Ý nghĩa Chú Đại Bi và lợi ích của việc trì Chú Đại Bi mỗi ngày
Chú Đại Bi là bài kinh được trì chú phổ biến trong Đạo Phật và được rất nhiều Phật tử biết đến. Trì tụng Chú Đại Bi là cách để người trì chú giữ tâm thanh tịnh, hướng đến từ bi hỷ xả, tiêu diệt vô lượng tội và tăng cường phước đức. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa và lợi ích của việc trì tụng Chú Đại Bi mỗi ngày thì bạn hãy theo dõi bài viết bên dưới đây.
Chú Đại Bi là gì?
Chú Đại Bi được rút ra từ bộ Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni của Phật Quan Thế Âm với 34 câu và 815 chữ. Chú Đại Bi được xem là thần chú cứu khổ, quảng đại viên mãn, vô ngại đại bi được vô lượng phước đức. Trì tụng Chú Đại Bi mỗi ngày sẽ mang lại vô lượng lợi ích, thức tỉnh con người khỏi chốn u mê tối tăm, nhanh tiến tới cảnh giới thanh tịnh và an lành. Chú Đại Bi linh ứng qua cả không gian và thời gian. Tại các quốc giá có truyền thống Phật giáo Đại Thừa, Chú Đại Bi được trì tụng trong các khoa lễ với nghi thức tụng chính.
Chúng sanh có thể trì tụng Chú Đại Bi ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào. Trì tụng chú này mỗi ngày là cách để chúng ta giữ được tâm thanh tịnh. Việc trì tụng Chú Đại Bi cần phải có 10 đặc tính cốt yếu, quan trọng nhất vẫn là tâm từ bi và hướng thiện. Vì thế, chúng sanh khi trì tụng Chú cần phải hướng tâm quán tưởng, khởi lòng từ bi và không mưu cầu điều bất thiện. Bên cạnh đó, người trì chú cũng cần giữ gìn các giới như sát sanh, tà đạo, tà dâm và dục vọng để có thể đạt được những công năng tuyệt với nhất.
Người trì tụng Chú Đại Bi cũng phải có lòng tin sâu sắc với hạnh nguyện của Đức Bồ Tát Quan Thế Âm, tin tưởng vào lòng yêu thương vô bờ bến của chư Phật đối với chúng sanh. Trong quá trình trì tụng phải tinh tấn, chí thành, cung kính và đảnh lễ. Nếu trì chú với toàn bộ tấm lòng thành sẽ được Ngài gia trì bảo hộ để vượt qua khổ đau trong cuộc sống, đi đến an vui và hạnh phúc.
Nguồn gốc của Chú Đại Bi
Phật Quan Thế Âm là một trong những vị Phật rất được kính ngưỡng trong Phật giáo. Ngài có tấm lòng từ bi hỷ xả, cứu khổ cứu nạn và đưa chúng sanh thoát ra khỏi ải khổ. Phật Quan Thế Âm mong chúng sanh luôn được an vui và tiêu trừ mọi bệnh tật. Vì thương chúng sanh nên Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai đã thọ trì tâm Chú Đại Bi giúp chúng sanh luôn an vui. Khi trì chú Ngài chỉ đang ở ngôi vị sơ địa, nhưng khi nghe thần chú này thì đã vượt lên đệ bát địa. Lúc này, Ngài đã rất vui mừng khi thấy được công năng của thần chú. Vì thế, Ngài đã phát đại nguyện nếu có thể làm cho tất cả chúng sanh an vui với thần chú này trong đời vị lai thì hãy khiến thân Ngài khi sinh ra có nghìn mắt nghìn tay.
