệt lọ thuốc độc. Vậy nên cổ Ngài biến thành màu xanh.

Truyền thống Mật Giáo thì kể lại rằng, Ngài vì muốn dứt trừ mọi sự sợ hãi, oán niệm, nạn tai cho tất cả chúng sanh nên đã ăn nuốt hết tất cả chất độc, sự uế ác, bất thiện của thế gian và gom tụ ở cổ mà từ đó cổ có màu xanh.

15.Uy Đức Quán Âm

ứng hóa thân bồ tát
Uy Đức Quán Âm

Uy Đức Quán Âm là vị Bồ Tát có đầy đủ uy đức làm tin phục và hộ trì chúng sanh. Hình tướng của Ngài được họa với hình ảnh ngồi trên tảng đá, tay trái cầm kinh cang – thể hiện uy lực là chúng sanh chiếc phục, tay phải cầm hoa sen thể hiện sự từ bi, bát ái.

Trong phẩm Phổ Môn có ghi chép lại: “Người đáng dùng thân Thiên Đại Tướng Quân đăng độ thoát, Ngài liền hiện thân Thiên Đại Tướng Quân vì đó mà thuyết pháp”. Thiên Đại Tướng Quân được nói đến ở đây là người có đầy đủ uy đức nên pháp tướng này của Bồ Tát được gọi là Uy Đức Quán Âm.

16.Diên Mạng Quán Âm

Hình tướng bồ tát
Diên Mạng Quán Âm

Diên Mạng Quán Âm là vị Bồ Tát mang ý nghĩa kéo dài mạng sống và mang đến sự trường thọ cho chúng sanh. Hình tượng của Ngài là trên đỉnh đầu đội mũ báu lớn, khuôn mặt từ bi hiền hòa, thân đeo chuỗi ngọc, tóc bới gọn gàng và mặc thiên y trang nghiêm. Nguyệt luân của Ngài hình hoa sen có ánh sáng soi trùm khắp thế gian, Ngài có hai mươi cánh tay để có thể dìu dắt và cứu hộ chúng sanh là những nét đặt trưng nhận diện của pháp tướng này.

Một đoạn trong Phổ Môn có nói đến hình tướng của Diên Mạng Quán Âm như sau:” Nguyền rủa các thuốc độc, muốn hại đến thân đó, do sức niệm Quán ÂM, trở hại nơi bổn nhơn”. Do có được năng lực tiêu trừ các tác hại của lời nguyền rủa và thuốc độc hại thân, kéo dài thêm tuổi thọ mà Ngài được chung sanh gọi là Diên Mạng Quán Âm.

17.Chúng Bảo Quán Âm

Chúng Bảo Quán Âm
Chúng Bảo Quán Âm

Chúng Bảo Quán Âm mang thân hình trưởng giả, hình tượng Ngài ngồi trên tảng đá, chân phải duỗi thẳng, đầu gối trái dựng thẳng, tay phải thả lỏng, nhẹ nhàng chạm đất, tay trái đặt trên đầu gối. Hình tướng của Chúng Bảo Quán Âm thể hiện sự an ổn.

Phẩm Phổ Môn ghi chép lại:” Nếu có trăm ngàn vạn ức chúng sinh vì cầu vàng, bạc, lưu ly, xà cừ, mã não, san hô, các thứ trân châu báu vật vào trong biển lớn. Giả sử chiếc thuyền ấy bị gió lớn thổi tấp vào nước Quỷ La Sá, nếu trong đó có một người xưng tụng danh hiệu Quan Âm thì các người kia đều được giải thoát khỏi nạn Quỷ La Sát.

18.Nham Hộ Quán Âm

Nham Hộ Quán Âm
Nham Hộ Quán Âm

Nham Hộ Quán Âm là hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát ngồi đoan nghiêm trong hang đá. Thường trong các hang động sẽ có rất nhiều những loài rắn, trùng độc, là nơi nguy hiểm đối với những người đi rừng, đi núi. Bồ Tát ngồi tĩnh tọa trong hang đá tối tăm, thân mình hiện ra ánh sáng chiếu rọi để cứu độ và hộ trì cho chúng sanh.

