Hiểu về danh xưng và cách xưng hô trong Phật giáo

Tìm hiểu về 2 tượng Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ Hộ Pháp

Tam pháp ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã

Ý nghĩa và nghi thức 500 lạy hồng danh Quán Thế Âm (Ngũ Bách Danh)

Ý nghĩa và công đức của việc dâng đèn cúng Phật

Giới Định Tuệ là gì? Có ý nghĩa gì trong việc tu tập?

Phóng sanh có ý nghĩa gì? Phóng sanh thế nào cho đúng?

Ý nghĩa nghi thức tắm Phật trong ngày Đại lễ Phật Đản

Xá Lợi Phật là gì? Ý nghĩa và phước báu khi cúng dường Xá Lợi Phật

Tỉnh thức là gì? Ý nghĩa và lợi ích của đời sống tỉnh thức

Tràng phan bảo cái là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng

Phát tâm treo Tràng Phan Bảo Cái để cúng dường Chùa hoặc Tháp thờ Phật có tác dụng chiêu mộ công đức và tiêu trừ nghiệp chướng. Hành động này còn giúp người đã mất rời xa tám vạn khổ và vãng sanh đến cõi Tịnh Độ của chư Phật mười phương. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của Tràng Phan Bảo Cái trong nhà Phật thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Treo Tràng Phan trong chùa có ý nghĩa bảo hộ Tam Bảo
Treo Tràng Phan trong chùa có ý nghĩa bảo hộ Tam Bảo

Tràng Phan Bảo Cái là gì?

Trong Phật giáo, Tràng Phan và Bảo Cái là những pháp bảo mang ý nghĩa quan trọng và đều có tính giáo dục. Khi nhắc đến Tràng Phan người ta không thể bỏ qua Bảo Cái và ngược lại, vì hai bảo vật này thường treo cùng nhau, được xem là biểu Pháp của việc hộ pháp Phật Pháp.

Tràng Phan

Tràng Phan là bảo vật biểu thị cho việc hoằng pháp lợi sanh và giáo dục, dùng để tiếp dẫn chúng sanh và hàng hậu học. Nhiều người sẽ gọi Tràng Phan là Phướn hoặc Phướn Phật. Tràng có 5 màu sắc chủ đạo là vàng, xanh, đỏ, trắng và đen. Phan còn được gọi là Phướn. Phan có 5 loại là Phan Sư Tử, Phan Rồng, Phan Mạc Yết La, Phan Mạc Yết Lộ và Phan Trâu Chúa. Theo kinh điển, Tràng Phan thường được sử dụng trong cúng dường Chư Phật và Bồ Tát.

Ở thời xưa, chùa chiền thường sử dụng Tràng Phan để thông báo việc có thuyết giảng kinh pháp. Lúc này, Tràng Phan sẽ được treo hoặc lọng trên các cột cao tại chùa, thông báo cho người dân biết hôm nay có thuyết pháp tại chùa, những người có nhu cầu sẽ tự biết cách tìm đến xin học và nghe giảng.

Bảo Cái

Bảo Cái trong tiếng Phạn được gọi là Ba Đa Ca hoặc Kế Đô. Bảo Cái là cụm từ dùng chung cho các pháp bảo như Tràng, Cái, Tinh Kỳ,… Bảo Cái đã xuất hiện từ thời cổ đại, chúng thường được sử dụng trong tầng lớp quý tộc hoặc hoàng gia.

Khi Đức Phạm Thiên thấy Phật Thích Ca ngồi thuyết pháp dưới trời nắng nóng, Ngài đã cầm chiếc lọng có hai dải tua rua ở hai bên dâng lên để Đức Phật che nắng che mưa. Lúc này, Bảo Cái chỉ mang ý nghĩa đơn giản là che nắng che mưa. Sau này, Bảo Cái đã trở thành một phần của Bát Kết Tường Phật Giáo, được sử dụng để làm trang nghiêm đạo tràng khi cúng dường chư Phật và Bồ Tát.

Trong Phật giáo, khi nhắc đến Tràng Phan thì ta sẽ nghe thêm từ Bảo Cái. Thực ra, Bảo Cái đồng nghĩa với Phan nên chúng thường được nhắc cùng với nhau. Hành động treo Tràng Phan Bảo Cái trong chùa hoặc đạo tràng sẽ mang ý nghĩa tiêu trừ ma chướng và ngũ độc, bảo hộ và che chở Tam Bảo.

Ý nghĩa và cách dùng Tràng Phan Bảo Cái

Tràng Phan Bảo Cái có ý nghĩa rất lớn đối với Phật giáo. Nếu treo hai bảo vật này để cúng dường ở những nơi có thờ Phật sẽ chiêu cảm được 10 loại công đức. Gia đình có người thân ốm đau hoặc người mất, hành động treo Tràng Phan Bảo Cái còn giúp tiêu trừ bệnh tật,  nghiệp chướng và tránh bị đọa lạc vào nơi ác sau khi lâm chung.

