Hiểu về danh xưng và cách xưng hô trong Phật giáo

Tìm hiểu về 2 tượng Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ Hộ Pháp

Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Tam Đa Phúc Lộc Thọ là ai? Thờ tượng 3 ông có ý nghĩa gì?

Trưng bày Tam Đa Phúc Lộc Thọ là hành động mang lại may mắn, hạnh phúc, tài lộc và sức khỏe cho gia đình. Hình tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ đã có từ xa xưa và trở thành chỗ dựa vững chắc cho đời sống tinh thần của con người.

Tam Đa Phúc Lộc Thọ là ba vị thần đại diện cho ba mong cầu lớn nhất của con người
Tam Đa Phúc Lộc Thọ là ba vị thần đại diện cho ba mong cầu lớn nhất của con người

Tam Đa Phúc Lộc Thọ là ai?

Tam Đa Phúc Lộc Thọ là gọi tắt của “Đa Phúc, Đa Lộc, Đa Thọ”. Phúc là những điều tốt lành, Lộc là sự may mắn và thịnh vượng, Thọ là tuổi thọ. Đây là ba điều cơ bản để có một cuộc sống hạnh phúc. Tam nghĩa là ba và Đa nghĩa là nhiều, Tam Đa Phúc Lộc Thọ nghĩa là mong cầu nhiều hạnh phúc, nhiều may mắn và nhiều sức khỏe. Người ta thường dùng làm lời chúc vào những dịp lễ tết để mong cầu may mắn, hạnh phúc và sức khỏe.

Ba ông Phúc Lộc Thọ được phác họa với khuôn mặt nhân hậu và nụ cười hoan hỷ. Mỗi ông sẽ tượng trưng cho một điều mong ước riêng của con người. Cụ thể là:

  • Ông Phúc: Luôn xuất hiện với nụ cười ôn hòa, tay trái bế một đứa trẻ với vẻ mặt tươi vui, tay phải cầm tấu chương. Ông Phúc đại diện cho khí tức hanh thông và mọi sự may mắn.
  • Ông Lộc: Là vị thần đứng ở giữa. Tượng của ông được phác họa với hình tượng đầu đội mũ quan, người mặc áo gấm, tay phải cầm ngọc như ý và tay trái cầm thỏi vàng. Ông Lộc đại diện cho sự thăng tiến trong công danh sự nghiệp và sự phú quý giàu sang.
  • Ông Thọ: Được phác họa với hình tượng là ông tiên già có râu tóc bạc trắng và vầng trán cao. Một tay cầm quả đào tiên và tay còn lại chống gậy có buộc quả hồ lô chứa tiên đơn. Ông Thọ đại diện cho sự lâu bền thịnh khí, trường thọ cát tường.

Nếu chỉ có phúc, lộc hoặc thọ thì cuộc sống không thể hạnh phúc. Vì thế, ba vị này thường sẽ đi chung với nhau và gọi là Tam Đa. Khi thờ cúng, chúng ta cần thờ cúng cả ba ông cùng lúc.

Nguồn gốc Tam Đa Phúc Lộc Thọ

Truyền thuyết Tam Đa Phúc Lộc Thọ có rất nhiều biến thể nhưng không thuộc về một tôn giáo nào cả. Tín ngưỡng Tam Đa Phúc Lộc Thọ diễn ra khá phổ biến trong dân gian với ý nghĩa tốt đẹp. Cụ thể là:

Truyền thuyết thứ nhất

Đây là truyền thuyết về Tam Đa Phúc Lộc Thọ phổ biến nhất và xuất phát từ Trung Hoa. Từ thời thượng cổ Trung Quốc có một vị vua rất anh minh. Một ngày nọ, vua tổ chức đi du xuân và thị sát vùng đất Hoa Phong thì có 3 vị trưởng tộc bày tỏ hảo ý và chúc xuân nhà vua. Người đầu tiên chúc vua trường thọ, người thứ hai chúc vua phú quý tài lộc một đời và người thứ ba chúa vua sớm sinh thái tử nối nghiệp anh hùng.

Ngài cho rằng giang sơn hưng thịnh là từ dân nên Ngài không muốn giữ những điều tốt đẹp đó cho riêng mình. Thay và đó, Vua đã ban thành 3 điều là Đa Phúc, Đa lộc và Đa thọ đến với trăm họ và muốn dành nó cho người dân của ông. Vì thế, mỗi khi tết đến xuân về người ta sẽ chúc nhau Tam Đa và lời chúc này cũng ra đời từ đây.