Trong phẩm Phổ Ngôn có đoạn ghi chép như sau: “Rắn độc cùng bò cạp, hơi độc khói lửa đốt, do sức niệm Quán Âm, theo tiếng tự bỏ đi.” Mọi nguy hiểm nơi rừng thiên đều sẽ tiêu tan hết khi Bồ Tát hiện ra.

19.Năng Tĩnh Quán Âm

Năng Tĩnh Quán Âm
Năng Tĩnh Quán Âm

Năng Tĩnh Quán Âm là Bồ Tát cứu thế, Ngài chuyên thủ hộ những người gặp nạn trên biển, giúp họ được an ổn, yên lành. Hình tướng Quán Âm ngồi trên tảng đá bên bờ biển, hai tay đặt trên mỏm đá của Ngài thể hiện sự trầm tư, vắng lặng.

“Người trôi dạt biển lớn các nạn biển cá rồng, sức niệm Quán Âm kia, sóng ngòi chẳng chìm lặng” là những câu ghi chép trên trong phẩm Phổ Ngôn nói đến Ứng hóa thân này của Bồ Tát.

20.A Nậu Quán Âm

A Nậu Quán Âm
A Nậu Quán Âm

A Nậu Quán Âm là đức Quan Âm có hình tướng ngồi đoan nghiêm trên bệ đá, ngắm nhìn ra biển lớn. Đầu búi tóc thiên kế, thân khoát thiên y vàng, tay trái đặt trước bùng, cầm một mảnh y, tay phải thả trên đầu gối phải, mắt nhìn về hướng đại hải. Hạnh nguyện của Ngài là xua tan những hiểm nạn trên biển, làm cho tất cả định tĩnh, không còn tai ương.

“Ông nghe hạnh Quán Âm, khéo ứng các nơi chỗ, thệ rộng sâu như biển, nhiều kiếp chẳng nghĩ bàn.” là thệ nguyện của Ngài được lưu truyền trong phẩm Phổ Môn.

21.Vô Úy Quán Âm

ỨNG HÓA THÂN BỒ TÁT
Vô Úy Quán Âm

Vô Úy Quán Âm hay còn có tên gọi khác là A-ma-đề Quán Âm, A-ma-lai Quán Âm hay Khoang Quảng Quán Âm. Hình tướng của vị Bồ Tát này mang sắc trắng, có ba mắt, bốn tay, thân cưỡi trên lưng sư tử trắng, tướng đầy uy nghiệm. Hai tay trái phải cầm đàn không hầu hình chim phượng ba đầu, tay trái còn lại cầm ma-yết (cá kình), tay phải thứ hai cầm chim cát tường màu trắng. Chân trái co lại đặt trên đỉnh đầu sư tử, chân phải buông xuống, quanh thân được bao phủ bởi một vầng hào quang, khắp người là thiên y chuỗi ngọc, diện mạo tròn đầy, phúc hậu, từ bi.

Tương truyền rằng, Vô Úy Quán Âm sẽ vào địa ngục cứu độ chúng sanh, giải thoát họ khỏi khổ đau, sầu não. Vậy nên vị Bồ Tát này có sức úy thần rất lớn. ” Mặc dù phạm năm trọng tội vô gián, nhưng tinh tấn trong hai ngày hai đêm chuyên cần tụng niệm thì liền được thấy tôn tướng của Bồ Tát, huống gì người vốn thanh tinh, cho đến các nguyện đầy đủ, mọi  người kính mến, được túc mệnh trí, chứng thập địa, tam muội hiện tiền.”