10 công đức cúng dường Tràng Phan Bảo Cái

Treo Bảo Cái để làm tăng tính trang nghiêm khi cúng dường Phật Pháp
Treo Bảo Cái để làm tăng tính trang nghiêm khi cúng dường chư Phật

Theo lời dạy của Đức Phật, nếu người nào phát tâm cúng dường Tràng Phan Bảo Cái sẽ có được 10 công đức sau đây:

  • Sống ở đời sẽ giống như Tràng phan, được cung kính cúng dường từ quốc vương đại thần đến thân hữu tri thức
  • Cuộc sống giàu có và tài sản đủ đầy
  • Tiếng tốt lan rộng khắp nơi
  • Vẻ ngoài đoan trang và thọ lâu
  • Xuất hiện chỗ mình thi hành kiên cố
  • Danh xưng lớn
  • Oai đức lớn
  • Sanh ra ở nhà thượng tộc
  • Được sanh lên trời sau khi mất
  • Mau chứng bồ đề

Ý nghĩa treo Tràng Phan Bảo Cái cho người bệnh hoặc đã mất

Theo ghi chép của Kinh Quán Đảnh, những ai làm Phan năm sắc cao 49 thước sẽ nhanh khỏi bệnh khổ và kéo dài tuổi thọ. Kinh Ca-diếp Cật A Nan cũng có nói, khi vua A Dục xây dựng 1200 tòa tháp thì lâm bệnh nặng. Lúc này, Ngài có dệt tràng phan bằng sợi vàng nhưng chưa treo lên được. Có một sa môn đến thăm nhà vua và giúp vua toại nguyện việc treo phan rãi hoa. Nhà vua đã hoan hỷ tự tay treo Tràng Phan lên các chùa tháp, sau khi xong thì khỏi bệnh và thọ thêm 25 năm nữa. Từ đó, Tràng Phan còn đươc gọi là tục mạng thần Phan.

Trong kinh Pháp Uyển Châu Lâm có dạy, khi nhà có người mất nên làm tấm tràng Phan màu vàng treo trên chùa tháp thờ Phật. Màu vàng ở chính giữa tấm tràng phan biểu thị cho lòng trung thành, dẫn dắt thân trung ấm hướng vào trung tâm. Đồng thời, màu vàng được ví như vàng, quỷ thần ở u minh thường sử dụng vàng. Khi cúng tế, cắt tiền giấy vàng thì quỷ có tiền bằng vàng để dùng.

Tràng Phan cúng dường sẽ tùy vào tâm đã nguyện cho đến khi đạt được thành tựu Bồ đề. Tràng Phan sau khi treo lên sẽ bị gió đánh rách tan hết cho đến khi trở thành bụi nhỏ. Phan chuyển động sẽ trở thành địa vị Chuyển Luân Vương. Khi Phan chỉ còn là bụi nhỏ sẽ trở thành địa vị Tiểu Vương. Lúc này, phước báo của người treo Phan sẽ trở nên vô lượng.

Phát tâm treo Tràng Phan Bảo Cái cúng dường sẽ giúp tăng công đức bản thân
Phát tâm treo Tràng Phan Bảo Cái cúng dường sẽ giúp tăng công đức bản thân

Tất cả các pháp khí trong Phật giáo đều có ý nghĩa và biểu pháp nhất định, chúng ta phải biết cách sử dụng sao cho phù hợp. Vào lúc sắp lâm chung hoặc lúc lâm chung, làm tấm Phan màu vàng treo trên chùa Tháp sẽ giúp tiêu trừ nghiệp chướng của người đã khuất, giúp họ được vãng sanh vào cõi Tịnh Độ.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Ý nghĩa một số pháp khí, khí cụ thường gặp trong Phật Giáo

Các loại pháp khí và khí cụ trong Phật giáo thường được sử dụng để tu tập, làm lễ cúng chư Phật, thực hành Pháp sự,... Mỗi loại pháp khí...

Tam Thế Phật gồm những ai? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Tam Thế Phật là bộ tượng gồm có gồm có 3 bức tượng Phật được thiết kế giống nhau ở tư thế ngồi kiết già. Đây là ba vị Phật...

Thiên Hậu Thánh Mẫu là ai? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Thiên Hậu Thánh Mẫu là vị thần của biển cả, có ý nghĩa quan trọng trong tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa. Người đời thờ cúng bà để mong...

Tôn giả Ưu Ba Ly (Upali) – Đệ Nhất Trì Giới

Tôn giả Ưu Ba Ly là vị tỳ kheo rất được Đức Phật quý mến. Ngài luôn nghiêm trì giới luật khắt khe mà Đức Phật đặt ra, ngay cả...

phân biệt sự khác nhau giữa phật giáo nam tông và bắc

Sơ lược về sự khác nhau giữa Phật Giáo Nam Tông và Bắc Tông

Phật giáo Nam Tông và Phật giáo Bắc tông là hai hệ phái lớn của Đạo Phật. Mặc dù cả hai giáo phái này đều có chung một xuất phát...

Tượng Tây Phương Tam Thánh Phật: Ý nghĩa và cách thờ cúng

Tây Phương Tam Thánh Phật gồm có các vị Phật rất được tôn kính trong Phật giáo. Tượng Tây Phương Tam Thánh Phật được thờ khá phổ biến tại các...

Ẩn