Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Nguyên tắc đặt bàn thờ Phật và gia tiên cần lưu ý

Mùa an cư kiết hạ là vào tháng mấy? Có ý nghĩa gì?

Diêu Trì Địa Mẫu là ai? Cách thờ cúng Mẹ Địa Mẫu tại nhà

Diêu Trì Địa Mẫu là vị thần đã tạo ra con người và vạn vật nên rất được người đời kính trọng. Tượng của bà thường được thờ trong điện lớn nhưng cũng có nhiều gia chủ thỉnh về thờ tại nhà. Để hiểu rõ hơn về Diêu Trì Địa Mẫu cũng như ý nghĩa hình tượng của bà thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Diêu Trì Địa Mẫu là ai?

Diêu Trì Địa Mẫu được tôn xưng với nhiều danh hiệu khác nhau dựa vào tín ngưỡng tôn giáo ở từng địa phương. Cụ thể là Diêu Trì Kim Mẫu, Kim Bàn Phật Mẫu, Thiên Hậu, Mẫu Hoàng, Đại Từ Mẫu,… Theo truyền thuyết Trung Quốc, Diêu Trì Địa Mẫu được gọi là Tây Vương Mẫu, còn ở nước ta thì gọi là Bà Trời hay Địa Mẫu. Hình tượng của Diêu Trì Địa Mẫu được phác họa khác nhau theo từng thời kỳ lịch sử. Cụ thể là:

Diêu Trì Địa Mẫu thường được gọi là Bà Trời, là người đã tạo ra vạn vật
Diêu Trì Địa Mẫu thường được gọi là Bà Trời, là người đã tạo ra vạn vật
  • Trong Giáp cốt văn thời nhà Thương, người đời mô tả bà là một vị thần ngự trị ở phương Tây nên gọi là Tây Mẫu. Lúc này, Tây Mẫu được xem là vị nữ thần tối cổ xưa nhất nên được thờ cúng rất quy mô.
  • Trong Sơn hải kinh thời nhà Chu, bà được mô tả là nữ thần nửa người nửa thú, tính khí dữ tợn và thường gây bệnh dịch. Người thời đại này gọi bà là Yêu mẫu.
  • Khi bà du nhập vào Đạo giáo thì được miêu tả với hình tượng nữ thần hiền hòa và từ bi. Trong sách Trang Tử có mô tả, bà là vị nữ thần tối cao, không ai biết bà đến từ đâu và đi khi nào. Chỉ biết bà tọa tại một ngọn núi linh thiêng ở phía Tây là Côn Lôn.
  • Vào thời nhà Đường khi mà thi ca nở rộ, hình tượng của bà trở nên phổ biến hơn. Hình ảnh của bà cũng xuất hiện trong nhiều tuyển tập thơ ca Đường.

Hiện nay, hình tượng Diêu Trì Địa Mẫu được biết đến nhiều nhất là thông qua Đạo giáo. Theo Đạo giáo, Diêu Trì Địa Mẫu là vị nữ thần tối cao và tiêu biểu nhất trong hệ thống tín ngưỡng Đông Á. Bà ngự ở phía Tây núi Côn Lôn bên cạnh hồ tiên cảnh Giao Trì. Bà sống trong lầu các làm bằng ngọc, có 9 tầng huyền thất và chung quanh là vách thành làm bằng vàng.

Một số truyền thuyết cho rằng, Diêu Trì Địa Mẫu là người cai quản Tây Côn Lôn và chồng bà là Hạo Thiên Thiên Đế cai quản Thiên Đình. Tuy nhiên, bà và Ngọc Hoàng Đại Đế lại không có quan hệ ruột thịt. Thời Đông Tấn, truyền thuyết Đạo giáo cho rằng Tây Vương Mẫu là con gái của Đệ nhất thần Nguyên Thủy Thiên Tôn.

Theo sách vở người Trung Hoa, Diêu Trì Địa Mẫu là biểu tượng của sự trường sinh bất tử và cũng là người ban thuốc trường sinh. Bà có một vườn bàn đào là giống đào tiên, khi ăn vào sẽ trẻ mãi không già. Hình tượng của bà nổi hơn trong thế kỉ 2 khi con đường tơ lụa được hình thành. Vì thế, người Đạo giáo thời Hán về sau rất suy tôn Tây Vương Mẫu và địa vị của bà cũng được tôn kính hơn.