22.Diệp Y Quán Âm

Quan Thế Âm Bồ Tát
Diệp Y Quán Âm

Diệp Y Quán Âm là hình tướng đức Quán Âm mặc áo lá sen, hiện thân là Thiên nữ, đầu đội mũ báu, trên mũ là hình ảnh đức Phật Vô Lượng Thọ. Quanh thân được đính kết chuỗi ngọc và vòng xuyến là trang sức, có quần lửa vây quanh và tỏa sáng toàn thân. Diệp Y Quán Âm thân tọa trên hoa sen, có bốn tay, một tay phải đặt trước ngực, cầm quả cát tường, tay phải còn lại thì kết ấn Thí Nguyện. Tay trái thứ nhất cầm búa, tay trái còn lại thì cầm quyển sách.

Diệp Y Quán Âm pháp nguyện giúp tiêu trừ bệnh tật, xua tan nạn dịch, giặt cướp, đầy lùi hạn côn trùng. Ngoài ra, tôn thờ Ngài còn giúp thân được tu tập, cầu đảo không vướng phải bệnh tai, sống trường thọ. Diệp Y Quán Âm là vị Bồ Tát có mặt nhiều trong đời sống nông dân, cầu mong nông vụ, không dịch bệnh và nạn tai.

23.Lưu Ly Quán Âm

Lưu Ly Quan Âm
Lưu Ly Quán Âm

Lưu Ly Quán Âm hay còn có tên gọi khác là Cao Vương Quán Âm, Bồ Tát hai tay cầm bình lưu ly, thân đứng trên cánh sen trong tư thế vân du giáo hóa chúng sanh vùng sông nước. Theo kinh sách ghi lại, Lưu Ly Quán Âm là vị Bồ Tát cứu các khổ ách, khi gặp nạn nách bất chợt, nếu trì tụng kinh một ngàn biến thì người mất ắt sẽ sống lại.

Một truyền thuyết kể về Ngài được lưu truyền rộng rãi như sau:” Vào thời Bắc Ngụy, dũng sĩ vùng Định Châu là Tôn Kính Đức làm thái thú trấn giữ vùng biên cương, ông đã cho tạo tượng Bồ Tát và tôn tờ lễ bái hằng ngày. Về sau, ông lâm nạn, bị xử án cực hình, trong lúc chờ ngày hành quyết, ông nằm mộng và thấy thầy Sa Môn hiện ra, dạy cách trì tụng một ngàn biến kinh.

Đến lúc hành hình, ba lần thay đao thì cả ba lần đao đều gãy, thân chẳng chịu chút thương tổn nào. Quan xử thấy lạ nên cho ông được miễn tội chết. Sau đó, Tôn Kính Đức trở về lễ bái tượng Bồ Tát thì thấy trên đỉnh đầu tượng có ba vết đao chém vẫn còn mới. Từ đó, lưu truyền về vị Quán Âm này và bài kinh tụng niệm được truyền bá rộng rãi khắp nhân gian.”

24.Đa La Quán Âm

33 ứng hóa thân bồ tát
Đa La Quán Âm

Đa La Quán Âm hay Cứu Độ Mẫu Quán Âm, Bồ Tát trị ở phương Tây Mạ-đồ-la Thai Tạng Giới, có mật hiệu là Hạnh Nguyện Kim Cương. Hình tướng toàn thân thân trắng xanh, tướng dạng phụ nữ, miệng mỉm cười, khoác y trắng tinh, bàn tay hiệp chưởng cầm hoa sen màu xanh. Khắp người Ngài tỏa ánh hào quang tròn, đầu búi tóc theo kiểu Chư Thiên. Ấn khế hai tay của Ngài gọi Đà-la tôn ấn là dùng ha ngón trỏ và cái, hướng vào trong năm luân thành quyền, nâng hai ngón trỏ lên như hình ảnh ngọn núi, lại thêm hai ngón cái.

Hạnh nguyện của Đa La Quán Âm là diệt trừ vô số khổ não của thế gian, giúp chúng sanh được hoan hỷ và biến nhập tự tính pháp giới của Chư Phật.