Truyền thuyết thứ hai

Theo truyền thuyết, Phúc Lộc Thọ là ba con người có thật ở Trung Quốc
Theo truyền thuyết, Phúc Lộc Thọ là ba con người có thật ở Trung Quốc

Hình tượng ông Phúc Lộc Thọ xuất phát từ ba con người có thật ở ba triều đại phong kiến Trung Quốc. Phúc Lộc Thọ là ba vị thừa tướng với ba tính cách khác nhau đến từ ba triều đại khác nhau. Tam Đa Phúc Lộc Thọ chính là điều ước lớn nhất của mỗi người và mỗi ông chỉ được viên mãn một điều. Bức tượng của ông Phúc Lộc Thọ đặt liền kề nhau với mục đích răn đời. Mỗi con người chỉ thể ước một cái, được cái này thì sẽ mất cái kia. Dựa vào đó, người đời sẽ rút ra bài học cho riêng mình để có thể lựa chọn lối sống cho phù hợp.

+ Ông Phúc: Tượng trưng cho sự may mắn và tốt lành, con hiền và cháu thảo. Ông có tên thật là Quách Tử Nghi, là thừa tướng ở đời nhà Đường và có xuất thân từ gia đình quý tộc giàu có. Ông là vị quan sống rất liêm khiết và ngay thẳng. Sau khi thành thân với người vợ cùng tuổi thì ông sống rất hạnh phúc, cả hai vợ chồng ông đều thọ tới 83 tuổi và có con cháu ngũ đại. Thờ tượng ông Phúc sẽ giúp gia chủ có được cuộc sống nhiều hạnh phúc, con cháu ngoan hiền và thành đạt.

+ Ông Lộc: Ông Lộc còn được gọi là ông Thần Tài, tượng trưng cho sự thịnh vượng và giàu có. Tên thật của ông là Đậu Từ Quân. Ông là vị quan lớn, giữ chức Thừa tướng nhà Tấn. Với tài ăn nói khéo léo nên ông được Vua ban cho rất nhiều lộc. Của cải nhà ông chất cao như núi nhưng ông có một nỗi buồn là chưa có đích tôn. Người ta thường thờ cúng ông để mong nhận được sự giàu sang và thịnh vượng từ ông.

+ Ông Thọ: Tên thật của ông là Đông Phương Sóc. Ông là thừa tướng nhà Hán. Đây là vị quan rất thanh liêm, chỉ lấy lộc vua ban chứ không nhận đút lót, được ban thưởng bao nhiêu ông đều dùng để mua phụ nữ đẹp về làm thiếp. Theo lời đồn, Ông Thọ có số lượng thê thiếp chẳng kém Vua và thọ tới 125 tuổi. Khi về chốn vĩnh hằng, ông Thọ còn cưới một cô thôn nữ xinh đẹp mới 17 tuổi. Ông cho rằng, ông thọ được như vậy là do biết cách lấy âm dưỡng dương. Tuy nhiên, khi chết ông chỉ có đứa chút bốn đời lo tang ma còn cháu chắt đều chết hết. Người đời thờ cúng ông với mong muốn được khỏe mạnh, trường thọ và sống lâu trăm tuổi.

Thờ tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ có ý nghĩa gì?

Thờ tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ để mong cầu hạnh phúc, tài lộc và sức khỏe cho bản thân
Thờ tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ để mong cầu hạnh phúc, tài lộc và sức khỏe cho bản thân

Thờ cúng Tam Đa Phúc Lộc Thọ đã diễn ra phổ biến từ hàng nghìn năm trước, đặc biệt là ở Trung Quốc. Hiện nay, việc thờ cúng Tam Đa đã trở thành nét văn hóa truyền thống tâm linh tại nhiều gia đình, nhằm mục đích mong cầu những điều tốt lành đến với gia đình như thịnh vượng, sức khỏe và tuổi thọ.

Theo phong thủy tử vi, Phúc Lộc Thọ là ba Tinh Quân chiếu mệnh. Cụ thể là:

  • Ông Phúc là hiện thân của sao Mộc, còn gọi là Tuế Tinh. Đây là hành tinh lớn nhất trong Thái Dương hệ. Sao Mộc tượng trưng cho sự rộng lượng và niềm hạnh phúc.
  • Ông Lộc là hiện thân của sao Đại hùng, thuộc chòm sao Văn Xương theo văn tự Trung Hoa cổ đại. Sao Đại Hùng là biểu tượng của vòng tuần hoàn nhân quả, chỉ những trái ngọt mà ta nhận được sau những gian truân trong cuộc đời.
  • Ông Thọ là hiện thân của sao Giác Cang thuộc chòm Vệ Đà. Sao Giác Cang là sao được hình thành sớm nhất trong chòm Vệ Đà, biểu tượng của sức khỏe và sự trường thọ.