Ngay sau khi phát đại nguyện thì Ngài đã đạt được ý nguyện đó. Cũng từ đó, hình ảnh Bồ Tát Quan Thế Âm trở thành biểu tượng cho khả năng siêu việt của Ngài, gắn liền với sứ mệnh cứu nhân độ thế. Trước đây, Đại Bi Thần Chú thường được trì tụng bằng tiếng Phạn nên rất khó nhớ. Sau này, Kinh Chú Đại Bi được Ngài Dà Phạm Đạt Ma dịch và chuyển âm qua tiếng Trung Hoa, được Hòa Thượng Thích Thiền Tâm chuyển qua Tiếng Việt.
Công năng và oai lực của Chú Đại Bi
Thành tâm trì tụng Chú Đại Bi là một trong những cách để hướng tâm về việc tôt, tiêu diệt vô lượng tội và tăng cường phước đức. Hiện nay, Chú Đại Bi thường được trì tụng trong các khóa lễ và các nghi thức tụng niệm của Phật giáo Đại Thừa. Theo giáo lý Phật giáo, Phật môn có rất nhiều cửa và con người phải trải qua hằng hà vô số kiếp mới có thể lãnh hội được những nội dung trong các bài giảng Phật Pháp. Đồng thời, khả năng giác ngộ Phật pháp của mỗi người cũng còn phụ thuộc vào căn cơ và duyên nghiệp. Tuy nhiên, trong suốt quá trình tu tập thì người tu hành sẽ được chư Phật, Bồ Tát và minh sư dẫn dắt để có thể đi trên con đường tu tập đúng đắn.
Được biết, công năng của Chú Đại Bi xuất phát từ phát nguyện của Quan Thế Âm Bồ Tát. Trì tụng chú này sẽ giúp chúng sanh không bị đọa vào đường ác và được sinh về cõi Phật. Những người phạm phải Thập ác ngũ nghịch hay gây nên nhiều việc ác, khi trì tụng chú sẽ hỗ trợ tiêu trừ các tội lỗi này. Hành động niệm chú của mỗi người sẽ được chư Phật mười phương minh chứng, tội chướng sẽ được độ trì và biến mất.
Công năng của Chú Đại Bi đối với người thường
Phật giáo có nhiều pháp môn tu học khác nhau như Tịnh Độ, Mật Tông, Thiền Định,… Vì thế, công năng của Chú Đại Bi ở mỗi môn tu cũng sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, bất cứ ai trì tụng chú này với lòng thành đều nhận được những điều mà bản thân mong cầu. Oai lực của Chú Đại Bi có thể lan rộng khắp cõi lục giới, con người sống ở cõi nào cũng có thể mong cầu an lạc và hạnh phúc.
Cứu Khổ là công năng của Chú Đại Bi được nhiều người biết đến nhất. Mỗi khi lâm vào cảnh hoạn nạn đau thương, nếu con người có niềm tin mãnh liệt vào Đức Quan Thế Âm thì công năng của Chú Đại Bi sẽ giúp họ vượt qua cảnh khổ để tìm đến hạnh phúc. Theo giáo lý Phật giáo, mọi việc xảy ra trong đời đều có nhân quả của nó. Để có thể thoát ra cảnh khổ thì con người phải hiểu được nguyên nhân rơi vào cảnh khổ đó. Phật dạy, tất cả đau thương mà ta gặp phải kiếp này là điều mà ta phải trả do những tội lỗi mà ta đã gây ra từ kiếp trước.
Bên cạnh đó, Chú Đại Bi còn được gọi là Diệt Ác Thú. Để hiểu được công năng này thì con người phải đặt bản thân vào hoàn cảnh sống của muôn loài, những nơi đầy rẫy hiểm nguy và mối đe dọa. Công năng Diệc Ác Thú không có nghĩa là khi niệm chú thì mọi loại thú sẽ chết, ta sẽ hiểu theo hướng khi ta niệm chú thì cơ thể sẽ phát ra nguồn năng lực mà mọi loại ác thú đều phải sợ hãi và tránh xa.