25.Cáp Lỵ Quán Âm

Cáp Lỵ Bồ Tát
Cáp Lỵ Quán Âm

Sở dĩ gọi là Cáp Lỵ Quán Âm vì hình tướng này của Bồ Tát ngồi trong vỏ sò. Ngài ngồi trang nghiêm, tay trái cầm cành dương liễu, các ngón tay hướng lên trên, tay phải bắt ấn thiền đặt ngang bụng.

Tín ngưỡng thờ Cáp Lỵ Quán Âm rất phổ biến trong những vùng sống cạnh ao hồ, biển lớn, người dân sống bằng nghề đánh bắt cá. Truyện kể lại rằng, đời nhà Đường, vua Đường Văn Tông thích ăn con sò, dùng hai tay tách mãi mà không thể nào mở được. Nên đã đốt hương khẩn cầu, sau khi kết thúc tuần hương con sò biến hiện thành hình tượng Bồ Tát. Vua thấy làm lạ nên cho gọi thiền sư vào hỏi nguyên nhân. Thiền sư đáp rằng: “Vật này linh ấn bởi lòng tin của bệ hạ rộng lớn. Kinh Phật có giảng: đáng dùng thân nào được độ thoát thì dùng thân ấy mà nói pháp cho họ.” Bồ Tát hiện thân vào vỏ sò để thuyết pháp màu nhiệm cho nhà vua. Từ đó, vua lấy làm hoan hỷ, lập chiếu cho tất cả chùa viện trong thiên hạ y theo hình tướng đó mà lập tượng thờ Bồ Tát.

26.Lục Thời Quán Âm

Lục Thời Quán Âm
Lục Thời Quán Âm

Lục Thời ở đây ý chỉ thời gian một ngày một đêm, vậy nên ý nghĩa của Lục Thời Quán Âm là đức Bồ Tát ngày đêm thương sót, phổ độ cho chúng sanh. Hình tượng Quán Âm lưu hành trong dân gian thường mang hình dáng đứng trên đài sen, tay cầm Phạm Khiếp (6 chữ chương cú Đà-la-ni: Án ma ni bát mê hum).

Chúng sanh trì tụng Đà-la-ni này sẽ được Ngài dẫn đường thoát khỏi nỗi đau của lục lộ, thấu được lục diệu môn và chứng được lục căn tương ứng. Bồ Tát lấy ý thâm sâu của Đại Bi, ngày đêm thương sót hộ niệm cho chúng sanh nên còn được giải thích thành “Thường thị chúng sanh Quán Âm”.

27.Phổ Bi Quán Âm

Phổ Bi Quán Âm
Phổ Bi Quán Âm

Phổ Bi Quán Âm đại từ đại bi dành lòng thương cho tất cả chúng sanh trong khắp tam thiên đại thiên thế giới. Ngài đứng trên núi, thân khoác y trắng, hai tay nắm pháp y rũ xuống phía trước.

“Người đáng dùng thân Đại Tự Tại Thiên được độ thoát, Ngài liền hiện thân Đại Tự Tại Thiên vì đó mà nói pháp”. Với lòng từ bi và uy đức to lớn của Ngài nên gọi pháp tướng này là Phổ Bi Quán Âm.

28.Mã Lang Phụ Quán Âm

Mã Lang Phụ Quán Âm
Mã Lang Phụ Quán Âm

Mã Lang Phụ Quán Âm tức là Quán Âm vợ chàng họ Mã, một tín ngưỡng xuất hiện vào thời Trung Quốc xưa. Quán Âm hiện thân dưới hình hài một cô gái trẻ xinh đẹp, tay phải cầm kinh Pháp Hoa, tay trái cầm chiếc gây xương người có đầu lâu.