Bộ Tam Đa mang 3 nguyên khí của vì sao là Lục Tinh – Bạch Tinh – Kim Tinh. Đây là tiêu biểu cho ba hạnh phúc lớn nhất của con người là con cháu đầy đủ và ngoan hiền, tài lộc dồi dào và sống lâu không bệnh tật. Việc thờ cúng Tam Đa sẽ gia tăng cát khí, phúc lộc và thịnh vượng cho gia chủ. Từ đó, đường công danh của gia chủ sẽ trở nên rực rỡ, thăng quan tiến chức, học hành thành đạt, gia tăng tuổi thọ và con cái đuề huề.

Hướng dẫn trưng bày Tam Đa Phúc Lộc Thọ

Tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ cần được thờ cúng và trưng bày đúng cách để phát huy được sự linh thiêng. Cụ thể là:

+ Về thứ tự: Đặt tượng Tam Đa đúng thứ tự sẽ giúp các thành viên trong gia đình được phù trợ về kinh doanh buôn bán, công danh sự nghiệp, gia đình yên ấm và chan hòa, cuộc sống sung túc,…

  • Tượng ông Phúc ở bên phải để tượng trưng cho phước lành và năng lượng may mắn.
  • Tượng ông Lộc đặt ở giữa tượng trưng cho thành công và tài chính ổn định.
  • Tượng ông Thọ đặt ở bên trái tượng trưng cho cuộc sống lâu dàI và thanh bình.

+ Về vị trí: Nơi đặt tượng cần phải trang nghiêm, sạch sẽ và thông thoáng để gia tăng cát khí và nguồn năng lượng tốt. Nên lựa chọn vị trí đặt tượng sao cho hợp phong thủy để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là các vị trí đặt tượng ông Phúc Lộc Thọ trong nhà chuẩn phong thủy bạn có thể tham khảo:

Đặt trong phòng khách: 

  • Tác dụng: Xua đuổi tà khí, thu nạp cát khí, giúp cuộc sống thêm sung túc và hòa thuận.
  • Cách đặt: Nên hướng mặt tượng vào trong phòng. Tránh để mặt tượng hướng ra ngoài, hướng vào phòng ngủ, hướng vào nhà vệ sinh và bể cá. Nếu đặt trên hoặc đối diện bể cá sẽ gây tiêu tán tài lộc.

Đặt trong phòng làm việc: 

  • Tác dụng: Mang lại may mắn và cơ hội, công việc thuận buồm xuôi gió, thăng quan tiến chức,…
  • Cách đặt: Nên đặt ở sau bàn làm việc giúp gia chủ có nhiều sức khỏe và phúc khí để vững vàng hơn trong công việc.
Nên đặt tượng ba ông Phúc Lộc Thọ trong phòng khách
Nên đặt tượng ba ông Phúc Lộc Thọ trong phòng khách

Đặt trong ô tô:

  • Tác dụng: Cầu mong gia chủ được bình an và an toàn khi tham gia giao thông
  • Cách đặt: Đặt trên taplo ô tô, mặt tượng phải quay vào phía người lái.

Đặt ở hai bên cửa chính:

  • Tác dụng: Mang lại cát khí, may mắn và tài lộc cho gia chủ
  • Cách đặt: Đặt ở hai bên cửa chính, không đặt đối diện cửa chính

Lưu ý khi trưng bày Tam Đa Phúc Lộc Thọ

Tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ được rất nhiều người lựa chọn thờ cúng và bài trí trong không gian nhà để mong cầu may mắn, tài lộc, sức khỏe và hạnh phúc,… Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi thờ cúng và bài trí ba ông Tam Đa bạn cần phải nắm rõ:

  • Nên đặt tượng ở nơi cao ráo sạch sẽ, nhiều ánh sáng. Không đặt tượng ở phòng ngủ, nhà bếp, nhà tắm và nhà vệ sinh. Không đặt tượng nhìn thẳng ra cửa chính để tránh làm thoát lộc.
  • Vị trí đặt tượng cũng không quá cao và không quá thấp, cần đặt cách mặt đất ít nhất 80 cm. Tốt nhất, nên đặt tượng ở trên tủ hoặc kệ.
  • Sau khi thỉnh tượng về cần thường xuyên lau chùi, tránh để tượng bị bám bẩn. Đồng thời, không để tượng bị đồ vật che khuất làm giảm sinh khí của tượng.
  • Khi thờ cúng chỉ cần có lư hương và đen chong bằng đồng, đồ thờ cúng ba ông nên là đồ ngọt và hoa tươi. Nếu không thờ tượng nữa cũng không được đập hoặc đốt tượng mà hãy đem lên chùa gửi.
  • Nên đặt cùng lúc 3 tượng Phúc – Lộc – Thọ liền kề nhau, không trưng bày thiếu hoặc tách tượng ra. Trường hợp có 1 bức tượng bị hỏng, cần làm lại bức mới chứ không trưng 2 bức hay chỉ 1 bức vì nó tượng trưng cho hạnh phúc không trọn vẹn.
  • Khi bài trí, cần đặt tượng theo hàng ngang và thẳng hàng, tuyệt đối không bày theo vòng cung hay hình tam giác. Khoảng cách giữa các tượng phải đều nhau để phát huy tối đa hiệu quả.
  • Trường hợp tượng khai quang, cần đặt ở nơi hợp phong thủy và tiến hành thở cúng đầy đủ. Nếu chỉ đặt tượng Tam Đa như vật phẩm phong thủy thì nên lấy bút lông gạch hình chữ thập bên dưới đế tượng và không cần khai quang.
  • Nếu đã thờ Phật thì chỉ nên đặt tượng Tam Đa để bài trí, không đặt lên trên bàn thờ Phật và cũng không đặt lên bàn thờ tổ tiên
  • Chọn mua tượng ở những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng của tượng. Tượng để thờ và bài trí cần có tướng diện đẹp, thần thái vui tươi và hoan hỉ. Không nên bài trí tượng có thần thái giận giữ, không thoát lên được thần thái phú quý và sang trọng.
Lựa chọn bài trí tượng Tam Đa có hình thái tươi vui
Lựa chọn bài trí tượng Tam Đa có hình thái tươi vui

Bài viết trên đây là những thông tin cần biết về Tam Đa Phúc Lộc Thọ bạn có thể tham khảo. Tam Đa Phúc Lộc Thọ là những vị thần hiện thân cho điều may mắn và tốt lành, gia chủ cần thờ cúng và trưng bày đúng cách để thu hút cát khí về với gia đình. Khi muốn thờ cúng, gia chủ nên khai quang tượng giúp tượng có linh hồn, mang lại hiệu quả phù trợ tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Hư Không Tạng Bồ Tát là ai? Hình tượng và cách thờ cúng

Hư Không Tạng Bồ Tát là vị Bồ Tát trang nghiêm có công đức to lớn, trí tuệ vô biên, tâm tĩnh lặng và lòng nhẫn nại. Tâm niệm thờ...

Đức Phật A Di Đà là ai? Có thật hay không?

A Di Đà là vị Phật tôn kính của phái Phật giáo Tịnh độ nên được thờ phụng phổ biến tại các chùa theo phái giáo này. Ngài là giáo...

Phật bản mệnh là gì? Có nên thờ Phật bản mệnh không?

Mỗi con người khi sinh ra ở cõi trần sẽ cầm tinh một con giáp khác nhau và mang trong mình một bản mệnh nhất định, điều này sẽ theo...

Cách đặt tượng 3 ông Phúc Lộc Thọ trong nhà chuẩn phong thủy

Phúc Lộc Thọ là ba ông thần tượng trưng cho ba mong cầu lớn nhất của mỗi người. Tượng của ba ông thần này cần được đặt trong nhà theo...

Đại Thế Chí Bồ Tát là ai? Ý nghĩa thờ cúng Đức Bồ Tát

Đại Thế Chí Bồ Tát là thị giả của Đức Phật A Di Đà, Ngài đứng bên bên cạnh Đức Phật, tay cầm hoa sen xanh tượng trưng cho ánh...

Diêu Trì Địa Mẫu là ai? Cách thờ cúng Mẹ Địa Mẫu tại nhà

Diêu Trì Địa Mẫu là vị thần đã tạo ra con người và vạn vật nên rất được người đời kính trọng. Tượng của bà thường được thờ trong điện...

Ẩn