Diêu Trì Địa Mẫu là ai? Cách thờ cúng Mẹ Địa Mẫu tại nhà
Diêu Trì Địa Mẫu là ai? Cách thờ cúng Mẹ Địa Mẫu tại nhà

Ý nghĩa hình tượng Diêu Trì Địa Mẫu

Trong Phật Mẫu Chân Kinh có nhắc đến, con người trong cõi linh thiêng gồm có hai thể là chân linh (linh hồn) và chân thần (thân xác). Diêu Trì Địa Mẫu được gọi là Đại Từ Mẫu, chính là người tạo ra thân xác và hình hài của con người. Còn Đức Chí Tôn được gọi là Đại Từ Phụ, là người ban phát linh hồn cho con người. Phần linh hồn này được chiết ra từ khối Đại Linh Quang và được bao bọc bởi thân xác. Con người khi sống ở cõi phàm trần sẽ tồn tại 3 thể là chân linh, chân thân và thân xác phàm trần do bố mẹ tạo ra. Vì thế, con người khi sinh ra sẽ có bố mẹ nơi phàm trần và hai đấng cha mẹ chung ở chốn linh thiên là Đại Từ Mẫu và Đại Từ Phụ.

Diêu Trì Địa Mẫu được phác họa với nhiều hình tượng khác nhau như bà già hiền lành, nữ thần tiên có dung mạo tuyệt diễm,… Hiện nay, bà được biết đến với hình tượng phổ biến nhất là vị nữ thần xinh đẹp và nhân từ, ngồi trên chim công hoặc phượng hoàng. Ngoài ra, hình ảnh của bà còn được mô tả cùng với chim hạc và một số loài chim khác. Trong một số tài liệu cho rằng, Diêu Trì Địa Mẫu sống ở cung Diêu Trì nằm ở tầng trời thứ chín, người đời gọi là tạo hóa thiêng ở Cửu Trùng Thiên.

Diêu Trì Địa Mẫu được phác họa với hình tượng tóc búi cao, mặc áo đeo và đứng trên trái đất
Diêu Trì Địa Mẫu được phác họa với hình tượng tóc búi cao, mặc áo đeo và đứng trên trái đất

Hiện nay, các tượng Diêu Trì Địa Mẫu đều được miêu tả ở tư thế đứng trên quả cầu với dung mạo tươi đẹp, trên đầu là búi tóc lớn và mang nhiều trang sức đẹp đẽ. Hình tượng của Diêu Trì Địa Mẫu tượng trưng cho những điều tốt đẹp trong cuộc sống như cuộc sống sung túc và giàu sang, tiếng tăm đẹp đẽ,… Người xưa thường thờ cúng bà trong nhà với mong cầu con cái thông minh ngoan ngoãn, cuộc sống gia đình hòa thuận,…

Công đức của Diêu Trì Địa Mẫu

Theo giáo lý đạo Cao Đài, Tây Vương Mẫu là do hai khí âm dương hóa thân thành. Bà có quyền phép vô biên và nắm trọn thiên điểu trong tay nên còn gọi là Kim Bàn Phật Mẫu. Bà là người cai quản nữ thần trong Tam Thế, ai muốn đắc đạo thành tiên thì khi lên trời phải bái Kim Mẫu mới có thể lên chín tầng mây.

Diêu Trì Địa Mẫu là vị thần đã phân trời là dương và đất là âm, giúp chúng không còn mang một màu tối tăm. Bà đã tạo ra bầu khí quyển mang sinh khí cho vạn vật và hóa sinh loài người. Bà còn là người quản ba ánh sáng (Tinh, Nhật, Nguyệt) và bốn phương tám hướng. Là người đã âm thầm trợ giúp cho mùa màng đất đai được tươi tốt. Người xưa cho rằng, mưa chính là cốt thủy tinh vi của Địa Mẫu, rồng là vị thần do Địa Mẫu tạo ra để tạo mưa thuận gió hòa và hệ thống sông suối. Người đời thường thờ Địa Mẫu để tưởng niệm và tôn kính Ngài vì Ngài đã tạo ra vạn vật và muôn loài trên trái đất.

Quyền năng của mẹ Địa Mẫu có nhắc đến trong kinh Tán Tụng Công Đức Diêu Trì Phật Mẫu và Phật mẫu Chân Kinh. Cụ thể là:

  • Bà là người làm chủ khí âm quang và làm chủ phần âm trong toàn cả Chủ Khí Vũ Trụ.
  • Là chưởng quản Kim Bàn, nơi chứa các nguyên chất dùng để tạo nên chân thân con người ở cõi thiêng liêng.
  • Là người tạo ra vườn đào tiên và dùng đào tiên để ban thưởng cho những chân linh tu hành đắc đạo. Hàng năm, khi đào tiên chín bà sẽ tổ chức Hội Bàn Đào tại Diêu Trì Cung để dâng đào tiên và tiên tửu đến các Đấng Tiên Phật nơi cõi thiêng liêng.
  • Toàn thể nhân loại đều là con cái yêu thương của Đức Phật Mẫu, Ngài đã dùng các hình thức giáo hóa để cứu độ con cái của Ngài, đem chúng trở về cõi thiêng liêng.
  • Di Lặc Chân Kinh có nhắc, Kim Bàn Vật Mẫu là người tạo năng vạn hóa sinh linh và được xem là mẹ của vạn linh. Bà đến cõi Ta Bà để chăm sóc chúng sinh, giúp các chân linh trở về với nguồn cội Phật tính. Tuy nhiên, quyền hành của bà không cao hơn Đức Nhiên Đăng Cổ Phật.
  • Mẹ Địa Mẫu còn hỗ trợ chúng sinh về mặt danh vọng, tiền tài, sức khỏe,… Tri thức của Bà được truyền bá trong Phật mẫu Chân Kinh, nếu hiểu thấu được chân lý trong kinh thì bạn sẽ có tâm sáng suốt và trí tuệ phi thường.

Cách thờ cúng Mẹ Địa Mẫu tại nhà

Diêu Trì Đia Mẫu thường được thờ cúng trong các điện lớn
Diêu Trì Đia Mẫu thường được thờ cúng trong các điện lớn

Mẹ Địa Mẫu chính là người tạo nên vạn vật. Bsg sống ở cung Diêu trì được làm bằng ngọc diêu, nơi đã tạo nên chơn thần và thể xác của con người. Thông thường, Mẹ Địa Mẫu sẽ được thờ  trong điện lớn chứ không thờ trong đền. Điện thờ Mẹ Địa Mẫu gồm có những tượng sau đây:

  • Chân dung Đức Phật Mẫu cưỡi Thanh Loan
  • Chín pho tượng của chín vị Tiên Nương
  • Bốn pho tượng của 4 vị nữ nhạc đi theo hầu bà
  • Tượng ông Đông Phương Sóc quỳ nâng đĩa đào tiên trên đầu, đặt ở bên phía tay phải của bà
  • Tượng Đức Cao Thượng Phẩm quỳ trước điện.

Ngoài thờ ở chùa và điện lớn, tượng Diêu Trì Địa Mẫu còn được thờ cúng tại gia. Nếu gia chủ muốn thờ tượng Mẹ Địa Mẫu, cần tìm đến các địa chỉ thỉnh tượng uy tín. Sau đó, tiến hành lập điện thờ theo đúng nghi thức. Nên dựa vào điều kiện cũng như không gian thờ để lựa chọn mẫu tượng thờ cho phù hợp.

Theo Đạo giáo, Ngày 3/3 hàng năm được xem là ngày Lễ Diêu Trì Đại Mẫu, đây là ngày sinh của bà và cũng là ngày mở hội bàn đào. Nhưng theo đạo Cao Đài thì rằm tháng 8 mới là ngày lễ Diêu Trì Kim Mẫu (Hội Yến Diêu Trì) và lễ vía mẹ Diêu Trì là ngày 18/10.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Đại Thế Chí Bồ Tát là ai? Ý nghĩa thờ cúng Đức Bồ Tát

Đại Thế Chí Bồ Tát là thị giả của Đức Phật A Di Đà, Ngài đứng bên bên cạnh Đức Phật, tay cầm hoa sen xanh tượng trưng cho ánh...

Cách đặt tượng 3 ông Phúc Lộc Thọ trong nhà chuẩn phong thủy

Phúc Lộc Thọ là ba ông thần tượng trưng cho ba mong cầu lớn nhất của mỗi người. Tượng của ba ông thần này cần được đặt trong nhà theo...

Tam Đa Phúc Lộc Thọ là ai? Thờ tượng 3 ông có ý nghĩa gì?

Trưng bày Tam Đa Phúc Lộc Thọ là hành động mang lại may mắn, hạnh phúc, tài lộc và sức khỏe cho gia đình. Hình tượng Tam Đa Phúc Lộc...

ứng hóa thân bồ tát

33 Ứng hóa thân của Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát

Bồ Tát Quán Thế Âm là hiện thân cho sự từ bi, bát ái cứu vớt chúng sinh khỏi phải trầm luân bể khổ của giáo lý nhà Phật. Trong...

Thiên Hậu Thánh Mẫu là ai? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Thiên Hậu Thánh Mẫu là vị thần của biển cả, có ý nghĩa quan trọng trong tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa. Người đời thờ cúng bà để mong...

Tam Thế Phật gồm những ai? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Tam Thế Phật là bộ tượng gồm có gồm có 3 bức tượng Phật được thiết kế giống nhau ở tư thế ngồi kiết già. Đây là ba vị Phật...

Ẩn