Về truyền thuyết Mã Lang Phụ Quán Âm, truyện xưa truyền rằng: Năm thứ 12, Nguyên Hoa thời nhà Đường, ở Quảng Tây có một cô gái xinh đẹp, nhan sắc tuyệt trần, rất nhiều người ngỏ ý muốn lấy cô về làm vợ. Nhưng nàng đã đưa ra điều kiện rằng “nếu ai có thể đọc thuộc làu phẩm Phổ Môn trong vòng một đêm thì nàng sẽ lấy làm chồng”. Đến hôm sau, có 28 người đã đọc được thông thuộc. Thấy vậy, cô gái lại đưa ra điều kiện 28 người ấy nếu có ai thuộc được kinh Kim Cương thì nàng sẽ chấp nhận. Nhưng lại có 10 người trong số đó học thuộc được kinh, nàng đành đưa ra lời thử thách nếu ai có thể thuộc làu kinh Pháp Hoa trong vòng 3 ngày thì sẽ tổ chức lễ cưới cùng người ấy. Lúc này, chỉ có duy nhất một chàng trai họ Mã thực hiện được thử thách này. Cả hai tổ chức lễ cưới, nhưng khi vừa vào đến cổng nhà chàng trai thì nàng đột nhiên lâm bệnh rồi qua đời. Sau khi được an táng một vị lão Tăng đi ngang qua thăm hỏi và ngỏ ý khai mộ thì chỉ thấy còn lại xương cốt bằng vàng. Bồ Tát vì muốn cảm hóa mọi người mà ứng hiện trong hình tướng ấy.

29.Hiệp Chưởng Quán Âm

Hiệp Chưởng Quán Âm
Hiệp Chưởng Quán Âm

Hiệp Chưởng Quán Âm là hình ảnh Quán Thế Âm chắp tay cung kính đảnh lễ biểu thị cho việc tu thiện, tích đức đắt thành chánh quả. Ngài mặc bạch y, hai tay chắp hiệp chưởng, khuôn mặt hiền từ nhìn xuống chúng sanh là những nét đặc trưng của hình tướng này.

Phẩm Phổ Môn có nói:” Nếu có chúng sanh phần nhiều ham dâm dục, thường cung kính niệm Quán Thế Âm sẽ thoát khỏi dâm dục. Nếu người mang nhiều sâu hận, cung kính niệm Quán Thế Âm thì sẽ lìa xa si hận. Nếu người ngu si cung kính niệm Quán Thế Âm ắt sẽ thoát vòng ngu si”.

30.Nhất Như Quán Âm

Nhất Như Quán Âm
Nhất Như Quán Âm

Nhất Như Quán Âm có hình tướng Bồ Tát an tọa trên đài sen hoặc cưỡi kỳ lân  bay giữ những tầng mây, Ngài cưỡi trong hư không để thu phục lôi điện, sấm sét. Nhất Như ở đây có nghĩa là bất nhị, bất dị. Bất Nhị Bất Dị là Chơn Như, là sự vô ngại biến mãn khắp pháp giới.

Hình tướng của Quán Âm được đề cập đến trong phẩm Phổ Môn như sau: “Mây sấm nổ sét đánh, tuông giá xối mưa xuống, do sức niệm Quán Âm, tất cả liền tiêu trừ.” Ngài diệu trí lực là quán pháp nhất như.

31.Bất Nhị Quán Âm

Bất Nhị Bồ Tát
Bất Nhị Quán Âm

Bất Nhị Quán Âm có hình tướng Bồ Tát đứng thẳng người trên lá sen đang trôi trên mặt nước tĩnh lặng. Hai tay Ngài duỗi thẳng, đan lại vào một cách thong dong, an tường.

Theo điển tích ghi lại, chúng sinh nếu cần đến thân Chấp Kim Cương để hóa độ thì Ngài sẽ hiện ra và thuyết pháp cho chúng sinh. Quán Âm là vị thần thủ hộ cho Phật, Bồ tát cũng là ứng hóa thân của Phật, vì bổn và tích này đều chẳng phải hai nên Ngài mới có tên gọi là Bất Nhị Quán Âm.