Công năng của Chú Đại Bi đối với người tu tập
Đối với những người tu tập, Chú Đại Bi mang lại công năng Tùy tâm tự tại và Siêu tốc Thượng Địa. Những người gặp khó khăn trong thiền định do tâm loạn, trì tụng Chú Đại Bi sẽ giúp họ giải phóng tâm thức khỏi lo âu và vọng động, nhanh chóng bước vào cảnh giới thiền định. Thiền định tốt cũng là cách để hành giả nhanh chóng thăng tiến trong quá trình tu tập. Tuy nhiên, quá trình thăng tiến của hành giả còn phụ thuộc vào duyên nghiệp và khả năng ngộ đạo. Phật Quan Thế Âm dù chỉ nghe Chú Đại Bi một lần nhưng đã có thể thăng tiến từ ngôi sơ địa lên bát địa.
Với những công năng ở trên mà Chú Đại Bi còn được gọi là Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni. Tuy nhiên, việc niệm chú của Phật tử cần phải xuất phát từ tinh tấn, lễ nghi, chí thành và lòng yêu thương chúng sanh. Hành giả cũng phải tin vào khả năng hành trì, thiền định và năng lực của bản thân để có thể đạt đến an lạc và hạnh phúc, từng bước đạt đến giải thoát và giác ngộ.
Hình dáng và tướng mạo của Chú Đại Bi
Chú Đại Bi được xem là thần chú, ngân ngôn và mật ngôn đối với chư Phật và Bồ Tát. Với phái Mật tông, mật ngôn này được sử dụng như một mật mã để chuyển lời cầu nguyện của hành giả đến với chư Phật và Bồ Tát.
+ Hình dáng của Chú Đại Bi
Chú Đại Bi là những lời nói nhiệm màu của chư Phật và Bồ Tát nên rất khó lãnh hội nội dung và ý nghĩa. Trong lời thỉnh cầu của Đại Phạm Thiên Vương đã giải thích rõ đặc tính của Bồ Tát Quan Thế Âm gồm có Tâm Đại Từ Bi, Tâm Khiêm Nhường, Tâm Bình Đẳng, Tâm Không Chấp Giữ, Tâm Không Quán,… Khi ta hiểu rõ được những vấn đề này thì có thể thấy được hình dáng của Chú Đại Bi.
+ Tướng mạo của Chú Đại Bi
Chân tâm là Phật tính hiện hữu trong mỗi người, hành giả có thể nương nhờ vào thần lực của Chú Đại Bi để hòa nhập bản thể và chân tâm để có thể đạt đến cảnh giới niết bàn. Chính vì thế, Chú Đại Bi còn được xem là con đường tắt để hành giả đạt được những nấc thang cao hơn trong quá trình tu hành.
Hành động trì tụng Chú Đại Bi sẽ giúp hành giả tiêu trừ nghiệp chướng và tội ác đeo bám từ bao đời, giúp họ giác ngộ giữa đêm dài tăm tối. Khi tâm không quán nghĩa là hành giả đã sẵn sàng bước vào cảnh giới giác ngộ và giải thoát.
Tướng mạo của Chú Đại Bi được ví là một lục thể lớn về Thiên quán dành cho hành giả khi hành thiền, đây chính là mục tiêu mà mỗi người tu tập luôn muốn vươn tới. Để có thể thấy được tướng mạo của Chú Đại Bi thì hành giả phải phát tâm bồ đề rộng lớn mỗi khi trì tụng chú. Chỉ khi đạt được một mức độ trì tụng chú nhất định thì hành giả mới nhanh chóng đạt được kết quả tốt trong thiền định và tu hành
Ý nghĩa của việc trì Chú Đại Bi mỗi ngày
Công năng của Chú Đại Bi là cứu khổ cứu nạn, trì tụng Chú Đại Bi sẽ được chư vị Bồ Tát mười phương phù hộ độ trì để vượt qua cảnh khổ đến nơi an lạc. Oai lực của việc trì tụng chú đại bi là vô lượng vô biên nên mọi mong cầu hạnh phúc và bình an của con người sẽ được hoàn thành nếu thành tâm trì tụng chú đại bi. Cụ thể, người trì tụng Thần chú Đại Bi sẽ nhận được 15 điều lành và không bị 15 thứ hoạnh tử bức hại
Trì tụng Chú Đại Bi hàng ngày mang lại rất nhiều lợi ích cho người thực hành. Sự màu nhiệm và linh nghiệm của thần chú Đại Bi là không ai có thể bàn cãi. Nhiều người cho rằng, thần chú này còn có khả năng bảo vệ, thanh lọc và chữa lành tất cả các loại bệnh, đặc biệt là những phiền não về tâm.