32.Trì Liên Quán Âm

33 Ứng Hóa Thân Bồ Tát
Trì Liên Quán Âm

Quán Thế Âm tay cầm hoa sen (hình ảnh biểu trưng cho bổn thiện của mình) đứng trên lá sen, đầu đội bảo quan, thân khoác thiên y, hình tướng viên mãn và đầy trang nghiêm. Việc sử dụng búp sen hoặc hoa sen nở làm vật cầm tay trong Phật giáo gọi là Liên Hoa thủ. Hoa sen là loại hoa mang nhiều ý nghĩa với Phật cũng như có một chữ duyên đặc biệt với Ngài nên Bồ tát cũng lấy hoa sen làm đài.

33.Sái Thủy Quán Âm

ứng hóa thân bồ tát
Sái Thủy Quán Âm

Hình tướng Sái Thủy Quán Âm thân mặc thiên y, đứng trên áng tường vân trắng, tay phải cầm tán trượng, tay trái cầm chén nước  xuống thế gian. Sái Thủy ở đây ý chỉ hành động rưới nước của Bồ Tát, nước mà Ngài rưới xuống là một loại nước thơm, được cho là pháp tu tụng niệm gia gì làm cho tâm trí thanh tịnh. Bổn nguyện của Ngài cũng chính là sử dụng nước này để khai ngộ Phật tánh, Phật tâm bên trong thân thể trần tục của chúng sanh.

Lời trích về Ngài trong phẩm Phổ Môn như sau: “Lòng bi răn như sấm, ý từ diệu dường mây, như mưa pháp cam lộ, dứt trừ lửa phiền não.”

Quan Thế Âm Bồ Tát là chỗ dựa tinh thần vững chắc, mang những ý nghĩa hết sức to lớn không thể thay thế trong tín ngưỡng thờ cúng của người dân Việt Nam từ bao đời nay. Với những thông tin cũng như hình ảnh về 33 Ứng hóa thân của Phật bà Quan Thế Âm Bồ Tát trong bài viết. Hy vọng rằng có thể giúp quý Phật tử phần nào hiểu được ý nghĩa của mỗi ứng hóa thân từ đó có thêm những kiến thức hữu ích trong quá trình học tập Phật pháp, cũng như thờ cúng Ngài tại gia.

Tham khảo thêm:

Cùng chuyên mục

Diêu Trì Địa Mẫu là ai? Cách thờ cúng Mẹ Địa Mẫu tại nhà

Diêu Trì Địa Mẫu là vị thần đã tạo ra con người và vạn vật nên rất được người đời kính trọng. Tượng của bà thường được thờ trong điện...

Đại Thế Chí Bồ Tát là ai? Ý nghĩa thờ cúng Đức Bồ Tát

Đại Thế Chí Bồ Tát là thị giả của Đức Phật A Di Đà, Ngài đứng bên bên cạnh Đức Phật, tay cầm hoa sen xanh tượng trưng cho ánh...

Cách đặt tượng 3 ông Phúc Lộc Thọ trong nhà chuẩn phong thủy

Phúc Lộc Thọ là ba ông thần tượng trưng cho ba mong cầu lớn nhất của mỗi người. Tượng của ba ông thần này cần được đặt trong nhà theo...

Thiên Hậu Thánh Mẫu là ai? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Thiên Hậu Thánh Mẫu là vị thần của biển cả, có ý nghĩa quan trọng trong tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa. Người đời thờ cúng bà để mong...

Tam Thế Phật gồm những ai? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Tam Thế Phật là bộ tượng gồm có gồm có 3 bức tượng Phật được thiết kế giống nhau ở tư thế ngồi kiết già. Đây là ba vị Phật...

Ý nghĩa một số pháp khí, khí cụ thường gặp trong Phật Giáo

Các loại pháp khí và khí cụ trong Phật giáo thường được sử dụng để tu tập, làm lễ cúng chư Phật, thực hành Pháp sự,... Mỗi loại pháp khí...

Ẩn