Hướng dẫn trì tụng Chú Đại Bi đúng pháp
Chú Đại Bi là thần chú có công năng và oai lực vô biên. Để có thể nhận được những công năng mà thần chú này mang lại, người trì tụng cần phải thực hiện đúng cách và một lòng hướng về Phật Pháp. Dưới đây là hướng dẫn trì tụng Chú Đại Bi đúng pháp mà bạn có thể tham khảo và thực hiện theo:
+ Chuẩn bị trước khi trì tụng:
- Duy trì tinh thần thoải mái và tâm thanh tịnh
- Tắm gội và súc miệng sạch sẽ, tuyệt đối không trì tụng khi người có mùi hôi
- Mặc trang phục sạch sẽ, kín đáo và trang nghiêm
- Kiêng rượu thịt và các loại thực phẩm có mùi hôi, tốt nhất nên ăn chay
+ Bàn thờ trì tụng:
- Chuẩn bị một phòng riêng yên tĩnh có đặt bàn thờ có thờ Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay hoặc thờ bất kỳ tượng Bồ Tát Quan Thế Âm nào cũng được
- Trên bàn thờ nên có trái cây tươi, hoa tươi, lư hương để cắm nhang và nước cúng.
- Thắp đèn sáng mỗi khi hành lễ.
+ Cách ngồi, lạy khi trì tụng:
Chuẩn bị tọa cụ để làm chỗ tọa thiền, ngồi theo cách thức kết già hoặc bán già. Bàn tay phải đặt lên bàn tay trái, lòng bàn tay hướng lên trên, hai đầu ngón trỏ đụng vào nhau.
Lạy là cách để hành giả thể hiện sự cung kính và tôn trọng đối với chư Phật. Cách lạy khi trì tụng chú Đại Bi tương đối đơn giản, hành giả chỉ cần ngồi ở tư thế hành thiền, khi cúi lạy chỉ cần cúi gập đầu về phía trước rồi ngồi thẳng dậy. Thời gian giữ tư thế cúi lạy phải đủ để niệm câu “Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát”.
+ Cách thức trì tụng:
Phật giáo có rất nhiều cách trì tụng Chú Đại Bi, hành giả có thể lựa chọn cách thức tụng niệm phù hợp với bản thân nhất. Lưu ý, điều quan trọng nhất khi trì tụng thần chú này mà hành giả cần phải nhớ là lòng hướng Phật, tập trung vào từng câu chữ của kinh để sớm nhận ra chân lý và ứng vào bản thân.
- Khi mới bắt đầu hoặc tụng niệm cùng nhiều người thì hãy tụng thành tiếng to rõ. Âm thanh phát ra sẽ giúp hành giả tập trung vào bài kinh và đánh thức tâm ý bồ đề.
- Khi đã quen thì có thể trì tụng bằng ý nghĩ, không phát ra tiếng nhưng tâm vẫn nhất mực hướng về bài chú. Cách trì tụng này khá khó với người mới bắt đầu vì rất dễ mất tập trung.
Một số điều có thể nghĩ về khi trì tụng Chú Đại Bi là hình dung đang chữa bệnh tật nơi thân, tụng cho nỗi khổ của người thân, khởi lòng thương xót những con vật sắp bị đưa đi giết thịt và tụng cho chúng nghe, mong cầu khỏe mạnh cho ông bà hoặc người thân già yếu, thức tỉnh người thân hay những người làm việc bất thiện,…